16 minute read
3.4.5. Công cụ đánh giá
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL * Thứ ba, phương pháp đánh giá sản phẩm hoạt động của HS Trong hoạt động học tập của HS, kết quả học tập của các em không chỉ thể hiện ở điểm số của bài kiểm tra mà còn thể hiện ở những sản phẩm mà các em tạo ra trong suốt quá trình học tập, các hoạt động thực hành. Để đánh giá được những sản phẩm này, GV cần xây dựng hệ thống các tiêu chí, mức độ đánh giá về sản phẩm. GV có thể lấy một sản phẩm mẫu để làm tiêu chí đánh giá khi so sánh sản phẩm của HS với sản phẩm mẫu đó. Ví dụ: sản phẩm của HS tạo ra là một bức tranh vẽ theo chủ đề, GV có thể xây dựng hệ thông tiêu chí đánh giá: hình thức: bố cục bức tranh, khả năng vẽ thông qua đường nét, khả năng trình bày thông qua màu sắc...; nội dung: phản ánh đúng theo nội dung chủ đề, ý tưởng trình bày sáng tạo, truyền tải thông điệp đến người xem...; có thể kết hợp thêm phần thuyết trình tranh cho người xem trở thành một tiêu chí đánh giá: trình bày đúng nội dung, cách thuyết trình hấp dẫn, sáng tạo... Mức độ đánh giá: GV có thể sử dụng hệ thống tiêu chí cho điểm từ đó chuyển về các mức độ đánh giá như: tốt, đạt, cần cố gắng 3.4.5. Công cụ đánh giá * Thứ nhất, sổ ghi chép Đây là công cụ để GV thu thập các thông tin hàng ngày, thường xuyên của HS, mô tả lại các sự kiện, hoạt động mà các em tham gia. Đặc biệt, GV cần chú ý đến các tình tiết nổi bật của cá nhân HS. Những sự kiện nên được ghi chép ngay sau khi nó diễn ra để đảm bảo tính chính xác. Đi kèm với đó, GV nên thực hiện công tác đánh giá ngay những thông tin mới thu thập được, định hướng các cách giải quyết các tình huống xảy ra đối với HS. SỔ GHI CHÉP Họ tên học sinh:............................ ....... Lớp:.................... STT Thời gian, địa điểm Mô tả hoạt động Đánh giá, nhận xét Ghi chú * Thứ hai, câu hỏi vấn đáp Đối với câu hỏi vấn đáp, GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng từ mục đích hỏi, nội dung câu hỏi, câu trả lời và lưu ý nên xác định đối tượng HS tương ứng với mỗi câu hỏi. Câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với từng đối tượng HS. Trong quá trình 116
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tiến hành, khi HS trả lời, GV nên tạo điều kiện khơi gợi để HS giải quyết được vấn đề đặt ra. GV cần đánh giá, nhận xét khéo léo câu trả lời của HS dù đúng hay sai. GV căn cứ vào bảng mô tả về mức độ để đặt câu hỏi: nhận biết, thông hiểu hay vận dụng. * Thứ ba, bảng kiểm Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm… mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không. Bảng kiểm thường chỉ rõ sự xuất hiện hay không xuất hiện (có mặt hay không có mặt, được thực hiện hay không được thực hiện) các hành vi, các đặc điểm mong đợi nào đó. - Mục đích sử dụng Trong bảng kiểm, GV sẽ xây dựng sẵn danh sách các tiêu chí đánh giá. GV thông qua quan sát, theo dõi hoạt động, đặc điểm của sản phẩm mà HS thực hiện để đánh giá xem những tiêu chí nào đã được thực hiện hoặc chưa thực hiện. Từ đây, GV thấy được mức độ tiến bộ của HS, chỉ ra cho các em thấy đâu là những tiêu chí các em thực hiện tốt, đâu là những tiêu chí các em làm chưa tốt, cần rèn luyện, cải thiện. Từ các tiêu chí mà HS đạt được trong từng bảng kiểm, GV có thể lượng hóa chúng thành điểm số theo cách tính phần trăm. Ví dụ: Có 9 tiêu chí trong bảng kiểm đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của HS. HS đã thể hiện được 7 trong số 9 tiêu chí đó. Nếu ta coi mỗi tiêu chí có giá trị quan trọng như nhau, thì khi chuyển thành một điểm số là: 7/9 x 100 = 77% (tương ứng với 7,7 điểm). Bảng kiểm được sử dụng trong quá trình GV quan sát các thao tác tiến hành một hoạt động cụ thể của HS trong quá trình các em thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như: làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai, thực hành... Bảng kiểm còn dùng trong đánh giá sản phẩm do HS làm ra theo yêu cầu, nhiệm vụ của GV; đánh giá các thái độ, hành vi về một phẩm chất nào đó. Như vậy, tất cả các hoạt động của HS khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà có thể phân chia thành một loạt các hành vi liên tiếp cụ thể, được xác định rõ ràng hoặc các sản phẩm của HS làm ra có thể xác định được các bộ phận cấu thành đều có thể sử dụng bảng kiểm để đánh giá. - Cách xây dựng GV có thể tiến hành thiết kế bảng kiểm để đánh giá HS theo những bước sau: 117
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL + Nghiên cứu, phân tích yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề và xác định các năng lực HS cần đạt được. + Phân chia những quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm của HS thành những yếu tố cấu thành và xác định những hành vi, đặc điểm mong đợi căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở trên. + Trình bày các hành vi, đặc điểm mong đợi đó theo một trình tự để theo dõi và kiểm tra. Ví dụ: Bảng kiểm đánh giá về sản phẩm tranh tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường Nội dung Các tiêu chí Có Không 1. Nội dung tranh
- Phù hợp với nội dung yêu cầu của bài học. - Phản ánh đầy đủ các nội dung cơ bản theo nội dung bài học 2. Hình thức tranh
- Sản phẩm có hình thức phù hợp với nội dung –- Hình thức đẹp, có tính sáng tạo trong thiết kế. * Thứ tư, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) Rubrics là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của HS. Kết cấu của rubrics có: tiêu chí đánh giá và mức độ đạt được (thang số và thang mô tả). Các tiêu chí dùng để đánh giá quá trình hoạt động/sản phẩm của một nhiệm vụ do HS thực hiện, bao gồm: những đặc điểm, tính chất, dấu hiệu đặc trưng của hoạt động hay sản phẩm được sử dụng làm căn cứ để nhận biết, xác định, so sánh, đánh giá hoạt động hay sản phẩm đó. Các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Gồm các mặt quan trọng của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá. - Tiêu chí cần phải đánh giá được thông qua các hoạt động tương tác Hình thức rubrics: Tiêu chí Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Tiêu chí 1 ………… ………. ………… …… Tiêu chí 2 ………… ……..….
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Mục đích sử dụng Rubrics được sử dụng rộng rãi để đánh giá các sản phẩm, quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm và quá trình hoạt động của HS và cả những phẩm chất và năng lực của các em. Cũng giống như bảng kiểm, rubrics được sử dụng để đánh giá cả định tính và định lượng. - Đối với đánh giá định tính: Trong rubrics, mỗi mức độ của các tiêu chí sẽ được miêu tả cụ thể. Đây là cơ sở để HS đối chiếu sản phẩm, hoạt động mình làm ra đạt ở mức độ nào, hoàn thành hay chưa hoàn thành, tốt hay chưa tốt. Đồng thời GV cũng dựa trên các tiêu chí và mức độ được mô tả để đánh giá kết quả của HS. Như vậy, chúng ta vừa có được sự tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của HS, nhóm HS vừa có kết quả đánh giá của GV. Từ đây, GV và HS cùng trao đổi, thảo luận để tìm ra ưu nhược điểm của sản phẩm, hoạt động. Qua đó, HS tự nhận thức điểm yếu, điểm mạnh của bản thân; tìm ra các biện pháp khắc phục nhược điểm, nâng cao chất lượng hoạt động, sản phẩm. - Đối với đánh giá định lượng: GV cần thực hiện thao tác chuyển đổi các mức độ đạt được trong tiêu chí thành điểm số cụ thể bằng cách tính tổng điểm các mức độ đạt được của từng tiêu chí sau đó chia cho điểm số kì vọng (điểm cao nhất) để quy ra điểm phần trăm rồi đưa về hệ điểm 10. Tùy thuộc vào việc rubrics được xây dựng có bao nhiêu mức độ (3, 4, hay 5 mức độ) mà việc tính điểm cho từng tiêu chí có thể khác nhau. Ví dụ: GV sử dụng bản rubrics có 6 tiêu chí để đánh giá một sản phẩm của HS và mỗi tiêu chí đó được chia làm 5 mức độ thì mỗi mức độ tương ứng với một mức điểm từ 1 đến 5, trong đó mức 1 ứng với điểm 1 và mức 5 ứng với điểm 5 (các tiêu chí cần có giá trị như nhau). Như vậy, tổng điểm cao nhất (điểm kì vọng) về sản phẩm của HS là 5 x 6 = 30. Khi chấm sản phẩm cho HS, giả sử tổng tất cả các tiêu chí của HS được 23, thì HS sẽ có điểm số là: 23 : 30 x 100 = 76 (tức là 7,6 điểm) Với những đặc điểm, cách thức đánh giá như trên, rubrics rất thuận tiện cho GV sử dụng trong các hoạt động đánh giá khi tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ. Đó có thể là các bài tập trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn, cũng có thể là phạm vi rộng thời gian dài; các bài tập ngay trên lớp hoặc các dự án với nhiều thời gian thực hiên; có thể là các sản phẩm cụ thể hoặc các hoạt động của HS. Khi tiến hành đánh giá theo rubrics cần lưu ý: - Để phát huy tính hiệu quả cũng như giúp HS thực hiện đúng nhiệm vụ, hoạt 119
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL động, GV cần đưa ra các tiêu chí sẽ được sử dụng để đánh giá cho HS ngay khi giao nhiệm vụ cho các em. - GV cần tạo điều kiện hướng HS tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chí đánh giá để sau này khi vận dụng thực hiện các hoạt động trong thực tế các em biết phát huy hiệu quả công việc của mình khi xác định những tiêu chí mình cần đảm bảo. - Cách xây dựng Xây dựng tiêu chí đánh giá + Nghiên cứu, phân tích mục tiêu, nội dung chủ đề, xây dựng hệ thống nhiệm vụ, bài tập HS cần thực hiện. + Xác định rõ đối tượng cần đánh giá là sản phẩm, hoạt động hay quá trình tổ chức thực hiện hoạt đông, tạo sản phẩm của HS. + Tìm ra các mặt chủ yếu, các đặc trưng của hoạt động, sản phẩm. Đó là những yếu tố, những đặc điểm quan trọng, cần thiết quyết định sự thành công trong việc thực hiện hoạt động/sản phẩm. Đây là ba cơ sở quan trọng để xây dựng nên bộ tiêu chí cần đánh giá. Các điểm cần lưu ý: - Các tiêu chí cần tường minh, phản ánh đúng, rõ nhưng đặc điểm nổi bật cần có của sản phẩm, hoạt động. - Số lượng các tiêu chí cần phù hợp với nội dung, thời lượng tiến hành thực hiện hoạt động, sản phẩm. Xây dựng các mức độ thể hiện các tiêu chí đã xác định + Đối với thang đo của rubrics, các mức độ thường được GV xây dựng từ 3 đến 5 mức độ. Đây là số lượng mức độ miêu tả phù hợp, nếu quá nhiều mức độ có thể dẫn đến việc đưa ra những nhận định miêu tả không chính xác, làm cho việc đánh giá có độ tin cậy không cao. + GV lần lượt đưa ra mô tả về các tiêu chí đánh giá ở mức độ cao nhất, thực hiện tốt nhất và đến các mức độ giảm dần. Cần phải sử dụng các từ ngữ diễn đạt sao cho thể hiện được các mức độ thực hiện khác nhau của HS. Có thể sử dụng nhiều nhóm từ ngữ để miêu tả các mức độ từ cao đến thấp hoặc ngược lại như: thực hiện tốt, tương đối tốt, chưa tốt, kém hay những từ mô tả khác như luôn luôn, phần lớn, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ và nhiều nhóm từ ngữ khác. Rubrics thường được sử dụng trong đánh giá sản phẩm. Cả GV và HS cùng
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tham gia vào hoạt động đánh giá này. Các dạng phiếu đánh giá cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để đảm bảo đánh giá toàn diện nhất sản phẩm. HS dựa vào các tiêu chí để tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình. GV dựa vào tiêu chí để đánh giá về sản phẩm cũng như khả năng làm việc của HS. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ (Dành cho GV bộ môn; GV dự giờ; cá nhân tự đánh giá) Sản phẩm: ....................................................................................................... Họ tên nhóm hoặc người tạo ra sản phẩm…………………………………… Họ tên người đánh giá:.................................................................................... Mục đánh giá Tiêu chí
Điểm tối đa Điểm đạt được
1. Nội dung sản phẩm
Phù hợp với nội dung yêu cầu của bài học 2,5 Phản ánh đầy đủ các nội dung cơ bản theo nội dung bài học 2,5
2. Hình thức
Sản phẩm có hình thức phù hợp với nội dung 2,5 Hình thức đẹp, có tính sáng tạo trong thiết kế 2,5
Tổng 10
* Thứ năm, các bài kiểm tra Các bài kiểm tra được dùng trong kiểm tra viết, xây dựng trên cơ sở nội dung của các chủ đề, gồm kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi tự luận hoặc các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Việc đánh giá bằng hệ thống bài kiểm tra thường được sử dụng định kì có thể là giữa kì, cuối kì hoặc một thời lượng cụ thể vào thời điểm mà HS đã có một quá trình tích lũy đủ về nội dung chương trình cũng như thời gian học tập. Hoặc GV cũng có thể sử dụng các bài kiểm tra ngắn từ 5 - 15 phút cho hoạt động đánh giá thường xuyên ngay trong mỗi bài học Đối với đánh giá định kì, GV ra đề kiểm tra một tiết và đề thi học kì, HS làm trên giấy với bài làm cá nhân. GV có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc đề thi hỗn hợp vừa tự luận vừa trắc nghiệm. Đối với bài kiểm tra ngắn, GV chủ động, linh hoạt về thời điểm sử dụng trong tiết lên lớp. Đó có thể sử dụng kiểm tra đầu giờ để khởi động, giao nhiệm vụ cần giải quyết
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trong bài học cho HS. Hoặc GV có thể sử dụng vào cuối tiết học để củng cố, đánh giá kết quả tiếp thu bài học của các em. GV có thể ứng dụng một số phần mềm như Kahoot và Quizizz để kiểm tra đánh giá trực tuyến (yêu cầu phải đủ về CSVC: máy tính, điện thoại thông minh). GV sẽ thu được kết quả nhanh chóng và đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể cho từng HS. Quy trình xây dựng đề kiểm tra trong dạy học môn GDCD Bước 1: Xác định mục đích GV căn cứ vào chương trình; mục tiêu, nội dung chủ đề, chương, môn học để lựa chọn thời điểm, lựa chọn nội dung thiết kế đề kiểm tra, đánh giá phù hợp Bước 2: Xác định hình thức ra đề kiểm tra Thứ nhất: Đề kiểm tra tự luận; Thứ hai: Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Thứ ba: Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên. Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra Ma trận đề là một bản mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là một bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề thi. Đây là một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Bước 4: Biên soạn câu hỏi - GV dựa vào ma trận đề đã thiết lập ở bước 3 để xây dựng hệ thống câu hỏi. - Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu. - Câu hỏi nên chú trọng vào phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của HS, phát triển năng lực vận dụng và giải quyết vấn đề tránh các quá nhiều câu hỏi ở mức độ nhận biết. - Câu hỏi phải được định lượng hoặc định tính rõ ràng để đảm bảo tính chính xác, công bằng trong đánh giá học sinh. Bước 5: Xây dựng hệ thống đáp án và thang điểm chấm - Nội dung đáp án và thang điểm phải tương xứng với nhau. Trong đó, nội dung đáp án cần khoa học, chính xác, chi tiết nhưng cũng hết sức ngắn gọn. Đồng thời quy định rõ số điểm cụ thể cho từng câu hỏi và từng đơn vị kiến thức cần đánh giá - GV cần tạo độ mở cần thiết để đánh giá được khả năng sáng tạo HS. * Thứ sáu, sổ liên lạc điện tử Sổ liên lạc điện tử là một ứng dụng truyền thông đa phương tiện dựa trên nền
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tảng cộng nghệ giúp nhà trường chuyển tải thông tin đến phụ huynh nhanh nhất. Thông qua đó, phụ huynh nhanh chóng kết nối nắm bắt tình hình học tập của con em mình, đồng thời phản hồi về quá trình học tập của HS ở gia đình. GV thông qua kênh này nhanh chóng tương tác với gia đình, phản hồi về tình hình học tập của HS. Đồng thời GV đánh giá được việc HS thực hiện các nhiệm vụ học tập như thế nào tại gia đình. Sổ liên lạc điện tử giúp khắc phục được những hạn chế của sổ liên lạc giấy bởi tính cập nhật thường xuyên, liên tục với việc trao đổi thông tin nhanh chóng đặc biệt trong các trường hợp đột xuất. Kho lưu trữ chứa rất nhiều thông tin: số điểm; các đánh giá nhận xét các phản hồi từ phía phụ huynh; lịch giảng dạy và hoạt động trên lớp của GV... Hồ sơ được tự động lưu trữ không lo bị thất lạc như giấy tờ văn bản.