7 minute read

1.5. Vai trò và lợi ích cây chè

1.5. VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA CÂY CHÈ

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Cây chè là cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam, nên được nhà nước coi là một trong những cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Việc trồng chè mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống đồi núi, tạo sự ổn định, cân bằng hệ sinh thái vùng. Chè cũng là mặt hàng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của nhà nước. Cây chè là cây công nghiệp có ý nghĩa xã hội đặc biệt to lớn, thu hút được một lực lượng lao động khoảng hơn 6 triệu người ở 34 tỉnh trên cả nước, đặc biệt là nông dân và lao động ở các tỉnh miền núi. Do đó, việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du, miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý nguồn đất đai, vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động trong phạm vi cả nước. Việc phát triển mạnh cây chè vùng trung du, miền núi dẫn tới việc phân bổ các nhà máy công nghiệp sản xuất chè hiện đại ở các vùng đó, do đó làm cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều, làm cho vùng trung du, miền núi nhanh chóng đuổi kịp miền đồng bằng về kinh tế và văn hóa. Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu, vào ngành chế biến chè, xây dựng thương hiệu, thay đổi mẫu, nhãn hiệu, cách đóng gói, đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm chế biến và gia tăng giá trị cho chè để phân phối tới tay người tiêu dùng. Những khảo sát về ngành chè thời gian vừa qua cho thấy, ở Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 130 ngàn ha trồng chè nguyên liệu, hơn 500 nhà máy chế biến chè trên cả nước. Các sản phẩm từ cây chè ở Việt Nam đã xuất khẩu tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới, chất lượng chè nguyên liệu của Việt Nam cũng luôn được đánh giá cao với nhiều giống chè quý có chất lượng cao. Tanin trong chè có vị chát, có khả năng giải khát, chữa lành một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn hoặc các bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Thành phần hóa học của cây chè rất đa dạng và phong phú về số lượng các chất, trong đó có một số lượng lớn các chất có giá trị sinh học cao, ví dụ trong chè có chứa khoảng 4000 hợp chất có

Advertisement

hoạt tính sinh học trong đó một phần ba là polyphenol (Tariq và cộng sự, DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL năm 2010). Chè còn chứa các hợp chất khác như alkaloids (cafein, theophylline and theobromin), acid amin, carbohydrate, protein, chlorophyll, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi - các chất hóa học này dễ dàng tạo ra hương và góp phần tạo ra mùi thơm cho chè, florua, nhôm, khoáng chất và nguyên tố vi lượng (Cabrera và cộng sự, năm 2003). Phần lớn các polyphenol được tìm thấy trong chè là các flavonoid, các polyphenol một nhóm lớn các hóa chất thực vật bao gồm catechin được cho là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và catechin có nhiều nhất trong chè, đặc biệt là chè xanh. Trong chè ô long chứa hỗn hợp các polyphenol đơn giản - chẳng hạn như catechin, và có nhiều polyphenol phức tạp (Mukhtar H và N. Ahmad, năm 2000). Theo nghiên cứu của M.N Zaprometop về cấu trúc mao mạch, thì hiện chưa tìm ra được chất nào có tác dụng làm vững chắc mao mạch tốt như catechin của chè. Theo số liệu nghiên cứu của trường Đại học y học Leningrad khi người bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch sử dụng catechin được chiết suất từ lá chè với liều lượng 150mg trong một ngày thì kết quả tốt hơn so với sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Catechin thuộc nhóm các chất có tên là flavonoid, có nguồn gốc thực vật, liên quan tới việc giảm nguy cơ bệnh phổi và một số bệnh ung thư. Flavonoid là chất chống oxy hoá, có khả năng trung hoà các gốc tự do có hại cho cơ thể. Cơ chế hoạt động của catechin còn chưa được biết rõ nhưng các chuyên gia Hà Lan cho rằng nó phục hồi chất chống oxy hoá như vitamin E, qua đó ngăn không cho cholesterol xấu (LDL) gây tổ thương ở tế bào, hoặc làm giảm nguy cơ viêm nhiễm liên quan tới bệnh tim; theo đánh giá, nếu mỗi ngày uống một vài chén chè có thể giảm được 46% nguy cơ cơn đau tim. Polyphenol trong lá chè có tác dụng ngăn chặn sự chuyển hóa lipid và giảm hoạt tính enzyme rõ ràng. Theo kết quả nghiên cứu của Okuda Toushiro Nhật Bản, đã xác nhận rằng tác dụng chống lão hóa của polyphenol

cao gấp 18 lần so với vitamin E. Chè xanh có tác dụng ngăn ngừa và phòng DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL chống ung thư, bởi trong chè xanh có chứa nhiều polyphenol có thể giúp ngăn ngừa sự tổng hợp của nhiều chất gây ung thư như ammonium nitrate hình thành trong cơ thể, đồng thời cũng có thể trực tiếp giết chết tế bào ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các nghiên cứu của Kuang Yu Chen, giáo sư hoá học và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho thấy rằng: khi cho hợp chất polyphenol của chè đưa vào một canh trường của các tế bào ruột kết bình thường và bị ung thư đối chứng thì tất cả tế bào ung thư đều bị tiêu diệt trong khi các tế bào bình thường lại không bị ảnh hưởng gì. Như vậy “hợp chất polyphenol rõ ràng đã làm cho các tế bào ung thư tự huỷ hoại, DNA của chúng bị chặt ra thành nhiều mảnh và làm cho các tế bào bị chết”, vì vậy nhóm nghiên cứu đang đề xuất tiếp tục làm rõ cơ chế tự huỷ hoại này. Trong chè có nhiều các loại vitamin như: A, B1, B2, B6, P, PP, nhất là vitamin C và các vitamin này giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng trí nhớ, giảm mệt mỏi. Ngoài ra trong chè có nhiều khoáng chất, nhiều chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, không chỉ giải phóng các gốc tự do mà con tiết ra các hormon chống lại stress. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua qua việc phát hiện chè có tác dụng chống được chất stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm. Qua thống kê, nhận thấy người dân ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki thường xuyên uống nước chè, thì ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng xung quanh không uống chè. Còn theo nghiên cứu Teidi Ugai và Esi Gia Si (người Nhật Bản) khi thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ tách ra được từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr-90. Tuy nhiên, nếu uống chè quá nhiều, chất tanin trong chè hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể nên có nguy cơ thiếu máu, uống chè nhiều cũng có thể rối loạn tiêu hoá gây chứng táo bón. Ngoài ra khi sử dụng quá nhiều sẽ làm rối loạn nhịp đập của tim, ảnh hưởng thần kinh, tạo chứng nôn nao, run rẩy tay chân người ta gọi là “say chè”. Vì vậy, sử dụng chè một cách

This article is from: