PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC DẠY HỌC ĐỊA LÍ
vectorstock.com/10212084
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LINH THÙY DUNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LINH THÙY DUNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành : LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN ĐỊA LÍ Mã số : 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VIẾT KHANH
THÁI NGUYÊN - 2020
LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả
Linh Thùy Dung XÁC NHẬN
XÁC NHẬN
CỦA KHOA CHUYÊN MÔN
CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Phƣơng Liên
PGS.TS Trần Viết Khanh
i
LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất, em xin kính gửi tới PGS.TS Trần Viết Khanh - ngƣời thầy đáng kính đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Địa lí, phòng Sau Đại học trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo trƣờng Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn tập thể Ban giám hiệu, giáo viên môn Địa lí của các THPT Dƣơng Tự Minh, THPT Định Hóa, THPT Phú Lƣơng cùng các em học sinh lớp 10 của 3 trƣờng THPT trên và các thầy cô giáo môn Địa lí ở các trƣờng THPT khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ, cộng tác trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm. Xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ, hỗ trợ để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả
Linh Thùy Dung
ii
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 4. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................3 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................7 6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................9 7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............................................................................................................10 1.1. Cơ sở lí luận của dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác ..............10 1.1.1 Các khái niệm cơ bản ..........................................................................................10 1.1.2. Phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí ..................................14 1.1.3. Các yêu cầu về đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí .........................16 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 - Trung học phổ thông ............................................................................................23 1.2.1. Mục tiêu, nội dung chƣơng trình sách giáo khoa Địa lí 10 (ban cơ bản) ..........23 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 10 ................................................................28 1.2.3. Thực trạng dạy học Địa lí 10 theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................29 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................34 Chƣơng 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH ................................................................................................35 2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ...............................................................................................................................35
iii
2.1.1. Đảm bảo sự công bằng trong học tập của học sinh ...........................................35 2.1.2. Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức, kĩ năng và năng lực ................35 2.1.3. Đảm bảo học sinh có sự hợp tác tích cực trong các hoạt động học ...................36 2.1.4. Đảm bảo học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn giáo viên.....................................................................................................35 2.2. Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh .......37 2.3. Vận dụng một số phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 ..............................................................39 2.3.1. Dạy học hợp tác .................................................................................................39 2.3.2. Dạy học theo trạm ..............................................................................................46 2.3.3. Dạy học theo dự án ............................................................................................51 2.3.4. Kĩ thuật khăn phủ bàn ........................................................................................53 2.3.5. Kĩ thuật mảnh ghép ............................................................................................58 2.3.6. Kĩ thuật sơ đồ tƣ duy ........................................................................................62 2.4. Đổi mới phƣơng thức kiểm tra đánh giá để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 .........................................................................................65 2.5. Thiết kế một số kế hoạch dạy học Địa lí 10 - THPT theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh......................................................................................68 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................68 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................69 3.1. Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm .......................................................................69 3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................69 3.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm ....................................................................69 3.2. Quy trình thực nghiệm ..........................................................................................69 3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................................69 3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................................71 3.2.3. Tổ chức thực nghiệm .........................................................................................71 3.3.1. Đánh giá định lƣợng ..........................................................................................72 3.3.2. Đánh giá định tính..............................................................................................79 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................87
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt
Viết đầy đủ
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
KTDH
Kĩ thuật dạy học
NXB
Nhà xuất bản
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TNSP
Thực nghiệm sƣ phạm
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp một số động từ mô tả mức độ cần đạt về năng lực của học sinh trong môn Địa lí ...........................................................................................................20 Bảng 1.2. Hệ thống kiến thức Địa lí 10 có tiềm năng để tổ chức dạy học ..................26 theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác ...............................................................26 Bảng 1.3. Kết quả thăm dò ý kiến về vai trò của dạy học ...........................................31 phát triển năng lực hợp tác...........................................................................................31 Bảng 1.4. Kết quả điều tra GV về mức độ sử dụng các PPDH, KTDH .....................32 trong dạy học Địa lí ở tỉnh Thái Nguyên .....................................................................32 Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác .............................................................66 Bảng 3.1. Danh sách trƣờng, lớp tham gia thực nghiệm sƣ phạm ..............................70 Bảng 3.2. Danh sách giáo viên tham gia thực nghiệm sƣ phạm ..................................71 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 1 .............................................................72 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 2 .............................................................73 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 3 .............................................................73 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 4 ............................................................74 Bảng 3.7. Điểm trung bình các bài kiểm tra của học sinh các nhóm .........................75 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học sinh nhóm thực nghiệm tự .......................................81 đánh giá năng lực hợp tác ............................................................................................81
v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1 - Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 theo định hƣớng ................................37 phát triển năng lực hợp tác...........................................................................................37 Hình 2.2 - Quy trình dạy học hợp tác ..........................................................................40 Hình 2.3 - Quy trình dạy học theo trạm .......................................................................49 Hình 2.4 - Quy trình thực hiện dạy học theo dự án .....................................................53 Hình 2.5 - Sơ đồ tƣ duy “Địa lí dân cƣ” ......................................................................63 Hình 3.1 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 của nhóm thực nghiệm ...........74 Hình 3.2 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 của nhóm đối chứng ...............75 Hình 3.3 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 4 của nhóm thực nghiệm ...........76 Hình 3.4 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 4 của nhóm đối chứng ...............76 Hình 3.5 - Phân loại kết quả bài kiểm tra số 2 theo các mức độ .................................77 Hình 3.6 - Phân loại kết quả bài kiểm tra số 3 theo các mức độ .................................77 Hình 3.7 - Phân loại kết quả bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm theo các mức độ ...78 Hình 3.8 - Phân loại kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng theo các mức độ .......78
iv
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin và viễn thông đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tƣ nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại những cơ hội phát triển vƣợt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia. Mặt khác những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để đảm bảo sự phát triển bền vững nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tƣơng lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trƣớc mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, giáo dục Việt Nam cũng đang có sự thay đổi mạnh mẽ để phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại và đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong thời kì mới. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, xác định mục tiêu đổi mới nhƣ sau: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”; Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT Thông tƣ ban hành Chƣơng trình giáo dục phổ thông. Giáo dục Việt Nam đang chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo thông
1
tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), các nhà nghiên cứu đã xác định 10 năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS gồm: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán; năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mĩ; năng lực thể chất. Trong đó, năng lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi, cơ bản nhất, cần hình thành và phát triển cho các em HS. Năng lực hợp tác đƣợc hiểu là năng lực tƣơng tác của cá nhân với cá nhân, của cá nhân với tập thể trong học tập và trong cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tƣơng trợ lẫn nhau cùng hƣớng tới một mục đích chung. Đây là năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại, khi chúng ta đang sống trong không gian rộng mở của quá trình hội nhập. Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp HS có đƣợc những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống. Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phƣơng pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, Địa lí là môn học có nhiều ƣu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho HS. Tuy nhiên việc phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí vẫn chƣa đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 – Trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Địa lí với mong muốn đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho HS, góp phần đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, đề tài đề xuất quy trình và cách thức tổ chức dạy học Địa lí 10 để phát triển năng lực hợp tác cho HS, qua đó góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chƣơng trình giáo dục hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để hoàn thành mục tiêu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
2
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực hợp tác trong dạy học Địa lí. - Chỉ ra các nguyên tắc tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS. - Đề xuất quy trình và cách thức tổ chức dạy học để phát triển năng lực hợp tác trong dạy học Địa lí 10 (ban cơ bản). - Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài học trong chƣơng trình Địa lí 10 (ban cơ bản) ở tỉnh Thái Nguyên. - Tiến hành thực nghiệm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc áp dụng quy trình và cách thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 - THPT ở tỉnh Thái Nguyên. - Đƣa ra kết luận và đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Địa lí 10 - THPT ở tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quy trình và cách thức tổ chức nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu quy trình và cách thức tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 (ban cơ bản). - Địa bàn khảo sát: Khảo sát thực trạng của dạy học Địa lí theo định hƣớng phát triển năng lực HS ở một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thực nghiệm sƣ phạm tại 3 trƣờng THPT (Định Hóa, Phú Lƣơng, Dƣơng Tự Minh) ở tỉnh Thái Nguyên với đối tƣợng là HS lớp 10. - Đề tài đƣợc thực hiện trong năm học 2019 - 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu Năng lực và phát triển năng lực từ lâu đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và rút ra một số thành tựu quan trọng. Từ những thành tựu đó, tôi đã vận dụng để giải quyết những vấn đề nghiên cứu luận văn của mình. *Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài: Dạy học hợp tác là ý tƣởng có từ rất lâu đời, đã đƣợc rất nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm và ngày nay sự quan tâm đó càng đƣợc chú trọng hơn bao giờ hết, nhằm hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho ngƣời học, để tạo ra một nguồn lực mới thích ứng với thời đại.
3
Đến thế kỷ XVII, Jan Amôt Komenxki tin rằng, HS sẽ học tốt từ việc dạy cho bạn bè và học từ bạn bè của mình… Từ thế kỷ XVIII, lý thuyết về học tập hợp tác đã đƣợc thực hiện khá phổ biến ở các nƣớc tƣ bản. Các nhà giáo dục tiên tiến đều đã nói đến lợi ích của việc học tập hợp tác, học sinh học với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra một môi trƣờng học tập thuận lợi. Hai nhà nghiên cứu Glasser (1969) và Colenam (1972) nhấn mạnh vai trò của hợp tác khi tuyên bố mục tiêu chính của nhà trƣờng là giáo dục HS trở thành những ngƣời biết hợp tác với ngƣời khác thông qua quan sát sự tƣơng tác và tranh đua với nhau trong các trƣờng học tại Mỹ. Raja Roy Singh (1994), “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của các nước vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương”, đã đề cập đến nhiều nội dung cho giáo dục thế kỷ XXI. Song vấn đề đƣợc đề cập nhiều hơn cả về giáo dục con ngƣời là hình thành cho học năng lực sáng tạo, có kỹ năng hợp tác chung sống với ngƣời khác, biết gắn bó con ngƣời với xã hội trong giới hạn toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu rộng. Theo ông một trong những PPDH đạt đƣợc mục tiêu trên là mô hình dạy học hợp tác, học tập từ bạn bè, từ cộng đồng, từ lao động và các hoạt động xã hội và sự hoàn thiện của hoạt động học là sự chia sẻ, ngƣời ta càng học thì lại càng khát khao đƣợc chia sẻ. Trong cuốn sách “Các phương pháp dạy học hiệu quả” của các tác giả Robert J.Marzano, Debra J. Pickering, Jane E.Pollock (2011) do Nguyễn Hồng Vân dịch, trên cơ sở nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lí thuyết tổng hợp với mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của HS, nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giáo viên đứng lớp. Nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc học của HS là các thầy cô giáo, trên cơ sở đó, mỗi PPDH đã chỉ ra cho GV những cách làm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả nhất. Các tác giả đã giới thiệu các PPDH hiệu quả nhƣ: nhận ra sự giống nhau và khác nhau, khích lệ và ghi nhận sự cố gắng, bài tập về nhà… trong đó, các tác giả dành riêng một chƣơng để giới thiệu phƣơng pháp học phối hợp tong tổ nhóm nhằm phát huy đƣợc năng lực hợp tác cho HS. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng ngƣời HS cần quan tâm đến việc ngƣời học học nhƣ thế nào chứ không phải chỉ quan tâm đến mỗi một việc là hằng ngày cần phải dạy cái gì; họ cần có một tầm nhìn lâu dài đối với việc lựa chọn, áp dụng những phƣơng pháp giảng dạy thích hợp và từng bƣớc thực hiện tầm nhìn lâu dài đó để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Trong cuốn “Quản lý lớp học hiệu quả”, Robert J.Marzano (2011) (ngƣời dịch Phạm Trần Long) cho rằng, trong ba vai trò của GV đứng lớp: lựa chọn
4
biên pháp giảng dạy, thiết kế chƣơng trình giảng dạy và áp dụng các biên pháp quản lý lớp học hiệu quả thì quản lý lợp học là nền tảng. GV phải tổ chức đƣợc các hoạt động để phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động giúp HS “tƣ duy qua từng bƣớc” để rèn kĩ năng xã hội và giải quyết vấn đề, trong đó nhấn mạnh phƣơng pháp học theo nhóm. *Các nghiên cứu trong nƣớc: - Những tài liệu giáo dục học, tâm lý học: Trong cuốn “Giáo dục học” tập 1 của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (Nxb GD, Hà Nội, 1987) và cuốn “Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại” nhà xuất bản giáo dục (1998) của Thái Duy Tuyên đã đề cập tới những vấn đề chung của lí luận dạy học hiện đại từ cơ sở triết học của giáo dục đến các đối tƣợng, mô hình của giáo dục… tác giả đã cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về lý luận dạy học hiện đại, đặc biệt là việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Tác giả Thái Duy Tuyên (2008) trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” đã đi sâu nghiên cứu dạy học hợp tác nhóm và xem đây là một trong những PPDH hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS. Ông đã chỉ rõ khái niệm, tầm quan trọng của dạy học hợp tác, những ƣu nhƣợc điểm của học tập hợp tác, những tính chất cơ bản của sự hợp tác trong học tập. Theo ông, kĩ năng học tập hợp tác là một loại kĩ năng quan trọng đối với con ngƣời bởi vì hầu hết các mối quan hệ của con ngƣời đều là hợp tác. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2015) trong “Tâm lý học đại cương” nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, cũng đã nói đến khái niệm “năng lực”, các mức độ của năng lực, phân loại của năng lực và mối quan hệ giữa năng lực với tƣ chất, thiên hƣớng và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Tác giả cũng thống nhất cho rằng “năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt”. Đặng Thành Hƣng (2002) trong cuốn “Dạy học hiện đại. Lý luận - biện pháp kỹ thuật”, trên cơ sở khái quát các công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đã đƣa ra khái niệm nhóm hợp tác so sánh với kiểu học tranh đua, chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng học tập hợp tác và các nguyên tắc đảm bảo cho dạy học hợp tác thành công. Nguyễn Hữu Châu (2011) trong cuốn “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học” đã đề cập đến dạy học hợp tác. Tác giả đã chỉ ra dạy học hợp tác là sử dụng nhóm nhỏ để HS làm việc cùng nhau nhằm phát huy tối đa kết quả học tập
5
của bản thân. Tác giả cũng cho rằng học tập hợp tác phức tạp hơn học cá nhân, các thành viên trong nhóm phải biết đƣa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giải quyết mẫu thuẩn và khẳng định rèn luyện kỹ năng học tập cá nhân, học tranh đua, học hợp tác trở thành mục tiêu kép trong dạy học. - Những tài liệu về lí luận dạy học bộ môn Địa lí: Các tác giả Nguyễn Dƣợc, Nguyễn Trọng Phúc đã viết cuốn “Lí luận dạy học địa lí” tổng hợp cô đọng những tri thức lí luận chung về PPDH môn Địa lí ở trƣờng phổ thông. Từ những tri thức lí luận nền tảng này sẽ soi sáng cho các giáo viên áp dụng tƣơng thích với PPDH của cá nhân mình. “Lí luận dạy học Địa lí” gồm chín chƣơng, đƣợc tổ chức theo hƣớng đi từ những nội dung mang tính khái quát tới các phƣơng pháp cụ thể; từ đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp tới hệ thống tri thức Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông, các hình thức tổ chức dạy học, các thiết bị cần thiết làm tăng hiệu quả dạy học, hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả của quá trình học tập chính xác nhất,… Các tác giả Lê Thông - Nguyễn Thị Minh Tuệ (chủ biên) trong cuốn “Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí trung học phổ thông” đã giới thiệu một số vấn đề lí thuyết về năng lực, phát triển năng lực, tiếp cận năng lực, phƣơng pháp tổ chức dạy học phát triển năng lực, kiểm tra đánh giá trong giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Cuốn sách dành thời lƣợng lớn giới thiệu quy trình tổ chức dạy học một số chủ đề trong từng môn học với mục đích minh hoạ, cụ thể hoá việc vận dụng tiếp cận phát triển năng lực HS trong lựa chọn, triển khai PPDH, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. - Một số công trình nghiên cứu của các học viên cao học về lĩnh vực phát triển năng lực hợp tác: Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh (2014) “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chủ đề Ứng dụng của đạo hàm” tại Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học hợp tác trong môn Toán. Đồng thời đề ra các biện pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS thông qua việc dạy học chủ đề “Ứng dụng của đạo hàm”. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Minh (2017) “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịc sử Việt Nam (1945 -1954) lớp 12 THPT” tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Đề tài đã tổng quan về nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lí luận của việc phát triển năng lực và hợp tác trong môn lịch sử, để
6
thấy đƣợc ý nghĩa của nó đối với việc học tập bộ môn. Đề tài xác định một số biện pháp có tác dụng nâng cao năng lực hợp tác cho HS, góp phần phát triển năng lực nhận thức, cùng nhau giải quyết các vấn đề để đạt đƣợc mục đích học tập. Nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Nhìn chung, trong các nghiên cứu khoa học các tác giả đã tổng kết những vấn đề lí luận chung về năng lực, từ đó đƣa ra hệ thống biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho HS. Đây chính là nguồn tài liệu quý báu định hƣớng cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học môn Địa lí ở trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Các yếu tố của quá trình dạy học nhƣ nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học, GV, HS và môi trƣờng giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu một yếu tố thay đổi thì quá trình dạy học cũng sẽ thay đổi theo. Đề tài vận dụng quan điểm hệ thống để xác định mục tiêu, quy trình, biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS lớp 10 trong của quá trình dạy học bộ môn Địa lí. 5.1.2. Quan điểm công nghệ dạy học Với tác động của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0 đã tác động rõ rệt tới quá trình dạy học. Ở đây, quan niệm công nghệ đƣợc hiểu là phƣơng tiện để giáo viên sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học, đồng thời quá trình dạy học giống nhƣ một công nghệ hoàn chỉnh: thầy thiết kế - trò thi công nhiệm vụ. Đề tài vận dụng quan điểm này để xây dựng quy trình, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực hợp tác cho HS. 5.1.3. Quan điểm dạy học tích cực Dạy học tích cực nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của HS. Quan điểm này là cơ sở định hƣớng giúp GV lựa chọn các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, khai thác các phƣơng tiện thiết yếu để HS chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học, từ đó HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo và năng lực nhất định. Đề tài vận dụng quan điểm này để xác định rõ vai trò, vị trí của GV và HS trong quá trình dạy học, từ đó sử dụng phƣơng pháp dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em, tạo hứng thú, đem lại không khí giờ học vui tƣơi, bổ ích, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học.
7
5.1.4. Quan điểm dạy học phát triển năng lực Với mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống hàng ngày, quan điểm dạy học phát triển năng lực trên cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực của HS. Đề tài vận dụng quan điểm này để GV và HS có thể tiếp cận với hƣớng dạy học phát triển năng lực. Qua đó, HS hình thành và phát triển các năng lực đặc biệt là năng lực hợp tác. 5.1.5. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là nguồn gốc, vừa là mục tiêu vừa là động lực, vừa là tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của quá trình nhận thức, nên việc dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực tự học cho HS là rất cần thiết. Vì rèn cho HS tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc học tập.Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và tiến hành thực nghiệp sƣ phạm với mong muốn là góp phần phát triển năng lực hợp tác cho HS. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng và phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Để có cơ sở lí luận, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài bản thân đã hệ thống, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu khoa học, các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các văn bản có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra: Đề tài sử dụng phƣơng pháp này trong việc điều tra về thực trạng giảng dạy theo định hƣớng phát triển năng lực, nhất là phát triển năng lực hợp tác của GV và hiểu biết về năng lực hợp tác của HS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phƣơng pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học của GV ở các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đƣa ra đƣợc PPDH phù hợp, tích cực để nâng cao năng lực hợp tác của HS. - Phƣơng pháp phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện với GV và HS của các trƣờng THPT trên Tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu về thực trạng, đƣa ra các biện pháp, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho HS.
8
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Qua thực hiện để thấy rõ đƣợc hiệu quả của dạy học phát triển năng lực hợp tác cho HS ở các trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên. - Phƣơng pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia, các đồng nghiệp, các nhà quản lý để xác định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu các văn bản, các tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bằng cách phân chia tài liệu từng phần, từng mặt theo không gian và thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Qua đó, có thể nhìn nhận đƣợc các quan điểm, chọn lọc thông tin, phân tích và tổng hợp các nội dung cần thể hiện. 5.2.4. Các phương pháp bổ trợ Sử dụng các công thức toán thống kê để phân tích định lƣợng và định tính các kết quả nghiên cứu để tạo ra kết quả nghiên cứu có tính chính xác, đảm bảo độ tin cậy. Từ những kết quả thu đƣợc, có thể thống kê, phân tích, chứng minh tính hiệu quả và khả thi khi sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 ở các trƣờng THPT trên tỉnh Thái Nguyên. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần kế thừa và làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn đổi mới giáo dục và phƣơng pháp giảng dạy, trong đó có dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS. - Đề xuất quy trình, cách thức tổ chức phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10. - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao đƣợc năng lực hợp tác cho HS, nâng cao chất lƣợng giáo dục bộ môn. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn cấu trúc gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 - Trung học phổ thông. - Chƣơng 2. Tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.
9
NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận của dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (Nghị quyết số 29/NQ-TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” và “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [31]. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, giáo dục Việt Nam cũng đang có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ theo hƣớng phát triển chƣơng trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực. Có thể nói, đây là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Năng lực Khái niệm năng lực Trong tiếng Việt, từ năng lực đƣợc sử dụng với nhiều nghĩa cụ thể, gắn với các lĩnh vực khác nhau, trong những tình huống và ngữ cảnh riêng biệt. Hơn nữa, năng lực lại rất gần nghĩa với một số từ khác nhƣ tiềm năng, khả năng, kĩ năng… do vậy, nếu chỉ nói chung chung thì sẽ rất phức tạp và khó xác định. Trong trong khuôn khổ tài liệu này tôi xin chỉ ra một số cách hiểu về khái niệm năng lực ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chín chắn một dạng hoạt động nào đó”. [24] Theo Từ điển tiếng Việt (tác giả Hoàng Phê chủ biên - Viện Ngôn ngữ học, NXB Bách Khoa, tái bản năm 2010) “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc
10
tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao”. [37] Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông của Indonesia đã xác định: “Năng lực là những kiến thức, kĩ năng và giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục có thể giúp một người trở nên có năng lực với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản”. (Puskur, 2002) [32] Theo OECD, “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. [32] Tiếp thu những quan niệm về năng lực của các nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc phát triển, Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [12]. Trong đề tài này, tác giả thống nhất hiểu khái niệm năng lực theo nhƣ phần giải thích thuật ngữ trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018. Nhƣ vậy, năng lực là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trƣờng học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Năng lực ở mỗi cá nhân HS có đƣợc là nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, rèn luyện và trải nghiệm. Phân loại năng lực Phân loại năng lực là một vấn đề rất phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào quan điểm và tiêu chí phân loại. Theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông của Việt Nam năm 2018 có 2 loại năng lực, đó là năng lực cốt lõi và năng khiếu. Năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Cũng theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018, năng lực cốt lõi bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù. - Năng lực chung là những năng lực đƣợc hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục nhƣ: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
11
- Năng lực đặc thù là năng lực đƣợc hình thành phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định nhƣ: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Năng khiếu là những năng lực đặc biệt về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống,… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi ngƣời. Năng lực đặt thù của địa lí Chƣơng trình môn Địa lí giúp HS hình thành và phát triển năng lực địa lí - một biểu hiện của năng lực khoa học. Các năng lực đặc thù của môn Địa lí đƣợc xác định bao gồm: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí (Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; Giải thích các hiện tƣợng và quá trình địa lí); - Năng lực tìm hiểu địa lí (Sử dụng các công cụ địa lí học; Tổ chức học tập học ở thực địa; Khai thác Internet phục vụ môn học); - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế; Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; vận dụng kiến thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn). 1.1.1.2. Năng lực hợp tác Khái niệm năng lực hợp tác Theo Từ điển Tiếng Việt, hợp tác là “chung sức, giúp đỡ qua lại với nhau” [37]. Hợp tác là sự kết hợp giữa hai hay nhiều ngƣời thành một nhóm, trong đó mỗi ngƣời đảm nhận một vai trò khác nhau và cùng phối hợp, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ chung. Hoạt động của từng cá nhân trong quá trình tham gia công việc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Theo nhà tâm lý học David và Roger Jonhson: Học tập hợp tác là một loại hình cụ thể của học tập tích cực là một phƣơng pháp giảng dạy chính thức trong đó HS làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để đạt đƣợc một mục tiêu học tập chung. Khi làm việc cùng nhau HS học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe ngƣời khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hƣớng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp HS ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội vẫn thành tích học tập.
12
Theo tác giả, năng lực hợp tác có thể hiểu là một dạng năng lực cá nhân, là khả năng tổ chức và quản lý nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả. Các thành tố của năng lực hợp tác: bao gồm kiến thức hợp tác, kĩ năng hợp tác và thái độ hợp tác. Kiến thức hợp tác: ngƣời có kiến thức hợp tác là ngƣời nêu đƣợc khái niệm, mục đích, ý nghĩa hợp tác; phân tích đƣợc quy trình hợp tác, các hình thức hợp tác; Trình bày đƣợc các cách tạo nhóm, kĩ thuật hoạt động nhóm, vai trò của từng vị trí trong nhóm… Kĩ năng hợp tác: ngƣời có năng lực hợp tác cần phải thực hiện đƣợc các kĩ năng thành phần nhƣ: kĩ năng tổ chức hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch hợp tác, kĩ năng tạo môi trƣờng hợp tác, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng diễn đạt ý kiến, kĩ năng lắng nghe và phản hồi, kĩ năng viết báo cáo, kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng đánh giá lẫn nhau. Đây là thành tố biểu hiện cao nhất của năng lực hợp tác. Thái độ hợp tác: - Tích cực hoạt động nhóm: các thành viên trong nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm và động viên nhau cùng tham gia. - Chung sức hoàn thành nhiệm vụ: các thành viên trong nhóm đồng tâm, hợp lực hoàn thành nhiệm vụ chung, có trách nhiệm với sự thành công của nhóm. - Chia sẻ giúp đỡ nhau: các thành viên trong nhóm tôn trọng, chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Yêu cầu cần đạt về năng lực hợp tác của học sinh THPT Theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018, yêu cầu cần đạt là kết quả mà HS cần đạt đƣợc về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục. Yêu cầu cần đạt về năng lực hợp tác của học sinh THPT bao gồm: - Xác định mục đích và phƣơng thức hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những ngƣời khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. - Xác định trách nhiệm hoạt động của bản thân: phân tích đƣợc các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.
13
- Xác định nhu cầu và khả năng của ngƣời hợp tác: qua theo dõi, đánh giá đƣợc khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phƣơng án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác. - Tổ chức và thực thuyết phục ngƣời khác: biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hòa hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. - Đánh giá hoạt động hợp tác: căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá đƣợc mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và của nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng ngƣời trong nhóm. 1.1.1.3. Phát triển năng lực hợp tác Theo từ điển Triết học: phát triển là một phạm trù dùng để khái quát hóa quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Theo từ điển Xã hội học: phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phƣơng hƣớng không thể đảo ngƣợc, đƣợc đặc trƣng bởi sự chuyển biến chất lƣợng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lƣu động, biến đổi. Từ việc nghiên cứu các khái niệm về phát triển, chúng tôi cho rằng: phát triển là một trƣờng hợp đặc biệt của sự vận động, biểu hiện chiều hƣớng đi lên của các đối tƣợng trong thực hiện khách quan và là quá trình chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn. Qua các phân tích về khái niệm “năng lực”, “hợp tác”, “năng lực hợp tác” và “phát triển” chúng tôi cho rằng: phát triển năng lực hợp tác cho HS đƣợc hiểu là làm cho HS biến đổi theo hƣớng tăng cƣờng, nâng cao cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ hợp tác giúp các em có khả năng thích ứng tốt hơn với cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của xã hội. 1.1.2. Phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí Một nguyên tắc trong giáo dục là luôn phải nhìn nhận HS theo quan điểm phát triển. Môn Địa lí góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung thông qua việc phối hợp các hoạt động giáo dục địa lí với các hoạt động trải nghiệm cũng nhƣ tích hợp. Môn Địa lí góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả đƣợc các thông tin địa lí cần
14
thiết; thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ địa lí kết hợp với ngôn ngữ thông thƣờng để trao đổi, trình bày đƣợc các nội dung, ý tƣởng, giải pháp địa lí trong sự tƣơng tác với ngƣời khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng ngƣời đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tƣởng địa lí. Đối với việc phát triển năng lực hợp tác ở HS, môn Địa lí cũng là môn học có nhiều ƣu thế. Trong môn Địa lí, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập, qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập diễn ra trong giờ học hoặc ngoài giờ học. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, HS thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh bản thân. Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của ngƣời HS trong bối cảnh mới. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về năng lực hợp tác của học sinh THPT, sự phát triển năng lực hợp tác của HS trong dạy học Địa lí đƣợc thể hiện ở các điểm sau đây: (i) Sự tiến bộ trong nhận thức (nhận biết đƣợc thế nào là hợp tác, vai trò của hợp tác trong học tập...), thái độ (thái độ tích cực, chủ động hợp tác), hành động của HS trong quá trình hợp tác thực hiện các nhiệm vụ học tập, góp phần nâng cao chất lƣợng học tập môn Địa lí. (ii) Sự thành thục trong việc vận dụng các kĩ năng hợp tác để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ học tập môn Địa lí. Trong các yếu tố cấu thành năng lực hợp tác thì kĩ năng hợp tác là yếu tố quan trọng nhất. Kĩ năng hợp tác là những hành động, kĩ thuật học tập đúng đắn, linh hoạt, hiệu quả trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm học tập hợp tác trong môi trƣờng nhóm nhằm thực hiện mục tiêu học tập. Để phát triển năng lực hợp tác ở HS, GV phải thƣờng xuyên giúp HS tiến hành luyện tập, giúp HS nhận thức sâu sắc kiến thức hợp tác, vận dụng thành thục các kĩ năng hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ học tập của bộ môn Địa lí. Sự tác động sƣ phạm này sẽ làm năng lực của HS thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Qua khảo sát bƣớc đầu chúng tôi thấy rằng HS ở cấp THPT hầu hết đã đƣợc hình thành năng lực hợp tác từ cấp học THCS, tuy nhiên năng lực của các em mới chỉ ở mức độ thấp, các em chƣa đƣợc thực hành rèn luyện nhiều để phát triển năng lực hợp tác ở mức cao hơn. Do vậy trong khuôn khổ của luận văn, các biện pháp sƣ phạm chúng tôi đề ra chủ yếu tập trung việc phát triển năng lực hợp tác cho HS trong các bài học trên lớp của môn Địa lí 10 ở trƣờng THPT.
15
1.1.3. Các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 1.1.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục phổ thông nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học đƣợc cái gì đến chỗ quan tâm HS làm đƣợc cái gì qua việc học. Để đảm bảo đƣợc điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của ngƣời học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã chỉ rõ: “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, năng lực”[31]. Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017 - 2018, nêu: “Tăng cường tập huấn, hướng dẫn GV về hình thức, phương pháp, KTDH tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học”. Chƣơng trình GDPT tổng thể đã đƣa ra định hƣớng về phƣơng pháp giáo dục nhƣ sau: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển”[12]. Nhƣ vậy, có thể thấy đổi mới PPDH chính là một trong những yêu cầu cấp thiết và là khâu then chốt để thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nƣớc ta.
16
Trƣớc những yêu cầu chung về đổi mới PPDH ở nhà trƣờng phổ thông, trong dạy học Địa lí, PPDH cũng cần phải thay đổi cho phù hợp và cần tuân thủ các yêu cầu bản sau: - Tích cực hóa hoạt động của HS; trong đó GV là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, khuyến khích, tạo môi trƣờng học tập thân thiện cho HS; HS học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, tập trung rèn luyện năng lực tự học. - Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chƣa biết chứ không phải chủ động tiếp thu những tri thức đƣợc sắp đặt sẵn. Đó là cách tốt nhất giúp HS có sự hiểu biết vững chắc, phát triển đƣợc vốn kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình, giúp hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù của bộ môn Địa lí. - Linh hoạt trong việc vận dụng các PPDH, KTDH tích cực với các phƣơng tiện dạy học đặc thù của bộ môn; cải tiến và sử dụng theo hƣớng phát huy tính tích cực các PPDH truyền thống. - Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhƣ học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp..., mỗi hình thức có chức năng riêng nhƣng cần liên kết chặt chẽ với nhau hƣớng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của ngƣời học. - Các phƣơng tiện, đồ dùng bộ môn là cần thiết để giúp HS khám phá, phát hiện và thể hiện các ý tƣởng địa lí một cách cụ thể, trực quan đồng thời cũng là một một trợ giúp tích cực cho GV nâng cao hiệu quả giảng dạy. Vì vậy cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với bộ môn Địa lí. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tƣợng HS, tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp, hiệu quả. - Việc triển khai dạy học môn Địa lí theo hƣớng hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho HS đòi hỏi GV phải xây dựng kế hoạch bài học theo hƣớng tăng cƣờng, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Nhƣ vậy, mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sƣ phạm của PPDH tích cực đƣợc sử dụng. Mỗi hoạt động học có thể sử dụng một KTDH tích cực nào đó để tổ chức nhƣng đều đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:
17
(i) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích đƣợc hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. (ii) Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị "bỏ quên". (iii) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và KTDH tích cực đƣợc sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sƣ phạm nảy sinh một cách hợp lí. (iv) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học đƣợc thông qua hoạt động. Thực tiễn cho thấy đã có nhiều sáng tạo trong việc tìm tòi các mô hình PPDH cụ thể hóa định hƣớng nói trên, tuy nhiên để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW thì GV cần phải thay đổi phong cách làm việc, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thiết kế bài giảng và xây dựng các chủ đề, dự án dạy học; sử dụng linh hoạt và hiệu quả các PPDH, đa dạng hóa các hình thức học tập. 1.1.3.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng của quá trình dạy học. Nó vừa tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy - học và quản lí giáo dục, vừa xác nhận sự tiến bộ của ngƣời học trong chuẩn đầu ra của chƣơng trình giáo dục. Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, yêu cầu đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi cử là kiểm tra, đánh giá theo hƣớng coi trọng phát triển năng lực HS. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả giáo dục phải hƣớng đến việc sau khi học, HS có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng đã đƣợc học trong nhà trƣờng và cuộc sống chứ không chỉ đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng rẽ. Để chứng minh ngƣời học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ đƣợc giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó, ngƣời học vừa vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã đƣợc học ở nhà trƣờng, vừa phải sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu đƣợc từ những trải
18
nghiệm bên ngoài nhà trƣờng. Vậy nên, đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ của ngƣời học trong một bối cảnh có ý nghĩa. Đối tƣợng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục trong môn Địa lí là nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chƣơng trình và sự tiến bộ của HS để hƣớng dẫn hoạt động học tập. Do đó khi thực hiện kiểm tra đánh giá HS, GV cần phải chú ý một số vấn đề sau: - Căn cứ để đánh giá kết quả giáo dục của HS là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đƣợc quy định trong chƣơng trình bộ môn Địa lí và chƣơng trình tổng thể. - Về nội dung đánh giá, bên cạnh đánh giá kiến thức, cần tăng cƣờng đánh giá các kĩ năng của HS nhƣ: làm việc với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, hệ thống hóa thông tin, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào trong những tình huống cụ thể. - Cần vận dụng kết hợp, linh hoạt các hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì), nhiều phƣơng pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập,...), kết hợp việc đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS. - Việc đánh giá quá trình (hay đánh giá thƣờng xuyên) do GV phụ trách môn học tổ chức kết hợp với đánh giá của GV các môn học khác, của bản thân HS đƣợc đánh giá, của các HS khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ HS. Việc đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của HS, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của HS. GV tiến hành một số việc nhƣ sau: + Theo dõi, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ HS vƣợt qua khó khăn. + Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của HS về những kết quả đã làm đƣợc hoặc chƣa làm đƣợc, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết... + Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS, quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt, tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của HS; từ đó động
19
viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ƣu điểm cá nhân, điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ. + Khuyến khích, hƣớng dẫn HS tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: HS tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với GV để đƣợc góp ý, hƣớng dẫn; HS tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hƣớng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. - Việc đánh giá định kì có mục đích chính là để đánh giá các mục tiêu học tập đã đạt đƣợc hay không. Kết quả đánh giá định kì đƣợc sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích cho ngƣời học. Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức dƣới hình thức các kì kiểm tra thƣờng đƣợc thực hiện vào cuối mỗi học kì và cuối năm học. Định hƣớng chung trong đánh giá kết quả học tập của HS là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS trong dạy học Địa lí đƣợc thực hiện qua các bài kiểm tra bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo các mức độ yêu cầu cần đạt ở ngƣời học. Dƣới đây là bảng tổng hợp mức độ cần đạt và một số từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của HS trong việc xây dựng ma trận, đề kiểm tra môn Địa lí. Bảng 1.1. Tổng hợp một số động từ mô tả mức độ cần đạt về năng lực của học sinh trong môn Địa lí Mức độ
Động từ mô tả mức độ - Nêu đƣợc (một số vai trò, đặc điểm); kể tên đƣợc (các sự vật, hiện tƣợng); phát biểu đƣợc (định nghĩa, thuật ngữ, khái niệm); liệt kê đƣợc (các dấu hiệu, đặc điểm); ghi lại; kể đƣợc; lặp lại
Biết
đƣợc; đƣa lại đƣợc dẫn chứng.
(Nhận biết và
- Quan sát đƣợc; nhận dạng đƣợc (cấu trúc trái đất, vỏ Trái Đất,
nhớ lại các
vỏ địa lí, một hoặc một số đối tƣợng địa lí trên thực địa, trên bản
thông tin đã
đồ, lƣợc đồ, hình vẽ, tranh ảnh); thống kê đƣợc (các đối tƣợng
đƣợc tiếp nhận
hoặc dấu hiệu của đối tƣợng địa lí); đọc đƣợc (các kí hiệu bản
trƣớc đó)
đồ, địa danh nƣớc ngoài). - Sƣu tầm đƣợc, thu thập đƣợc (các tƣ liệu địa lí cần thiết); trích dẫn đƣợc tài liệu; tìm đƣợc (vị trí địa lí của đối tƣợng trên thực địa, trên bản đồ); tìm đƣợc các thông tin (bài viết, hình ảnh bằng
20
các công cụ tìm kiếm, sử dụng từ khóa). - Mô tả đƣợc (một sự vật, hiện tƣợng); diễn đạt đƣợc (vai trò, đặc điểm, tình hình phát triển); trình bày đƣợc (thuận lợi, khó khăn, vai trò, tình hình phát triển, đặc điểm, ý nghĩa, biểu hiện, tác động của đối tƣợng địa lí); tóm tắt đƣợc (đặc trƣng của một quốc gia, một vùng); truyền đạt đƣợc (thông tin địa lý); xác định đƣợc (vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của một lãnh thổ trên bản đồ); nêu đƣợc các ví dụ hoặc biểu hiện về vai trò, đặc điểm, tình hình phát triển, mối liên hệ nhân quả, quy luật của sự vật, hiện tƣợng địa lí; vẽ biểu đồ đơn giản (không cần xử lý số liệu); giới thiệu đƣợc (một hoặc một số đối tƣợng địa lí). - Đƣa ra đƣợc các lí do, cơ sở, nhân tố tác động đến kết quả, phụ Hiểu
thuộc vào tình huống cụ thể; lựa chọn đƣợc hoặc bổ sung đƣợc,
(hiểu đƣợc ý
sắp xếp đƣợc những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn
nghĩa của thông
đề; phân tích đƣợc các đặc điểm nổi bật của đối tƣợng địa lí và
tin diễn đạt đƣợc các nhân tố tác động; chứng minh đƣợc (các đặc điểm, tình hình thông tin theo ý
phát triển, vai trò, tác động của đối tƣợng địa lí); giải thích đƣợc
hiểu của cá
(một số vấn đề thực tế, các nhận xét rút ra từ bản đồ, biểu đồ,
nhân)
bảng số liệu thống kê, các kết quả quan sát hoặc quan trắc từ môi trƣờng). - Khái quát hóa đƣợc (vai trò, đặc điểm, tình hình phát triển, phân bố); xác định đƣợc (vai trò, nguyên nhân, hệ quả); lựa chọn đƣợc (các đặc điểm, giải pháp) theo tiêu chí đã có; so sánh đƣợc; phân biệt đƣợc (các đối tƣợng địa lí); nhận xét đƣợc (đặc điểm, sự phân bố); phân loại đƣợc (các đối tƣợng địa lí) theo những cơ sở nhất định; khẳng định đƣợc (thế mạnh, hạn chế, tác động của các nhân tố tới phát triển kinh tế - xã hội); liên hệ đƣợc (thực tế địa phƣơng); phản biện đƣợc; bình luận đƣợc; dự báo đƣợc (về các vấn đề địa lí); xác định đƣợc (định hƣớng phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ).
Vận dụng
- Nhận xét đƣợc (đối tƣợng địa lí trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,
(Vận dụng thông sơ đồ); trình bày đƣợc (dựa vào atlat, bản đồ, lát cắt địa lí, số liệu tin đã biết vào
thống kê, tƣ liệu); xác định đƣợc (đặc điểm chủ yếu, quan trọng
21
một tình huống,
nhất của đối tƣợng trên cơ sở so sánh vai trò, ý nghĩa, giải pháp,
điều kiện mới
yếu tố, nhân tố); phát hiện đƣợc (những kết luận thiếu chính xác
hoặc để giải
thông tin thiếu cập nhật, liên hệ thực tế thiếu phù hợp trong quá
quyết vấn đề)
trình thảo luận, seminar); chỉnh sửa đƣợc; cập nhật đƣợc (các kiến thức thực tế); đọc đƣợc bản đồ, lƣợc đồ, sơ đồ, bảng số liệu; chỉ ra đƣợc (sự phân bố, mối liên hệ giữa các thành phần, yếu tố, thông số); khám phá đƣợc (cấu trúc, đặc trƣng của đối tƣợng địa lí, các mối liên hệ phổ biến, những biểu hiện cụ thể của quy luật địa lí); sƣu tầm đƣợc; khai thác đƣợc; chọn lọc đƣợc (các tƣ liệu địa lí từ Internet và các nguồn khác nhau). - Giải quyết đƣợc (những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, mối liên hệ phổ biến, quy luật đã biết); sử dụng đƣợc nhận thức địa lí (vào giải quyết một số vấn đề trong môi trƣờng sống, vào việc định hƣớng nghề nghiệp); lựa chọn đƣợc các biểu đồ thích hợp và biểu đồ thích hợp nhất (cần vẽ từ bảng số liệu đã cho); xử lý đƣợc (số liệu thống kê); phân tích đƣợc (tranh ảnh, số liệu thống kê, hiện tƣợng thực tế); sử dụng đƣợc hình vẽ, lƣợc đồ (để phân tích đƣợc các hiện tƣợng địa lí); sử dụng đƣợc các công cụ địa lí để khảo sát thu thập thông tin từ thực địa); sử dụng đƣợc bản đồ (trong học tập địa lí và trong đời sống). - Vẽ đƣợc (biểu đồ, lƣợc đồ); sơ đồ hóa đƣợc (một số hiện tƣợng, quá trình địa lí); mở rộng đƣợc; biến đổi đƣợc (các mô hình, sơ đồ đã có để phù hợp với nội dung thông tin mới); hệ thống hóa đƣợc (các tài liệu, tƣ liệu thu thập đƣợc); viết đƣợc (báo cáo địa lí); thuyết trình đƣợc một vấn đề trên PowerPoint (là kết quả làm việc cá nhân hay làm việc nhóm); khái quát hóa đƣợc (những vấn đề riêng lẻ ,cụ thể thành vấn đề tổng quát mới); đề xuất đƣợc (các giải pháp, biện pháp, định hƣớng); dự báo đƣợc (những thay đổi); lên kế hoạch (một chuyến tham quan học tập trong ngày dƣới sự chỉ dẫn của GV); thiết kế đƣợc một áp phích bảo vệ môi trƣờng.
(Nguồn: Chương trình GDPT môn Địa lí (Ban hành kèm theo thông tư 32/2028/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
22
Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của HS ở từng học kì và từng khối lớp, GV và nhà trƣờng xác định tỷ lệ các câu hỏi theo các mức độ yêu cầu trong bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tƣợng HS và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi ở mức độ yêu cầu thông hiểu và vận dụng. 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 – Trung học phổ thông 1.2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí 10 (ban cơ bản) Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Địa lí hiện hành đƣợc Bộ trƣởng bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006. Chƣơng trình Địa lí lớp 10 là một phần của chƣơng trình Địa lí THPT, một mặt có sự kế thừa, nâng cao các kiến thức địa lí đã có ở bậc THCS và mặt khác, là tiền đề cho việc trang bị kiến thức tiếp theo ở các lớp 11 và 12. 1.2.1.1. Mục tiêu chương trình Chƣơng trình môn Địa lí lớp 10 có một số mục tiêu cụ thể về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm nhƣ sau: - Về kiến thức, nắm vững các kiến thức phổ thông, cơ bản: + Trái đất với ý nghĩa là môi trƣờng sống của con ngƣời bao gồm các thành phần cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí. + Địa lí dân cƣ và một số khía cạnh văn hóa xã hội của dân cƣ. + Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con ngƣời trên Trái Đất. + Mối quan hệ giữa dân cƣ các hoạt động sản xuất với môi trƣờng và sự phát triển bền vững. - Về kỹ năng, củng cố và tiếp tục phát triển ở học sinh: + Kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật hiện tƣợng địa lí cũng nhƣ kỹ năng đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. + Kĩ năng thu thập, trình bày các thông tin địa lí. + Kĩ năng vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, sự việc, hiện tƣợng địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với học sinh trên cơ sở tƣ duy kinh tế, tƣ duy sinh thái, tƣ duy phê phán. - Về thái độ, tình cảm, góp phần làm cho học sinh: + Có tình yêu thiên nhiên, con ngƣời cũng nhƣ có ý thức và hành động thiết thực bảo vệ môi trƣờng xung quanh. + Có ý thức quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến địa lí học ở trong và ngoài nƣớc.
23
+ Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của đất nƣớc. 1.2.1.2. Nội dung chương trình Nội dung chƣơng trình Địa lí 10 bao gồm hai phần: phần Địa lí tự nhiên đại cƣơng và phần Địa lí kinh tế - xã hội đại cƣơng. Phần Địa lí tự nhiên đại cƣơng - Về mặt lý thuyết, phần này tập trung vào các nội dung: + Bản đồ: Chƣơng trình này làm nổi bật các phép chiếu hình bản đồ cơ bản cũng nhƣ một số phƣơng pháp biểu hiện các đối tƣợng địa lí trên bản đồ, sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. + Vũ trụ. Các vận động chính của Trái Đất trong vũ trụ và các hệ quả của chúng: các nội dung chính đƣợc đƣa vào là vũ trụ và vị trí của Hệ Mặt trời trong vũ trụ, hệ quả các chuyển động của Trái Đất. + Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển: cấu trúc của Trái Đất; thuyết kiến tạo mảng; tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. + Khí quyển: khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất ; sự phân bố khí áp và một số loại gió chính; hơi nƣớc, sự ngƣng đọng hơi nƣớc trong khí quyển; các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng mƣa; sự phân bố mƣa trên Trái Đất. + Thủy quyển: tuần hoàn của nƣớc trên Trái Đất; một số nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông; một số sông lớn trên Trái Đất; sóng, thủy triều và dòng biển. + Thổ nhƣỡng và sinh quyển: chỉ tập trung vào hai nội dung là khái niệm và các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng; các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất. + Một một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí: giới thiệu khái quát về lớp vỏ địa lý; quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. - Về mặt thực hành, các nội dung đều tập trung vào việc làm rõ hơn lý thuyết và rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích bản đồ thành phần tự nhiên cũng nhƣ vẽ và phân tích biểu đồ liên quan đến các hiện tƣợng tự nhiên. Phần Địa lí kinh tế - xã hội đại cƣơng - Về mặt lý thuyết, phần này bao gồm 6 nội dung: + Địa lí dân cƣ: các nội dung cơ bản về địa lý dân cƣ bao gồm dân số và sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ các loại hình quần cƣ và đô thị hóa.
24
+ Cơ cấu nền kinh tế: các nội dung chính đƣợc đƣa vào chƣơng trình là các nguồn lực để phát triển kinh tế, cơ cấu nền kinh tế thế (theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ). + Địa lí nông nghiệp: các nội dung chủ yếu bao gồm vai trò và đặc điểm; các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, địa lí ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và một số hình thức tổ chức lãnh thổ chủ yếu của ngành kinh tế quan trọng này. + Địa lí công nghiệp: các nội dung cốt lõi đƣợc đƣa vào chƣơng trình gồm có vai trò và đặc điểm, các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển và phân bố công nghiệp, một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. + Địa lí dịch vụ: các nội dung cơ bản bao gồm vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển và phân bố dịch vụ, địa lí một số ngành cụ thể (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thƣơng mại). + Môi trƣờng và sự phát triển bền vững: gồm hai nội dung cơ bản là môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng và sự phát triển bền vững. - Về mặt thực hành, nội dung chƣơng trình nhằm vào việc rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê, xây dựng biểu đồ trên cơ sở số liệu cho trƣớc cũng nhƣ đọc và phân tích bản đồ dân cƣ, bản đồ kinh tế - xã hội. Nhìn chung, chƣơng trình Địa lí 10 có nhiều nội dung kiến thức thuận lợi để GV thiết kế các hoạt động học nhằm tăng cƣờng và phát triển năng lực hợp tác ở HS. Thời lƣợng thực hiện chƣơng trình Địa lí 10 hiện hành trung bình là 1,5 tiết/tuần (tƣơng đƣơng khoảng 52 tiết/ năm học), đây cũng là cơ hội để GV nghiên cứu, thiết kế và vận dụng nhiều hình thức dạy học và PPDH, KTDH tích cực nhằm phát triển các năng lực đặc thù của môn Địa lí cũng nhƣ những năng lực chung, nhất là năng lực hợp tác. Trong Chƣơng trình tổng thể sau năm 2018, mục tiêu và nội dung chƣơng trình môn Địa lí 10 có một số điểm mới, nhƣ: - Về mục tiêu: Chƣơng trình môn Địa lí góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã đƣợc hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trƣờng tự nhiên, xã hội; khả năng định hƣớng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc.
25
Chƣơng trình môn Địa lí nhấn mạnh đến việc giúp HS hình thành và phát triển năng lực đặc thù của Địa lí nhƣ: Năng lực nhận thức khoa học địa lí; Năng lực tìm hiểu địa lí; Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. - Về nội dung: gồm 2 phần. Phần kiến thức cốt lõi có thời lƣợng là 70 tiết/năm học, gồm: Một số vấn đề chung (Môn Địa lí với định hƣớng nghề nghiệp cho HS và sử dụng bản đồ), Địa lí đại cƣơng (Địa lí tự nhiên đại cƣơng và Địa lí kinh tế - xã hội đại cƣơng). Các chuyên đề học tập, có thời lƣợng là 35 tiết/ tuần, gồm 3 chuyên đề: Biến đổi khí hậu, Đô thị hóa và Phƣơng pháp viết báo cáo địa lí. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 có rất nhiều cơ hội để áp dụng vào thực tiễn dạy học, nhằm mục tiêu đáp ứng đƣợc yêu cầu về đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Quan tìm hiểu, nghiên cứu nội dung, chƣơng trình SGK Địa lí 10 (ban cơ bản), tôi đã tổng hợp đƣợc các nội dung kiến thức Địa lí có nhiều tiềm năng để tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS. Bảng 1.2. Hệ thống kiến thức Địa lí 10 có tiềm năng để tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác Tên bài
Địa chỉ kiến thức
Nội dung phát triển năng lực hợp tác cho HS
Bài 7. Cấu trúc của Trái Mục I. Cấu trúc của Trái Hợp tác cặp đôi, chia sẻ Đất.
Thạch
quyển. Đất
thông tin địa lí.
Thuyết cấu tạo mảng Bài 8. Tác động của nội Mục II.2. Vận động theo Hợp tác cặp đôi, chia sẻ lực đến địa hình bề mặt phƣơng nằm ngang
thông tin địa lí.
Trái Đất Bài 12. Sự phân bố khí Mục II.1. Gió Tây ôn đới Hợp tác cặp đôi, chia sẻ áp. Một số loại gió chính và II.2. Gió Mậu dịch
thông tin địa lí.
Mục II.3. Gió mùa Bài 13. Ngƣng đọng hơi Mục II. Những nhân tố Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ nƣớc trong khí quyển. ảnh hƣởng đến lƣợng mƣa năng làm việc nhóm. Mƣa Bài 17. Thổ nhƣỡng Mục II. Các nhân tố hình Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ quyển. Các nhân tố hình thành đất
năng làm việc nhóm.
thành thổ nhƣỡng
26
Bài 18. Sinh quyển. Các Mục II. Các nhân tố ảnh Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ nhân tố ảnh hƣởng tới sự hƣởng tới sự phát triển và năng làm việc nhóm. phát triển và phân bố phân bố sinh vật của sinh vật Bài 20. Lớp vỏ Địa lí. Mục II.2. Biểu hiện của Hợp tác cặp đôi, chia sẻ Quy luật thống nhất và quy luật
thông tin địa lí.
hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí Bài 22. Dân số và sự gia Mục I.1.d. Ảnh hƣởng của Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ tăng dân số
tình hình gia tăng dân số năng làm việc nhóm. đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Bài 23. Cơ cấu dân số
Mục I.2. Cơ cấu dân số Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
theo tuổi
Bài 27. Vai trò, đặc Mục II. Các nhân tố ảnh Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ điểm, các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và năng làm việc nhóm hƣởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức
lãnh
thổ
nông
nghiệp Bài 28. Địa lí ngành Toàn bài
Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ
trồng trọt
năng làm việc nhóm
Bài 31. Vai trò và đặc Mục II. Các nhân tố ảnh Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ điểm của công nghiệp. hƣởng tới sự phát triển và năng làm việc nhóm Các nhân tố ảnh hƣởng phân bố công nghiệp tới phát triển và phân bố công nghiệp Bài 32. Địa
lí ngành Toàn bài
Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ
công nghiệp
năng làm việc nhóm
Bài 35. Vai trò, các nhân Mục II. Các nhân tố ảnh Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ tố ảnh hƣởng và đặc hƣởng tới sự phát triển và năng làm việc nhóm điểm phân bố các ngành phân bố ngành dịch vụ
27
dịch vụ Bài 36. Vai trò, đặc Mục II. Các nhân tố ảnh Hợp tác cặp đôi, chia sẻ điểm và các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và thông tin địa lí. hƣởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ phân bố ngành giao vận tải
năng làm việc nhóm.
thông vận tải Bài 37. Địa lí các ngành Toàn bài
Hợp tác cặp đôi, chia sẻ
giao thông vận tải
thông tin địa lí. Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
Bài 40. Địa lí ngành Mục II.2. Cán cân xuất Hợp tác cặp đôi, chia sẻ thƣơng mại
nhập khẩu và cơ cấu xuất thông tin địa lí. nhập khẩu Mục III. Đặc điểm của thị Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ trƣờng thế giới
năng làm việc nhóm.
Bài 42. Môi trƣờng và Mục II,III. Vấn đề môi Hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ sự phát triển bền vững
trƣờng và phát triển ở các năng làm việc nhóm. nƣớc phát triển và đang phát triển (Nguồn: Tác giả thống kê trong Sách giáo khoa Địa lí 10)
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh lớp 10 HS lớp 10 có độ tuổi khoảng 15 - 16, đây là độ tuổi đầu thanh niên. Ở độ tuổi này HS đã đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt cơ thể, sự phát triển thể chất đã bƣớc vào thời kì phát triển bình thƣờng, hài hòa, cân đối. Chính điều này đã giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, nhất là giao tiếp với bạn đồng trang lứa và với ngƣời trƣởng thành hơn. Cảm giác và tri giác ở HS lớp 10 đã đạt tới mức độ trƣởng thành. Quá trình quan sát gắn liền với tƣ duy và ngôn ngữ, khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển. Tri giác có chủ định, quan sát có tính mục đích cao, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn. Tuy nhiên, sự quan sát của các em thƣờng phân tán, chƣa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, khi quan sát một đối tƣợng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đƣa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.
28
Trí nhớ của HS lớp 10 cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. HS biết cách sắp xếp tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Hoạt động tƣ duy của HS lớp 10 cũng đƣợc phát triển mạnh. Các em có khả năng tƣ duy lí luận, tƣ duy trừu tƣợng độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa phát triển cao giúp các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp. Với những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi nhƣ trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS lớp 10 tiếp tục phát triển những năng lực và phẩm chất đã đƣợc hình thành từ cấp THCS. Đặc biệt thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt, các hứng thú và khuynh hƣớng học tập của các em đã trở nên xác định và đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Vì vậy để tạo hứng thú học tập với môn Địa lí, GV cần phải nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của HS, cần phải tổ chức các hoạt động học phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn và tránh những giờ học truyền thống theo kiểu đọc - chép, GV cần tạo ra các tình huống tăng sự tƣơng tác giữa HS với HS, giữa GV với HS để tạo hứng thú học tập đồng thời phát triển các năng lực hợp tác và giao tiếp ở các em. Tuy nhiên, do đặc thù vùng miền, HS ở tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là các huyện phía bắc đa phần là con em dân tộc, có điều kiện kinh tế còn khó khăn, bản thân còn e dè, nhút nhát trong giao tiếp xã hội cũng nhƣ chƣa thực sự tích cực trong học tập, trình độ nhận thức giữa HS trong cùng một lớp không đồng đều. Đây chính là những khó khăn, thách thức ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục. Vì vậy, ngƣời GV nói chung và GV môn Địa lí nói riêng càng cần phải nỗ lực, cải tiến PPDH, hình thức dạy học để tạo sự hấp dẫn, khuyến khích đƣợc HS tích cực học tập, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới của ngành và của cả xã hội. 1.2.3. Thực trạng dạy học Địa lí 10 theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh đƣợc tái lập năm 1997, gồm 2 thành phố (phố thành Thái Nguyên và thành phố Sông Công), 1 thị xã (thị xã Phổ Yên) và 6 huyện (Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lƣơng, Võ Nhai). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3562,82 km2, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên đƣợc xác định là một trong những trung tâm
29
chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng Trung du miền núi phía bắc nói chung. Kết quả Tổng điều tra dân số thời điểm 1/4/2019: tổng số dân của tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 ngƣời. Thái Nguyên là tỉnh đông dân thứ 27 toàn quốc và đứng thứ 3 trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mật độ dân số trung bình là 361 ngƣời/km2, tỉ lệ dân thành thị còn thấp, chiếm 31,9% số dân của toàn tỉnh. Nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa. Năm 2019, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 58%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 10,3%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 31,7%; tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 83,5 triệu đồng/ngƣời/năm. Sự phát triển về kinh tế và chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao đã tạo điều kiện cho công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh. Mạng lƣới trƣờng lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đƣợc phát triển. Công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo, tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2019 toàn tỉnh có 560/680 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó khối THPT có 20/33 trƣờng đạt tỷ lệ 60,61%. Qua khảo sát GV và HS ở các trƣờng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng (THPT Phú Lƣơng, THPT Yên Ninh), huyện Định Hóa (THPT Định Hóa), huyện Phú Bình (THPT Lƣơng Phú), huyện Đồng Hỷ (THPT Trại Cau), huyện Đại Từ (THPT Nguyễn Huệ), Thành phố Thái Nguyên (THPT Dƣơng Tự Minh, THPT Giang Thép, THPT Ngô Quyền) về thực trạng dạy và học Địa lí 10 theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS tôi nhận thấy một số vấn đề nổi bật nhƣ sau: Về qui mô và cơ sở vật chất của lớp học: Số lƣợng HS trung bình ở mỗi lớp học dao động từ 40 đến 45 em, các lớp học đều có đủ điều kiện về bàn ghế, bảng, ánh sáng…đảm bảo cho hoạt động giảng dạy. Nhiều nhà trƣờng còn trang bị máy chiếu, loa vi tính,… trong các phòng học điều này tạo điều kiện thuận lợi cho GV ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, tạo điều kiện cho HS phát triển các kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập. Tuy nhiên, do sĩ số trung bình ở mỗi lớp học còn khá đông nên gây khó khăn cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động học, áp dụng các PPDH và KTDH tích cực theo hình thức nhóm, GV chƣa thể quan tâm đến tất cả HS trong lớp học, chƣa thể chú ý giám sát và giúp từng cá nhân hình thành và phát triển các năng lực theo yêu cầu. Về phía giáo viên:
30
- Tổng số GV tham gia khảo sát là 30 GV. Tất cả các GV Địa lí ở các trƣờng THPT đều đạt chuẩn về chuyên môn, có nhiều GV có trình độ trên chuẩn, có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề và sẵn sàng đổi mới phong cách làm việc để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. - Nhận thức của GV Địa lí về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực: Tất cả các GV đƣợc điều tra đều quan tâm đến vấn đề dạy học theo hƣớng phát triển năng lực và cho rằng đây là một xu thế tất yếu trong đổi mới giáo dục ở nƣớc ta. GV đƣợc tiếp cận với dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực chủ yếu là qua tập huấn của Sở GD&ĐT Thái Nguyên, tự tìm hiểu trên Internet và trao đổi với đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi về quy trình tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ở HS thì nhiều GV vẫn còn chƣa hiểu rõ, do đó còn lúng túng trong việc thực hiện và hiệu quả dạy học chƣa cao. - Thực trạng dạy học Địa lí 10 để phát triển năng lực hợp tác cho HS: + Đa phần GV đều hiểu đúng về năng lực hợp tác, biểu hiện của năng lực hợp tác ở học sinh THPT và đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS. Bảng 1.3. Kết quả thăm dò ý kiến của GV về vai trò của dạy học phát triển năng lực hợp tác Stt
Vai trò của dạy học phát triển năng lực hợp tác
1
Rất tốt
HS nắm vững, hiểu sâu, mở rộng vốn kiến thức của mình.
2
HS tự tin, biết lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ ngƣời khác.
3
Tạo môi trƣờng học tập thân thiện, đoàn kết, bình đẳng.
4
Giúp HS tiếp cận với phƣơng pháp khám phá, tìm tòi khoa học.
6.
Bình thƣờng Chƣa tốt
86,7
13,3
0
90,0
10,0
0
93,3
7,7
0
93,3
7,7
0
83,3
13,3
3,4
86,7
10,0
3,4
Tạo sức mạnh tập thể trong việc giải quyết các vấn đề học tập của HS.
5.
Mức độ (đơn vị: %)
Phát huy tính tích cực chủ động của ngƣời học.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu điều tra giáo viên)
31
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy thì chỉ có 11/30 (chiếm 36,7%) GV thƣờng xuyên vận dụng dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác, còn lại 22/30 (chiếm 63,3% ) GV cho biết là thỉnh thoảng mới áp dụng. + Tác giả tập chung điều tra về các hình thức dạy học, PPDH, KTDH mà GV sử dụng trong các bài trên lớp, kết quả nhƣ sau: Hiện nay, hình thức dạy học chủ yếu của giáo viên Địa lí là dạy học trên lớp (100%). Trong các tiết dạy Địa lí, khi tổ chức các hoạt động học cho HS, GV vận dụng phối hợp các hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp. Tuy nhiên, 2 hình thức đƣợc sử dụng nhiều nhất vẫn là hình thức cá nhân và cặp đôi. Bảng 1.4. Kết quả điều tra GV về mức độ sử dụng các PPDH, KTDH trong dạy học Địa lí ở tỉnh Thái Nguyên Stt
Tên PPDH, KTDH
Mức độ (Đơn vị: %) Thƣờng xuyên
Không thƣờng
Không sử
xuyên
dụng
Phƣơng pháp dạy học 1
PP thuyết trình
56,7
43,3
0
2
PP đàm thoại
70,0
30,0
0
3
PPDH hợp tác
53,3
46,7
0
4
PPDH theo trạm
13,3
23,3
63,4
5
PPDH theo dự án
10,0
23,3
66,7
6
PP đóng vai
13,3
26,7
60,0
Kĩ thuật dạy học 1
Đặt câu hỏi
93,3
6,7
0
2
Chia nhóm
53,3
46,7
0
3
Khăn trải bàn
6,7
16,7
76,6
4
Các mảnh ghép
10,0
16,7
73,3
5
Sơ đồ tƣ tuy
16,7
36,6
46,7
6
Ủng hộ, phản đối
0
13,3
86,7
7
Phòng tranh
0
10,0
90,0
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu điều tra giáo viên) GV sử dụng các PPDH và KTDH tích cực còn chiếm tỉ lệ chƣa cao một trong những lí do đƣa ra là thời gian 1 tiết học ngắn (45 phút), sĩ số lớp còn khá
32
đông, HS chƣa mạnh dạn thể hiện ý kiến cá nhân, GV chƣa hiểu rõ và chƣa thành thạo trong việc vận dụng các PPDH, KTDH tích cực. Về phía học sinh: Qua thăm dò ý kiến, môn Địa lí đƣợc chọn là môn học đƣợc nhiều em yêu thích bởi môn Địa lí rất thực tế, dễ học, dễ hiểu, hoạt động học trong tiết Địa lí thƣờng đa dạng hơn các môn học khác. Qua phiếu khảo sát và qua trình trực tiếp phỏng vấn HS về hiểu biết của HS về năng lực hợp tác, tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau: - Tất cả HS đều nhận thức năng lực hợp tác có vai trò quan trọng trong học tập và đời sống. Tuy nhiên, rất nhiều HS hiểu năng lực hợp tác đơn thuần chỉ là “ khả năng tương tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể trong học tập và cuộc sống”, nhiều HS còn hiểu năng lực hợp tác chính là “ kĩ năng hợp tác”. - Điều tra về mức độ tham gia của HS trong các hoạt động hợp tác cho thấy: HS chƣa thật sự hiểu rõ về vai trò, nhiệm vụ của cá nhân khi tham gia các hình thức học tập theo nhóm, chƣa mạnh dạn, tích cực, chủ động trong các hoạt động nhóm hay nói cách khác kĩ năng làm việc theo nhóm còn kém. Thông qua việc quan sát sƣ phạm còn thấy có nhiều HS có thái độ ỷ lại vào các bạn khác trong nhóm, không hoàn thành phần việc đƣợc giao. - Khi hỏi về PPDH của GV Địa lí, đa phần HS đều cảm thấy thầy cô khá linh hoạt trong tổ chức các tiết học trên lớp, tạo đƣợc hứng thú học tập. Tuy nhiên đa số các HS cho rằng kiến thức bài học Địa lí khá dài, Địa lí 10 học về các kiến thức đại cƣơng khá trừu tƣợng nên giờ học cẩm thấy vẫn nặng về kiến thức, các hoạt động hợp tác tuy có đƣợc thực hiện nhƣng chƣa thực sự hiệu quả, chỉ những bạn HS khá - giỏi là thƣờng xuyên đại diện phát biểu.
33
Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng này đã nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm những nội dung sau: Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu và dạy học hợp tác ở trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó thấy rằng dạy học hợp tác là xu thế giáo dục không còn mới ở trên thế giới nhƣng lại là xu thế mới ở Việt Nam; Nghiên cứu về dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực, trong đó đặc biệt tìm hiểu về năng lực hợp tác và dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác; Nghiên cứu về nội dung, chƣơng trình, SGK Địa Lí 10, các yêu cầu về đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS trong dạy học Địa lí; Khảo sát thực trạng dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 - THPT ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó nắm đƣợc tình hình thực tế để làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài. Trên cơ sở tổng quan lí luận và thực tiễn cho thấy việc phát triển năng lực hợp tác cho HS là rất cần thiết, đặc biệt là đối với HS lớp 10 - HS đầu cấp. Quá trình hình thành và phát triển năng lực ở HS là quá trình lâu dài do đó GV cần phải thƣờng xuyên, liên tục bồi dƣỡng và phát triển năng lực cho HS thông qua các bài học. Môn Địa lí là một bộ môn có nhiều cơ hội để phát triển các năng lực cho HS, nhất năng lực hợp tác. Chúng tôi đều nhận thấy, để phát triển năng lực hợp tác cho HS thì trong quá trình dạy học cần phải chọn ra PPDH, KTDH, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung, từng bài học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cũng điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Qua đây chúng tôi rút ra đƣợc một số vấn đề về phƣơng pháp luận có tính chất định hƣớng để đề xuất những biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 - THPT ở tỉnh Thái Nguyên.
34
Chƣơng 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH 2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh 2.1.1. Đảm bảo sự công bằng trong học tập của học sinh Tất cả các HS đều sẽ tiến bộ nếu các em đƣợc dạy theo cách thích hợp, với mức độ thích hợp để đạt đƣợc điều này thì trong quá trình dạy học cần phải đảm bảo yếu tố công bằng. Công bằng không có nghĩa là tất cả các HS đều học và làm những điều giống nhƣ nhau. Công bằng có nghĩa là cung cấp cho mỗi học sinh những gì họ cần để đạt đƣợc cùng một mục tiêu cuối cùng. HS đƣợc dạy và hỗ trợ dựa trên điểm mạnh và điểm yếu riêng, mỗi cá nhân đều có thể quyết định học những gì, theo cách nào phù hợp với đặc trƣng về tâm, sinh lí, điều kiện sống của mình dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Đây là một nguyên tắc chính của giáo dục dựa trên năng lực bởi vì nó hƣớng đến sự phát triển và thế mạnh của mỗi cá nhân thay vì một chuẩn chung duy nhất. Cách thiết kế chƣơng trình giáo dục nói chung, các môn học nói riêng, cách thức tổ chức thực hiện chƣơng trình, PPDH môn học, cách kiểm tra - đánh giá… phải tuân thủ nguyên tắc này thì mới có thể tạo ra lớp ngƣời có năng lực thực sự, có hoài bão, có bản sắc riêng, làm cơ sở để tạo đào tạo nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nƣớc. 2.1.2. Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức, kĩ năng và năng lực Kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, những loại kiến thức khác nhau, tạo nguồn để HS hình thành các năng lực khác nhau. Rèn luyện năng lực đƣợc tiến hành theo đƣờng xoắn ốc (năng lực có trƣớc đƣợc sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lƣợt mình kiến thức mới lại đặt nền móng để hình thành những năng lực mới), đòi hỏi HS phải sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại mới có thể hình thành và phát triển thành năng lực của bản thân. Chính vì thế, Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đã tập chung vào một số năng lực cốt lõi và lƣợng kiến thức tƣơng ứng để HS có đủ thời gian rèn luyện, kiến tạo và phát triển những năng lực đó. Vận dụng nguyên tắc này, trong quá trình tổ chức dạy học định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS, ngƣời GV phải xác định đƣợc nội dung kiến thức
35
nào có thể phát triển năng lực hợp tác, từ đó lựa chọn PPDH, KTDH và hình thức tổ chức hoạt động học phù hợp để HS có thể để rèn luyện các kĩ năng hợp tác một cách thành thục. 2.1.3. Đảm bảo học sinh có sự hợp tác tích cực trong các hoạt động học tập Nguyên tắc này chỉ ra yếu tố cơ bản trong dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác là phải tạo ra đƣợc cái chung giữa các thành viên trong nhóm hợp tác. Các thành viên trong cùng nhóm hợp tác có thể có chung mục đích, chung một nhiệm vụ học tập, chung nguồn lực học tập (tài liệu, bút, giấy,…), chung đối thủ cạnh tranh,… Chính điều này đã tạo ra sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm, làm cho các thành viên không thể tách rời mà phải luôn sát cánh bên nhau để cùng thành công hoặc thất bại. Chính sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau trong học tập là chất keo gắn kết các thành viên trong nhóm (lớp), góp phần hình thành nên các phẩm chất chủ yếu ở ngƣời HS nhƣ: nhân ái, trách nhiệm. Để khuyến khích sự hợp tác hiệu quả, GV cần phải thiết kế nó một cách có chủ đích, nhƣ một phần của các hoạt động học tập. GV phải thiết kế đƣợc các hoạt động học mang tính phức tạp bởi HS cần một lí do để hợp tác với nhau. Một lí do thực sự để có thể hợp tác là bởi nhiệm vụ học tập phức tạp - nó khó và mất nhiều thời gian hoàn thành nếu làm việc độc lập. Các hoạt động phức tạp yêu cầu “sự hợp tác tích cực”, đòi hỏi cả nhóm phải làm việc cùng nhau và chia sẻ kiến thức, thông qua nghiên cứu, thảo luận, tranh luận để từ đó thống nhất thành ý kiến chung của nhóm. Trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động học cho HS GV cần xây dựng nhiều cơ hội cho việc thảo luận, giúp HS trở thành một phần của nhóm, tự chuyển đổi vai trò của mình từ ngƣời hƣớng dẫn sang huấn luyện - thúc đẩy quyền tự chủ nhóm, kiểm tra và cung cấp những phản hồi ngay lập tức, giúp HS học cách làm việc với nhau hiệu quả để đạt đƣợc mục tiêu chung. 2.1.4. Đảm bảo học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn giáo viên HS chỉ có thể học tốt nhất khi mức độ công việc không quá dễ cũng không quá khó đối với các em. Điều này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học ngƣời GV cần phải chú ý đến tính vừa sức và đặc điểm lứa tuổi ở HS. Dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tƣơng ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Có nhƣ vậy mới kích thích đƣợc sự hứng thú của HS, khuyến khích HS chủ động tích cực tham gia vào quá trình học tập.
36
Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác càng đòi hỏi cao hơn ở HS tính trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ riêng của cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm. Trong quá trình học tập hợp tác, mỗi cá nhân đƣợc phân công trách nhiệm thực hiện một phần của công việc để đóng góp vào kết quả chung của nhóm. Sự phân công cụ thể về vai trò, nhiệm vụ sẽ khiến cho các thành viên đều tích cực thực hiện nhiệm vụ không ỷ lại vào nhóm trƣởng, thƣ ký hay những thành viên khác. Khi đó HS sẽ có cơ hội rèn luyện các kĩ năng xã hội, kĩ năng nhận thức, kĩ năng học tập, kĩ năng thực hành bài học, kĩ năng làm việc hợp tác nhiều hơn… đây chính là điều kiện để học sinh hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. 2.2. Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Hiện nay, trong nƣớc và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác. Mỗi công trình có góc nhìn khác nhau về tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực này. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn dạy học Địa lí 10 ở tỉnh Thái Nguyên, bản thân tôi đề xuất quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực hợp tác cho HS bao gồm 5 bƣớc nhƣ sau:
Hình 2.1 - Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 theo định hướng phát triển năng lực hợp tác
37
Bƣớc 1. Nghiên cứu lí luận về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác. Nhận thức rõ về khái niệm năng lực hợp tác, các thành tố của năng lực hợp tác, biểu hiện của năng lực hợp tác ở học sinh THPT. Bƣớc 2. Phân tích chƣơng trình, sách giáo khoa Địa lí 10 tìm ra các nội dung kiến thức dạy học thích hợp để phát triển năng lực hợp tác ở HS. Bƣớc 3. Thiết kế kế hoạch dạy học. Theo quan điểm dạy học định hƣớng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức các hoạt động trí óc và tay chân của HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh đƣợc nội dung dạy học, đạt đƣợc mục tiêu xác định. Việc xây dựng kế hoạch dạy học cần thực hiện theo quy trình sau: - Xác định mục tiêu dạy học: Đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng nội dung dạy học; tùy từng đối tƣợng HS để phát triển kiến thức ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; tùy vào nội dung dạy học để hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết nhƣ: kĩ năng quan sát; kĩ năng thu nhận, xử lý thông tin; kĩ năng phân tích, tổng hợp; kĩ năng thực hành; kĩ năng thuyết trình; kĩ năng lãnh đạo… và hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực của HS. - Chuẩn bị thiết bị dạy học: Sử dụng triệt để các thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã đƣợc trang bị tới các nhà trƣờng mà bài học yêu cầu; chủ động tìm kiếm, sử dụng các tƣ liệu, tranh ảnh sƣu tầm; các thiết bị dạy học tự làm để hỗ trợ các hoạt động dạy học. - Thiết kế các hoạt động học: Tiến trình dạy học đƣợc thiết kế thành chuỗi các hoạt động học đƣợc tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Chuỗi hoạt động học trong mỗi bài học đều tuân theo con đƣờng nhận thức chung nhƣ sau: + Hoạt động khởi động từ một tình huống học tập: GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hƣớng dẫn học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chƣa biết và muốn biết. + Hoạt động hình thành kiến thức mới: GV sẽ tạo tình huống học tập để HS tìm tòi, khám phá, lĩnh hội đƣợc kiến thức, kĩ năng mới hoặc thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội đƣợc nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập. + Hoạt động vận dụng và mở rộng: GV thiết kế các tình huống học tập để HS vận dụng đƣợc các kiến thức, kĩ năng đã học vào việc phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.
38
Để rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác cho HS, GV cần tập trung thiết kế các nhiệm vụ học tập trong “hoạt động hình thành kiến thức mới” và “hoạt động vận dụng, mở rộng”. Các nhiệm vụ học tập này cần phải thể hiện đƣợc rõ cách thức tổ chức các hoạt động học tập; PPDH, KTDH chủ yếu; nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt đƣợc cho mỗi phần học; mức độ hình thành năng lực hợp tác ở HS. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác ở HS, nhƣ: bảng kiểm quan sát HS theo các tiêu chí của năng lực hợp tác; hồ sơ học tập, phiếu đánh giá của HS; bài tập, tình huống mô phỏng để kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực hợp tác ở HS. Việc kiểm tra HS trong quá trình dạy học có thể tiến hành ở đầu giờ, trong tiết học hoặc thông qua việc giao nhiệm vụ học tập ở nhà sao cho phù hợp với mục tiêu của từng bài. Bƣớc 4. Tổ chức dạy học theo quy trình đã thiết kế. Sử dụng các biện pháp phù hợp để phát triển năng lực hợp tác cho HS, theo dõi hƣớng dẫn điều chỉnh học sinh trong quá trình hoạt động. Bƣớc 5. Rút kinh nghiệm phát huy những kết quả tốt, đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của HS, tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm phát triển năng lực hợp tác HS. 2.3. Vận dụng một số phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 Để tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS trong chƣơng trình Địa lí 10 (ban cơ bản), GV có thể sử dụng nhiều PPDH, KTDH khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả, các PPDH, KTDH đƣợc vận dụng để phát triển năng lực hợp tác cho HS có đều điểm chung là đòi hỏi nhiều sự tƣơng tác, hợp tác của HS trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trong khuôn khổ đề tài, tác giả đề cập đến 3 PPDH và 3 KTDH có nhiều khả năng phát triển đƣợc năng lực hợp tác cho HS, đó là: Dạy học hợp tác; Dạy học theo trạm; Dạy học theo dự án; Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật các mảnh ghép; Kĩ thuật sơ đồ tƣ duy. 2.3.1. Dạy học hợp tác Khái niệm dạy học hợp tác Dạy học hợp tác hay còn đƣợc gọi là dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm. “Trong dạy học hợp tác, GV là người tổ chức cho HS học tập trong những nhóm nhỏ, HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định, trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau giải quyết nhiệm vụ được giao”. [3] Quy trình thực hiện dạy học hợp tác
39
Khi tiến hành phát triển năng lực hợp tác cho HS bằng biện pháp này GV có thể thực hiện theo quy trình sau:
Hình 2.2 - Quy trình dạy học hợp tác - Bƣớc 1. Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp. HS học tập hợp tác có hiệu quả khi: có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ học tập phải huy động đƣợc trí tuệ, kinh nghiệm của nhiều HS. Vì thế, GV cần lựa chọn nội dung, nhiệm vụ học tập và thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập phù hợp để dạy học hợp tác có hiệu quả. - Bƣớc 2. Thiết kế kế hoạch dạy học. + Xác định nội dung cần tổ chức hoạt động theo nhóm: Xuất phát từ mục tiêu, nội dung của bài học GV cần thiết kế các hoạt động dạy học trong đó xác định rõ hoạt động nào cần tổ chức hoạt động theo nhóm. + Xác định hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu: Dạy học hợp tác cần kết hợp các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau nhƣ: dạy học theo góc, dạy học theo dự án, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật tổ chức hoạt động học của HS, kĩ thuật khăn phủ bàn, sơ đồ tƣ duy,… + Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng: Cần có đồ dùng cho GV, đồ dùng cho HS. Đồ dùng có thể có sẵn hoặc phải chuẩn bị trƣớc, tự làm hoặc yêu cầu HS mang đến.
40
+ Thiết kế hoạt động của GV và HS: Cần thiết kế hoạt động một cách cụ thể và chi tiết. Đối với GV có các nhiệm vụ: chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian, hỗ trợ các nhóm, chốt lại kiến thức. Đối với HS có các nhiệm vụ: phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ, trình bày kết quả, nhận xét và đánh giá lẫn nhau. + Thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá: Cần xác định cách thức tổ chức đánh giá, có thể đánh giá kết quả hoạt động của nhóm qua đại diện nhóm trình bày, thông qua hệ thống câu hỏi - bài tập trắc nghiệm, thông qua hình thức trò chơi học tập theo nhóm,… - Bƣớc 3. Tổ chức dạy học hợp tác. Tiến trình dạy học hợp tác có thể chia thành 4 giai đoạn, đó là: chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, báo cáo kết quả và thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Trong đó, giai đoạn “Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm” và giai đoạn “báo cáo kết quả, thảo luận” là 2 giai đoạn thuận lợi để rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác ở HS. + Giao nhiệm vụ cho nhóm: giai đoạn này đƣợc thực hiện dƣới hình thức học tập cả lớp, bao gồm những hoạt động chính sau: GV nêu nhiệm vụ học tập cho toàn lớp. Dựa vào yêu cầu của nhiệm vụ học tập, GV có thể giao cho mỗi nhóm HS một nhiệm vụ riêng hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện chung một nhiệm vụ. GV cần nêu rõ quy định về thời gian thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm. Thành lập các nhóm học tập và bố trí vị trí nhóm phù hợp với không gian lớp học: Số lƣợng thành viên trong nhóm: phân nhóm theo cặp (2 HS), nhóm nhỏ (3,4 HS) hoặc nhóm lớn ( từ 5 đến 8 HS) tùy theo nhiệm vụ. Bố trí vị trí chỗ ngồi của các thành viên trong nhóm: các thành viên trong nhóm cần ngồi gần nhau, đối mặt với nhau để tạo sự tƣơng tác trong quá trình học tập. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên (phân công nhóm trƣởng, thƣ ký, ngƣời quản lý thời gian…). GV lƣu ý, cần tạo điều kiện cho HS đƣợc luân phiên làm nhóm trƣởng, thƣ ký để tạo cơ hội phát triển kỹ năng lãnh đạo và tổ chức cho tất cả các em. + Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Trong giai đoạn này các nhóm phải tự lực thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, bao gồm những hoạt động chính nhƣ:
41
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm: Nhóm trƣởng: điều khiển hoạt động nhóm, phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên, yêu cầu các thành viên thực hiện nhiệm vụ báo cáo kết quả khi cần, thống nhất kết quả chung của cả nhóm, phân công đại diện thành viên trình bày kết quả trƣớc lớp; Thƣ ký: có nhiệm vụ ghi kết quả thảo luận, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm; Các thành viên khác: có trách nhiệm tham gia tích cực vào hoạt động chung của nhóm. Thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao: Mỗi HS cần phát huy trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện một phần công việc đƣợc giao để đóng góp vào kết quả chung của nhóm; Tăng cƣờng hợp tác, trao đổi, chia sẻ ý kiến với các thành viên trong nhóm để thống nhất thành ý kiến chung. GV chú ý theo dõi, điều khiển, hƣớng dẫn hỗ trợ các nhóm khi học sinh hoạt động theo nhóm: Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra nhất là khi học sinh giải quyết vấn đề, thảo luận không đi theo đúng hƣớng, đúng trọng tâm hay tranh luận thiếu hợp tác,… do đó GV cần quan sát, bao quát đi tới các nhóm để hƣớng dẫn, hỗ trợ kịp thời, đảm bảo cho hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả. + Tổ chức chức cho các nhóm báo cáo kết quả: GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động này rèn luyện cho học sinh kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực. + Đánh giá, chốt kiến thức: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học đƣợc thông qua hoạt động. - Bƣớc 4. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh: Qua thực tế tổ chức dạy học hợp tác cho HS, GV cần tự rút kinh nghiệm sau mỗi bài học, phát huy những kết quả tốt, điều chỉnh những khâu chƣa đạt trong quá trình thiết kế cũng nhƣ tổ chức thực hiện, tiếp tục triển khai các hoạt động học nhằm phát triển năng lực hợp tác ở HS. Ví dụ minh họa Căn cứ vào nội dung, chƣơng trình, SGK Địa lí 10 cơ bản, tôi đƣa ra một số ví dụ áp dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác trong tổ chức các hoạt động của HS nhƣ: Ví dụ 1: Tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất (Bài 7, SGK Địa lí 10 trang 25-26) - Mục tiêu: + Kiến thức: HS nêu đƣợc sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti, lớp nhân Trái Đất) về vị trí, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái.
42
+ Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác cặp đôi, chia sẻ các thông tin địa lí; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đọc và chọn lọc thông tin từ SGK. - Hình thức: cặp đôi
- Thời gian: 10 phút
- Phƣơng tiện: phiếu học tập in trên khổ giấy A4. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV giới thiệu khái quát về phƣơng pháp nghiên cứu vật chất trong lòng Trái Đất, đặc biệt là phƣơng pháp địa chấn. GV nêu nhiệm vụ học tập: Khai thác hình 7.1 và hình 7.2, kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 25-26, hoàn thành phiếu học tập nội dung tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc Trái Đất. Họ và tên :....................................................
Lớp:.....................
PHIẾU HỌC TẬP Nội dung: Tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc Trái Đất. Yêu cầu: Khai thác hình 7.1 và hình 7.2, kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 25-26, hai HS ngồi gần nhau cùng trao đổi, hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút. Các lớp Nội dung
Lớp vỏ Trái Đất Vỏ lục địa
Vỏ đại
Lớp Manti
Nhân Trái Đất
dƣơng
Vị trí Độ dày (dao động trong khoảng) Tên các tầng hoặc lớp và đặc điểm thành phần vật chất cấu tạo + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. GV quan sát và trợ giúp cho các cặp HS những vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành bài tập. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV gọi đại diện của 1 đến 2 cặp HS trình bày kết quả tìm hiểu về cấu trúc của Trái Đất thông qua phiếu học tập. Các cặp HS khác nhận xét, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chƣa chính xác. Lƣu ý: Để HS cả lớp thấy rõ kết quả làm việc của các cặp đại diện, GV có thể chụp ảnh sản phẩm của HS và chiếu lên màn hình; Với bài tập ở mức độ này, HS chỉ cần biết cách chia sẻ thông tin dựa vào đọc SGK và quan sát hình ảnh minh họa thì
43
GV nên gọi những HS yếu kém, nhút nhát phát biểu để vừa rèn luyện tính tự tin, vừa kiểm tra đƣợc khả năng hợp tác của các em. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT Các lớp Nội dung Vị trí Độ dày (khoảng)
Tên các tầng hoặc lớp và dạng tồn tại của vật chất cấu tạo.
Lớp vỏ Trái Đất Vỏ
ục địa
Vỏ đại dƣơng
Lớp vỏ cứng nằm ngoài cùng. 70km - Thƣờng gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit, tầng ba dan. - Vật chất tồn tại ở trạng thái rắn.
5km
Lớp Manti
Nhân Trái Đất
Từ vỏ Trái Đất đến ộ sâu 2900km.
Nằm ở trong cùng.
2900km
3470km
- Thƣờng gồm - Tầng Manti 2 tầng đá: tầng trên rất đậm trầm tích, tầng đặc, vật chất granit, ở trạng thái quánh dẻo. - Vật chất tồn - Tầng Manti tại ở trạng thái dƣới vật chất rắn. ở trạng thái lỏng.
Nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng.
- Nhân trong (còn gọi là hạt) vật chất ở tr ng thái rắn. Ví dụ 2: Tìm hiểu biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp
vỏ địa lí (Bài 20, SGK Địa lí 10 trang 75) Bài 20, sau khi HS tìm hiểu về lớp vỏ địa lí, HS biết đƣợc “lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhƣỡng quyển, sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau”. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nội dung mục II - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. ở mục này chó thể thiết kế 2 hoạt động học chính cho HS, bao gồm: Hoạt động tìm hiểu biểu hiện của quy luật (hình thức học tập theo nhóm nhỏ, áp dụng PPDH hợp tác); Hoạt động tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của quy luật (hình thức học tập theo cá nhân, áp dụng phƣơng pháp đàm thoại gợi mở). Dƣới đây tôi trình bày ví dụ minh họa cho hoạt động tìm hiểu biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - Mục tiêu:
44
+ Kiến thức: HS nhận xét đƣợc, trình bày đƣợc một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm, chia sẻ các thông tin địa lí; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đọc và chọn lọc thông tin từ SGK. - Hình thức: nhóm - Thời gian: 15 phút - Phƣơng tiện: phiếu học tập in trên khổ giấy A1, bút dạ. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV thành lập các nhóm học tập: tùy vào quy mô lớp học, GV chia lớp thành các nhóm với số lƣợng từ 6 đến 8 HS, cùng thực hiện chung một nhiệm vụ học tập, GV đề cử nhóm trƣởng và thƣ kí của các nhóm học tập. GV nêu nhiệm vụ học tập: Khai thác kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 75, làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập nội dung tìm hiểu về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. PHIẾU HỌC TẬP Nội dung: Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Yêu cầu: Khai thác kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 75, làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập dƣới đây trong thời gian 5-7 phút. 1. Phân tích các ví dụ biểu hiện quy luật thống
hất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa
lí trong SGK Địa Lí 10 trang 75 (chú ý chỉ rõ đâu là nguyên nhân đâu kết quả). Ví dụ 1
Ví dụ 2
Ví dụ 3
2. Qua các ví dụ đó nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí. ................................................................................................. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. GV quan sát và trợ giúp cho các cặp HS những vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành bài tập. Lƣu ý: HS lớp 10 có thể chƣa thực sự thành thạo với việc học tập hợp tác theo các nhóm lớn, vì thế GV cần chú ý hƣớng dẫn các nhóm trƣởng cách phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân, hoặc cặp đôi hoàn thành 1 phần yêu cầu của bài, hƣớng dẫn thƣ kí cách ghi chép thông tin và đặc biệt cần quan sát và trợ giúp HS thảo luận đúng hƣớng, có tính xây dựng để hoàn thành công việc chung của nhóm. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV quan sát sản phẩm của các nhóm, chọn 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm còn lại theo dõi phiếu học tập đã hoàn
45
thiện của nhóm mình để đối chiếu, nhận xét và bổ sung những nội dung nhóm báo cáo còn thiếu hoặc chƣa chính xác. Sau khi các nhóm thảo luận, GV nhận xét, bổ sung giúp HS hoàn thiện bài tập dựa trên kết quả làm việc của nhóm trình bày báo cáo và sự đóng góp của cả lớp, đồng thời yêu cầu các nhóm còn lại tự đánh giá kết quả làm việc chung của nhóm hoặc đổi chéo phiếu học tập để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau. + Bƣớc 4. GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt *Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hƣởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. 2.3.2. Dạy học theo trạm Khái niệm dạy học theo trạm Dạy học theo trạm là phương pháp dạy học mà nội dung dạy học được chia thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm/HS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt. [33]. Tổ chức dạy học theo trạm có khả năng đáp ứng đƣợc các phong cách học tập của ngƣời học; tăng cƣờng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS, tạo ra sự tƣơng tác cao giữa HS với HS, với GV và môi trƣờng học tập; cho phép điều chỉnh phù hợp với trình độ và nhiệt độ học tập của HS; giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu. phát triển năng lực tự học, tính chủ động sáng tạo và khả năng hợp tác ở HS. Đặc điểm của dạy học theo trạm là tạo ra một môi trƣờng học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất hƣớng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm. Dạy học theo trạm là một kiểu hình thức dạy học mở, trong đó căn cứ vào yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của bài học GV có thể tổ chức cho HS hoạt động học tập tự lực tại các vị trí trong không gian trong/ngoài lớp học để giải quyết các vấn đề. Hệ thống các trạm thƣờng đƣợc thiết kế, bố trí theo hình thức vòng tròn khép kín trong không gian lớp học. Quy trình thực hiện dạy học theo trạm - Bƣớc 1. Chọn nội dung, không gian lớp học phù hợp.
46
+ Nội dung: Dạy học theo trạm phù hợp với các nội dung học tập đƣợc phân hóa thành nhiều nội dung nhỏ, độc lập với nhau. + Địa điểm: Không gian học tập là điều kiện chi phối việc tổ chức học theo trạm. Không gian phải phù hợp với số lƣợng HS để có thể dễ dàng bố trí bàn ghế, đồ dùng học tập tại các trạm và các hoạt động của HS tại các trạm. - Bƣớc 2. Thiết kế các trạm học tập. + Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu học tập sẽ đƣợc tiến hành sau khi lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức dạy học theo trạm. Xác định mục tiêu học tập cần chú ý phải xác định mục tiêu của toàn bộ nội dung kiến thức trƣớc, sau đó xác định mục tiêu cụ thể của từng trạm học tập. + Xác định hình thức của vòng tròn học tập: Theo [12] các hình thức của vòng tròn học tập bao gồm: vòng tròn học tập đóng, vòng tròn học tập mở, vòng tròn học tập ghép, vòng tròn học tập với các trạm tùy chọn. Căn cứ vào nội dung, chƣơng trình SGK Địa lí 10, theo tôi hình thức “vòng tròn học tập đóng” và “vòng tròn học tập mở”, thích hợp áp dụng trong dạy học Địa lí 10 hơn cả. Hình thức các vòng tròn học tập
Vòng tròn học tập đóng
Vòng tròn học tập mở
- Định trƣớc chuỗi các trạm học tập.
- Tự do lựa chọn thứ tự
Sơ đồ tổng quan
- Thứ tự hoạt động tại các trạm đƣợc hoạt động tại các trạm. sắp xếp cố định. Những đặc tính
- Có thể bắt đầu hay kết
- Luôn bắt đầu từ một trạm và kết thúc tại một trạm bất kỳ thúc tại một trạm định trƣớc. - Kết quả tìm đƣợc ở trạm trƣớc là kiến thức xuất phát cho trạm sau liền kề.
47
nào đó.
- Nội dung và hình thức làm việc ở - Tăng cƣờng khả năng Yêu cầu
mỗi trạm đƣợc quy định trƣớc.
tự học.
- Trình độ HS tƣơng đối đều nhau.
- HS đƣợc tự do khám
- Nhiệm vụ tại các trạm tƣơng phá theo ý thích, phong đƣơng nhau.
cách học của mình.
Trên mỗi vòng tròn học tập có nhiều giai đoạn khác nhau; mỗi giai đoạn trên hành trình tƣơng ứng với một trạm học tập. HS phải trải qua nhiều trạm khác nhau. Số lƣợng các trạm trong một vòng tròn học tập phụ thuộc vào sự phức tạp của vấn đề cần giải quyết, vào không gian lớp học và vào trình độ của HS. GV cần tạo ra các trạm học tập sao cho tất cả HS có thể cùng làm việc tại các trạm khác nhau, không có trạm nào bị bỏ trống và không có HS nào ngồi chơi. GV cần phải tạo ra các trạm khác nhau, tƣơng ứng với các phong cách học khác nhau giúp HS có sự lựa chọn một trạm phù hợp với khả năng và sở thích của mình. + Thiết kế nhiệm vụ và hoạt động ở các trạm: Nhiệm vụ học tập ở các trạm phải tƣơng đối độc lập với nhau, phải rõ ràng, phù hợp với năng lực của HS và có tác dụng phân hóa đƣợc HS. Mỗi trạm phải có đủ điều kiện, phƣơng tiện để HS hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian cần đƣợc quản lý và phân bố hợp lí với nhiệm vụ của mỗi trạm và quỹ thời gian của bài học. Trong học theo trạm, HS có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm tại mỗi trạm tùy theo nhiệm vụ đƣợc giao. GV cần rèn luyện cho HS tính tự giác, chủ động, tích cực, kỉ luật và tinh thần hợp tác trong học tập. + Xây dựng bảng tổng quan về các trạm học tập: Để giúp cho HS có đƣợc cái nhìn tổng quát khi tổ chức dạy học theo trạm thì GV cần phải xây dựng bảng tổng quan về các trạm học tập, nhìn vào bảng tổng quan này HS sẽ biết khối lƣợng công việc cần phải làm cũng nhƣ định hình đƣợc trƣớc các công việc tƣơng ứng ở từng trạm, từ đó phát huy đƣợc tính chủ động cũng nhƣ sự hứng thú, đam mê tìm hiểu của HS trong quá trình học tập. + Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học: Học theo trạm chủ yếu là HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. GV là ngƣời điều khiển, hỗ trợ; kết quả học tập của HS cần đƣợc tổ chức chia sẻ và đánh giá. Vào cuối giờ học sau khi HS đã đƣợc học luân chuyển qua đủ các trạm, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập. Trên cơ sở ý kiến của HS, GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái.
48
+ Bƣớc 3. Tổ chức dạy học theo trạm. Trên cơ sở kế hoạch bài học đã đƣợc thiết kế GV tổ chức các hoạt động học trên lớp cho HS theo trình tự nhƣ sau: GV giới thiệu bài học, phổ biến nhiệm vụ, quy tắc hoạt động học tập theo trạm nhƣ: Hình thức học tập (để phát triển năng lực hợp tác ở HS, tôi đề xuất 2 hình thức chính là hình thức cặp đôi và hình thức nhóm); Quy tắc di chuyển (có thể di chuyển tự do hoặc theo quy trình đƣợc đề xuất); Quy tắc sử dụng phương tiện hỗ trợ (các phƣơng tiện dạy học phải đƣợc để cố định tại các trạm học tập). HS thực hiện nhiệm vụ tại các trạm theo quy tắc đã thống nhất, GV quan sát, hỗ trợ. Nếu nhiệm vụ giao tại các trạm là cho hoạt động nhóm thì yêu cầu HS bầu nhóm trƣởng, thƣ kí của nhóm. Hết thời gian hoạt động tại mỗi trạm, giáo viên yêu cầu HS luân chuyển trạm. GV có thể đƣa ra sơ đồ chuyển góc để học sinh thực hiện theo trật tự, tránh tình trạng hỗn loạn gây mất thời gian của lớp học. Kết thúc giờ học, GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, đánh giá. Cuối cùng GV nhận xét về kết quả học tập của HS chính xác hóa nội dung học tập.
Hình 2.3 - Quy trình dạy học theo trạm
49
- Bƣớc 4. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh: Qua thực tế tổ chức dạy học hợp tác cho HS, GV cần tự rút kinh nghiệm sau mỗi bài học, phát huy những kết quả tốt, điều chỉnh những khâu chƣa đạt trong quá trình thiết kế cũng nhƣ tổ chức thực hiện, tiếp tục triển khai các hoạt động học nhằm phát triển năng lực hợp tác ở HS. Ví dụ minh họa: Tìm hiểu về các ngành giao thông vận tải (Bài 37, SGK Địa lí 10 trang 142-146) - Mục tiêu: + Kiến thức: HS trình bày đƣợc ƣu điểm, nhƣợc điểm và sự phân bố của các ngành giao thông vận tải; + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác cặp đôi, chia sẻ các thông tin địa lí; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đọc và chọn lọc thông tin từ SGK, tranh ảnh, tài liệu do GV cung cấp. - Hình thức: cặp đôi
- Thời gian: 35 phút
- Phƣơng tiện: phiếu học tập in trên khổ giấy A4. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV giới thiệu bài học, thống nhất nội quy học tập theo trạm: Hình thức học tập là cặp đôi ; Số lƣợng các trạm, gồm 6 trạm đƣợc thiết kế theo vòng tròn học tập mở; Quy tắc di chuyển, GV tổ chức cho các cặp HS tự do di chuyển đến các trạm để khai thác thông tin và hoàn thành phiếu học tập; Nội dung học tập tại các trạm (thời gian dừng ở mỗi trạm 04 phút) Trạm 1: Thể hiện thông tin ngành đƣờng sắt. Trạm 2: Thể hiện thông tin ngành đƣờng ô tô. Trạm 3: Thể hiện thông tin ngành đƣờng ống. Trạm 4: Thể hiện thông tin ngành đƣờng sông hồ. Trạm 5: Thể hiện thông tin ngành đƣờng biển. Trạm 6: Thể hiện thông tin ngành đƣờng hàng không. Nhiệm vụ cụ thể: + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. HS di chuyển đến các trạm để khai thác thông tin và hoàn thành nhiệm vụ học tập đƣợc giao. Giáo viên quan sát và hỗ trợ kịp thời cho ngƣời học. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV gọi đại diện của 2 cặp HS trình bày kết quả (để HS cả lớp thấy rõ kết quả làm việc của các cặp đại diện, GV có thể chụp ảnh sản
50
phẩm của HS và chiếu lên màn hình). Các thành viên khác, cặp HS khác nhận xét, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chƣa chính xác. + Bƣớc 4. GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. Họ và tên cặp đôi:..................................
Lớp:.................
PHIẾU HỌC TẬP Nội dung: Tìm hiểu các ngành giao thông vận tải. Nhiệm vụ: Hãy khai thác thông tin ở trạm 1 (trạm 2, trạm 3, trạm 4, trạm 5, trạm 6) và thảo luận theo cặp để hoàn thành bảng sau: Ngành GTVT
Ƣu điểm
Hạn chế
Sự phân bố
1. Đƣờng sắt 2. Đƣờng ô tô 3. Đƣờng ống 4. Đƣờng sông hồ 5. Đƣờng biển 6. Đƣờng hàng không Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 24 phút 2.3.3. Dạy học theo dự án Khái niệm dạy học theo dự án “Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm tạo cho một sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện”. [33] Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập đƣợc thiết kế mang tính chất thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, gắn kiến thức nhà trƣờng với những vấn đề thực tiễn trong đời sống. Xuất phát từ nội dung học, GV đƣa ra một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích ngƣời học tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập tình huống mà ngƣời học phải giải quyết bằng kiến thức theo nội dung bài học mới tinh thần chủ động, tích cực cao. Trong giai đoạn đầu, dự án thƣờng đƣợc GV hƣớng dẫn. Sự tham gia của HS sẽ tăng dần theo thời gian, không chỉ ở việc lựa chọn chủ đề mà trong cả quá trình triển khai dự án. Điểm ƣu việt của học dự án là đặt ra các vấn đề liên quan đến kỹ năng và năng lực tiềm ẩn của mỗi
51
cá nhân. Mỗi cá nhân HS đều có cơ hội phát triển năng lực/tài năng của mình vì các em đều nhận đƣợc các cơ hội nhƣ nhau mà bộc lộ và rèn luyện. Quy trình thực hiện dạy học theo dự án - Bƣớc 1. Lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch. + Lựa chọn chủ đề: Đây là bƣớc đầu tiên quan trọng GV cần tổ chức cho HS cùng tham gia. Ở Việt Nam hiện nay do chƣa có chƣơng trình dành cho dạy học theo dự án nên GV có thể vận dụng linh hoạt vào nội dung các bài học/chủ đề trong các môn học học hoặc liên môn phù hợp. Dạy học dự án rất phù hợp với những bài học có chủ đề học tập gắn với thực tế cuộc sống của HS, những vấn đề mang tính toàn cầu, nhƣ: môi trƣờng, thiên tai, sử dụng tài nguyên, xung đột, toàn cầu hóa, văn hóa… + Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch thực hiện gồm các 4 thao tác cơ bản. Xác định mục tiêu cho dự án. Lập dự án và xác định sản phẩm của dự án. Xây dựng kế hoạch thực hiện, thời gian tiến hành, địa điểm chuẩn bị các phƣơng tiện và thiết bị cần thiết cho thực hiện dự án. Phân nhóm và thông báo cho HS về cách thức, nội dung công việc, thời gian hoàn thành, cung cấp tài liệu tham khảo, cho HS biết cách thức, tiêu chí đánh giá. - Bƣớc 2. Thực hiện dự án. + Thu thập thông tin: Thực hiện thu thập thông tin theo nhiệm vụ đƣợc giao trong kế hoạch của nhóm bằng các hình thức nhƣ phỏng vấn các đối tƣợng đã xác định, thu thập các thông tin từ thực tế, sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực nghiệm. Các phƣơng tiện hỗ trợ cần sử dụng để thu thập thông tin gồm: phiếu phỏng vấn, máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim,… + Xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập đƣợc các dữ liệu cần tiến hành xử lý dữ liệu, có thể sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu. Các thành viên trong nhóm thƣờng xuyên trao đổi, thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ đồng thời xin ý kiến của GV và sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ cùng hƣớng đi của dự án. - Bƣớc 3. Tổng hợp và báo cáo kết quả. + Xây dựng sản phẩm: Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn (đóng kịch, hát, múa,…), trƣng bày triển lãm (tranh ảnh, báo tƣờng, mô hình…), PowerPoint…
52
+ Trình bày kết quả báo cáo: Nhóm phân công thành viên tham gia trình bày báo cáo. Báo cáo thƣờng bao gồm: tên dự án; lí do nghiên cứu; mục tiêu dự án; các hoạt động tìm hiểu; dữ liệu và bàn luận; kết luận bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án. + Đánh giá, rút kinh nghiệm: Sau khi trình bày báo cáo các nhóm sẽ đánh giá kết quả của nhau, giáo viên đƣa ra nhận xét của mình. GV và HS cùng nhìn lại quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm cho các dự án sau.
Hình 2.4 - Quy trình thực hiện dạy học theo dự án Ví dụ minh họa Chƣơng trình SGK Địa lí 10, có nhiều chủ đề GV có thể cho HS tìm hiểu phƣơng pháp này nhƣ: - Chƣơng V. Địa lí dân cƣ, GV có thể thiết kế thành dự án học tập với các yêu cầu về sản phẩm nhƣ sơ đồ tƣ duy, thiết kế ap phích tuyên truyền về hậu quả của gia tăng dân số nhanh, ... - Chƣơng VII, Bài 28, Địa lí ngành trồng trọt, GV có gợi ý dự án học tập: Làng nghề chè Khe Cốc - Tiềm năng và triển vọng phát triển. - Chƣơng X. Môi trƣờng và phát triển bền vững, GV có thể gợi ý dự án học tập: Giải pháp cho vấn đề rác thải ở địa phƣơng. 2.3.4. Kĩ thuật khăn phủ bàn Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. [33] Trƣờng hợp áp dụng:
53
Kĩ thuật khăn trải bàn là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện có thể áp dụng trong tất cả các bài học, môn học, cấp học. Kĩ thuật khăn phủ bàn đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trƣớc khi thảo luận. Nghĩa là có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Các cuộc thảo luận thƣờng có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Các bƣớc tiến hành: - Bước 1: Chia HS trong lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng từ 4 - 6 em, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 (hoặc loại phù hợp với yêu cầu của GV). Giao nhiệm vụ, chủ đề cần thảo luận, tìm hiểu cho từng nhóm. - Bước 2: Các nhóm tiến hành làm việc. Đầu tiên chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh đƣợc chia theo số thành viên trong nhóm. Mỗi học sinh ngồi vào vị trí tƣơng ứng với từng phần xung quanh đó. - Bước 3: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ và trả lời câu hỏi, nhiệm vụ đặt ra cần giải quyết, viết ý kiến vào phần giấy của mình trên tờ A0. - Bước 4: Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến chung và viết vào phần chính giữa tờ giấy A0. - Bước 5: HS trình bày kết quả làm việc của nhóm. GV có thể sử dụng kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật hội chợ,… để HS trình bày kết quả làm việc của mình, HS quan sát sản phẩm của nhóm bạn, GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học. Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn: - Câu hỏi thảo luận thƣờng là câu hỏi mở. - Trong trƣờng hợp số HS trong nhóm quá đông không đủ chỗ trên khăn phủ bàn có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để các em về ý kiến cá nhân sau đó ghim vào phần xung quanh khăn phủ bàn. - Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, ghim những ý kiến thống nhất vào giữa khăn phủ bàn, những ý kiến trùng nhau có thể ghim chồng lên nhau, những ý kiến không thống nhất cá nhân có quyền bảo lƣu và đƣợc giữ lại ở phần xung quanh của khăn phủ bàn. Ví dụ minh họa:
54
Ví dụ 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. (Bài 22, SGK Địa lí 10 trang 85) - Mục tiêu: + Kiến thức: HS nêu đƣợc hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nƣớc đang phát triển. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ; kĩ năng giao tiếp. - Hình thức: nhóm nhỏ theo bàn (3 đến 4 HS/nhóm)
- Thời gian: 13 phút
- Phƣơng tiện: hình ảnh về tác động tiêu cực của dân số đông và tăng nhanh đến sự phát triển, kinh tế - xã hội, môi trƣờng; phiếu học tập in trên khổ giấy A3, phần ý kiến cá nhân của từng HS, GV chuẩn bị các tờ giấy có kích thƣớc phù hợp. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về tác động tiêu cực của dân số đông và tăng nhanh đến sự phát triển, kinh tế - xã hội, môi trƣờng. GV nêu nhiệm vụ học tập: Dựa vào kiến thức hiểu biết của bản thân và sơ đồ trong SGK Địa lí 10 trang 85, hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển. Thời gian 5 phút. Mẫu phiếu học tập: GV hƣớng dẫn HS: - Trƣớc hết, HS ghi tên và ý kiến cá nhân ra tờ giấy nhớ đã đƣợc phát, sau khi hoàn thành thì dán vào các vị trí đánh số 1,2,3,4. - Sau đó lựa chọn các ý kiến của cá nhân để ghi vào ô “ý kiến chung”. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. GV quan sát và trợ giúp cho các cặp HS những vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành bài tập. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV lựa chọn 1, 2 sản phẩm, chụp ảnh và kết nối với máy tính, GV mời đại diện nhóm có sản phẩm đƣợc trình chiếu lên trình bày. Trên cơ sở nhóm bạn trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, quan sát đồng thời tích các ý kiến cùng quan điểm trên sản phẩm của chính nhóm mình.
55
Sau khi nghe phần trình bày của nhóm đại diện, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chƣa chính xác. + Bƣớc 4. GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt II. GIA TĂNG DÂN SỐ 1. Gia tăng dân số tự nhiên d. Ảnh hƣởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Dân số tăng nhanh gây hậu quả lớn đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng. - Gia tăng dân số nhanh, chƣa phù hợp với tăng trƣởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ. - Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt. Chất lƣợng cuộc sống chậm cải thiện. - Dân số đông gây sức ép lên tài nguyên và môi trƣờng: Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; Ô nhiễm môi trƣờng. Ví dụ 2: Tìm hiểu về cơ cấu dân số theo tuổi (Bài 23, SGK Địa lí 10 trang 89+90) - Mục tiêu: + Kiến thức: HS trình bày đƣợc cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (khái niệm; phân biệt đƣợc cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ; tháp tuổi). + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học (chọn lọc các thông tin từ SGK); - Hình thức: cá nhân, nhóm (6 đến 8 HS/nhóm)
- Thời gian: 20 phút
- Phƣơng tiện: Phiếu học tập in trên khổ giấy A0. - Các bƣớc thực hiện: GV thực hiện theo tiến trình dƣới đây. Khái niệm cơ cấu dân số theo tuổi: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS khai thác thông tin SGK trang 89, hãy nêu khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu dân số theo độ tuổi. + Bƣớc 2. HS thực hiện nghiên cứu kênh chữ trong SGK. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV lựa chọn 1HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chƣa chính xác. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức.
56
Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ: - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV nêu nhiệm vụ học tập: Dựa vào kiến thức hiểu biết của bản thân và bảng thông tin trong SGK Địa lí 10 trang 90, hãy cho biết thế nào là cơ cấu dân số già và thế nào cơ cấu dân số trẻ. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?. Thời gian 7 phút. Mẫu phiếu học tập: GV hƣớng dẫn HS: - Trƣớc hết, HS đứng, ghi tên và ý kiến cá nhân vào các
vị
trí
đánh
số
1,2,3,...,8. - Sau đó lựa chọn các ý kiến của cá nhân để ghi vào ô “ý kiến chung”.
+ Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. GV quan sát và trợ giúp cho các cặp HS những vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành bài tập. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV lựa chọn 1, 2 sản phẩm, GV mời đại diện nhóm có sản phẩm đƣợc trình chiếu lên trình bày. Trên cơ sở nhóm bạn trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, quan sát đồng thời tích các ý kiến cùng quan điểm trên sản phẩm của chính nhóm mình. Sau khi nghe phần trình bày của nhóm đại diện, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chƣa chính xác. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt 2. Cơ cấu dân số theo tuổi - Khái niệm: Là tập hợp các nhóm ngƣời đƣợc sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. - Trên thế giới thƣờng chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dƣới tuổi lao động, nhóm trong tuổi lao động và nhóm trên tuổi lao động.
57
- Căn cứ vào tỉ lệ dân cƣ trong từng nhóm tuổi ở mỗi quốc gia để phân chia thành dân số già (nhóm dƣới tuổi lao động thấp hơn 25%, nhóm trên tuổi lao động lớn hơn 15%) hay dân số trẻ (nhóm dƣới tuổi lao động lớn hơn 35%, nhóm trên tuổi lao động nhỏ hơn 10%). - Để nghiên cứu cơ cấu sinh học ngƣời ta thƣờng sử dụng tháp dân số với 3 kiểu tháp cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp, kiểu ổn định. 2.3.5. Kĩ thuật mảnh ghép Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân nhóm và liên kết giữa các nhóm. [3] Trƣờng hợp áp dụng: Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, HS đƣợc tham gia vào các hoạt động với nhiệm vụ khác nhau và mức độ yêu cầu khác nhau do đó kĩ thuật này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp HS phải tiếp thu một khối lƣợng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nội dung hay chủ đề lớn của bài học bao gồm các phần nội dung/chủ đề nhỏ. Trong chƣơng trình, SGK Địa lí 10 (ban cơ bản) có rất nhiều bài có thể áp dụng kĩ thuật này để rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác cho HS, ví dụ nhƣ bài 13 “Ngƣng đọng hơi nƣớc trong khí quyển. Mƣa”, bài 17 “Thổ nhƣỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng”, bài 18 “Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật”,… Các bƣớc tiến hành: - Vòng 1: Nhóm chuyên gia. + Phân nhóm học tập: chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 3 cho đến 6 HS. + Giao nhiệm vụ cho nhóm: mỗi nhóm đƣợc giao nhiệm vụ tìm hiểu/nghiên cứu sâu về một phần nội dung học tập khác nhau nhƣng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này đƣợc gọi là “nhóm chuyên gia”. + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời đƣợc tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ đƣợc giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu, có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng2. - Vòng 2: Nhóm mảnh ghép.
58
+ Hình thành nhóm mới: còn gọi là “nhóm mảnh ghép”, cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm chuyên sâu. + Giao nhiệm vụ cho nhóm: các nhóm cùng thực hiện chung một nhiệm vụ. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã đƣợc tìm hiểu từ các nhóm chuyên sâu. + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thành viên ở vòng 1, trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm mới, đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm mảnh ghép nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu. Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. + Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn. Cuối cùng GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học. Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép: - Nội dung hay chủ đề lớn của bài học bao gồm các phần nội dung/chủ đề nhỏ. Những nội dung/chủ đề nhỏ đƣợc giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ giao cho nhóm HS tìm hiểu/nghiên cứu ở phần nhóm chuyên sâu. Cần lƣu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau. - Nhiệm vụ giao phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả HS đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành. - Để đảm bảo hoạt động nhóm hiệu quả, cần phải só sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong nhóm. Ví dụ minh họa: Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa (Bài 13, SGK Địa lí 10 trang 50,51) - Mục tiêu: + Kiến thức: HS phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng mƣa. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học (chọn lọc các thông tin từ SGK); Đọc đƣợc bản đồ (Phân bố mƣa trên thế giới, Các dòng biển trên thế giới,...) để thấy đƣợc mối liên hệ giữa các nhân tố đối với lƣợng mƣa. - Hình thức: nhóm. - Thời gian: 30 phút
59
- Phƣơng tiện: hình 13.2 SGK Địa lí 10 trang 52, hình 16.4 SGK Địa lí 10 trang 61; phiếu học tập in trên khổ giấy A0. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Vòng 1: Nhóm chuyên gia. Phân nhóm học tập: chia lớp học thành 5 nhóm, tƣơng ứng với 5 nội dung cần nghiên cứu là “khí áp”, “frông”, “gió”, “dòng biển”, “địa hình”. Giao nhiệm vụ cho nhóm: GV nêu yêu cầu cụ thể cho các nhóm. Thời gian: 5 phút. Nhóm “Khí áp”: Phân tích ảnh hƣởng của các khu áp cao và các khu áp thấp đối với lƣợng mƣa. Nhóm “Frông”: Phân tích ảnh hƣởng của frông và dải hội tụ nhiệt đới đối với lƣợng mƣa. Nhóm “Gió”: Phân tích ảnh hƣởng của các loại gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió mùa đới đối với lƣợng mƣa. Nhóm “Dòng biển”: Phân tích ảnh hƣởng của dòng biển nóng, dòng biển lạnh đối với lƣợng mƣa. (liên hệ hình 13.1 và hình 16.4 trong SGK Địa lí 10). Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 02 phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời đƣợc tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ đƣợc giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu, có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. Hình thành nhóm mới (còn gọi là nhóm mảnh ghép): GV tùy vào số lƣợng HS trong lớp học để hình thành số nhóm mới cho phù hợp, đảm bảo trong mỗi nhóm mảnh ghép có ít nhất 1 thành viên của nhóm chuyên gia. Các nhóm phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên ( nhóm trƣởng, thƣ kí,... ). Giao nhiệm vụ cho nhóm: Hoàn thành phiếu học tập: Sơ đồ về ảnh hƣởng của các nhân tố tới lƣợng mƣa. Thời gian 5 phút. Mẫu phiếu học tập:
60
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thành viên ở vòng 1, trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm mới, đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm mảnh ghép nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu. Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. + Bƣớc 2: Báo cáo kết quả: GV yêu cầu các nhóm treo sản phầm tại vị trí gần nhất và treo ở vị trí trên bảng. GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn. Cuối cùng GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG MƢA 1. Khí áp - Các khu áp thấp hút gió và đẩy khôn khí ẩm lên cao, sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mƣa, nên khu áp thấp thƣờng là nơi có lƣợng mƣa lớn trên Trái Đất. - Các khu áp cao, không khí ẩm không bốc lên đƣợc, lại chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên thƣờng là nơi ít mƣa. 2. Frông - Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh nên dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mƣa.
61
- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thƣờng mƣa nhiều. 3. Gió: - Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dƣơng thổi vào nên mƣa ít. - Miền chịu ảnh hƣởng của gió Mậu dịch ít mƣa vì gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô. - Miền chịu ảnh hƣởng của gió mùa thƣờng mƣa nhiều vì trong một năm có nửa năm gió thổi từ đại dƣơng vào lục địa. 4. Dòng biển: Các miền ven bờ đại dƣơng có dòng biển nóng chảy qua thì mƣa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nƣớc, ngƣợc lại những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mƣa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nƣớc không bốc lên đƣợc. 5. Địa hình: - Cùng 1 dãy núi thì sƣờn đón gió mƣa nhiều, sƣờn khuất gió mƣa ít. - Cùng một sƣờn núi đón gió, càng lên cao càng mƣa nhiều. Tuy nhiên, đến một độ cao nào đó sẽ không còn mƣa. 2.3.6. Kĩ thuật sơ đồ tư duy Sơ đồ tƣ duy hay còn gọi là bản đồ tƣ duy (Mindmap), là một công cụ tổ chức tƣ duy đƣợc phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan. Sơ đồ tƣ duy là một kiểu “ghi chép” bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời những “từ khóa”, hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc với sự tƣ duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tƣởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề ,… Trƣờng hợp áp dụng: Sơ đồ tƣ duy đƣợc áp dụng trong nhiều trƣờng hợp khác nhau nhƣ: tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý tƣởng để báo cáo;… Sơ đồ tƣ duy thƣờng đƣợc sử dụng để hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau giờ học, hệ thống hóa bài vở ôn tập hoặc tự lập kế hoạch làm việc dài hạn… Trong quá trình dạy học Địa lí 10 (ban cơ bản) theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS, GV có thể sử dụng kĩ thuật này vào nhiều khâu trong quá trình dạy học nhƣ: khâu tổ chức các hoạt động học trên lớp cho HS (GV kết hợp kĩ thuật sơ đồ tƣ duy với kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học họp tác hoặc vận dụng kĩ thuật này trong dạy học theo trạm), khâu vận dụng mở rộng (GV giao bài tập về nhà theo nhóm để hoàn thành chung 1 sản phẩm là sơ dồ tƣ duy với nội dung tổng kết bài học, chủ đề, hay chƣơng).
62
Các bƣớc tạo lập một sơ đồ tƣ duy: - Bƣớc 1: Xác định mục đích sử dụng sơ đồ tƣ duy. - Bƣớc 2: Xác định chủ đề của sơ đồ, đặt chủ đề ở phần trung tâm của sơ đồ tƣ duy. - Bƣớc 3: Xác định các nội dung của nhánh chính (nhánh cấp 1) thuộc chủ đề. Nhánh chính đƣợc nối liền với chủ đề trung tâm (thƣờng tô đậm nét). Nội dung của các nhánh chính đƣợc mô tả bằng những thuật ngữ “chìa khóa” quan trọng. Có thể viết mỗi nhánh chính bằng một màu khác nhau. Có thể sử dụng hình ảnh, ký hiệu… để mô tả khái quát chủ đề của nhà chính. - Bƣớc 4: Xác định các nội dung của nhánh cấp 2. Những nội dung trên cùng một nhánh chính nên có cùng một màu để tạo sự liên tƣởng khi quan sát. Sơ đồ tƣ duy có thể thể hiện dƣới các dạng khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo cấu trúc gồm chủ đề chính liên kết với các nhánh chính ( nhánh cấp 1), nhánh chính liên kết với các nhánh nhỏ (nhánh cấp 2),… Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật sơ đồ tƣ duy: - HS cần đƣợc giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dƣới dạng sơ đồ tƣ duy: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ chuỗi, sơ đồ cây,… - Cần lƣu ý rằng không có cách nào là tốt nhất hoặc thích hợp nhất. Mỗi HS có cách thể hiện sơ đồ tƣ duy khác nhau điều này liên quan rất nhiều đến cách học của mỗi HS cũng nhƣ kinh nghiệm của từng em.
Hình 2.5 - Sơ đồ tư duy “Địa lí dân cư” Ví dụ minh họa: Tìm hiểu những nhân tố hình thành đất (Bài 17, SGK Địa lí 10 trang 63-65) - Mục tiêu:
63
+ Kiến thức: HS trình bày đƣợc vai trò của các nhân tố hình thành đất. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học (chọn lọc các thông tin từ SGK; khai thác đƣợc các kênh thông tin bổ sung nhƣ tranh ảnh minh họa,...). - Hình thức: nhóm. - Thời gian: 30 phút - Phƣơng tiện: một số hình ảnh minh họa; phiếu học tập giấy A0. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Vòng 1: Nhóm chuyên gia. Phân nhóm học tập: chia lớp học thành 5 nhóm, tƣơng ứng với 5 nội dung cần nghiên cứu là “đá mẹ”, “khí hậu”, “sinh vật”, “địa hình”, “thời gian”. Giao nhiệm vụ cho nhóm: GV nêu yêu cầu cụ thể cho các nhóm. Dựa vào nguồn tƣ kiệu do GV cung cấp và thông tin SGK, trình bày vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đất. Thời gian: 3 phút. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. Hình thành nhóm mới (còn gọi là nhóm mảnh ghép): GV tùy vào số lƣợng HS trong lớp học để hình thành số nhóm mới cho phù hợp, đảm bảo trong mỗi nhóm mảnh ghép có ít nhất 1 thành viên của nhóm chuyên gia. Các nhóm phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên ( nhóm trƣởng, thƣ kí,... ). Giao nhiệm vụ cho nhóm: Vẽ sơ đồ tƣ tuy về vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đất. Yêu cầu: mỗi nhóm 1 sản phẩm đƣợc thể hiện trên khổ giấy A0. Thời gian 10 phút. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thành viên ở vòng 1, trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm mới, đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm mảnh ghép nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu. Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận, xác định thông tin nhánh cấp 1, nhánh cấp 2,... và tiến hành vẽ. + Bƣớc 2: Báo cáo kết quả (GV sử dụng kĩ thuật 321): GV yêu cầu các nhóm treo sản phầm tại vị trí gần nhất và treo ở vị trí trên bảng. GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn. Cuối cùng GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức.
64
Nội dung cơ bản cần đạt II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT 1 Đá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hƣởng trực tiếp tới các tính chất lí, hóa của đất. 2. Khí hậu: Nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu có ảnh hƣởng trực tiếp tới sự hình thành đất. 3. Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. 4. Địa hình - Ở vùng núi cao, quá trình hình thành đất yếu do nhiệt độ thấp quá trình phá hủy đã xảy ra chậm; địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thƣờng mỏng; - Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ƣu thế nên tầng đất thƣờng dày và giàu chất dinh dƣỡng; - Địa hình ảnh hƣởng đến khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất theo độ cao. 5. Thời gian: - Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi của đất tuổi của đất. - tuổi của đất tuổi của đất là yếu tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cƣờng độ của quá trình tác động đó. 6. Con ngƣời: Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của con ngƣời có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì nhiêu của đất. 2.4. Đổi mới phƣơng thức kiểm tra đánh giá để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 Trong dạy học Địa lí, GV đánh giá năng lực hợp tác của HS thông qua quá trình học tập, rèn luyện và thông qua kết quả học tập của HS. Đánh giá năng lực hợp tác thông qua quá trình học tập, rèn luyện của HS: GV xác định đây là đánh giá thƣờng xuyên, cần đi liền với tiến trình hoạt động học tập của HS. Để đánh giá năng lực hợp tác của HS, GV cần căn cứ trên các thành tố của năng lực và chỉ số tiêu chí chất lƣợng hành vi, từ đó xây dựng một khung tiêu chí và “mã hóa” dƣới dạng điểm để GV đánh giá HS, HS tự đánh giá chính mình hoặc đánh giá lẫn nhau. Trong đề tài này, tôi đã kế thừa bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác cho HS trong dạy học ở trƣờng THPT của Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền [22]. Bộ tiêu chí này đƣợc sử dụng sau khi GV tổ chức các hình thức học tập theo nhóm, là cách thức để GV thu thập những thông tin tự đánh giá của HS, của nhóm HS; Kết hợp với sự quan sát, đánh giá của chính mình GV có đƣợc những đánh giá xác thực về năng lực hợp tác và sự phát
65
triển năng lực hợp tác ở HS; Từ đó phản hồi cho HS, nhà trƣờng, gia đình kết quả đánh giá; xây dựng các biện pháp bồi dƣỡng rèn luyện năng lực hợp tác cho HS. Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác Thành tố năng lực 1. Nhận nhiệm vụ
Tiêu chí Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ vụ
1,0
Không xung phong nhƣng vui vẻ nhận nhiệm vụ
0,75
Miễn cƣỡng khi nhận nhiệm vụ đƣợc giao
0,5
Từ chối nhận nhiệm vụ
0
Hăng hái bày tỏ ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
0,75
Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
0,5
Không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
0
Biết lắng nghe, tôn trọng xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi ngƣời trong nhóm
1,0
Đôi lúc chƣa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm
0,75
trong nhóm
các thành viên khác 4. Tôn trọng
1,0
Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm nhƣng đôi lúc chƣa chủ động
Chƣa biết lắng nghe, ôn trọng các ý kiến của các thành viên
3. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giúp đỡ
Điểm
0,5
Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm
0
Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đồng thời chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm
2,0
Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhƣng chƣa chủ động hỗ trợ các thành viên khác
1,0
Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhƣng chƣa hỗ trợ các thành viên khác Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và không hỗ trợ những thành viên khác
0,5 0
Luôn tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
1,0
Đôi khi chƣa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
0,75
66
quyết định Nhiều khi chƣa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm chung
5. Kết quả làm việc
6. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung
Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
0,5 0
Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo ứng thời gian
2,0
Có sản phẩm tốt nhƣng chƣa đảm bảo thời gian
1,0
Có sản phẩm tƣơng đối tốt theo yêu cầu đề ra nhƣng chƣa đảm bảo thời gian
0,5
Sản phẩm không đạt yêu cầu
2,0
Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
1,0
Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi đƣợc yêu cầu
0,75
Chƣa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
0,5
Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung Tổng điểm (Q)
0 10
- Nếu Q ≥ 8 và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6 ) đạt từ 70% tổng điểm của từng tiêu chí thì HS đƣợc đánh giá là có năng lực hợp tác: Tốt. - Nếu 7 ≤ Q < 8 và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6 ) đạt từ 50% tổng điểm của từng tiêu chí thì HS đƣợc đánh giá là có năng lực hợp tác: Khá. - Nếu 5 ≤ Q < 7 và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6 ) đạt từ 50% tổng điểm của từng tiêu chí thì HS đƣợc đánh giá là có năng lực hợp tác: Bình thƣờng. - Nếu Q < 5 thì HS đƣợc đánh giá không có năng lực hợp tác. Đánh giá năng lực hợp tác thông qua kết quả học tập của học sinh Để đánh giá kết quả học tập của HS, GV có thể sử dụng các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá trên lớp gồm phƣơng pháp kiểm tra viết ( bao gồm các câu hỏi dạng tự luận hoặc câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan), áp dụng vào trong các bài kiểm tra thƣờng xuyên (bài kiểm tra 15 phút), bài kiểm tra định kì (kiểm tra giữa kì hoặc kiểm tra cuối học kì). Khi kết quả học tập của HS đƣợc thể hiện bằng “sản phẩm” nhƣ: bức vẽ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ tƣ duy, bảng tổng hợp kiến thức,... thì cần có sự đánh giá sản phẩm. Để việc đánh giá sản phẩm đƣợc thống nhất, GV cần phải đƣa ra các tiêu chí cụ thể, từ đó đó là mã hóa dƣới dạng điểm số để thuận tiện cho việc GV đánh giá sản phẩm HS, HS tự đánh giá sản phẩm của chính mình hoặc đánh giá sản phẩm của các HS khác. Để đánh giá sản phẩm của HS chính xác và hiệu quả, ngay từ khâu thiết kế hế hoạch dạy học, GV phải dự kiến đƣợc ở phần nội dung nào cần yêu cầu HS có sản
67
phẩm học tập, sản phẩm học tập đƣợc thể hiện dƣới hình thức nào và đƣa ra đƣợc tiêu chí đánh giá sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, để đánh giá năng lực hợp tác của HS, GV có thể áp dụng nhiều phƣơng pháp và kĩ thuật đánh giá khác nhƣ: ghi chép có sự kiện thƣờng nhật, phỏng vấn, hồ sơ học tập,... 2.5. Thiết kế một số kế hoạch dạy học Địa lí 10 - THPT theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS, tác giả đã thiết kế 3 kế hoạch dạy học Địa lí 10: Kế hoạch dạy học số 1: Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. (Xem phụ lục 3a); Kế hoạch dạy học số 2: Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. (Xem phụ lục 3b); Kế hoạch dạy học số 3: Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số. (Xem phụ lục 3c). Tiểu kết chƣơng 2 Để tìm ra biện pháp thực hiện nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS qua trong dạy học Địa lí 10 - THPT ở tỉnh Thái Nguyên, đề tài đã tập trung nghiên cứu và đƣa ra các nguyên tắc, quy trình cũng nhƣ cách thức thực hiện theo định hƣớng phát triển năng lực của HS. Trên quan điểm tiếp cận mới về quá trình dạy học, quá trình giáo dục thì các nguyên tắc tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác bao gồm: Đảm bảo tất cả học sinh đều có thể học; Kiến thức và năng lực bổ sung cho nhau; Đảm bảo học sinh có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; Đảm bảo học sinh có sự tƣơng tác trực diện; Đảm bảo học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn giáo viên. Các nguyên tắc này đóng vai trò định hƣớng, chỉ đạo xuyên suốt quá trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS nói chung và phát triển năng lực hợp tác nói riêng. Tác giả cũng đƣa ra quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác gồm 5 bƣớc, lựa chọn các PPDH, KTDH tích cực có khả năng cao trong việc phát triển năng lực hợp tác cho HS trong các giờ học Địa lí 10 trên lớp. Dựa cơ sở các quy trình, cách thức thực hiện đó, tác giả thiết kế một số kế hoạch tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS trong chƣơng trình Địa lí 10 với hi vọng sẽ góp phần rèn luyện và phát triển hơn nữa ở HS năng lực hợp tác và các năng lực đặc thù môn Địa lí, góp phần năng cao chất lƣợng giáo dục.
68
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm là cơ sở khẳng định tính đúng đắn, tính phù hợp của cơ sở lí luận của dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS đƣợc nêu ra trong luận văn. Kết quả thực nghiệm còn là cơ sở đánh giá và kết luận khái quát về vấn đề phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí ở trƣờng THPT nói chung và Địa lí 12 nói riêng. Từ đó bổ sung và làm phong phú hơn nhận thức của cả GV - HS về vấn đề này, góp phần thay đổi cách dạy và cách học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Địa lí. 3.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm Quá trình thực nghiệm cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, cấu trúc chƣơng trình sách giáo khoa Địa lí 10 hiện hành. Đảm bảo đúng tiến độ, đúng tiết học trên lớp, kế hoạch giảng dạy ở các trƣờng phổ thông và theo phân phối chƣơng trình môn Địa lí 10. - Đảm bảo phân hóa đối tƣợng HS, lớp HS (trung bình, khá, giỏi), trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của GV. - Mẫu đƣợc chọn phải mang tính phổ biến để kết quả thực nghiệm đƣợc khách quan - Mọi điều kiện dành cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều nhƣ nhau về khâu chuẩn bị, cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học. - Đảm bảo đúng các nguyên tắc trong việc sử dụng các PPDH trong giáo dục. - Đề ra những chỉ tiêu đánh giá và phƣơng pháp đánh giá về mặt định lƣợng theo tỉ lệ %: nhằm đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Thang đáng giá là thang điểm 10 theo các mức độ: Giỏi (9-10 điểm); Khá (7-8 điểm); Trung bình (5-6 điểm), Yếu (3-4 điểm); Kém (0-2 điểm); Đánh giá về mặt định tính thông qua phiếu điều tra (mẫu ở phần ở phụ lục), phỏng vấn trực tiếp, quan sát hoạt động… đối với GV và HS. 3.2. Quy trình thực nghiệm 3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm Chọn nội dung thực nghiệm: Để thấy đƣợc sự thay đổi của năng lực hợp tác ở HS, tác giả lựa chọn thực nghiệm 03 kế hoạch dạy học có sự kết hợp đa dạng các PPDH, KTDH đòi hỏi nhiều
69
hoạt động tƣơng tác, cộng tác của HS thông qua các hình thức học tập theo cặp đôi và theo nhóm. Cụ thể: - Kế hoạch dạy học số 1: “Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”, áp dụng dạy học theo nhóm với hình thức học tập cặp đôi. - Kế hoạch dạy học số 2: “Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật”, áp dụng dạy học hợp tác, kĩ thuật các mảnh ghép với hình thức học tập nhóm. - Kế hoạch dạy học số 3: “Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số”, áp dụng dạy học theo trạm với hình thức học tập nhóm. Chọn trƣờng thực nghiệm: Để đảm bảo tính phổ biến của mẫu đƣợc chọn thực nghiệm chúng tôi tiến hành thực nghiệm các trƣờng khác nhau. Các trƣờng đƣợc chọn làm thực nghiệm gồm: - Trƣờng THPT Phú Lƣơng, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. - Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Trƣờng THPT Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Chọn lớp thực nghiệm: Ở mỗi trƣờng chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Các lớp đƣợc chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình độ học lực và hạnh kiểm giữa hai lớp không có sự chênh lệch đáng kể. - Sĩ số học sinh giữa hai lớp tƣơng đƣơng nhau. - Cơ sở vật chất phục vụ thực nghiệm giữa hai lớp tƣơng đƣơng nhau. Bảng 3.1. Danh sách trƣờng, lớp tham gia thực nghiệm sƣ phạm Stt
Trƣờng
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tên lớp
Sĩ số
Tên lớp
Sĩ số
1
THPT Dƣơng Tự Minh
10A2
44
10A3
44
2
THPT Định Hóa
10A3
42
10A4
43
3
THPT Phú Lƣơng
10A1
46
10A2
45
Chọn giáo viên thực nghiệm: Là những GV trực tiếp giảng dạy ở trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trình độ chuyên môn, năng lực công tác từ 03 năm trở lên.
70
Bảng 3.2. Danh sách giáo viên tham gia thực nghiệm sƣ phạm Stt
Trƣờng
Giáo viên
Trình độ
Số năm công tác
1
THPT Dƣơng Tự Minh
Vũ Thị Diệu Linh
Đại học
17
2
THPT Định Hóa
Hứa Thị Thầm
Đại học
12
3
THPT Phú Lƣơng
Linh Thùy Dung
Đại học
12
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm Trƣớc khi tiến hành TNSP chúng tôi phát phiếu điều tra cho HS lớp 10 của các trƣờng TNSP để thu thập các thông tin về tính khả thi của việc vận dụng các biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí. Trao đổi với GV kế hoạch bài dạy đƣợc chọn lựa thực nghiệm, phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm: - Các lớp đƣợc lựa chọn TNSP chia thành 2 nhóm: Nhóm lớp thực nghiệm (Dạy học theo kế hoạch bài dạy đƣợc thiết kế theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS); Nhóm lớp đối chứng (Dạy học theo kế hoạch bài dạy đƣợc thiết kế theo cách truyền thống ). - Thực nghiệm sẽ đƣợc tiến hành cùng 1 bài, đƣợc cùng một GV dạy 1 tiết ở lớp thực nghiệm theo thiết kế của đề tài và 1 tiết ở lớp đối chứng theo phƣơng pháp thông thƣờng. Khi tiến hành TNSP chúng tôi đã trực tiếp dự giờ lớp TNSP ở một số trƣờng để quan sát tác động của các biện pháp phát triển năng lực hợp tác của HS trong quá trình học trên lớp. Trong quá trình quan sát, tập trung thu thập dữ liệu về thái độ, tính tích cực, kĩ năng hợp tác và giao tiếp của HS trong quá trình tham gia vào các hoạt động học - Sau khi TNSP chúng tôi đều kiểm tra HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra kiến thức chung, sau đó chấm điểm và dùng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu bài kiểm tra. So sánh kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để rút ra kết luận về hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 3.2.3. Tổ chức thực nghiệm Thời gian tiến hành thực nghiệm 03 kế hoạch dạy học diễn ra trong học kì I, năm học 2019 - 2020. Cụ thể - Kế hoạch dạy học số 1: thực hiện vào tuần 1 và tuần 2 tháng 10 năm 2019. - Kế hoạch dạy học số 2: thực hiện vào tuần 1, tuần 2 tháng 11 năm 2019. - Kế hoạch dạy học số 3: thực hiện vào tuần 3 và tuần 4 tháng 11 năm 2019.
71
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.3.1. Đánh giá định lượng Kết quả bài kiểm tra của HS trƣớc và sau TNSP: Để đánh giá sự thay đổi kết quả học tập của HS trƣớc và sau khi tiến hành TNSP, chúng tôi đã xây dựng bốn bài kiểm tra 15 phút. Cụ thể: - Bài kiểm tra số 1: Bài kiểm tra trƣớc khi tiến hành TNSP, nội dung về “Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất” (Bài 11, SGK Địa lí 10), hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận (Đề kiểm tra ở phụ lục 4). - Bài kiểm tra số 2: Bài kiểm tra sau khi thực nghiệm Kế hoạch dạy học 1, nội dung “Một số số loại gió chính”, với hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan (Đề kiểm tra ở phụ lục 5). - Bài kiểm tra số 3: Bài kiểm tra sau khi thực nghiệm Kế hoạch dạy học 2, nội dung “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật”, vận dụng hình thức kiểm tra tự luận (Đề kiểm tra ở phụ lục 6). - Bài kiểm tra số 4: Bài kiểm tra sau khi thực nghiệm Kế hoạch dạy học 3, nội dung “Gia tăng dân số”, vận dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận (Đề kiểm tra ở phụ lục 7). Tổng hợp kết quả các bài kiểm tra nhƣ sau: Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 1 Nhóm
Nhóm thực nghiệm
Sĩ
THPT
HS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
Dƣơng Tự Minh
44
0
0
0
5
7
7
11
6
5
2
1
5,77
Định Hóa
42
0
0
0
5
6
7
9
6
7
2
0
5,81
Phú Lƣơng
46
0
0
0
6
7
9
9
6
6
2
1
5,72
132 0
0
0
16 20 23 29 18 18
6
2
5,77
Dƣơng Tự Minh
44
0
0
1
5
6
8
8
6
6
2
2
5,79
Định Hóa
43
0
0
0
7
4
7
10
7
5
2
1
5,78
Phú Lƣơng
45
0
0
1
4
7
8
9
7
7
2
0
5,75
132 0
0
2
16 17 23 27 20 18
6
3
5,76
Tổng số
Nhóm đối chứng
Điểm số
Trƣờng
Tổng số
Điểm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS )
72
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 2 Nhóm
Nhóm thực nghiệm
Sĩ
THPT
HS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
Dƣơng Tự Minh
44
0
0
0
0
7
6
8
9
10
3
1
6,50
Định Hóa
42
0
0
0
0
7
5
7
12
8
3
0
6,43
46
0
0
0
0
6
4
8
10 13
4
1
6,78
132
0
0
0
0 20 15 23 31 31 10
2
6,58
44
0
0
0
1
8
12
7
6
6
3
1
6,00
Định Hóa
43
0
0
0
1
7
11
8
7
6
2
1
6,02
Phú Lƣơng
45
0
0
0
0
9
10
9
8
6
2
1
6,07
Tổng số
132
0
0
0
2
24 33 24 21 18
7
3
6,03
Phú Lƣơng Tổng số Dƣơng Tự
Nhóm đối chứng
Điểm số
Trƣờng
Minh
Điểm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS ) Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 3 Nhóm
Sĩ
THPT
HS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
44
0
0
0
0
5
6
7
10 12
3
1
6,74
Định Hóa
42
0
0
0
0
5
5
6
9
13
4
0
6,76
Phú Lƣơng
46
0
0
0
0
4
5
8
9
15
4
1
6,91
Tổng số
132
0
0
0
0
14 16 21 28 40 11
2
6,80
Dƣơng Tự Minh
44
0
0
0
0
11 10
9
7
6
1
0
5,77
Định Hóa
43
0
0
0
0
7
10
6
12
7
1
0
6,11
Phú Lƣơng
45
0
0
0
0
10 10
6
11
6
2
0
5,98
Tổng số
134
0
0
0
0
28 30 21 30 19
4
0
5,95
Dƣơng Tự Minh Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm số
Trƣờng
Điểm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS )
73
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 4 Nhóm
Điểm số
Trƣờng
Sĩ
THPT
HS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
44
0
0
0
0
3
5
6
10 14
5
1
7,05
42
0
0
0
0
4
5
6
8
11
6
2
7,00
46
0
0
0
0
4
5
7
8
15
5
2
7,04
132
0
0
0
0 11 15 19 26 40 16
5
7,04
44
0
0
0
0
7
11
9
7
6
3
1
6,16
Dƣơng Tự Nhóm
Minh
thực
Định Hóa
nghiệm Phú Lƣơng Tổng số Dƣơng Tự
Điểm
Nhóm
Minh
đối
Định Hóa
43
0
0
0
0
6
8
9
10
7
2
1
6,24
chứng
Phú Lƣơng
45
0
0
0
0
6
10
8
11
6
3
1
6,31
Tổng số
132
0
0
0
0 19 29 26 28 19
8
3
6,26
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS ) Đánh giá kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra - Thông qua kết quả bài kiểm tra số 1, chúng tôi rút ra nhận xét nhƣ sau: + Trình độ nhận thức của HS ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tƣơng đƣơng nhau biểu hiện: Điểm trung bình bài kiểm tra của hai nhóm lớp là khoảng 5,76 điểm. Cả 2 nhóm lớp mức điểm có số lƣợng HS đạt nhiều nhất là 5-6 điểm (nhóm thực nghiệm có 52 em, chiếm 39,4% - nhóm đối chứng có 50 em, chiếm 37,9%).
Hình 3.1 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 của nhóm thực nghiệm
74
Hình 3.2 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 của nhóm đối chứng + Mức độ phân hóa của các đối tƣợng HS trong cả 2 nhóm khá rõ nét: Tỉ lệ HS có bài kiểm tra đạt điểm giỏi (9-10 điểm) rất thấp, chiếm dƣới 10%; tỉ lệ HS có bài kiểm tra đạt mức trung bình (5-6 điểm) cao nhất, chiếm hơn 37%; tỉ lệ HS có điểm bài kiểm tra ở mức yếu còn khá cao, chiếm trên 25%. Qua đây, GV cần phả tăng cƣờng các biện pháp để nâng cao chất lƣợng học tập của HS, quan tâm đến đối tƣợng HS có kết quả học tập còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả lớp, tạo động lực cho các em học tập ngày càng tiến bộ hơn. - So sánh kết quả các bài kiểm tra sau TNSP (Bài kiểm tra số 2,3,4) với bài kiếm tra trƣớc TNSP (Bài kiểm tra số 1), chúng tôi rút ra nhận xét nhƣ sau: + Về điểm trung bình của các bài kiểm tra: Bảng 3.7. Điểm trung bình các bài kiểm tra của học sinh các nhóm Bài kiểm tra
Bài kiểm tra
Bài kiểm tra
Bài kiểm tra
số 1
số 2
số 3
số 4
Thực nghiệm
5,77
6,58
6,80
7,04
Đối chứng
5,76
6,03
5,95
6,26
Nhóm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS ) Điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm có xu hƣớng tăng đều trong khi điểm trung bình của nhóm đối chứng có xu hƣớng tăng giảm không đều. Điểm trung bình của bài kiểm tra sau TNSP ở nhóm thực nghiệm thƣờng cao hơn ở nhóm đối chứng. Ví dụ: Bài kiểm tra số 2, nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 0,53 điểm; Bài kiểm tra số 3, nhóm thực nghiệm có
75
điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 0,85 điểm; Bài kiểm tra số 4, nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 0,78 điểm. + Về phân bố tần suất điểm số ở các bài kiểm tra sau TNSP: Ở nhóm thực nghiệm: phân bố tần suất điểm số ở các bài kiểm tra trƣớc và sau TNSP có sự thay đổi rõ nét. Nếu nhƣ ở bài kiểm tra số 1, thì mức điểm 5 - 6 điểm có số lƣợng HS nhiều nhất thì ở các bài kiểm tra số 2,3,4 mức độ HS đạt điểm 7 - 8 điểm có số lƣợng nhiều nhất. Ví dụ nhƣ ở bài kiểm tra số 4 (hình 3.3) tổng số HS đạt điểm 7 - 8 là 66 em (số lƣợng HS đạt điểm 8 là 40 em, số lƣợng HS đạt điểm 7 là 26 em) chiếm 50% ; HS đạt điểm 5 - 6, chỉ có 34 em, chiếm 25,8% thấp hơn nhiều so với bài kiếm tra số 1.
Hình 3.3 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 4 của nhóm thực nghiệm Ở nhóm đối chứng: phân bố tần suất điểm số ở các bài kiểm tra trƣớc và sau TNSP số lƣợng HS điểm 5 - 6 vẫn cao hơn cả. Ví dụ nhƣ ở bài kiểm tra số 4 (hình 3.4) HS đạt điểm 5 - 6 có đến 55 em, chiếm 41,7%.
Hình 3.4 - Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra số 4 của nhóm đối chứng
76
+ Về phân hóa bài kiểm của HS theo các mức độ:
Hình 3.5 - Phân loại kết quả bài kiểm tra số 2 theo các mức độ
Hình 3.6 - Phân loại kết quả bài kiểm tra số 3 theo các mức độ Qua biểu đồ trên cho thấy: Nhóm thực nghiệm có số lƣợng HS có điểm khá giỏi nhiều hơn so với nhóm đối chứng và số lƣợng HS có điểm yếu ít hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
77
Hình 3.7 - Phân loại kết quả bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm theo các mức độ Ở nhóm thực nghiệm: Tỉ lệ HS đạt điểm khá - giỏi tăng lên rõ rệt. Ở bài kiêm tra trƣớc thực nghiệm tỉ lệ HS khá - giỏi chỉ chiếm 33,3% (trong đó tỉ lệ bài đạt điểm giỏi rất thếp, chiếm 6,1%) thì sau khi TNSP, tỉ lệ điểm khá - giỏi ở các bài kiểm tra đếu tăng lên. Tỉ lệ HS đạt điểm yếu giảm đều, chiếm tỉ lệ thấp.
Hình 3.8 - Phân loại kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng theo các mức độ Ở nhóm đối chứng: Kết quả học tập của HS cũng có thay đổi theo hƣớng tích cực xong sự thay đổi này còn chậm và chƣa bền vững. Tỉ lệ HS có điểm yếu giảm
78
nhƣng vẫn chiểm trên 14%, tỉ lệ HS đạt điểm giỏi thấp. Chủ yếu có sự thay đổi ở tỉ lệ HS có điểm trung bình và điểm khá có xu hƣớng tăng. So sánh giữa lớp nhóm chứng và nhóm thực nghiệm về kết quả các bài kiểm tra sau TNSP: Lớp thức nghiệm có tỉ lệ HS đạt điểm khá - giỏi luôn cao hơn và có tỉ lệ HS đạt điểm yếu luôn tấp hơn so với lớp đối chứng. Nhƣ vậy, thông qua kết quả bài bài kiểm tra trƣớc và sau TNSP, chúng tôi rút ra kết luận nhƣ sau: - HS ở các lớp thực nghiệm có kết quả học tập tiến bộ nhanh hơn so với các nhóm lớp đối chứng. Kết quả học tập của HS nhóm thực nghiệm luôn cao hơn nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ, ở nhóm lớp thực nghiệm, GV chú trọng áp dụng các PPDH, KTDH tích cực, tạo môi trƣờng học tập hợp tác, HS buộc phải chủ động và tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động học mà ở đó HS phải tự mình mình hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao thông qua việc hợp tác, chia sẻ công việc với bạn hoặc nhóm bạn cùng lớp. Chính điều này đã giúp cho HS phát triển khả năng tƣ duy nhận thức đồng thời HS nắm vững kiến thức bài học, nâng cao về kết quả học tập của bản thân. - Mức độ phân hóa kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm thấp hơn nhóm lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm sự chênh lệch về điểm số giữa các HS không quá lớn, điều này cho thấy HS ở lớp thực nghiệm nhận đƣợc sự quan tâm tƣơng đối đồng đều, cơ hội học tập không chỉ tập chung vào phần nhỏ những HS khá, giỏi mà những HS trung bình và yếu cũng có nhiều điều kiện để tiếp cận với việc học thông qua hình thức học với bạn, học với nhóm bạn và học với GV. Dựa vào kết quả phân tích ở trên cho phép chúng ta kết luận: việc phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 với các biện pháp mà luận văn đề cập đến là có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Các biện pháp sƣ phạm đã đƣợc để cập trong luận văn là có tính khả thi cao. 3.3.2. Đánh giá định tính Bên cạnh đánh giá mang tính định lƣợng, tác giả còn khảo sát về mặt định tính thông qua việc quan sát HS trong các tiết học, phỏng vấn trực tiếp HS và GV, lấy thông tin qua phiếu tự đánh giá của HS. - Thông qua quan sát HS ở trong các tiết học ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, tác giả rút ra nhận xét sau: + Lớp thực nghiệm: vận dụng PPDH, KTDH tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa
79
HS - HS, HS - nhóm, HS - GV, vận dụng đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá, quan tâm rèn luyện và phát triển cho HS về cả tiêu chí kỹ năng và kiến thức, động cơ hợp tác thì không khí học tập sôi nổi hơn, HS tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài, bày tỏ thái độ tích cực, đóng góp ý kiến của bản thân trƣớc những nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra. + Lớp đối chứng, hoạt động của GV là chủ yếu, HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, không khí lớp học thƣờng trầm, HS ít biểu lộ thái độ, ý kiến của bản thân và thƣờng chỉ nêu ý kiến của bản thân khi đƣợc yêu cầu. - Thông qua phỏng vấn trực tiếp GV tham gia dạy thực nghiệm: Các GV cho rằng giờ học thực nghiệm đã mang lại hiệu quả trong việc phát triển năng lực hợp tác cho HS; nội dung kiến thức đƣợc khai thác là phù hợp và đã đảm bảo đƣợc mục tiêu bài học; các PPDH, KTDH đƣợc sử dụng trong bài dạy đã phát huy tính tích cực, hoạt động tƣ duy, óc sáng tạo của HS, phù hợp với trình độ nhận thức của các em và điều kiện dạy học hiện nay. Các phƣơng pháp này cũng rất sinh động, hấp dẫn với HS, tạo điều kiện cho HS tự tin trong giao tiếp, khả năng trình bày vấn đề lƣu loát hơn và nhất là các HS trở nên gắn kết với nhau, biết chia sẻ công việc, tập thể lớp đoàn kết hơn. - Thông qua phiếu tự đánh giá và đánh giá thành viên của nhóm về năng lực hợp tác: việc đánh giá này đƣợc thực hiện trong các giờ học có thảo luận nhóm, GV tổ chức cho HS tự đánh giá khả năng làm việc của mình kết hợp với việc đánh giá của các thành viên trong nhóm để GV phân tích đánh giá về năng lực hợp tác của HS. GV sử dụng bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác cho HS trong dạy học ở trƣờng THPT của Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền [22]. Tuy nhiên, trong quá trình thống kê kết quả, GV không đánh giá theo các mức độ phân loại năng lực hợp tác: Tốt - Khá - Trung bình - Không có năng lực. GV chỉ thống kê kết quả tự đánh giá của HS để đƣa ra nhận xét định tính về sự thay đổi trong nhận thức, hiểu biết, hành động của HS về năng lực hợp tác.
80
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học sinh nhóm thực nghiệm tự đánh giá năng lực hợp tác (Tổng số HS tham gia khảo sát: 135 em) Kết quả khảo sát (%)
Thành tố
Tiêu chí
năng lực
Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ 1. Nhận
Không xung phong nhƣng vui vẻ nhận
nhiệm vụ nhiệm vụ Miễn cƣỡng khi nhận nhiệm vụ đƣợc giao Từ chối nhận nhiệm vụ Hăng hái bày tỏ ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
Trƣớc thực
Sau thực
nghiệm
nghiệm 3
7,41
20,00
26,67
41,48
65,92
38,52
0
0
6,67
20,74
30,37
48,15
53,33
22,22
9,63
8,89
25,92
37,78
51,85
48,15
21,94
14,07
0
0
11,11
25,92
Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm nhƣng đôi lúc chƣa chủ động 2. Tham
Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt
gia xây
động của nhóm
dựng kế
Không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch
hoạch hoạt
hoạt động của nhóm Biết lắng nghe, tôn trọng xem xét các ý
động của kiến, quan điểm của mọi ngƣời trong nhóm nhóm
Đôi lúc chƣa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm Chƣa biết lắng nghe, ôn trọng các ý kiến của các thành viên trong nhóm Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm
3. Thực
Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản
hiện
thân đồng thời chủ động hỗ trợ các thành
nhiệm vụ viên khác trong nhóm
81
hỗ trợ
Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân
giúp đỡ
nhƣng chƣa chủ động hỗ trợ các thành viên
27,41
37,04
47,41
29,62
14,07
7,42
50,37
57,04
28,89
35,56
20,74
7,4
0
0
6,32
12,27
45,35
48,69
26,03
29,74
22,30
9,30
11,85
23,70
30,37
42,97
44,45
24,44
13,33
8,89
các thành khác viên khác Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhƣng chƣa hỗ trợ các thành viên khác Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và không hỗ trợ những thành viên khác Luôn tôn trọng quyết định chung của cả 4. Tôn trọng quyết định chung
nhóm Đôi khi chƣa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm Nhiều khi chƣa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo ứng thời gian
5. Kết quả làm việc
Có sản phẩm tốt nhƣng chƣa đảm bảo thời gian Có sản phẩm tƣơng đối tốt theo yêu cầu đề ra nhƣng chƣa đảm bảo thời gian Sản phẩm không đạt yêu cầu Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm
6. Trách
chung
nhiệm
Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi
với kết
đƣợc yêu cầu
quả làm
Chƣa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản
việc chung
phẩm chung Không
chịu trách nhiệm về sản phẩm
chung
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài khảo sát HS )
82
Sau các bài thực nghiệm, hiểu biết của HS về năng lực hợp tác ngày càng sâu sắc hơn: HS hiểu rõ về kiến thức hợp tác, trong quá trình hợp tác thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm HS đã có sự chủ động trong việc phân công công việc, nhận nhiệm vụ, tham gia vào xây dựng kế hoạch, xác định tinh thần trách nhiệm đối với sản phẩm chung của nhóm. Điều này đƣợc thể hiện thông qua bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá năng lực hợp tác của HS, tỉ lệ các tiêu chí có sự thay đổi theo hƣớng tích cực khi so sánh trƣớc và sau khi TNSP. Qua quá trình quan sát HS thực hiện các hoạt động hợp tác khi GV yêu cầu học tập theo hình thức cặp đôi hay theo nhóm, dễ dàng nhận thấy kĩ năng hợp tác của HS đã đƣợc nâng cao. HS nhanh chóng nắm bắt đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, tìm ghép cặp đôi hoặc là tìm nhóm, nhanh chóng di chuyển theo yêu cầu của GV. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nhóm đã có sự phân công rõ ràng (nhóm trƣởng, thƣ ký và các thành viên). Mức độ tham gia của đa phần HS trong hoạt động nhóm ngày càng tích cực hơn, một số HS thể hiện khả năng lãnh đạo ngay từ đầu, một số HS ban đầu còn rụt rè, ít nói cũng đã trở lên hoạt bát hơn trong các hoạt động nhóm. Dựa vào kết quả trên, ta nhận thấy rằng: việc phát triển năng lực hợp tác cho HS có sử dụng các biện pháp của luận văn đƣa ra là có hiệu quả, góp phần tạo ra môi trƣờng học tập thân thiện, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tạo khả năng phát triển khả năng tƣ duy logic, năng lực giải quyết vấn đề, các năng lực đặc thù của môn Địa lí ở HS. Từ đó, giúp HS nắm kiến thức vững kiến thức bộ môn, nâng cao kết quả học tập, tạo hứng thú học tập và vun đắp thêm niềm sự thích của các em với bộ môn Địa lí.
83
Tiểu kết chƣơng 3 Chƣơng này đã trình bày về nội dung và phƣơng pháp triển khai quá trình TNSP để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài. Đề tài đã tiến hành TNSP tại 03 trƣờng THPT (THPT Định Hóa, THPT Phú Lƣơng, THPT Dƣơng Tự Minh) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và tiến hành dạy thực nghiệm 03 bài học trong chƣơng trình Địa lí 10 ở học kì I, bao gồm: - Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. - Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. - Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, việc áp dụng quy trình và các biện pháp tổ chức dạy học đã góp phần nâng cao kết quả học tập của HS và phát triển đƣợc năng lực hợp tác cho các em, góp phần giúp HS tự tin trong giao tiếp, nhanh chóng hòa nhập với các môi trƣờng đòi hỏi cần có sự hợp tác. HS cảm thấy có hứng thú không chỉ trong những trong nội dung bài học mà còn trong phƣơng pháp giảng dạy của GV, tù đó thêm yêu thích bộ môn Địa lí. Tuy kết quả về mặt định lƣợng cho thấy sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng không nhiều, nhƣng có ý nghĩa về mặt thống kê và nó là cơ sở khẳng định những vấn đề mà đề tài đƣa ra có tính khả thi hiệu quả.
84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 – Trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: - Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển năng lực hợp tác; đƣa ra tổng quan về vấn đề nghiên cứu; các khái niệm về năng lực hợp tác; các hình thức dạy học, các PPDH và KTDH phát triển năng lực hợp tác cho HS. - Luận văn đề cập đến các nguyên tắc dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS, quy trình và cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực hợp tác cho HS. Trong đó đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá có thể đƣợc coi là khâu then chốt trong việc thực hiện thành công dạy học học theo hƣớng tiếp cận năng lực. - Tác giả thiết kế 03 kế hoạch dạy học vận dụng linh hoạt các PPDH, KTDH tích cực nhằm phát triển năng lực hợp tác ở HS. Tiến hành tổ chức TNSP tại 03 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với sự tham gia của 03 giáo viên địa lí và 269 em HS của các trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh, THPT Định Hóa và THPT Phú Lƣơng. Kết quả TNSP đƣợc xử lý bằng các chỉ số thống kê, ngoài ra tác giả còn sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn, hỏi ý kiến của GV và HS để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. Nhƣ vậy, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài đã đạt đƣợc, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Qua kết quả thực hiện, luận văn này khẳng định đổi mới PPDH theo hƣớng phát triển năng lực hợp tác cho HS là việc làm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trƣờng trung học phổ thông nói chung và nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Địa lí nói riêng. 2. Khuyến nghị Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng để việc áp dụng dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS trong môn Địa lí có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi và mang hiệu quả cao hơn thì cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau đây: - Đối với các nhà trƣờng: cần đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia với diện tích lớp học, số lƣợng HS trong một lớp, phƣơng tiện dạy học đáp ứng đƣợc yêu cầu của đổi mới giáo dục; xây dựng chƣơng trình nhà trƣờng khoa học để GV đƣợc tiếp xúc, tổ chức nhiều hình thức dạy học đa dạng tăng tính hợp tác giữa các HS.
85
- Đối với GV Địa lí: cần phải chủ động tiếp cận sớm với dạy học phát triển năng lực nói chung và phát triển năng lực hợp tác nói riêng; cần phải thƣờng xuyên tham gia các lớp tập huấn bồi dƣỡng hoặc tự bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh HS nắm bắt kịp thời tâm tƣ nguyện vọng của các em, từ đó có phƣơng án xây dựng kế hoạch bài học với các hoạt động học hợp tác thích hợp.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chấp hành Trung ƣơng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 nghị quyết của hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. [2]. Đinh Quang Báo (2012), Tiếp cận năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông. [3]. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên, 2017). Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sƣ Phạm. [4]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam. [5]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam. [6]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Địa lí 10 (sách giáo viên) NXB Giáo dục Việt Nam. [7]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học. [8]. Bộ Giáo dục và đào tạo - Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội. [9]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí cấp THPT. [10]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Vụ Giáo dục trung học, chƣơng trình phát triển giáo dục trung học. Tài liệu tập huấn, Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Môn Địa lí. Cấp Trung học phổ thông (lưu hành nội bộ). Hà Nội - 2014. [11]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016). Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn (Dùng cho cho cán bộ quản lí, giáo viên THCS, THPT và Giáo dục thƣờng xuyên). NXB Đại học Sƣ Phạm. [12]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể (ban hành theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Hà Nội. [13]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông. Môn Địa lí. (ban hành theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Hà Nội. [14]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
87
[15]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Địa lí 10 (sách giáo viên, ) NXB Giáo dục Việt Nam. [16]. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cƣờng (2014), Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sƣ phạm. [17]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [18]. Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính Phủ). [19]. Vũ Dũng (chủ biên, 2008). Từ điển tâm lí học. NXB Giáo dục Việt Nam. [20]. Nguyễn Dƣợc và Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội. [21]. Đặng Văn Đức (Chủ biên) và Nguyễn Thu Hằng (2012), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội. [22]. Lê Thị Thu Hiền (2015), “Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học ở trƣờng trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (số 360), trang18-20. [23]. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội [24]. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (tái bản 2011), Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Bách Khoa. [25]. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại. Lý luận - biện pháp - kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [26]. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2014), Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chủ đề Ứng dụng của đạo hàm, Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. (luận văn thạc sĩ) [27]. Nguyễn Phƣơng Liên (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [28]. Robert J.Marzano, Debra J. Pickering, Jane E.Pollock (2011), Nguyễn Hồng Vân dịch, Các phương pháp dạy học hiệu quả. [29]. Nguyễn Văn Minh (2017), Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 -1954) lớp 12 THPT, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. (luận văn thạc sĩ) [30]. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
88
[31]. Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo. [32]. Lê Thông - Nguyễn Thị Minh Tuệ (chủ biên, 2018) Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí trường phổ thông. NXB Đại học Sƣ Phạm. [33]. Trần Thị Thanh Thủy (chủ biên, 2016). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (quyển 2). NXB Đại học Sƣ Phạm. [34]. Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sƣ Phạm. [35]. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. [36]. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Lang (2015). Tâm lí học đại cương. NXB Đại học Sƣ Phạm [37]. Viện ngôn ngữ học (tái bản 2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Bách Khoa. [38]. Web http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki, bài viết Chƣơng trình giáo dục phát triển định hƣớng năng lực. [39]. Web http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki, bài viết các phƣơng pháp dạy học tích cực.
89
PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT 1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - THPT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (Mẫu phiếu dành cho Giáo viên môn Địa lí) Để hiểu thực trạng phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 và góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lí ở trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây. Mọi thông tin do thầy cô cung cấp, chúng tôi chỉ sử dụng để nghiên cứu đề tài khoa học, không nhằm mục đích nào khác. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: .................................................................................................................... 2. Năm sinh: .............................................. 3. Giới tính (nam, nữ): ................................. 4. Trình độ học vấn: ........................................................................................................ 5. Năm tốt nghiệp đại học: .............................................................................................. 6. Tổng số năm công tác (năm): ...................................................................................... 7. Cơ quan công tác: ........................................................................................................ II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 (Với mỗi câu hỏi, thầy/cô trả lời bằng cách tích dấu x vào ô trống đầu mỗi ý hoặc ghi ra ý kiến khác (nếu có)). Câu 1. Trong quá trình dạy học, Thầy (Cô) có quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực cho học sinh không? Rất quan tâm.
Quan tâm.
Bình thƣờng.
Không quan tâm.
Câu 2. Theo Thầy (Cô), khái niệm năng lực đƣợc hiểu là khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. sự kết hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện một nhiệm vụ. khả năng của một cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động ở một thời điểm cụ thể. khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá
nhân để thực hiện thành công một công việc trong một bối cảnh cụ thể. Câu 3. Thầy (Cô) tiếp cận với dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực thông qua khóa tập huấn của Bộ (Sở) GD&ĐT. tự tìm hiểu qua Internet, qua tài liệu. trao đổi với đồng nghiệp. các kênh thông tin khác. Câu 4.Theo Thầy (Cô), năng lực hợp tác là gì? Là khả năng tƣơng tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể trong học tập và cuộc sống. Là khả năng tổ chức, quản lý nhóm để giải quyết một nhiệm vụ chung nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên trong một công việc. Là khả năng tổ chức và quản lý nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả. Câu 5. Theo Thầy (Cô), biểu hiện của năng lực hợp tác ở học sinh THPT là biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những ngƣời khác đề xuất. biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. biết đánh giá khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phƣơng án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác. biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm, góp ý cho từng ngƣời trong nhóm. Câu 6. Thầy (Cô) cho biết mức độ thƣờng xuyên dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 – THPT. Thƣờng xuyên
Thỉnh thoảng.
Không bao giờ.
Câu 7. Thầy (Cô) đánh giá nhƣ thế nào về vai trò của dạy học theo hƣớng phát
triển năng lực hợp tác? (Mức độ 1: Rất tốt; Mức độ 2: Bình thƣờng; Mức độ 3: Chƣa tốt) Stt
Vai trò của dạy học phát triển năng lực hợp tác
Mức độ 1
Mức độ Mức độ 2
Mức độ 3
HS nắm vững, hiểu sâu, mở rộng vốn
1
kiến thức của mình. HS tự tin, biết lắng nghe, chia sẻ, giúp
2
đỡ ngƣời khác. Tạo môi trƣờng học tập thân thiện,
3
đoàn kết, bình đẳng. 4
Tạo sức mạnh tập thể trong việc giải quyết các vấn đề học tập của HS. Giúp HS tiếp cận với phƣơng pháp
5
khám phá, tìm tòi khoa học. Phát huy tính tích cực chủ động của
6
ngƣời học. Câu 8. Thầy/Cô thƣờng sử dụng hình thức học tập nào dƣới đây trong các tiết học Địa lí ở trên lớp? (nêu rõ mức độ sử dụng). Mức độ Stt
Hình thức học tập
1
Hoạt động cá nhân
2
Hoạt động cặp đôi
3
Hoạt động theo nhóm
4
Hoạt động cả lớp
Thƣờng xuyên
Không thƣờng xuyên
Không sử dụng
Câu 9. Thầy/Cô thƣờng sử dụng các PPDH, KTDH nào trong trong các tiết học Địa lí ở trên lớp? (nêu rõ mức độ sử dụng). Stt
Tên PPDH, KTDH
Mức độ Thƣờng xuyên
Phƣơng pháp dạy học
Không thƣờng xuyên
Không sử dụng
1
PP thuyết trình
2
PP đàm thoại
3
PPDH hợp tác
4
PPDH theo trạm
5
PPDH theo dự án
6
PP đóng vai
Kĩ thuật dạy học 1
Đặt câu hỏi
2
Chia nhóm
3
Khăn trải bàn
4
Các mảnh ghép
5
Sơ đồ tƣ tuy
6
Ủng hộ, phản đối
7
Phòng tranh
Câu 11. Những khó khăn Thầy/Cô thƣờng gặp phải khi tiến hành các biện pháp nhằm dạy học phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 – THPT? Nhà trƣờng chƣa thực sự tạo điều kiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn khó khăn. Số lƣợng học sinh trong lớp học còn lớn. Học sinh còn tự ti, nhút nhát, chƣa tích cực tham gia hoạt động. Khó khăn khác: ............................................................................................................... ......................................................................................................................................... Câu 12. Thầy/Cô có thể chia sẻ một số kinh nghiệm trong dạy học phát triển năng lực hợp tác cho học sinh nhằm gây hứng thú trong giờ học Địa lí? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô! Xác nhận của cơ quan công tác
................., ngày ...... tháng 9 năm 2019 Giáo viên (Kí và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - THPT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (Mẫu phiếu dành cho Học sinh) I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: .................................................................................................................... 2. Năm sinh: ........................................................................ 3. Giới tính: ...................... 4. Tên trƣờng: ...................................................................... 5. Lớp: ............................... II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 (Với mỗi câu hỏi, các em trả lời bằng cách tích dấu x vào ô trống đầu mỗi ý hoặc ghi ra ý kiến khác (nếu có)). Câu 1. Em có thích học môn Địa lí không? Rất thích.
Thích.
Bình thƣờng.
Không thích.
Câu 2. Theo em có cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác cho bản thân hay không? Vì sao? Rất cần thiết. Cần thiết. Bình thƣờng. Không cần thiết. Câu 3. Theo em, năng lực hợp tác là gì? Là khả năng tƣơng tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể trong học tập và cuộc sống. Là khả năng tổ chức, quản lý nhóm để giải quyết một nhiệm vụ chung nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên trong một công việc. Là khả năng tổ chức và quản lý nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả.
Câu 4. Em hãy cho biết mức độ tham gia của mình trong các hoạt động hợp tác. (Tích dấu “X” vào ô tƣơng ứng) Thành tố
Tiêu chí
năng lực
Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ 1. Nhận
Không xung phong nhƣng vui vẻ nhận nhiệm vụ
nhiệm vụ
Miễn cƣỡng khi nhận nhiệm vụ đƣợc giao Từ chối nhận nhiệm vụ Hăng hái bày tỏ ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm nhƣng đôi lúc chƣa chủ động Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
nhóm Không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm Biết lắng nghe, tôn trọng xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi ngƣời trong nhóm Đôi lúc chƣa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm Chƣa biết lắng nghe, ôn trọng các ý kiến của các thành viên trong nhóm Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm
3. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác
Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đồng thời chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhƣng chƣa chủ động hỗ trợ các thành viên khác Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhƣng chƣa hỗ trợ các thành viên khác
Tự đánh giá
Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và không hỗ trợ những thành viên khác 4. Tôn trọng quyết định chung
Luôn tôn trọng quyết định chung của cả nhóm Đôi khi chƣa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm Nhiều khi chƣa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo ứng thời gian
5. Kết quả làm việc
Có sản phẩm tốt nhƣng chƣa đảm bảo thời gian Có sản phẩm tƣơng đối tốt theo yêu cầu đề ra nhƣng chƣa đảm bảo thời gian Sản phẩm không đạt yêu cầu Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
6. Trách nhiệm với
Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi đƣợc yêu cầu
kết quả làm
Chƣa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
việc chung
Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
Câu 5. Trong quá trình dạy học môn Địa lí 10, Thầy/Cô thƣờng sử dụng các PPDH, KTDH nào dƣới đây? (nêu rõ mức độ thƣờng xuyên sử dụng).
Stt
Tên PPDH, KTDH
Phƣơng pháp dạy học 1
PP thuyết trình
2
PP đàm thoại
3
PPDH hợp tác
4
PPDH theo trạm
5
PPDH theo dự án
6
PP đóng vai
Kĩ thuật dạy học 1
Đặt câu hỏi
Mức độ Thƣờng
Không thƣờng
Không sử
xuyên
xuyên
dụng
2
Chia nhóm
3
Khăn trải bàn
4
Các mảnh ghép
5
Sơ đồ tƣ tuy
6
Ủng hộ, phản đối
7
Phòng tranh
Câu 6. Trong các tiết học Địa lí, em thích hình thức học tập nào dƣới đây? Cá nhân tự học. Trao đổi cặp đôi với bạn. Trao đổi trực tiếp với giáo viên. Chia nhóm cùng hoàn thành một nhiệm vụ học tập. Ý kiến khác: ................................................................................................................ ................................................................................................................................... Câu 7. Trong các tiết học Địa lí 10, Thầy/Cô sử dụng phƣơng pháp dạy học theo nhóm, phƣơng pháp đóng vai, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật lƣợc đồ tƣ duy... em thấy mức độ hứng thú của mình nhƣ thế nào? Rất hứng thú. Hứng thú. Bình thƣờng. Không hứng thú. Câu 8. Trong các tiết học Địa lí 10, Thầy/Cô sử dụng phƣơng pháp dạy học theo nhóm, phƣơng pháp đóng vai, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật lƣợc đồ tƣ duy... em thấy mức độ tiếp thu và hiểu kiến thức bài học của mình nhƣ thế nào? Dễ tiếp thu và hiểu sâu các nội dung kiến thức của bài. Khó tiếp thu và không hiểu đƣợc các nội dung kiến thức của bài. Bình thƣờng. Xin chân thành cảm ơn em!
Phụ lục 3a Kế hoạch dạy học 1 Bài 12. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS mô tả đƣợc nguyên nhân làm thay đổi khí áp; phân tích đƣợc mối quan hệ giữa khí áp và gió. - HS xác định đƣợc nguyên nhân chủ yếu hình thành một số loại gió thổi thƣờng xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phƣơng. 2. Kĩ năng: Nhận biết nguyên nhân hình thành các loại gió thông qua bản đồ và hình vẽ. 3. Định hƣớng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực đặc thù: Giải thích đƣợc các hiện tƣợng và quá trình địa lí (Giải thích đƣợc nguyên nhân thay đổi khí áp, hình thành một số loại gió); Sử dụng các công cụ địa lí học (Đọc đƣợc các lƣợc đồ, hình vẽ trong SGK để nhận biết nguyên nhân hình thành một số loại gió). II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS 1. Giáo viên: - Thiết kế bài giảng điện tử, giáo án. - Thiết bị máy tính, máy chiếu - Cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, tìm hiểu kiến thức có liên quan (Địa lí 6). III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tình huống khởi động - Mục tiêu: HS huy động đƣợc những hiểu biết cá nhân vào trong bài học, tạo hứng thú cho HS. Thời gian 03 – 05 phút. - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề - Hình thức tổ chức: Cả lớp/cá nhân. - Các bƣớc thực hiện:
+
Bƣớc
1.
Giao
nhiệm vụ cho HS: Nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ sóng đã viết: “Sóng bắt đầu từ gió/Gió bắt đầu từ đâu?” Em hãy trả lời giúp cô gái ấy, và nêu những hiểu biết của em về gió?
Hình ảnh minh họa
+ Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp cho HS. + Bƣớc 3. Thảo luận: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân bố khí áp - Mục tiêu: HS diễn đạt đƣợc khái niệm khí áp; Mô tả đƣợc nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp; Phân tích đƣợc mối quan hệ giữa khí áp và gió trên. - Thời gian: 08 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, khai thác các hình ảnh. - Hình thức tổ chức: Cả lớp. - Phƣơng tiện: Hình 12.1, SGK/44 và các hình ảnh minh họa về khí áp, gió. - Các bƣớc thực hiện: Khí áp và nguyên nhân thay đổi khí áp. + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS đọc mục I, SGK Địa lí trang 44 – 45, kết hợp với quan sát hình ảnh minh họa, hãy cho biết: Khí áp là gì? Nêu và phân tích các nguyên nhân làm thay đổi khí áp? Hình ảnh minh họa + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ. + Bƣớc 3. Thảo luận: GV gọi 1,2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe và bổ
sung. GV phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió: Sức nén của không khí đến bề mặt Trái Đất khác nhau hình thành nên các khu áp cao và áp thấp. Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao tới nơi có khí áp thấp tạo nên gió. + Bƣớc 4. GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức. Sự phân bố khí áp + Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS khai thác hình 12.1, SGK Địa lí trang 44, hãy: Nêu đặc điểm phân bố các đai áp trên Trái Đất; Giải thích nguyên nhân hình thành đai áp thấp xích đạo. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ. Hình 12.1 - Các đai khí áp và gió trên Trái Đất + Bƣớc 3. Thảo luận: GV gọi 1,2 HS trả lời, HS khác lắng nghe, bổ sung. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện, đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt I. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. 1. Nguyên nhân thay đổi của khí áp - Độ cao: Khí áp giảm khi lên cao vì càng lên cao, không khí càng loãng,sức nén nhỏ. - Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. - Độ ẩm: Khí áp giảm khi không khí chứa nhiều hơi nƣớc (độ ẩm không khí tăng). 2. Phân bố các đai khí áp trên Trái đất - Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đại áp thấp xích đạo.
- Trong thực tế, các đai khí áp không liên tục mà chị bị chia cắt thành từng khu riêng biệt. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch và gió mùa - Mục tiêu: + Kiến thức: HS trình bày đƣợc nguyên nhân hình thành và một số đặc điểm của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch, gió mùa. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác cặp đôi, chia sẻ các thông tin địa lí; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học (chọn lọc thông tin từ SGK, khai thác các hình ảnh trong SGK). - Thời gian: 22 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, đàm thoại. - Hình thức tổ chức: cặp đôi. - Phƣơng tiện: Phiếu học tập in trên khổ giấy A4. - Các bƣớc thực hiện: Gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS đọc mục II.1 và II.2, quan sát hình 12.1, SGK Địa lí trang 44. Hai HS ngồi cạnh nhau cùng hoàn thành nội dung Phiếu học tập 1 trong thời gian 03 phút. Họ và tên cặp đôi:..................................
Lớp:.................
PHIẾU HỌC TẬP 1 Nội dung: Tìm hiểu về gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch. Yêu cầu: Khai thác hình 12.1, kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 44-45, hai HS ngồi gần nhau cùng trao đổi, hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 03 phút. Tên gió
Gió Tây ôn đới
Gió Mậu dịch
Nguyên nhân hình thành Phạm vi tác động Thời gian hoạt động Hƣớng gió chủ yếu Tính chất gió + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. GV quan sát và trợ giúp cho các cặp HS những vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành bài tập. + Bƣớc 3. Thảo luận: GV gọi đại diện của 1 đến 2 cặp HS trình bày kết quả. Các cặp HS khác nhận xét, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chƣa chính xác. GV
nhấn mạnh nội dung thảo luận đến phần nguyên nhân hình thành gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Sau khi các cặp HS trình bày và bổ sung cho nhau, GV nhận xét và chuẩn kiến thức, đồng thời yêu cầu các cặp HS trao đổi phiếu học tập cho nhau để đánh giá chéo kết quả làm việc (theo bảng phụ lục 01 - Thông tin phản hồi Phiếu học tập 1), yêu cầu thƣ kí lớp học ghi lại kết quả (theo bảng mẫu phụ lục 03). Nội dung cơ bản cần đạt Tên gió
Gió Tây ôn đới
Nguyên nhân
Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp là nguyên hình nhân hình thành các loại gió thổi thƣờng xuyên trên Trái Đất
thành
nhƣ gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch (gió Tín Phong).
Phạm vi tác động Thời
gian
hoạt động Hƣớng
gió
Vĩ tuyến 300 đến 600
Vĩ tuyến 00 đến 300
Quanh năm
Quanh năm
gió Bán cầu bắc: hƣớng tây nam Bán cầu nam: hƣớng tây bắc
chủ yếu Tính
Gió Mậu dịch
chất
Độ ẩm cao
Bán cầu bắc: hƣớng đông bắc Bán cầu nam: hƣớng đông nam Khô
Tìm hiểu về gió gió mùa + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV hƣớng dẫn HS cả lớp khai thác hình 12.2 và hình 12.3, khái quát và lấy ví dụ cho khái niệm gió mùa. Cụ thể: khu vực Nam Á, Đông Nam Á trong năm xuất hiện 2 loại gió với hƣớng trái ngƣợc nhau. Hình 12.3: Ở Bán cầu bắc, vào tháng 1, khu vực từ xích đạo đến 300B thịnh hành gió thổi từ các trung tâm áp cao cận nhiệt đới về xích đạo với hƣớng chủ yếu là hƣớng đông bắc. Hình 12.2: Ở Bán cầu bắc, vào tháng 7, khu vực từ xích đạo đến 300B, hầu hết các khu vực thịnh hành gió thổi từ các trung tâm áp cao cận nhiệt đới Bắc bán cầu về xích đạo với hƣớng đông bắc, tuy nhiên khu vực Nam Á và Đông Nam Á lại có gió thổi từ áp cao cận nhiệt đới Nam bán cầu với hƣớng tây nam.
GV yêu cầu HS đọc mục II.3, quan sát hình 12.2 và 12.3 trong SGK Địa lí 10 trang 46. Hợp tác cặp đôi hoàn thành nội dung Phiếu học tập số 2. Thời gian 05 phút. Họ và tên cặp đôi:..................................
Lớp:.................
PHIẾU HỌC TẬP 2 Nội dung: Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành, tính chất gió mùa ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á Yêu cầu: Khai thác thông tin mục II.3, quan sát hình 12.2 và 12.3 trong SGK Địa lí 10 trang 45-46, hợp tác cặp đôi trả lời các câu hỏi trong bảng dƣới đây. Thời gian 05 phút. GIÓ MÙA Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ NAM Á Câu hỏi
Nội dung trả lời - Ở châu Á xuất hiện những trung tâm khí áp nào?
MÙA HẠ
- Ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á,
(hình 12.2)
gió thổi từ đâu đến? - Hƣớng gió thay đổi nhƣ thế nào? - Tính chất của loại gió này là gì? - Ở trung tâm châu Á xuất hiện trung
MÙA
tâm khí áp nào?
ĐÔNG
- Hƣớng gió thổi đi là gì?
(hình 12.3)
- Vùng gió thổi đến là gì? - Tính chất của loại gió này là gì?
Nguyên nhân hình thành gió mùa là gì? Kể tên những khu vực thƣờng có gió mùa hoạt động. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. GV quan sát và trợ giúp cho các cặp HS những vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành bài tập. + Bƣớc 3. Thảo luận: GV gọi đại diện của 1 đến 2 cặp HS trình bày kết quả (yêu cầu sử dụng sản phẩm của cặp đôi kết hợp thuyết trình, khai thác hình 12.2 và hình 12.3 để minh họa). Các cặp HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chƣa chính xác. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Sau khi các cặp HS
trình bày và bổ sung cho nhau, GV nhận xét và chuẩn kiến thức, đồng thời yêu cầu các cặp HS trao đổi phiếu học tập cho nhau để đánh giá chéo kết quả làm việc (theo bảng phụ lục 02 - Thông tin phản hồi Phiếu học tập 2), yêu cầu thƣ kí lớp học ghi lại kết quả (theo bảng mẫu phụ lục 03). Nội dung cơ bản cần đạt 3. Gió mùa - Khái niệm: gió mùa là gió thổi theo mùa, hƣớng gió ở hai mùa có chiều ngƣợc lại nhau. - Nguyên nhân hình thành rất phức tạp: chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dƣơng, hình thành các vùng khí áp cao và áp thấp theo mùa ở lục địa và đại dƣơng. từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu áp suất (theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió mùa. - Gió mùa thƣờng có ở đới nóng nhƣ: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi,.. và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình nhƣ: phía đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kì,... 3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: HS ôn tập nội dung kiến thức đƣợc hình thành trong bài học. - Thời gian: 05 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: tổ chức trò chơi tiếp xức. - Hình thức tổ chức: nhóm. - Phƣơng tiện: 2 bộ thẻ thông tin về gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. GV phổ biến thể lệ trò chơi: Số lượng đội chơi: cả lớp chia thành 2 đội chơi. Nhiệm vụ: Sắp xếp các thẻ thông tin phù hợp với đặc điểm của gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch và gió mùa. Thời gian quan sát nội dung các thẻ thông tin trên màn hình là 01 phút. Thời gian 2 đội chơi lên bảng gắn thẻ thông tin phù hợp với các loại gió tƣơng ứng là 02 phút. Đánh giá kết quả: Đội nào có số thẻ gắn đúng nhiều nhất, trong thời gian ngắn nhất sẽ giành chiến thắng. Lưu ý: trong suốt quá trình diễn ra trò chơi, 2 đội chơi phải tuân thủ theo hiệu lệnh của GV. + Bƣớc 2. Tiến hành tổ chức trò chơi.
+ Bƣớc 3. Đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của các đội chơi. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Mục tiêu: HS ôn tập nội dung kiến thức đƣợc hình thành trong bài học. - Thời gian: 05 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, giảng giải. - Hình thức tổ chức: cả lớp. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS về nhà học bài, nghiên cứu mục II.4 SGK Địa lí 10 trang 47-48, trình bày sự hình thành và hoạt động của gió đất, gió biển, gió fơn. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. + Bƣớc 3. HS trình bày kết quả vào giờ Địa lí thiếp theo thông qua hình thức kiểm tra miệng hoặc chấm vở bài tập. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt 3. Gió địa phƣơng - Gió biển và gió đất: đƣợc hình thành ở vùng ven biển, thay đổi đổi hƣớng theo ngày và đêm. Nguyên nhân sâu xa là do sự hấp thụ nhiệt khác nhau giữa biển và đất liền. - Gió fơn là loại gió khô và nóng, đƣợc hình thành khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, gặp bức trắng địa hình, khi vƣợt sang sƣờn bên kia của dãy núi trở nên khô và nóng. IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 1 Tên gió
Gió Tây ôn đới
Điểm
Gió Mậu dịch
đánh giá
Điểm đánh giá
Nguyên nhân hình Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thành
thấp là nguyên nhân hình thành các loại gió thổi thƣờng xuyên trên Trái Đất nhƣ gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch (gió Tín Phong).
2,0đ
Phạm vi tác động
Vĩ tuyến 300 đến 600
Thời gian hoạt động Quanh năm
1,0đ 1,0đ
Bán cầu bắc: Hƣớng gió chủ yếu
hƣớng tây nam Bán cầu nam: Độ ẩm cao
300 Quanh năm Bán
1,0đ
hƣớng tây bắc Tính chất gió
Vĩ tuyến 00 đến
cầu
1,0đ bắc:
hƣớng đông bắc Bán
cầu
1,0đ
nam:
1,0đ
hƣớng đông nam 1,0đ
Khô
1,0đ
(Tổng điểm đánh giá sản phẩm của HS: 10 điểm) THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 2 GIÓ MÙA Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ NAM Á Câu hỏi
Nội dung trả lời
Điểm đánh giá
- Ở châu Á xuất hiện những trung tâm khí áp nào? MÙA HẠ (hình 12.2)
Khu áp thấp (áp thấp I ran)
- Ở khu vực Đông Nam Á và Thổi từ khu áp cao chí Nam Á, gió thổi từ đâu đến?
tuyến Nam
1,0đ 1,0đ
- Hƣớng gió thay đổi nhƣ thế Hƣớng Đông Nam vƣợt nào?
xích đạo đổi hƣớng Tây
1,0đ
Nam. - Tính chất của loại gió này
Nóng, ẩm
1,0đ
Khu áp cao (áp cao Xibia)
1,0đ
- Hƣớng gió thổi đi là gì?
Hƣớng Đông Bắc
1,0đ
(hình
- Vùng gió thổi đến là gì?
Nam Á, Đông Nam Á,...
1,0đ
12.3)
- Tính chất của loại gió này
Lạnh, khô
1,0đ
là gì? - Ở trung tâm châu Á xuất MÙA ĐÔNG
hiện trung tâm khí áp nào?
là gì?
Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa Nguyên nhân hình thành gió mùa là và đại dƣơng theo mùa, từ
1,0đ
gì?
đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dƣơng.
Kể tên những khu vực thƣờng có gió Nam Á, Đông Nam Á, mùa hoạt động.
Đông Phi
1,0đ
(Tổng điểm đánh giá sản phẩm của HS: 10 điểm Phụ lục 3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ LÀM VIỆC THEO CẶP Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Phiếu học tập 1 Phiếu học tập 2
V. ĐIỀU CHỈNH (nếu có) .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
Phụ lục 3b Kế hoạch dạy học số 2 Bài 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS trình bày đƣợc khái niệm sinh quyển, xác định đƣợc giới hạn của sinh quyển. - HS mô tả và tóm tắt đƣợc ảnh hƣởng của từng nhân tố của môi trƣờng đối với sự sống và sự phân bố của sinh vật. 2. Kĩ năng: - Biết phân tích, nhận xét các hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ để rút ra những kết luận cần thiết. - Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con ngƣời đối với sinh vật. - Biết cách vẽ sơ đồ tƣ duy. 3. Định hƣớng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học . - Năng lực đặc thù: Giải thích đƣợc các hiện tƣợng và quá trình địa lí (Giải thích đƣợc nguyên nhân thay đổi khí áp, hình thành một số loại gió); Sử dụng các công cụ địa lí học (Đọc đƣợc các lƣợc đồ, hình vẽ trong SGK để nhận biết nguyên nhân hình thành một số loại gió); Khai thác Internet phục vụ môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS 1. Giáo viên: - Thiết kế bài giảng điện tử, giáo án. - Thiết bị máy tính, máy chiếu - Cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, tìm hiểu kiến thức có liên quan. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: HS huy động đƣợc những hiểu biết cá nhân vào trong bài học, tạo hứng thú cho HS. - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề
- Hình thức tổ chức: Cả lớp/cá nhân. - Phƣơng tiện: Tranh ảnh về các kiểu thảm thực vật, sinh vật trên Trái Đất. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Giao nhiệm vụ cho HS: Cho HS xem hình ảnh về các hệ sinh thái ở các đới khí hậu khác nhau và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao có nơi sinh vật phong phú và đa dạng, có nơi sinh vật lại rất nghèo nàn ? + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp cho HS. + Bƣớc 3. Thảo luận: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài “Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có các sinh vật sinh sống và không phải nơi nào trên bề mặt Trái Đất cũng có đầy đủ các loài sinh vật cƣ trú. Vậy những nhân tố nào ảnh hƣởng tới sự phân bố của các loài sinh vật, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học này hôm nay”. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh quyển - Mục tiêu: HS diễn đạt đƣợc khái niệm sinh quyển; xác định đƣợc giới hạn trên và dƣới của sinh quyển. - Thời gian: 08 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, kĩ thuật đặt câu hỏi. - Hình thức tổ chức: Cả lớp. - Phƣơng tiện: Hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV đặt câu hỏi: sinh vật cƣ trú ở những nơi nào trên bề mặt Trái Đất? Từ ý kiến của HS, GV có thể dẫn tới khái niệm sinh quyển. GV yêu cầu HS khai thác thông tin mục I, SGK Địa lí 10 trang 66 và hình 20.1 (phóng to), trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Giới hạn dƣới ở đại dƣơng xuống tận đáy đại dƣơng. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Giới hạn dƣới ở lục địa xuống tới đáy lớp vỏ phong hóa. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển? A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. B. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Câu 3. Sinh vật phân bố tập trung ở nơi nào trong phạm vi của sinh quyển? Tại sao lại nhƣ vậy? + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ. + Bƣớc 3. Thảo luận: GV sử dụng phƣơng pháp đàm thợi gợi mở, khai thác kênh hình trong SGK để dẫn dắt HS trả lời các câu hỏi. + Bƣớc 4. GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức Nội dung cơ bản cần đạt I. SINH QUYỂN - Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất trong đó có tất cả các sinh vật sinh sống. - Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật: + Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ôzôn của khí quyển (22 km). + Giới hạn phía dƣới xuống tận đáy đại dƣơng (sâu nhất > 11 km), ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa. - Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhƣỡng và lớp vỏ phong hóa. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật - Mục tiêu: + Kiến thức: HS mô tả và tóm tắt đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học (chọn lọc các thông tin từ SGK; khai thác đƣợc kênh thông tin bổ sung nhƣ hình 18, SGK Địa lí trang 67, các tranh ảnh minh họa,..) - Thời gian: 28 phút- Hình thức tổ chức: Nhóm - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, kĩ thuật mảnh ghép. - Phƣơng tiện: Hình 18 – Các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An-pơ (Châu Âu). - Các bƣớc thực hiện: Vòng 1: Nhóm chuyên gia.
Phân nhóm học tập: chia lớp học thành 5 nhóm, tƣơng ứng với 5 nội dung cần nghiên cứu là “Khí hậu”, “Địa hình”, “Đất”, “Sinh vật”, “Con ngƣời”. Giao nhiệm vụ cho nhóm: Các nhóm khai thác nội dung SGK và tài liệu do GV cung cấp, phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Thời gian: 5 phút. Nhóm “Khí hậu”: PHIẾU HỌC TẬP 1 Nội dung: Tìm hiểu về ảnh hƣởng của khí hậu. Yêu cầu: Khai thác kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 66, hình ảnh minh họa về các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới trong SGK Địa lí trang 70-73, hãy cho biết: Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật qua những yếu tố nào? Lấy ví dụ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đó thông qua các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất. Thời gian: 05 phút
Nhóm “Đất”: PHIẾU HỌC TẬP 2 Nội dung: Tìm hiểu về ảnh hƣởng của đất.. Yêu cầu: Khai thác kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 66, hình ảnh minh họa về các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới trong SGK Địa lí trang 70-73, hãy cho biết: - Tại sao đất lại có liên quan đến sự phát triển và phân bố của sinh vật? - Các đặc tính lý, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật như thế nào? Lấy ví dụ ở nước ta? Thời gian: 05 phút Nhóm “Địa hình”: PHIẾU HỌC TẬP 3 Nội dung: Tìm hiểu về ảnh hƣởng của địa hình Yêu cầu: Khai thác hình 18 và kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 66-67, hãy cho biết: - Địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật qua những yếu tố nào? Nêu ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đó. - Quan sát hình 18: Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã
tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi An-pơ? Thời gian: 05 phút Nhóm “Sinh vật”: PHIẾU HỌC TẬP 4 Nội dung: Tìm hiểu về ảnh hƣởng của sinh vật. Yêu cầu: Khai thác hình 18 và kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 66-67, hãy cho biết: Nêu ảnh hưởng của thực vật đối với sự phân bố động vật. Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ ảnh hưởng của thực vật đối với sự phân bố động vật. Thời gian: 05 phút Nhóm “Con ngƣời”: PHIẾU HỌC TẬP 5 Nội dung: Tìm hiểu ảnh hƣởng của con ngƣời tới sự phát triển, phân bố sinh vật. Yêu cầu: Khai thác hình 18 và kênh chữ SGK Địa lí 10 trang 66-67, hãy cho biết: Con người đã tác động tích cực và tiêu cực gì tới sự phân bố sinh vật như thế nào? Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở Việt Nam. Nêu biện pháp bảo vệ các loài sinh vật quý ở nước ta. Thời gian: 05 phút Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 2 phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời đƣợc tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ đƣợc giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu, có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. Hình thành nhóm mới (còn gọi là nhóm mảnh ghép): GV tùy vào số lƣợng HS trong lớp học để hình thành số nhóm mới cho phù hợp, đảm bảo trong mỗi nhóm mảnh ghép có ít nhất 1 thành viên của nhóm chuyên gia. Các nhóm phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên ( nhóm trƣởng, thƣ kí,... ). Giao nhiệm vụ cho nhóm: Vẽ sơ đồ tƣ duy về ảnh hƣởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Yêu cầu sản phẩm: sản phẩm đƣợc thể hiện trên khổ giấy A0, thể hiện các nội dung cơ bản nhất. Thời gian 13 phút. Lƣu ý: Để kết quả làm việc trên lớp đƣợc tốt hơn, GV nên chuẩn bị trƣớc trên giấy A0 dạng sơ đồ tƣ duy, xác định các nhánh chính là các nhân tố, để HS hoàn
thiện các bƣớc tiếp theo là xác định nhánh 2, nhánh 3 của sơ đồ. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thành viên ở vòng 1, trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm mới, đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm mảnh ghép nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu. Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. + Bƣớc 3: Báo cáo kết quả. GV yêu cầu các nhóm treo sản phầm tại vị trí gần nhất và treo ở vị trí trên bảng. GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn bằng kĩ thuật 321 (3 điều tốt, 2 điều chƣa tốt, 1 điều cần sửa). + Bƣớc 4: GV nhận xét đánh giá sản phẩm học tập của nhóm HS thông qua các tiêu chí sau: Tiêu chí 1. Nội dung
Mức độ A
Mức độ B
Mức độ C
Đƣa ra đƣợc đầy Đƣa ra đƣợc đầy Đƣa ra đƣợc đầy đủ 5 nhân tố và đủ 5 nhân tố và đủ 5 nhân tố và trình
bày
khái trình
bày
khái trình
bày
khái
quát
đƣợc
ảnh quát
đƣợc
ảnh quát
đƣợc
ảnh
hƣởng của 5 nhân hƣởng của từ 3 hƣởng của dƣới 3
2. Trình bày
tố đó.
nhân tố trở lên.
nhân tố.
5,0 - 6,0 điểm
3,0 - 4,0 điểm
0 - 2,0 điểm
Các ảnh hƣởng Đã biết vẽ sơ đồ Chƣa biết cách của từng nhân tố tƣ duy nhƣng thể lập sơ dồ tƣ duy, đƣợc
trình
bày hiện chƣa rõ, chƣa chƣa biết chọn lọc
logic, trực quan, logic đƣợc ảnh nội dung cần thể sinh động trong hƣởng
3. Thời gian
sơ đồ.
nhân tố.
3,0 điểm
2,0 điểm
Nộp
sớm
của
các hiện. 0 - 1,0 điểm
hoặc Nộp chậm dƣới 2 Nộp chậm từ 3
đúng hạn.
phút.
phút trở lên.
1,0 điểm
0,5 điểm
0 điểm
+ Bƣớc 5: GV chính xác hóa nội dung học tập cho HS. Nội dung cơ bản cần đạt II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT
1. Khí hậu: Khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật qua các yếu tố: nhiệt độ, nƣớc, độ ẩm không khí và ánh sáng. 2. Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. 3. Địa hình: Độ cao và hƣớng sƣờn ảnh hƣởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. 4. Sinh vật: Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cƣ trú và nguồn thức ăn do đó thực vật có ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố động vật. 5. Con ngƣời: có ảnh hƣởng lớn tới sự phân bố sinh vật. - Tác động tích cực: con ngƣời làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng vật nuôi, việc trồng rừng đã làm mở rộng thêm diện tích rừng. - Tác động tiêu cực: con ngƣời đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật hoang dã. 3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: HS ôn tập nội dung kiến thức đƣợc hình thành trong bài học. - Thời gian: 04 phút - Hình thức tổ chức: cả lớp - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung bài học trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1. Yếu tố khí hậu nào sau đây không ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Nƣớc. D. Độ ẩm. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hƣởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. B. Thực vật sinh trƣởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trƣờng tốt về nhiệt, ẩm. D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. Câu 3. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hƣởng tới sự phát triển và
phân bố của sinh vật? A. Độ cao và hƣớng nghiêng.
B. Hƣớng nghiêng và độ dốc.
C. Độ dốc và hƣớng sƣờn.
D. Hƣớng sƣờn và độ cao
Câu 4. Ảnh hƣởng tích cực của con ngƣời đối với sự phân bố sinh vật không phải là A. giảm diện tích rừng tự nhiên mất nơi ở động vật. B. thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng. C. đƣa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. D. trồng rừng mở rộng diện tích rừng ở toàn thế giới. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ, đƣa ra các đáp án trả lời. + Bƣớc 3. Đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức đƣợc hình thành trong bài học để tìm hiểu về các vấn đề liên quan tại địa phƣơng. - Thời gian: 04 phút - Hình thức tổ chức: cả lớp. - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, giảng giải. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu về các loại cây trồng chính ở địa phƣơng em. Tại sao những loại cây đó lại đƣợc phát triển mạnh ở địa phƣơng em? + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. + Bƣớc 3. HS trình bày kết quả vào giờ Địa lí tiếp theo thông qua hình thức kiểm tra miệng hoặc chấm vở bài tập. + Bƣớc 4. GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
Phụ lục 3c Kế hoạch dạy học số 3 Bài 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS nêu đƣợc dân số trên thế giới luôn luôn biến động, xác định đƣợc nguyên nhân chính là do sinh đẻ và tử vong. - HS trình bày đƣợc các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học (nhập cƣ, xuất cƣ ). 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lƣợc đồ, bảng số liệu; nâng cao kỹ năng thảo luận và tác theo nhóm 3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền vận động mọi ngƣời thực hiện các biện pháp chính sách dân số của quốc gia và địa phƣơng. 4. Định hƣớng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học . - Năng lực đặc thù: Giải thích đƣợc các hiện tƣợng và quá trình địa lí (Giải thích đƣợc nguyên nhân ảnh hƣởng đến tỉ suất sinh thô, tử thô,...); Sử dụng các công cụ địa lí học (Đọc đƣợc các lƣợc đồ, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ); Khai thác Internet phục vụ môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS 1. Giáo viên: - Thiết kế bài giảng điện tử, giáo án. - Thiết bị máy tính, máy chiếu - Cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học. - Chuẩn bị không gian dạy học phù hợp với số lƣợng HS trong lớp (cần thiết GV có thể tổ chức giờ học ngoài lớp học). 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, tìm hiểu kiến thức có liên quan. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tình huống khởi động
- Mục tiêu: HS huy động đƣợc những hiểu biết cá nhân vào trong bài học, tạo hứng thú cho HS. - Thời gian: 3-5 phút - Hình thức tổ chức: Cả lớp/cá nhân. - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Giao nhiệm vụ cho HS: GV đƣa ra một số câu hỏi tạo sự tƣơng tác với HS: Kể tên 3 quốc gia đông dân. Vì sao các quốc gia đó có qui mô dân số đông? + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp cho HS. + Bƣớc 3. Thảo luận: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài “Dân số ở mỗi quốc gia và dân số trên thế giới luôn luôn biến động. Sự tăng hay giảm dân số chủ yếu là do sự biến động tự nhiên quyết định nhƣng đối với từng vùng có cho cả biến động và cơ học, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài học hôm nay”. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số và tình hình phát triển dân số thế giới - Mục tiêu: HS nêu đƣợc dân số trên thế giới hiện nay trên 7 tỉ ngƣời, quy mô dân số giữa các nƣớc trên thế giới rất khác nhau, tốc độ gia tăng dân số nhanh. - Thời gian: 5-8 phút - Hình thức tổ chức: cả lớp - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, kĩ thuật đặt câu hỏi. - Phƣơng tiện: Bảng tình hình phát triển dân số thế giới (Nguồn: SGK trang 82); Bảng thống kê dân số 10 nƣớc đứng đầu thế giới tính đến tháng 3/2017 (Nguồn: Theo thống kê dân số của Liên Hợp Quốc và Cục điều tra Dân số Mĩ). - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS khai thác SGK/82, và một số biểu đồ, bảng số liệu thống kê về dân số trả lời câu hỏi: Nhận xét về qui mô dân số giữa các nƣớc trên thế giới? Nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hƣớng phát triển dân số thế giới
trong tƣơng lai. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ. + Bƣớc 3. Thảo luận: GV sử dụng phƣơng pháp đàm thợi gợi mở, khai thác kênh hình trong SGK để dẫn dắt HS trả lời các câu hỏi. + Bƣớc 4. GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức. Nội dung cơ bản cần đạt I. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ - Hiện nay, số dân trên thế giới đã vƣợt 7 tỉ ngƣời. - Quy mô dân số thế giới rất đông và có sự khác nhau giữa các nƣớc. - Tốc độ gia tăng dân số nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia tăng tự nhiên - Mục tiêu: HS phân biệt đƣợc tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng tự nhiên (khái niệm, đơn vị tính, các nhân tố ảnh hƣởng); Đƣa ra đƣợc các hậu quả của gia tăng dân số không hợp lí đối với việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng. - Thời gian: 20 phút - Hình thức tổ chức: nhóm - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Dạy học theo trạm. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu bài học, thống nhất nội quy học tập theo trạm: Hình thức học tập theo nhóm (tối đa 8 HS/nhóm) ; Số lƣợng các trạm, gồm 4 trạm đƣợc thiết kế theo vòng tròn học tập kín; Quy tắc di chuyển, GV tổ chức cho nhóm di chuyển lần lƣợt để khai thác thông tin và hoàn thành phiếu học tập; Nội dung học tập tại các trạm (thời gian dừng ở mỗi trạm 4 phút) Trạm 1: Tỉ suất sinh thô. Trạm 2: Tỉ suất tử thô Trạm 3: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Trạm 4: Ảnh hƣởng của tăng dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thành viên nhóm:..................................
Lớp:.................
PHIẾU HỌC TẬP Nội dung: Tìm hiểu các gia tăng tự nhiên. Nhiệm vụ: Hãy khai thác thông tin ở trạm 1 (trạm 2, trạm 3, trạm 4) và thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau: Nội dung
Tỉ suất sinh
Tỉ suất tử thô
Tỉ suất gia tăng tự
thô
nhiên
Khái niệm Đặc điểm Nhân
tố
ảnh
hƣởng Hậu quả của tình hình tăng dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội: hời gian hoàn thành nhiệm vụ: 16 phút + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, di chuyển đến các trạm để khai thác thông tin và hoàn thành nhiệm vụ học tập đƣợc giao. Giáo viên quan sát và hỗ trợ kịp thời cho ngƣời học. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu các nhóm treo sản phầm tại vị trí đã đƣợc qui định. GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn. + Bƣớc 4: GV nhận xét đánh giá sản phẩm học tập của nhóm HS thông qua các tiêu chí sau: Tiêu chí
Mức độ A
Mức độ B
Mức độ C
1. Nội dung 1.1. Tỉ suất sinh Trình bày đƣợc Nêu thô
đƣợc
khái Nêu
đƣợc
khái
đầy đủ khái niệm, niệm, đặc điểm, niệm, đặc điểm, đặc
điểm,
nhân
tố
các các nhân tố ảnh các nhân tố ảnh ảnh hƣởng.
hƣởng. 1,5 điểm
hƣởng tuy nhiên chƣ đầy đủ.
1,0 điểm
0 - 0,5 điểm
1.2. Tỉ suất tử thô
Trình bày đƣợc Nêu
đƣợc
khái Nêu
đƣợc
khái
đầy đủ khái niệm, niệm, đặc điểm, niệm, đặc điểm, đặc
điểm,
nhân
tố
các các nhân tố ảnh các nhân tố ảnh ảnh hƣởng.
hƣởng tuy nhiên
hƣởng.
chƣ đầy đủ.
1,5 điểm
1,0 điểm
0 - 0,5 điểm
1.3. Tỉ suất gia Trình bày đƣợc Nêu đƣợc đầy đủ Nêu tăng dân số tự đầy đủ khái niệm, khái nhiên
ý nghĩa.
niệm,
đƣợc
khái
ý niệm, ý nghĩa tuy
nghĩa.
nhiên chƣa đầy đủ.
1,5 điểm 1.4. Ảnh hƣởng...
1,0 điểm
0 - 0,5 điểm
Nêu đƣợc sức ép Nêu đƣợc 2/3 nội Chƣa nêu đƣợc đến các mặt kinh dung về sức ép nội dung về sức tế, văn hóa - xã đến các mặt kinh ép đến các mặt hội, tài nguyên - tế, văn hóa - xã kinh tế, văn hóa môi trƣờng. 1,5 điểm
2. Trình bày
hội, tài nguyên - xã hội, tài nguyên môi trƣờng.
- môi trƣờng.
1,0 điểm
0 - 0,5 điểm
Trình bày logic, Các nội dung chƣa Chƣa trực
quan,
biết
cách
sinh đƣợc thể hiện rõ, chọn lọc nội dung
động trong sơ đồ, chƣa logic trong cần thể hiện.
3. Thời gian
bảng.
sơ đồ, bảng
3,0 điểm
2,0 điểm
Nộp
sớm
hoặc Nộp chậm dƣới 2 Nộp chậm từ 3
đúng hạn.
phút.
phút trở lên.
1,0 điểm
0,5 điểm
0 điểm
+ Bƣớc 5: GV chính xác hóa nội dung học tập cho HS. Nội dung cơ bản cần đạt II. GIA TĂNG DÂN SỐ 1. Gia tăng tự nhiên a. Tỉ suất sinh thô
0 - 1,0 điểm
- Khái niệm: Là tƣơng quan giữa số trẻ em đƣợc sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị:‰). - Đặc điểm: Tỉ suất sinh thô xu hƣớng giảm mạnh, ở các nƣớc phát triển giảm nhanh hơn. Tỉ suất sinh thô ở nhóm nƣớc đang phát triển cao hơn nhóm phát triển. - Yếu tố ảnh hƣởng: Yếu tố tự nhiên - sinh học; Phong tục tập quán và tâm lí xã hội; Trình độ phát triển kinh tế - xã hội; Chính sách phát triển dân số của từng nƣớc. b. Tỉ suất tử thô - Khái niệm: Là tƣơng quan giữa số trẻ em đƣợc sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị:‰). - Đặc điểm: Tỉ suất tử thô có xu hƣớng giảm rõ rệt (tuổi thọ trung bình tăng). Mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nƣớc không lớn nhƣ tỉ suất sinh thô. - Yếu tố ảnh hƣởng: Yếu tố kinh tế - xã hội: chiến tranh, đói- Tỉ suất tử thô có xu hƣớng giảm rõ rệt (tuổi thọ trung bình tăng); Thiên tai: động đất, hạn hán, bão, lũ lụt,... c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên - Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô (đơn vị: %). - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là động lực phát triển dân số. d. Ảnh hƣởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Gây sức ép lớn đối với phát triển KT-XH và bảo vệ môi trƣờng. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về gia tăng cơ học và gia tăng dân số - Mục tiêu: HS khái quát đƣợc các thành phần tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học (nhập cƣ, xuất cƣ). Ý nghĩa của gia tăng cơ học và gia tăng dân số. - Thời gian: 08 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. - Hình thức tổ chức: cá nhân - Phƣơng tiện: Sơ đồ trống về gia tăng dân số - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Khai thác các thông tin trong SGK Địa lí 10 trang 86 và điền tiếp vào sơ đồ dƣới đây và cho biết:
+ Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ. + Bƣớc 3. Báo cáo kết quả: GV gọi 1,2 HS lên hoàn thành sơ đồ, các HS khác quan sát, nhận xét và bổ sung. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức Nội dung cơ bản cần đạt 2. Gia tăng cơ học - Là sự chênh lệch giữa số ngƣời xuất cƣ và nhập cƣ. - Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, nhƣng không ảnh hƣởng đến quy mô dân số trên phạm vi toàn thế giới. 3. Gia tăng dân số - Là tỉ suất gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.(đơn vị%) - Là thƣớc đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng. 3. Hoạt động củng cố - Mục tiêu: Xác định xem HS đã nắm đƣợc kiến thức bài học chƣa và khắc sâu thêm nội dung kiến thức. - Thời gian: 04 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. - Hình thức tổ chức: cá nhân - Phƣơng tiện: Câu hỏi trắc nghiệm - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau: Tại sao nói gia tăng dân số tự nhiên là động lực phát triển dân số? + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
+ Bƣớc 3. GV sử dụng phƣơng pháp đàm thợi gợi mở, khai thác kênh hình trong SGK để dẫn dắt HS trả lời các câu hỏi. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chuẩn kiến thức. Gợi ý trả lời câu hỏi: Gia tăng tự nhiên là hiệu số giữa tỉ lệ sinh thô và tỉ lệ tử thô. Khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao tức là dân số tăng nhanh, còn tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp thì dân số tăng chậm; Gia tăng cơ học là hiệu số giữa tỉ lệ nhập cƣ và tỉ lệ xuất cƣ; Dân số của một quốc gia tăng nhanh hay chậm phụ thuộc cơ bản vào tỉ lệ gia tăng tự nhiên vì vậy ta nói gia tăng tự nhiên chính là động lực phát triển dân số. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức đƣợc hình thành trong bài học để tìm hiểu về các vấn đề liên quan tại địa phƣơng. - Thời gian: 02-03 phút - Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, giảng giải. - Hình thức tổ chức: cả lớp. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Cập nhật thông tin số liệu về dân số Việt Nam: Tổng số dân, số dân nam, số dân nữ; tỉ lệ gia tăng dân số; số ngƣời trong độ tuổi lao động, số ngƣời trên độ tuổi lao động. Trang wed của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 2. Giải thích vì sao Việt Nam là nƣớc có dân số đông. + Bƣớc 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. + Bƣớc 3. HS trình bày kết quả vào giờ Địa lí tiếp theo thông qua hình thức kiểm tra miệng hoặc chấm vở bài tập. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức. IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG (nếu có) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .0
Phụ lục 4 ĐỀ KIỂM TRA TRƢỚC KHI THỰC NGHIỆM (Thời gian làm bài: 15 phút) Đề bài: Phần 1. Trắc nghiệm (Khoanh tròn vào chữ cái đầu của ý trả lời đúng) Câu 1. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lƣợng của A. bức xạ mặt trời.
B. lớp vỏ lục địa.
C. lớp man ti trên.
D. thạch quyển.
Câu 2. Nhiệt lƣợng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời. B. thay đổi tính chất của bề mặt đệm. C. thời gian bề mặt đất nhận đƣợc. D. chiều dày của các tầng khí quyển. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực. B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến. C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực. D. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo. Câu 4. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở A. bán cầu Tây.
B. đại dƣơng.
C. lục địa.
D. bán cầu Đông.
Phần 2. Tự luận Câu 5. Trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ địa lí. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Phụ lục 5 ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI THỰC NGHIỆM KHDH SỐ 1: “Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính ” (Thời gian làm bài: 15 phút) Đề bài: Câu 1. Loại gió nào sau đây không phải là gió thƣờng xuyên? A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Gió mùa.
Câu 2. Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo là gió A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Gió mùa..
Câu 3. Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp ôn đới là gió A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Gió mùa.
Câu 4. Tính chất của gió Mậu dịch là A. nóng ẩm.
B. khô.
C. lạnh khô.
D. ẩm.
Câu 5. Tính chất của gió Tây ôn đới là A. nóng ẩm.
B. khô.
C. lạnh khô.
D. ẩm.
Câu 6. Đặc điểm của gió mùa là A. hƣớng gió thay đổi theo mùa.
B. tính chất không đổi theo mùa.
C. nhiệt độ các mùa giống nhau.
D. độ ẩm các mùa tƣơng tự nhau.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa? A. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dƣơng. B. Mùa hạ thổi từ đại dƣơng vào đất liền. C. Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra. D. Thƣờng xảy ra ở phía đông đới nóng. Câu 8. Khu vực nào sau đây không có gió mùa hoạt động? A. Nam Á.
B. Đông Nam Á.
C. Đông Phi.
D. Tây Phi.
Câu 9. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dƣơng theo mùa. B. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. C. các lục địa và các đại dƣơng có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. D. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hƣớng sƣờn núi theo mùa. Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dƣơng theo mùa? A. Giữa lục địa và đại dƣơng có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa. B. Các vành đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. C. Các lục địa và các đại dƣơng có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. D. Hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hƣớng sƣờn núi theo mùa.
Phụ lục 6 ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI THỰC NGHIỆM KHDH SỐ 2: “Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật ” (Thời gian làm bài: 15 phút) Đề bài: Câu 1. Kể tên các nhân tố tự nhiên ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Câu 2. Tại sao nói trong các nhân tố tự nhiên khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Phụ lục 7 ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI THỰC NGHIỆM KHDH SỐ 3: “Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số ” (Thời gian làm bài: 15 phút) Đề bài: Phần 1. Trắc nghiệm (Khoanh tròn vào chữ cái đầu của ý trả lời đúng) Câu 1. Dân số trên thế giới tăng lên hay giảm đi là do A. sinh đẻ và nhập cƣ.
B. xuất cƣ và tử vong.
C. sinh đẻ và tử vong.
D. sinh đẻ và xuất cƣ.
Câu 2. Gia tăng cơ học không có ảnh hƣởng lớn đến vấn đề dân số của A. quốc gia.
B. các vùng.
C. thế giới.
D. khu vực.
Câu 3. Gia tăng dân số đƣợc tính bằng tổng số của tỉ suất A. gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. B. sinh thô và số lƣợng gia tăng cơ học. C. tử thô và số lƣợng ngƣời nhập cƣ. D. gia tăng tự nhiên và ngƣời xuất cƣ. Câu 4. Động lực phát triển dân số là A. tỉ suất sinh thô.
B. số ngƣời nhập cƣ.
C. gia tăng tự nhiên.
D. gia tăng cơ học.
Phần 2. Tự luận Câu 5. Tại sao ở các nƣớc đang phát triển tỉ suất sinh thô thƣờng cao hơn các nƣớc phát triển ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................