2 minute read
1.2.4. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm trong dạy học
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thao tác tư duy như phân tích đánh giá các sự vật, hiện tượng dựa trên những kinh nghiệm vốn có của mình. Qua quá trình phân tích đánh giá đối tượng, HS sẽ chủ động chuyển qua bước 3 (mô hình học tập của David Kolb) khái niệm hóa trừu tượng, chuyển đổi kinh nghiệm thành tri thức. Cho nên trong Bước 2 của mô hình dạy học qua trải nghiệm này, GV cần chú trọng hướng dẫn HS tham gia vào các HĐTN đã được thiết kế để giải quyết các mục tiêu học tập đặt ra. Với sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV, HS sẽ huy động những tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết các nhiệm vụ hoạt động, từ đó HS khám phá và chiếm lĩnh những kiến thức mới, hình thành những kinh nghiệm mới, phát triển những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của bài học Bước 3: Đây là giai đoạn đầu trong bước 4 (thử nghiệm tích cực) của HS trong mô hình học tập của David Kolb, nơi HS được kiểm chứng những gì mình được lĩnh hội, tích lũy trong 3 bước trước đó. Để làm được điều đó, trong Bước 3 của mô hình dạy học qua trải nghiệm này, GV tổ chức hoạt động dạy học sẽ hướng dẫn HS luyện tập, thực hành vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc giải quyết các nhiệm vụ, tình huống tương tự nhiệm vụ, tình huống mẫu. Như vậy, có thể thấy đây là bước thử nghiệm đầu tiên mang tính mô phỏng với thực tế, HS được thử nghiệm “an toàn” không quá ngại sai sót và hoàn toàn có thể “sửa sai” nhờ sự hướng dẫn của GV. Bước 4: HS tiếp tục được thử nghiệm tích cực ở lần thứ hai với một môi trường hoàn toàn mới mẻ đó chính là môi trường đời sống thực. Ở đó, HS sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ của GV, cũng không có sự trao đổi, thảo luận với nhóm bạn. Bản thân các em tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chính những quyết định ấy. Để thực hiện bước này, GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS vận dụng tri thức, kinh nghiệm mới vào giải quyết các vấn đề, các tình huống trong cuộc sống thực tiễn của HS ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Cần chú ý: GV chỉ nên đóng vai trò thiết kế, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các HĐTN chứ không được làm thay, thực hiện thay các em; có như vậy các em mới thực sự được “trải nghiệm”, mới có thể phát triển được các phẩm chất, năng lực. 1.2.4. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm trong dạy học - HĐTN trong dạy học mang tính tích hợp cao Tích hợp về tri thức: Các nhiệm vụ trong các chủ đề được GV thiết kế thường đòi hỏi HS phải huy động, vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp từ những lĩnh vực khác nhau, cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ đặt ra. 30
Advertisement