15 minute read

3.3.4. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm qua hoạt động tham quan tại thực địa

Next Article
qua môn GDCD

qua môn GDCD

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL mà làm ngơ. Vì ngày đó gia đình ông rất nghèo, cái nghèo cứ đeo bám mãi nên ông nghĩ coi như mượn tạm lấy vốn làm ăn. Hơn 30 năm sau, nhờ có số vàng nhặt được ngày đó mà cuộc sống của gia đình ông đã khấm khá, con cái được học hành khôn lớn nên người, ông Kỷ nhớ đến món nợ ngày xưa mà mình chưa trả. Ông đã đến gặp ông Hường để trả lại vàng [82]. Em hãy cho biết quan điểm của mình về cách hành xử của ông Kỷ (ủng hộ hay không ủng hộ? Vì sao?) - GV chia lớp thành 2 nhóm để tiến hành tranh luận: một bên sẽ đưa ra quan điểm ủng hộ; một bên đưa ra quan điểm không ủng hộ. Bước 2. GV tiến hành tổ chức cho HS tranh luận Các nhóm tiếp cận vấn đề, thảo luận và đứng ra tranh luận. Bước 3. GV tiến hành đánh giá, tổng kết hoạt động GV phân tích nội dung, cách trình bày của các nhóm, đưa ra phương án, cách đánh giá của bản thân, giúp các em rút ra các bài học của phần tranh luận. 3.3.4. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm qua hoạt động tham quan tại thực địa * Bản chất Học tại thực địa là “quá trình học tập không diễn ra tại lớp học mà được tổ chức ngoài nhà trường, tại một cơ sở thực tiễn trong đó người học tự tìm hiểu, thu thập và đánh giá thông tin trên cơ sở thực tiễn theo những mục tiêu dạy học xác định” [5, tr. 156]. Học tập thông qua tham quan tại thực địa tạo cơ hội cho HS được tiếp xúc, học tập trong môi trường thực tế. Các hoạt động học tập gắn liền lí luận với thực tiễn, HS được khuyến khích hoạt động độc lập, chủ động trong học tập và lĩnh hội kinh nghiệm. Tham quan thực địa không chỉ dừng lại ở quan sát mà ở đó HS cần huy động các phẩm chất tư duy đã được rèn luyện như: quan sát, tìm tòi, phân tích, so sánh, tổng hợp các dữ kiện và rút ra kết luận. HS thu nhận những thông tin đáp ứng mục tiêu bài học đề ra. Các hình thức tham quan có thể được thực hiện: tham quan tại các di tích, danh lam thắng cảnh; tham quan tại các xí nghiệp, làng nghề; tham quan tại viện bảo tàng, nhà truyền thống… * Quy trình thực hiện Bước 1. GV thiết kế, chuẩn bị hoạt động dạy học tham quan - GV dựa vào nội dung chương trình, xác định chủ đề, mục tiêu học tập, xác định đối tượng tham quan. - GV lên kế hoạch tổ chức, tìm hiểu các đối tượng phù hợp với nội dung bài

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL học, tâm sinh lí HS ở địa phương để tiến hành hoạt động. - GV giao nhiệm vụ hoạt động cho HS thực hiện trong quá trình tham quan. - HS dựa vào nhiệm vụ, phân công công việc và chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho hoạt động, nghiên cứu tìm hiểu trước các vấn đề liên quan đến đối tượng tham quan. Bước 2. GV tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động dạy học tham quan - GV đưa HS tới địa điểm thực địa tham quan, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đặt ra. - HS tiến hành các nhiệm vụ của hoạt động mà GV đã yêu cầu. Bước 3. Đánh giá, tổng kết kết quả của HS sau khi tham gia hoạt động tham quan - HS trình bày kết quả thu hoạch được. - GV tiến hành tổng kết đánh giá. * Lưu ý - Tổ chức cho HS tham quan thực địa cần phù hợp với bài học trong chương trình, phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS, phù hợp với điều kiện của nhà trường. - Các khâu từ chuẩn bị đến tiến hành và đánh giá kết quả cần có sự phối hợp giữa HS và GV. - Nên tổ chức tham quan những địa điểm tại địa phương, khai thác tốt điều kiện sẵn có để tiết kiệm về mặt tài chính, công sức. - Cần khai thác, huy động sự hỗ trợ từ phía nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội. Ví dụ: Chủ đề: Bảo tồn di sản văn hóa (GDCD lớp 8) Trong nội dung chương trình của môn GDCD ở bậc THCSnăm 2018, việc giáo dục HS yêu quê hương đất nước, các giá trị văn hóa của dân tộc và hình thành ý thức tìm hiểu, bảo vệ và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc là một trong những nội dung quan trọng. Trong khi đó, thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương giàu truyền thống về văn hóa bởi nơi đây là kinh đô của cả nước dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để GV GDCD tổ chức các HĐTN liên quan đến các giá trị văn hóa của dân tộc cho HS học tập. GV có thể thiết kế hoạt động như sau: Bước 1: Xác định chủ đề và đặt tên hoạt động GV xác định chủ đề tìm hiểu về văn hóa cung đình của nhà Nguyễn. GV có thể đặt tên “Nét đẹp văn hóa cung đình” 99

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bước 2: Xác định mục tiêu hoạt động - HS nhận biết được những giá trị văn hóa - HS hiểu được văn hóa cung đình, quần thể di tích cung điện của triều đại phong kiến nhà Nguyễn trên các khía cạnh: kiến trúc; ẩm thực; trang phục... - Hình thành cho HS phẩm chất yêu nước, lòng tự hào dân tộc, biết yêu cái đẹp của văn hóa dân tộc; biết quý trọng các di sản mà cha ông đã xây dựng, từ đó hình thành ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. - Phát triển các năng lực phát triển bản thân cho HS; đánh giá và giải quyết các vấn đề đặt ra.

Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động Nội dung 1: Tìm hiểu về công trình kiến trúc quần thể cung điện nhà Nguyễn Nội dung 2: Thi trình diễn các trang phục cung đình Nội dung 3: Thi trình bày một số món ăn cung đình Bước 4. Chuẩn bị hoạt động - Lực lượng tham gia: Đối tượng HS lớp 8 (phù hợp với nội dung chương trình); GV bộ môn GDCD; GV bộ môn Địa lí; Lịch sử; Công nghệ; GV tổng phụ trách đội; Phụ huynh HS; cán bộ Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. - Địa điểm: Đại Nội Huế, phường Phú Hậu - thành phố Huế. - Thời gian: 5 tiết (trong một buổi) - Phương tiện: Xe đi lại (tùy theo điều kiện có thể thuê xe ô tô để đi chung hoặc di chuyển theo phương tiện cá nhân); bút, vở; máy ghi âm, máy ảnh, máy quay.

STT Công việc Người phụ trách Ghi chú

1 Chọn chủ đề và xin ý kiến Ban Giám hiệu nhà trường GV GDCD 2 Liên hệ với Ban quản lí di tích Đại Nội Huế GV GDCD 3 Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ GV tổng phụ trách 4 Chuẩn bị tài chính Phối hợp giữa GV GDCD, nhà trường và hội phụ huynh HS 5 Giám sát và quản lí HS trong các hoạt động GV bộ môn + phụ huynh HS + Ban quản lí di tích 6 Tổ chức các hoạt động theo nội dung GV bộ môn + Ban quản lí di tích

