4 minute read

1.2.6. Hoạt tính sinh học và công dụng của tinh dầu

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cảnh. Vì vậy, quá trình tổng hợp tinh dầu trong cây là kết quả của hiệu ứng “kiểu gen –môi trường”. Nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp tinh dầu trong cây từ lâu đã được thừa nhận là các sản phẩm của quá trình quang hợp và sự tổng hợp tinh dầu cũng chỉ xảy ra trong điều kiện được chiếu sáng. Song gần đây, người ta cũng đã chứng minh được rằng quá trình tổng hợp tinh dầu cũng có thể xảy ra cả trong điều kiện không có ánh sáng và trong trong trường hợp này rõ ràng nguyên liệu cho quá trình tổng hợp là các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp. Sự tổng hợp tinh dầu trong cây là một quá trình vô cùng phức tạp và đây cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần phải nghiên cứu tiếp tục trong thời gian tới. 1.2.6. Hoạt tính sinh học và công dụng của tinh dầu [8, 19, 20] Hoạt tính sinh học của tinh dầu bao gồm hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa, kháng sự nảy mầm của khoai tây đã được nghiên cứu rất nhiều trên các loại tinh dầu khác nhau. Tinh dầu được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Ví dụ: Tinh dầu Bạch đàn Chanh được sử dụng trong kỹ nghệ nước hoa. Menthol có trong tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis L., thuộc họ Hoa môi Lamiaceae) trong y học dùng làm thuốc giảm đau, chữa chứng đau nửa đầu, chữa cảm lạnh, nóng sốt, chống buồn nôn do say tàu xe. Kháng viêm, khử trùng mạnh. Thanh lọc không khí, khử mùi. Xua đuổi muỗi và côn trùng. Trong công nghiệp tinh dầu bạc hà dùng vào thành phần của các mỹ phẩm giúp da mịn màng, làm se lỗ chân lông. Tinh dầu hoa hồng làm mỹ phẩm phục hồi làn da bị lão hóa, giảm các nếp nhăn. Làm da trắng sáng hơn. Cung cấp độ ẩm cho làn da khô. Làm thuốc giảm cơn đau đầu, căng thẳng, giảm nhức mỏi cơ. Giúp ngủ ngon, ngủ sâu, tăng cường trí nhớ. Kháng viêm, khử trùng, khử mùi. Campho trong cây Long não hay Dã hương (Cinnamomum camphora), cây Đại bi (Blumea balsamifera) được dùng làm thuốc trợ tim, để điều trị bong gân, sưng và viêm. Các hợp chất tritecpen trong cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) làm thuốc tăng lực… Tinh dầu thường có tính gây giãn mạch, kháng khuẩn, thường được dùng trong điều trị cảm sốt, trị bệnh đường hô hấp. Ví dụ: Borneol trong cây Đại

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL bi (Blumea balsamifera) dùng làm thuốc cảm cúm, chữa cảm mạo, ho, sốt nóng làm ra mồ hôi dưới dạng thuốc xông. Tecpinhidrat (từ các nguồn như dầu nhựa Thông, oregano, Húng tây và Bạch đàn) dùng làm thuốc ho. Dược phẩm tecpin-codein chữa ho long đờm trong điều trị viêm phế quản cấp hay mãn tính. Lupeol có tính kháng khuẩn, chống viêm chống viêm khớp chủ yếu được tìm thấy trong cây ăn quả phổ biến như Ô liu, Xoài, Dâu tây, Nho… có tác dụng có lợi như một tác nhân điều trị và phòng ngừa cho một loạt các rối loạn. Hợp chất lupeol trong trái cây tìm thấy có tác dụng tiêu diệt các khối u ung thư ở đầu và cổ. Tinh dầu hồi có tác dụng chữa ho, viêm phế quản, giảm stress, giúp dễ tiêu. Tinh dầu Bạch đàn Chanh có tác dụng phòng chống viêm họng, giảm các triệu chứng về hô hấp, giảm viêm khớp, chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch. Một số thành phần trong tinh dầu có tác dụng đặc biệt như gây tê, giúp tiêu hóa, dẫn dụ côn trùng, kháng khuẩn, kháng ung thư, diệt ký sinh trùng, diệt nấm…Ví dụ: Tinh dầu quế có tác dụng bổ dưỡng, hồi sinh, diệt khuẩn, làm nóng, giảm đau, kích thích, chống nôn, giải độc cơ thể, được xem là một gia vị quý hiếm. Tinh dầu quế được dùng làm thuốc khử nấm, chống dị ứng, ung thư dạ dày, tiêu chẩy, chống oxi hóa, kháng lại H2O2 phá hủy tế bào. Phanesol trong cây Linh lang (Medicago Sativa L.) có tác dụng dẫn dụ con đực của vài loại côn trùng nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của cây. Linalool là một loại chất dẫn xuất có thể tìm thấy trong Cam, Quýt, Xoài, các loài thảo mộc khác như là Húng quế, Rau mùi, cây Bu lô hay hoa Oải hương. Ngửi chất linalool có thể mang đến những hiệu quả về mặt sinh lý hóa, từ đó có thể làm cho mức độ căng thẳng giảm xuống một cách đáng kể. Linalool còn dùng để diệt Bọ chét, Gián… Các hợp chất secquitecpen lacton trong tinh dầu chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu do tác dụng độc tế bào, kháng ung thư, kháng trùng, diệt côn trùng và diệt nấm của chúng. Đa số có vị đắng và có mùi khó chịu nên động vật ăn cỏ và sâu bọ không ưa thích. Artemisinin trong cây thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) đã được sử dụng để điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trĩ chống viêm và làm thuốc chống sốt rét.

Advertisement

This article is from: