3 minute read
3.3. Kết quả xác định thời gian ngâm thích hợp
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.3. Kết quả xác định thời gian ngâm thích hợp Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.3 (bảng PL 3.3) 0,4; ab
0,43; c
Advertisement
0,6
0,52; d 0,5 0,47; e
Thể tích tinh dầu (ml) 0,2 0,3 0,4 0,41; b 0,39; a 0,1 0,0 0 1 2 3 4 5
Thời gian ngâm (h)
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của thời gian ngâm mẫu đến thể tích tinh dầu lá thu đƣợc (Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa)
Thảo luận:
Từ kết quả khảo sát ta thấy thời gian ngâm trong khoảng khảo sát có ảnh hưởng có ý nghĩa tới lượng tinh dầu thu được. Lượng tinh dầu thu được tăng theo thời gian ngâm tuy nhiên nếu thời gian ngâm tiếp tục tăng tới một thời điểm nhất định lại làm cho lượng tinh dầu giảm. Cụ thể khi không ngâm mẫu thì lượng tinh dầu thu được là 0,4 ml, tiến hành ngâm mẫu trong 1h trước khi tiến hành chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 0,43 ml như vậy lượng tinh dầu thu được sau khi tiến hành ngâm mẫu 1h tăng thêm 0,03 ml so với mẫu không ngâm. Khi tiến hành ngâm 2h thì lượng tinh dầu thu được tiếp tục tăng, lượng tinh dầu thu được là 0,52 ml. Nhưng nếu tăng thời gian ngâm lên 3h thì lượng tinh dầu thu được bắt đầu có xu
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hướng giảm, với thời gian ngâm 3h lượng tinh dầu thu được là 0,47 ml và khảo sát ở thời gian ngâm 5h thì lượng tinh dầu thu được giảm còn 0,39 ml. Nguyên liệu lá Chanh sử dụng thời gian ngâm tối ưu lá 2h trong khi nguyên liệu lá Quất và vỏ Quất sử dụng thời gian ngâm là 3h [4,7], nguyên liệu vỏ Bưởi Năm Roi có thời gian ngâm là 2,31h [6]. Như vậy lá Chanh có thời gian ngâm tối ưu ngắn hơn so với các nguyên liệu khác bởi bản chất nguyên liệu và thành phần các cấu tử tinh dầu trong mỗi loại khác nhau nên có sự khác nhau giữa các thông số khảo sát. Nước có tác dụng thẩm thấu vào tế bào và làm khuếch tán các cấu tử tinh dầu có trong tế bào ra ngoài môi trường, tạo điều kiện cho việc chưng cất tinh dầu dễ dàng hơn và tăng lượng tinh dầu thu hồi. Để thực hiện được chức năng đó thì cần có thời gian để nước thẩm thấu vào trong tế bào và phát huy tối đa tác dụng của nó. Do vậy nếu ta không ngâm mẫu thì lượng tinh dầu thu hồi được ít hơn so với mẫu có ngâm trong một thời gian nhất định. Tiến hành khảo sát ta thấy thời gian thích hợp để ngâm mẫu lá Chanh trước khi tiến hành chưng cất là 2h, nếu thời gian quá ngắn thì nước chưa phát huy được tác dụng của nó, ngược lại nếu quá thời gian tối ưu thì các cấu tử tinh dầu phân cực hòa tan trong nước dẫn tởi thất thoát lượng tinh dầu thu hồi, đồng thời nếu thời gian ngâm quá lâu thì các cấu tử tinh dầu dễ bị phân hủy bởi ánh sáng môi trường xung quanh tạo thành các cấu tử bay hơi cũng làm thất thoát tinh dầu (mẫu ngâm chứa trong bình cầu thủy tinh).