4 minute read

1.2. Nguồn gốc cây chè

thu được khi ngâm lá chè trong nước nóng gọi là nước chè (hay nước trà), DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL đây là loại thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới sau nước lọc. Nước chè có hương đặc trưng, vị chát, hơi đắng nhưng hậu vị ngọt. Uống nước chè giúp tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, gây hưng phấn, sảng khoái, xua tan mệt mỏi, vì sản phẩm có chứa các chất có hoạt tính chống oxy hóa. Chè xanh được sử dụng chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và một số vùng ở Trung Đông và Bắc Phi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm từ chè khác nhau, mỗi loại đều có những tính chất đặc trưng riêng, khác nhau về ngoại hình, màu nước và hương vị của chúng. a) Cây chè b) Búp chè Hình 1.1. Cây chè Việt Nam 1.2. NGUỒN GỐC CÂY CHÈ Cây chè có nguồn gốc ở châu Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Cây mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ. Đặc điểm của thân bụi là cây không có thân chính rõ rệt, tán cây rộng thấp, phân cành nhiều, vị trí phân cành cấp một thấp ngay gần cổ rễ, khi được trồng để lấy lá, cây chè có rễ cái dài. Hoa chè màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5 - 4 cm, với 7 - 8 cánh hoa, hạt của nó có thể ép để lấy dầu. Búp chè là giai đoạn non của một cành chè, được hình thành từ các

Advertisement

mầm dinh dưỡng, gồm có tôm và các lá non. Lá chè trưởng thành có chiều DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dài khoảng 4-15cm, rộng khoảng 2-5cm, lá chè có gân rất rõ, rìa lá chè có hình răng cưa. Lá thường có nhiều thay đổi về hình dạng tuỳ theo các loại giống khác nhau và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Búp chè và lá chè dùng để chế biến các loại chè trong ngành công nghiệp đồ uống. Lịch sử cây chè liên quan mật thiết đến lịch sử đất nước Trung Quốc. Theo truyền thuyết, cây chè bắt nguồn từ Trung Quốc, người đầu tiên phát hiện ra cây chè là vị vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 trước công nguyên. Một hôm, trong cuộc du ngoạn cùng đoàn tùy tùng lên vùng trung du, khi nhà vua đang nghỉ trưa dưới một gốc cây thì ngọn gió vô tình cuốn vài ngọn lá từ một đám cây lạ bên đường rơi vào siêu nước đang sôi, lập tức làn nước chuyển màu xanh ngả vàng và một làn hương quyến rũ tỏa ra đã lôi cuốn nhà vua. Sau khi nếm thử, nhà vua thật sự cảm thấy thích thú vì cảm giác sảng khoái sau khi uống. Vốn là một người đam mê dược học, nhà vua đã cho tùy tùng đưa cây về trồng để nghiên cứu, cây chè đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đưa cây chè sang Ấn Độ và Nhật Bản, sau đó các thương gia đã đưa cây chè sang châu Âu và hình thành “Văn hóa chè” trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc. Đầu thế kỷ XVII, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã hiểu rõ giá trị của cây chè và đưa cây chè phát triển khắp thế giới. Trong vòng hai thế kỷ qua, cây chè đã trở nên rất nổi tiếng và gần như không thể thiếu trong ẩm thực và đồ uống gắn liền với sự văn minh của các quốc gia, vì vậy cây chè trở thành nước uống ẩm thực, được tiêu thụ với một số lượng khổng lồ trên thế giới (Joseph M, Walsh, 1892). Năm 1753, Carl Von Linnaeus, nhà thực vật học Thụy Điển nổi tiếng, lần đầu tiên trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu một số loại chè cổ ở Trung Quốc và định tên khoa học cây chè là Thea sinensis rồi phân thành 2 loại: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè xanh). Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng: nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam – Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc, cách đây khoảng 4.000 năm, người Trung

This article is from: