5 minute read

1.1.2. Vai trò vủa hoạt động trải nghiệm trong dạy học

lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất, nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con ngƣời có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc. Nhƣ vậy, hoạt động trải nghiệm không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [10], đã đề cập đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhƣ là một phƣơng pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất cho ngƣời học; các giá trị sống, kĩ năng sống và những năng lực cần có của ngƣời học để đáp ứng những yêu cầu con ngƣời trong xã hội hiện đại. Các hoạt động trải nghiệm sẽ đƣợc thiết kế theo chủ đề của từng môn học và theo hƣớng tích hợp liên môn. Hình thức và phƣơng pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cũng phong phú linh hoạt hơn, mở hơn về thời gian, không gian, quy mô, đối tƣợng tham gia,… tạo điều kiện tối đa cho ngƣời học tham gia trải nghiệm và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. Hơn hết, ngƣời học đƣợc chú trọng xác định là trung tâm của quá trình trải nghiệm. Qua đó, ta có thể rút ra định nghĩa: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp và các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

1.1.2. Vai trò vủa hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Advertisement

Từ các nghiên về tâm lí học và giáo dục học cũng nhƣ các mô hình học tập trải nghiệm trên thế giới đã và đang khẳng định đƣợc vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong hình thành và phát triển năng lực học sinh. Theo các tài liệu [5;8], hoạt động trải nghiệm có các vài trò nổi bật sau: - Hoạt động trải nghiệm làm tăng tính hấp dẫn trong học tập: Hình thức dạy học trải nghiệm là hình thức giáo dục học sinh theo hình thức dạy học ngoài thực tế, trong đó các em đƣợc tiếp xúc với các sự vật, sự việc, hiện tƣợng thực tế, điều này làm cho hoạt động giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh mang tính thực tế, linh hoạt tránh nhàm chán từ đó mà tăng tính hấp dẫn trong học tập.

- Phát huy tính tích cực, tư duy đọc lập sáng tạo cho học sinh: Vì các hoạt động gắn với thực tế, nên đòi hỏi ngƣời học phải tự nỗ lực để thu lƣợm kiến thức và giải quyết vấn đề đặt ra. Giáo viên chỉ quan sát, gợi ý, trợ giúp, không áp đặt học sinh. Khuyến khích tối đa sự sáng tạo của học sinh. - Dạy học trải nghiệm tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành: Nội dung hoạt động trải nghiệm rất phong phú và đa dạng mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục nhƣ: Giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và thể chất,… Chính vì vậy mà hoạt động trải nghiệm trở nên gần gũi, thiết thực với cuộc sống, giúp các em vận dụng vào trong cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Hoạt động trải nghiệm môn Toán có thể tích hợp với môn Vật lí, Hóa học, Sinh học,… - Dạy học trải nghiệm giúp gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Hoạt động trải nghiệm có sự tham gia, phối hợp liên kết lực lƣợng giữa trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ: cha mẹ học sinh, chính quyền địa phƣơng, những tổ chức… Tuy thuộc nội dung, tính chất của từng hoạt động mà sự tham gia của lực lƣợng có thể là trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, tạo điều kiện cho học sinh đƣợc giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lƣợng giáo dục khác nhau làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động trải nghiệm. - Hoạt động trải nghiệm gắn kết giữa người dạy và người học: Dạy học bằng trải nghiệm đồi hỏi ngƣời dạy phải tuân theo phong cách ngƣời hỗ trợ, hƣớng dẫn để ngƣời học thu đƣợc kiến thức từ những kinh nghiệm thực tế, đồng thời phải phù hợp với phong cách của ngƣời học nhằm phát huy tốt nhất khả năng và sự sáng tạo của ngƣời học. - Hoạt động trải nghiệm là mô hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh hoàn thiện bản thân mình: Hoạt động trải nghiệm tạo ra sự tự tin cho học sinh trong học tập, hình thành năng lực học tập cho học sinh, lập kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm, thu thập và xử lí thông tin, lập báo cáo, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá. Qua đó, học sinh cảm thấy yêu thích môn học và hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm là điều kiện học hỏi lẫn nhau, giúp học sinh phát huy tính tích cực tự học, sáng tạo, tính tự giác, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng nhƣ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác… Từ đó, học sinh đƣợc phát triển các kĩ năng, năng lực, cảm xúc, phẩm chất đạo đức…nhờ việc vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động trải nghiệm chính

This article is from: