2 minute read

3.4.4. Phương pháp đánh giá

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường (GV chủ nhiệm, các GV khác trong trường và các thành viên cộng đồng nơi ở). Đây là một kênh để GV GDCD thu thập, tổng hợp đánh giá các em. 3.4.4. Phương pháp đánh giá * Thứ nhất, phương pháp quan sát Đây là phương pháp chủ yếu mà GV thường sử dụng để thu thập dữ liệu đánh giá. Quan sát chính là việc theo dõi hoặc lắng nghe HS thực hiện các hoạt động. Trong thời gian quan sát, GV phải quan tâm đến những hành vi của HS. Trong môn GDCD đó là: các hành vi ứng xử, giao tiếp hàng ngày, mức độ tập trung, sự hứng thú trong giờ học, ý thức tham gia các hoạt động của HS... Có những quan sát được GV lên kế hoạch từ trước như: thực hiện kế hoạch dạy học theo giáo án, HS thao tác các nhiệm vụ theo GV tổ chức trên lớp: GV quan sát khả năng tư duy, khả năng làm việc nhóm, khả năng lập luận khi trả lời câu hỏi, sự biểu hiện thái độ, tình cảm khi các em thực hiện các nhiệm vụ đó. Ngoài ra, GV có những quan sát không theo bất cứ kịch bản nào mà diễn ra theo tình huống không định sẵn, mang tính bất ngờ. Đó có thể là những hành vi bột phát trong giờ học hoặc những tình huống xảy ra ngoài giờ học giữa HS với HS, HS với GV hoặc với môi trường, con người xung quanh... * Thứ hai, phương pháp vấn đáp Vấn đáp là một trong những phương pháp chủ yếu mà GV sử dụng để thu thập dữ liệu ngay trên lớp học thông qua việc GV đặt câu hỏi và HS trả lời nhằm để HS huy động kiến thức giải quyết các vấn đề từ đó rút ra những bài học và tri thức mới mà HS đã được học. Phương pháp này vừa giúp GV đánh giá được trình độ kiến thức, mức độ hiểu bài của HS vừa đánh giá được các năng lực khác của các em như: giải quyết vấn đề, sáng tạo; điều chỉnh hành vi... GV có thể vận dụng linh hoạt nhiều hình thức vấn đáp khác nhau như: vấn đáp trong quá trình cung cấp tri thức mới; vấn đáp để củng cố những tri thức cơ bản cần hệ thống hóa; vấn đáp tổng kết về một vấn đề, một phần hay một chương; vấn đáp kiểm tra khi kết thúc một bài, một chương... GV sử dụng phương pháp này một cách khéo léo sẽ dễ tạo hứng thú học tập cho HS, giờ học trở nên sôi nổi, sinh động ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến giờ học: gây mất thời gian, tác động không đồng đều đến HS... 115

Advertisement

This article is from: