Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là khâu cuối cùng nhưng đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy và học. Thực nghiệm sư phạm nhằm thu nhận thông tin về việc áp dụng đề tài “Vận dụng dạy học kết hợp (Blended learning) trong môn Địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh Điện Biên” sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của học sinh mà tác dụng của đề tài mang lại. Đồng thời kết quả thực nghiệm giúp tác giả đánh giá tính khả thi của quy trình, kế hoạch dạy học kết hợp được xây dựng, trên cơ sở đó bổ sung, sửa đổi sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 3.2. Nguyên tắc thực nghiệm Để đạt được mục đích, cần tiến hành thực nghiệm trên một số nguyên tắc: - Tổ chức tiến hành thực nghiệm trên số lượng đủ lớn. Cụ thể được thực nghiệm trên 04 lớp 12 bao gồm: + 02 lớp 12 = 66 học sinh thuộc trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT huyện Điện Biên Đông. + 01 lớp 12 = 41 học sinh thuộc trường THPT Trần Can huyện Điện Biên Đông. - Kết quả thực nghiệm được đánh giá khách quan, khoa học, có sự so sánh, đối chiếu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua các bài kiểm tra với các hình thức kiểm tra khác nhau như: trắc nghiệm khách quan trên máy, trắc nghiệm khách quan trên giấy, tự luận, bài tập,... Điểm đánh giá cuối kỳ và cuối năm học (theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm Tác giả tiến hành thực nghiệm với các nhiệm vụ như sau: - Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của hình thức tổ chức dạy học trên lớp kết hợp. Từ đó, rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh và định hướng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 12 ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn