3 minute read

3.9. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu

2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tinh dầu thuộc họ Citrus) chứng tỏ trong thành phần tinh dầu lá Chanh có chứa nhiều các hợp chất dễ bay hơi và sôi ở nhiệt độ thấp, khi chưng cất tinh dầu dễ bị thất thoát do các hợp chất này bay hơi và phân hủy thành các sản phẩm phụ, điều này giải thích tại sao tinh dầu lá Chanh thu được sau khi chưng cất ít và trong quy trình không sử dụng muối để chưng cất do nếu có muối thì nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ tăng cao, sự thất thoát các cấu tử tinh dầu sẽ nhiều hơn. 3.9. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu Thành phần hóa học của tinh dầu lá Chanh được xác định bằng phương pháp sắc kí khí, ghép phối phổ GC/MS. Kết quả phân tích mẫu tinh dầu được thể hiện trọng bảng 3.5. Phổ MS và công thức hóa học của một số cấu tử chính trong tinh dầu lá Chanh (phụ lục 7). Bảng 3.5. Kết quả phân tích GC/MS của tinh dầu lá Chanh STT Tên % 1 D-Limonene 18,98 β-Linalool 0,92 3 R-(+)-Citronellal 0,44 4 2-(4-methyl-3-cyclohexen-1-yl)-2-Propanol 0,16 5 Cis-Geraniol 16,18 6 Tran-Geraniol 18,64 7 β-Citral 13,97 8 α-Citral 26,72 9 Caryophyllene 3,99 100

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Từ kết quả phân tích thành phần tinh dầu lá Chanh bằng phương pháp sắc kí khí, ghép phối phổ GC/MS cho thấy: trong thành phần tinh dầu lá Chanh chứa 9 cấu tử và đều thuộc nhóm terpen và dẫn xuất của terpen, chiếm thành phần nhiều nhất là Citral sau đó tới Geraninol và Limonene, chiếm lượng ít hơn là một số cấu tử còn lại. Cụ thể:  D-Limonene, β-Linalool, R-(+)-Citronellal, Cis-Geraniol, α-Citral, β-Citral, Tran-Geraniol đều thuộc nhóm monoterpenoid: chứa một nhóm terpen trong cấu tạo của chúng tức n = 1 trong công thức (C10H16)n. Trong đó Cis-Geraniol, TranGeraniol, β-Linalool có bản chất là rượu và R-(+)-Citronellal, α-Citral, β-Citral là những chất có chứa oxi.  2-(4-methyl-3-cyclohexen-1-yl)-2-Propanol, Caryophyllene thuộc nhóm sesquiterpene trong đó 2-(4-methyl-3-cyclohexen-1-yl)-2-Propanol có bản chấtlà rượu. Như vậy trong thành phần hóa học của tinh dầu lá Chanh chứa các hợp chất terpen, là những hợp chất phân cực đồng thời chiếm một thành phần lớn có bản chất của rượu, những hợp chất này dễ tan trong nước, dễ bị bay hơi và thủy phân ở nhiệt độ cao, dễ tổn thất lượng tinh dầu trong quá trình chưng cất. Điều này giải thích tại sao trong quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu ta sử dụng lượng nước chưng cất với tỷ lệ 4/1 và không sử dụng muối đồng thời thời gian chưng cất ngắn (60 phút) và thể tích tinh dầu lá Chanh thu được sau khi tách mẫu đạt tối đa 0,52ml tinh dầu/100g mẫu. So với mẫu cùng áp dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu như lá Quất thể tích tinh dầu thu được là 0,71ml tinh dầu/100g [7], mẫu vỏ Quất thể tích tinh dầu thu được là 3,14 ml/100g mẫu [4], mẫu vỏ Bưởi Năm Roi thể tích tinh dầu thu được là 1,49ml tinh dầu/100g mẫu [6] thì thể tích tinh dầu của lá Chanh thu được trong quy trình chưng cất tối ưu không cao. Sự khác biệt này là do đặc điểm riêng của từng loại nguyên liệu: lượng và thành phần cấu tử tinh dầu trong các loại nguyên liệu khác nhau. Từ kết quả phân tích trên ta thấy cần phải tiến hành thử nghiệm chiết rút tinh dầu lá Chanh bằng nhiều phương pháp khác nhau và đánh giá hiệu suất thu được để

Advertisement

This article is from: