3 minute read
3.2. Kết quả xác định tỷ lệ nước/nguyên liệu (v/w) thích hợp
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.2. Kết quả xác định tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu (v/w) thích hợp Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.2 (bảng PL 3.2) 0,3; a
0,39; b
Advertisement
0,6 0,52;c
0,5
Thể tích tinh dầu (ml) 0,2 0,3 0,4 0,4; b 0,37; d 0,34; e 0,1 0,0 2,0/1 3,0/1 4,0/1 5,0/1 6,0/1 7,0/1
Tỷ lệ nƣớc/lá Hình 3.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ nƣớc/lá Chanh đến thể tích tinh dầu thu đƣợc
(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa)
Thảo luận:
Dựa vào kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm được thể hiện trên hình 3.2. Ta thấy được sự chênh lệch về thể tích tinh dầu thu hồi được ở mỗi tỷ lệ nước ngâm khác nhau. Cụ thể tỷ lệ nước ngâm/nguyên liệu sử dụng ở tỷ lệ 2/1 thì thể tích tinh dầu thu được chỉ là 0,3 ml, khi tăng tỷ lệ nước/nguyên liệu là 3/1 thì lượng tinh dầu thu được tăng thêm 0,09 ml so với thể tích tinh dầu thu được ở tỷ lệ 2/1. Tiếp tục khảo sát với tỷ lệ nước/nguyên liệu ở tỷ lệ 4/1 thì thể tích tinh dầu thu được tiếp tục tăng, thể tích tinh dầu thu được là 0,52 ml. Như vậy việc tăng tỷ lệ nước ngâm để tiến hành chưng cất tách tinh dầu có hiệu quả.
Tuy nhiên khi tiếp tục tăng tỷ lệ nước ngâm lên tỷ lệ cao hơn thì lượng tinh dầu thu hồi không tăng mà lại giảm. Với tỷ lệ nước ngâm 5/1 thì lượng tinh dầu thu
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL được giảm xuống còn 0,4 ml, giảm 0,12 ml tinh dầu so với tỷ lệ nước/nguyên liệu 4/1. Khảo sát với tỷ lệ 6/1 thì lượng tinh dầu thu được là 0,37 ml và ở tỷ lệ nước ngâm 7/1 thì lượng tinh dầu thu được giảm còn 0,34 ml. Nguyên liệu lá Quất sử dụng lượng nước ngâm là 6/1 [7] trong khi nguyên liệu lá Chanh chỉ sử dụng lượng nước ngâm tối ưu là 4/1, cùng là nguyên liệu lá nhưng có sự khác nhau giữa tỷ lệ nước ngâm chiết. Sự khác biệt này có thể lý giải như sau: bản chất nguyên liệu khác nhau nên với mỗi thông số khảo sát đều có sự khác nhau trong kết quả thu được. Nguyên liệu lá Chanh có hàm ẩm cao hơn so với nguyên liệu lá Quất (hàm ẩm của lá Chanh 68%, hàm ẩm lá Quất 60,8% [7]) nên có thể lượng nước sử dụng trong quá trình chưng cất ít hơn đồng thời thành phần hóa học của mỗi loại nguyên liệu là khác nhau nên lượng tinh dầu thu được sẽ tối ưu ở các tỷ lệ khác nhau. Nước có tác dụng thẩm thấu vào các mô nguyên liệu, sau đó sẽ hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn các hợp chất hữu cơ trong tinh dầu. Nước thẩm thấu vào bên trong tế bào chứa tinh dầu làm cho chúng trương phồng lên và khi sức chịu của màng tế bào không đủ nó sẽ phá vỡ và giải phóng tinh dầu ra ngoài, tinh dầu sẽ bị lôi cuốn theo hơi nước trong quá trình chưng cất. Nếu sử dụng lượng nước quá ít thì không đủ để hòa tan lượng chất keo có trên màng tế bào, làm giảm tốc độ thẩm thấu của nước và khuếch tán của tinh dầu, không phá vỡ được hết các túi tinh dầu cũng như không đủ lượng nước cần thiết để lôi cuốn tinh dầu ra khỏi hỗn hợp. Do đó, lượng tinh dầu thu được sẽ ít. Nhưng nếu tỷ lệ nước sử dụng quá cao thì các cấu tử có tính phân cực trong tinh dầu sẽ hòa tan vào nước làm tổn thất lượng tinh dầu thu được. Dựa vào kết quả khảo sát ta chọn tỷ lệ nước/nguyên liệu 4/1 trong quy trình chưng cất tinh dầu lá Chanh.