8 minute read
môn GDCD
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL rằng:“Để tạo được hiệu quả tốt nhất cho việc tổ chức HĐTN qua dạy học môn GDCD, GV cần phải có sự chọn lọc thật kĩ về nội dung. GV nên căn cứ vào các cơ sở khác nhau để xây dựng nội dung đảm bảo hiệu quả cao nhất cho các hoạt động”. Như vậy, chúng ta thấy còn có nhiều ý kiến trái chiều về việc lựa chọn cơ sở xác định nội dung HĐTN trong GV GDCD. Biểu đồ 2.4. Mức độ GV thực hiện nội dung tổ chức HĐTN cho HS THCS qua môn GDCD Với mục tiêu nội dung phải gắn với thực tiễn, việc xác định nội dung rất quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học. GV có thể thiết kế bài học thành các chủ đề. Các chủ đề đó không chỉ dừng lại về mặt lí thuyết mà cần được biến thành các vấn đề tranh luận của HS; thành các bài tập tình huống để HS giải quyết hoặc trở thành các kế hoạch cần HS thực hiện. Qua điều tra, chúng tôi thu được các nội dung mà GV thường xuyên xây dựng HĐTN là: giáo dục giá trị đạo đức (3,70) và giáo dục pháp luật (3,42); trong khi các lĩnh vực như giáo dục kĩ năng sống hay các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội, định hướng nghề nghiệp còn khá hạn chế, chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng. Bởi các nội dung này đòi hỏi GV cần đầu tư nhiều công sức hơn trong khâu thiết kế và tổ chức hoạt động. 67
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bảng 2.5. Mức độ GV sử dụng các phương pháp tổ chức HĐTN cho HS THCS qua môn GDCD TT Phương pháp/kĩ thuật dạy học Mức độ sử dụng X Thứ bậc 1 Thuyết trình 4,12 1 2 Đàm thoại (vấn đáp) 3,48 4 3 Trực quan 3,58 3 4 Thảo luận nhóm 3,82 2 5 Giải quyết tình huống 3,30 6 6 Đóng vai 3,05 7 7 Trò chơi 3,40 5 8 Dạy học dự án 2,25 9 9 Tranh biện: ủng hộ/ phản đối 2,88 8 10 Dạy học tại thực địa 2,20 10 Đối với việc sử dụng các PPDH, kết quả điều tra cho thấy, phần lớn GV vẫn sử dụng hệ thống các PPDH truyền thống để tiến hành dạy học, trong đó phương pháp thuyết trình có chỉ số cao nhất: 4,12; vấn đáp: 3,48, trực quan: 3,58. Lý giải cho điều này, cô giáo Nguyễn Thị Thu Q., trường THCS Hàm Nghi, thành phố Huế cho biết: “Đây là hệ thống phương pháp phù hợp với cấu trúc chương trình và SGK hiện hành, đáp ứng được cách thức yêu cầu kiểm tra, đánh giá theo quy định hiện nay”. Điều này cho thấy, qua các bài kiểm tra, HS đáp ứng tốt về các câu trả lời lí thuyết. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại hạn chế đó chính là tính vận dụng vào thực tiễn hành động không cao. Phương pháp thảo luận nhóm đã được GV sử dụng khá thường xuyên (3,82). Tuy nhiên, khi dự giờ quan sát ở các lớp THCS cho thấy, GV đã tiến hành hoạt động nhóm để HS giải quyết các vấn đề nhưng tính hiệu quả của một số giờ dạy chưa cao. HS hoạt động khá thờ ơ, sự tập trung không đồng đều. Trong khi đó, các phương pháp mang tính trải nghiệm cao như: đóng vai, tranh biện, đặc biệt dạy học dự án ít được các GV sử dụng (2,25). Có nhiều nguyên nhân đã được nêu ra như: Thời gian của một tiết học rất hạn hẹp, chỉ 45 phút, khó lòng triển khai được những hoạt động đòi hỏi nhiều thời gian; Hoặc cũng do một số thầy, cô giáo quen với cách dạy truyền thống nên ngại thay đổi, đặc biệt là thế hệ các thầy, cô có độ tuổi ngoài 40 tuổi; Điều kiện CSVC nhà trường không cho phép… Qua trao đổi, thầy giáo Hiệu trưởng Phan Văn C., trường THCS Thủy Dương, Thừa Thiên Huế cho biết: “Đối với dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói 68
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL riêng, Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo, kêu gọi GV tích cực đổi mới PPDH. Đặc biết chú trọng vào các PPDH mang tính trải nghiệm cao như: xử lý tình huống, sắm vai, dạy học dự án… Nhà trường luôn nỗ lực tạo điều kiện để GV không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong đơn vị. Ngoài ra nhà trường luôn quan tâm cải tạo CSVC phục vụ việc học của HS qua từng năm học trong điều kiện có thể của nhà trường và kết hợp với sự hỗ trợ đến từ các lực lượng xã hội”. Như vậy, chúng tôi thấy, để tổ chức HĐTN cho HS THCS qua môn GDCD, GV có thể lựa chọn nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, GV thường chọn một vài hình thức, phương pháp nhất định (xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan). Điều này vô hình trung làm cho khâu tổ chức HĐTN trở nên đơn điệu, thiếu đi sự đa dạng về loại hình, sự hấp dẫn về cách tổ chức, không phát huy hết hiệu quả của HĐTN trong dạy học môn học. 2.2.2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo quy trình dạy học qua trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn Giáo dục Công dân TT
Các bước trong quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn GDCD Mức độ thực hiện
1 Tổ chức các hoạt động khởi động để khơi gợi những tri thức, kinh nghiệm cũ của HS đã có về chủ đề nội dung của bài học. 3,12
2 Tổ chức các hoạt động để HS khám phá tri thức mới, hình thành 4,50
kinh nghiệm mới. 3 Luyện tập những tri thức năng lực được hình thành từ bước khám phá. 4,20 4 Vận dụng những tri thức, kinh nghiệm vào thực tiễn đời sống xã hội 2,10 ở nhà. Qua số liệu phân tích từ bảng thống kê, chúng ta thấy GV thỉnh thoảng (3,12) có tổ chức hoạt động khởi động để khơi gợi những tri thức, kinh nghiệm cũ của HS đã có về chủ đề nội dung bài học. Qua phỏng vấn trực tiếp, một số GV cho rằng việc tổ chức các hoạt động khởi động không quá quan trọng. Nếu nội dung bài dài, việc tổ chức các hoạt động khởi động sẽ gây ảnh hưởng đến quỹ thời gian lên lớp, đặc biệt là phần khám phá kiến thức. Do đó, GV thường sẽ bỏ qua bước này mà vào thẳng nội dung bài mới. Bước khám phá tri thức mới, hình thành kinh nghiệm mới và bước luyện tập được khá nhiều GV lựa chọn với các tần suất thực hiện là rất thường xuyên và thường xuyên. Điều này chứng minh, các GV luôn quan tuân đến việc triển khai nội dung bài học và
X DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cung cấp đầy đủ kiến thức của HS. Trao đổi với các GV bộ môn, thì phần luyện tập được GV sử dụng chủ yếu là cho HS xử lí các tình huống được GV sưu tầm, mô phỏng. Đối với bước vận dụng những gì đã được học vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống lại nhận được ít sự quan tâm của các thầy, cô giáo. Vì họ cho rằng những hoạt động mà GV thực hiện chỉ dừng lại ở trên lớp, còn việc về nhà HS vận dụng thường để các em chủ động, rất khó để quan sát, đánh giá. Để tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức HĐTN theo quy trình học qua trải nghiệm qua dạy học môn GDCD, chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát một số giờ dạy của GV. Kết quả thu được như sau: có 1 GV thực hiện đầy đủ 4 bước; có 1 GV thực hiện thiếu bước khởi động; 1 GV thiếu bước vận dụng. Nhận xét: Thông qua 4 tiết dự giờ chúng tôi thấy: GV chưa có những hiểu biết sâu sắc về việc tổ chức các HĐTN qua bộ môn GDCD. Đặc biệt là chưa nắm rõ mô hình HĐTN khi chưa có nhiều GV thực hiện đầy đủ và đúng theo mô hình HĐTN. 2.2.2.5. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy và học TT Cơ sở vật chất
Mức độ trang bị
1 Sân chơi, bãi tập
3,00 2 Hội trường, phòng đa năng, nhà thi đấu 3,80 3 Phương tiện nghe nhìn 4,00 4 Phương tiện đi lại 1,60 5 Phương tiện trang trí 4,30 6 Tài liệu hướng dẫn, tham khảo về tổ chức hoạt động trải nghiệm 2,30
Từ bảng thống kê chúng ta thấy: về cơ bản các trường đều đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về CSVC của trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt trong thời đại phát triển nhanh về mặt công nghệ, công nghệ giáo dục được đầu tư khá đầy đủ về các phòng chức năng (3,80) và phương tiện nghe nhìn như: tivi, hệ thống âm thanh, hệ thống máy tính tại các phòng học (4,00). Tuy nhiên cũng có một số CSVC thường không được đảm bảo như: phương tiện đi lại (1,60) vì đây là nguồn đầu tư không có quy định thực hiện. Đối với tài liệu HĐTN, bước đầu GV có những tiếp cận với một số tài liệu tuy nhiên chưa nhiều và chưa đầy đủ (2,30). Từ điều tra thực tế từ cho thấy các trường ở những địa bàn khác nhau có mức độ trang bị về CSVC cũng khác nhau. Các trường thành phố được đầu tư đầy đủ về các