5 minute read
3.4.3. Phương thức đánh giá
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của HS không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm mà được GV môn GDCD theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với GV chủ nhiệm tham khảo sau mỗi học kì khi xếp loại hạnh kiểm. - Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì: + Đánh giá thường xuyên Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo chương trình môn học. Với việc tổ chức hoạt động dạy học thông qua các hình thức HĐTN thì công tác đánh giá thường xuyên có vai trò quan trọng trong việc đánh giá HS từ các hoạt động cụ thể. Đánh giá thường xuyên rất đa dạng, phong phú về mặt hình thức: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Chính yếu tố thường xuyên liên tục của loại hình đánh giá này mà GV không cần giới hạn số lần kiểm tra, đánh giá. Công tác đánh giá diễn ra càng nhiều thì càng mang lại hiệu quả cho việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV và HS. HS được thường xuyên rèn luyện, kiểm tra năng lực của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp trong công việc học tập. GV nắm bắt kịp thời được trình độ của HS và sự tiến bộ của các em qua từng hoạt động. Phương tiện để đánh giá thường xuyên có thể là phiếu hỏi (thảo luận); hệ thống câu hỏi miệng trong quá trình GV tổ chức các hoạt động; hồ sơ học tập của HS; phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động của các em, thang đo... + Đánh giá định kì “Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS theo chương trình môn học”. Như vậy, đánh giá định kì là đánh giá kết quả sau một quá trình học tập của HS, khi tích đủ về mặt lượng (khối lượng nội dung môn học) và thời gian đào tạo của môn học đó. Công cụ được sử dụng để đánh giá ở đây sẽ là các bài kiểm tra giữa kì và cuối kì với các hình thức viết trên giấy hoặc máy, bài thực hành, dự án học tập. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. 3.4.3. Phương thức đánh giá Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực 113
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL lượng trong quá trình đánh giá. Phương thức đánh giá kết quả HĐTN của HS qua dạy học môn GDCD trường THCS là sự kết hợp giữa đánh giá của GV GDCD với tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của HS và đánh giá của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường; Trong đó, đánh giá của GV GDCD là cuối cùng và mang tính quyết định. - Tự đánh giá của HS HS tự đánh giá về nhận thức của bản thân, về những năng lực mà các em đã hình thàn được và sự hứng thú đối với hoạt động về những đóng góp của bản thân trong các hoạt động nhóm và mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao, về việc thực hành, vận dụng bài học trong thực tế cuộc sống. Từ đó, HS tự xếp loại bản thân theo thang đo mà các em cho là hợp lý nhất. - Đánh giá đồng đẳng trong nhóm HS Trong HĐTN thì hoạt động theo nhóm thường là hoạt động chủ đạo (có thể là hoạt động cặp đôi hoặc từ 3 HS trở lên). Mỗi cá nhân đều tham gia vào hoạt động hướng đến việc hoàn thành mục tiêu đề ra thông qua các hoạt động cụ thể của nhiệm vụ được nhóm phân công. Do đó, căn cứ vào tiêu chí đánh giá về việc các cá nhân thực hiện nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm sẽ nhận xét, bổ sung, đánh giá mức độ đạt được của từng thành viên trong nhóm. Đây chính là hình thức đánh giá đồng đẳng trong HĐTN. - Đánh giá của GV Trên cơ sở đánh giá cá nhân kết hợp với đánh giá theo nhóm và các kênh thông tin khác như thông qua GV các bộ môn có liên quan, các lực lượng phối hợp tham gia, GV GDCD xem xét và phân loại HS. Hoạt động này cần có những trao đổi cụ thể với cả lớp nhằm phát huy tính dân chủ, tích cực trong HS. Để công tác này có hiệu quả, GV cần đặt ra các bộ tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hoạt động, đánh giá dựa trên quá trình quan sát hoạt động của các nhóm và các thành viên trong nhóm. Từ đó, dựa vào sản phẩm cuối cùng mà các em thu được từ hoạt động, GV có thể đưa ra được những đánh giá khách quan, chính xác. - Đánh giá của phụ huynh HS, GV chủ nhiệm, các GV khác trong trường và các thành viên cộng đồng nơi ở Việc HS thực hành, ứng dụng bài học GDCD trong cuộc sống thực tiễn ở nhà, ở trường và ở cộng đồng đòi hỏi sự tham gia đánh giá của phụ huynh HS và các lực 114
Advertisement