5 minute read
1.2.2. Các yếu tố cơ bản của dạy học hợp tác
from THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ - LOGARIT
Theo Nguyễn Trọng Sửu (2007) [8]: “DHHT là một hình thức xã hội của dạy học. Trong đó học sinh một lớp được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm được trình bày và đánh giá trước lớp”.
Theo Hoàng Công Kiên (2013) [9]: “DHHT là một phương pháp dạy học trong đó mỗi học sinh được học tập trong một hoặc nhiều nhóm có sự hợp tác giữa các thành viên, giữa các nhóm và với sự hướng dẫn của giáo viên để đạt được mục đích chung” Xuất phát từ những quan niệm trên, ta có thể thấy cho dù các tác giả tiếp cận theo góc độ nào thì khi đưa ra quan niệm về DHHT đều có sự thống nhất với nhau ở một số đặc điểm sau: - Trong DHHT, GV là người tổ chức, thiết kế các hoạt động học tập để học sinh tham gia, các hoạt động học tập này có sự “ràng buộc” với nhau. - Các hoạt động học tập của học sinh được tiến hành trong môi trường học tập gồm các nhóm nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực suy nghĩ, tham gia vào quá trình học tập của nhóm, cùng bàn bạc, trao đổi, giúp đồng đội hiểu và hoàn thành các nhiệm vụ học tập của nhóm. - Kết quả đạt được của mỗi cá nhân thể hiện qua kết quả đạt được của cả nhóm. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm DHHT: “DHHT là một phương pháp dạy học dưới sự thiết kế, tổ chức và điều khiển của GV gây nên việc học của học sinh thông qua học tập hợp tác, mỗi học sinh sẽ được học tập theo nhóm, có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau để đạt được mục đích chung. Kết quả đạt được của mỗi thành viên thể hiện qua kết quả đạt được của cả nhóm”. DHHT là một chiến lược dạy học tích cực, trong đó các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong các nhóm nhỏ (mỗi nhóm bao gồm các thành viên có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó.
Advertisement
1.2.2. Các yếu tố cơ bản của dạy học hợp tác
Hợp tác vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu dạy học, hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: Hợp tác giữa các HS trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa HS với GV.
So với các phương pháp dạy học truyền thống, DHHT mang những yếu tố cơ bản
sau:
Thứ nhất, sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực giữa các TV thông qua làm việc nhóm trên cơ sở cùng hướng đến mục đích chung
Trong DHHT, GV cần phải tạo ra cho HS sự phụ thuộc về mục đích học tập - sản phẩm chung; sự phụ thuộc về thành tích của các thành viên trong nhóm; sự phụ thuộc về phân công công việc; sự phụ thuộc về vai trò của mỗi cá nhân; sự phụ thuộc về môi trường… Sự phụ thuộc này sẽ khuyến khích các TV trong nhóm cùng nhau làm việc, chia sẻ thông tin và giúp đỡ nhau để các cá nhân và cả nhóm đều hoàn thành công việc một cách tốt nhất, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của HS, phát triển các mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân và xây dựng một tập thể đoàn kết trên cơ sở hướng đến những mục đích chung.
Thứ hai, sự tương tác qua lại trực tiếp tác động đến sự thành công của nhau
Sự tương tác qua lại trực tiếp giúp HS dành cho nhau những sự hỗ trợ và cộng tác có ý nghĩa và hiệu quả, trao đổi thông tin, kiến thức và cách lập luận về kiến thức. Lắng nghe và phản hổi, bác bỏ hay bảo vệ các ý kiến nhằm đưa ra được kết luận đúng đắn về nội dung học tập. Thông qua sự tương tác này, HS được đánh giá, nhận xét ý kiến của bạn đồng thời tự đánh giá, nhận xét kiến thức của bản thân. Trong sự tương tác không tránh khỏi những ý kiến đối lập, song qua thảo luận vì lợi ích chung, những ý kiến đối lập dễ dàng tìm được tiếng nói chung. Sự tương tác trực tiếp có tác dụng tốt đối với HS như: tăng cường động cơ học tập, kích thích sự giao tiếp, lập luận và kết quả. Tăng cường bản năng xã hội như: thái độ, cách biểu đạt, khích lệ các thành viên tham gia phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.
Thứ ba, kết hợp giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể
Trách nhiệm cá nhân được thể hiện thông qua ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của nhóm. Trách nhiệm của cá nhân chỉ tồn tại khi có sự đánh giá nhóm, mỗi cá nhân phải nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân để từ đó nỗ lực đóng góp sức mình trong việc thực hiện công việc chung và góp phần vào sự thành công của nhóm. Trách nhiệm của tập thể là giúp cho các thành viên phát huy được tối đa khả năng học tập của bản thân.