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bước 5. Tổ chức thực hiện hoạt động theo kế hoạch - Nội dung 1: Tìm hiểu về công trình kiến trúc quần thể cung điện nhà Nguyễn (2 tiết) HS sẽ được tham quan cung điện và các công trình kiến trúc trong cung điện nhà Nguyễn dưới sự giới thiệu của hướng dẫn viên Ban quản lí di tích. HS thu thập tư liệu để viết bài báo cáo cho GV bộ môn GDCD. . Hình 3.1. HS trường THCS Nguyễn Chí Diểu - Thành phố Huế tham quan học tập tại Đại Nội - Nội dung 2: Thi trình diễn các trang phục cung đình (1 tiết) HS tìm hiểu phân biệt các trang phục của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. GV thành lập các đội thi giữa các lớp thông qua trình diễn và thuyết trình về các bộ trang phục này. GV GDCD lập ban giám khảo chấm điểm các đội thi. Hình 3.2. Phần thi trang phục của HS lớp 74 trường THCS Trần Cao Vân - Thành phố Huế Nội dung 3: Thi trình bày về một số món ăn cung đình (2 tiết) HS lên kế hoạch chuẩn bị các món ăn cung đình, tìm hiểu về các món ăn và lựa chọn 2 món ăn yêu thích để trình bày trước ban giám khảo. Ban giám khảo là các GV môn học, đánh giá dựa trên cách chế biến và trình bày về các món ăn của các đội thi.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hình 3.3. Phần thi ẩm thực cung đình của HS trường THCS Nguyễn Chí Diểu - Thành phố Huế Bước 6. Đánh giá kết quả hoạt động của HS và phương thức tổ chức đánh giá - GV tiến hành tổng kết bằng việc cho HS viết báo cáo thu hoạch về hoạt động, đồng thời yêu cầu HS tiếp tục suy nghĩ, đưa ra các ý tưởng cho lần hoạt động tiếp theo. - GV cho HS và các nhóm tự đánh giá công việc, sản phẩm của nhau. Trên cơ sở đó, GV kết hợp với những quan sát, phân tích của mình cùng kết quả thu được từ phần chấm của ban giám khảo các nội dung thi để đánh giá HS. - Cách thức đánh giá dựa trên tiêu chí mục tiêu đề ra, xếp loại: tốt, khá, đạt, chưa đạt. 3.3.5. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua hoạt động chơi các trò chơi học tập * Bản chất Trò chơi là PPDH mà trong đó, GV tổ chức cho HS tìm hiểu những vấn đề hay thể nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Đây là “PPDH nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn HS vào quá trình học tập một cách tích cực, vừa chơi vừa học nhưng vẫn có kết quả” [72, tr. 201]. Trò chơi được sử dụng phổ biến ở trường phổ thông mang lại hiệu quả trong dạy học, với nhiều loại hình: trò chơi trí tuệ, trò chơi thi đua, trò chơi sáng tạo… Đặc điểm nổi bật của trò chơi học tập chính là khả năng kích thích tâm lí hứng thú của HS. Việc học mà chơi, chơi mà học làm cho tâm lí học tập của các em trở nên nhẹ nhàng, tạo nên sự giải phóng năng lượng tự nhiên trong HS. Tính cạnh tranh, ganh đua được thể hiện rõ nét tạo động lực học tập mạnh mẽ cho HS. Do đó, bất kỳ giờ học nào, GV nếu khéo léo, linh hoạt tổ chức các trò chơi học tập thì giờ học đó sẽ trở nên sôi nổi, hấp dẫn và mang lại hiệu quả tốt trong học tập của HS.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL * Quy trình thực hiện Bước 1. GV thiết kế trò chơi - GV cần nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu bài học, xác định đối tượng HS để lựa chọn xem có thể tổ chức trò chơi hay không? Nếu có thể tổ chức trò chơi nên lựa chọn trò chơi gì? Thời lượng dành cho trò chơi là bao nhiêu? Trò chơi đó nên tổ chức vào thời điểm nào của giờ lên lớp? - GV lên kế hoạch rõ ràng đối với trò chơi: nội dung trò chơi, luật chơi, cách thức chia nhóm hay cá nhân HS. Bước 2. GV tiến hành tổ chức trò chơi - Chọn đúng thời điểm để tổ chức trò chơi, phổ biến luật chơi cụ thể để HS hiểu và tham gia có hiệu quả. - Tổ chức cho HS chơi thử, nếu cần thiết. - Tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động của trò chơi, GV phải chú ý quan sát, chấm điểm và ghi lại hoạt động của HS. Bước 3. Tổng kết, đánh giá hoạt động của HS trong trò chơi Sau khi trò chơi kết thúc, GV cùng HS đánh giá phần thể hiện của các đội chơi, tổng kết kết quả và xác định thứ hạng các đội chơi. Liên hệ trò chơi với nội dung bài học cũng như mục tiêu đặt ra ban đầu với trò chơi. * Lưu ý - Trò chơi phải được xây dựng dựa trên mục tiêu và nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi HS. - Trò chơi phải có tính sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn HS tham gia, kích thích khả năng vận dụng vốn tri thức và các khả năng tư duy, phán đoán của các em. - Thông qua trò chơi, HS phải được bồi dưỡng về tình cảm, thái độ trong học tập và cuộc sống. - Trò chơi phải đảm bảo an toàn cho HS. - GV cần phải kiểm soát chặt chẽ trò chơi, bởi nếu không sẽ mang lại những yếu tố tiêu cực trong bài dạy: HS hiểu sai mục đích trò chơi, không kiểm soát được về mặt thời lượng, dễ gây nên tình trạng xáo trộn trong lớp học, không đảm bảo đúng nội dung, mục tiêu bài học... Ví dụ: Trong chủ đề: Quyền trẻ em - GDCD lớp 7 Trò chơi: “Khẳng định bản thân” 103

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL * Mục tiêu: HS biết được các quyền cơ bản của trẻ em; ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. Hình thành các năng lực giải quyết vấn đề, điều chỉnh hành vi của bản thân. * Chuẩn bị - HS chuẩn bị: tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của trẻ em - GV chuẩn bị: + Xây dựng 4 trạm theo đường đi xung quanh trường. Để thông qua mỗi trạm học sinh phải thực hiện nhiệm vụ đặt ra ở mỗi trạm. + Lớp có 32 HS chia thành 4 đội chơi + Địa điểm tổ chức: Sân trường + Thời gian tổ chức: 45 phút Trạm 1: Trả lời 3 câu hỏi nhanh Câu 1: “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển” thuộc quyền nào của trẻ em? A. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng B. Quyền sống C. Quyền vui chơi, giải trí D. Quyền được chăm sóc sức khỏe Câu 2: “Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em” là bổn phận của trẻ em đối với ai? A. Bổn phận của trẻ em với quê hương, đất nước B. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội C. Bổn phận của trẻ em đối với bản thân D. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình 104

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Câu 3. Trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng B. Quyền sống C. Quyền được bảo vệ D. Quyền được chăm sóc sức khỏe Trạm 2: Giải quyết tình huống Nam đang đá bóng bên sân nhà An thì nghe tiếng mẹ gọi: Nam ơi về hái cho mẹ ít rau nấu canh nhé! Nam định chạy về thì An nói: Cậu đừng về, tụi mình là trẻ em chỉ học tập và giải trí vui chơi thôi. Mẹ cậu bắt cậu lao động là vi phạm quyền trẻ em đấy. Chúng ta được pháp luật quy định là có quyền được bảo vệ không bị bóc lột sức lao động mà. Em có đồng ý với ý kiến của An không? Là Nam trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Trạm 3: Ghép hình, dựa vào nội dung hình để đưa ra thông điệp Hình 3.4. Ghép hình đưa ra thông điệp - Đối với mỗi trạm, nếu đội nào không vượt qua sẽ nhận được sự trợ giúp nhưng sẽ bị giữ lại tại trạm 3 phút và bị giữ lại 3 phút ở trạm kế tiếp mặc dù đã giải xong đáp án. Mỗi đội chỉ được nhận sự trợ giúp một lần. Bước 2. GV tiến hành tổ chức trò chơi - GV chia nhóm, phát dụng cụ cho các em tiến hành hoạt động.

This article is from: