4 minute read

1.3. Các giống chè

Next Article
LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU

Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống. Cũng DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL theo các tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta cũng nằm trong vùng nguyên sản của giống cây chè tự nhiên trên thế giới... Năm 1823, Robert Bruce, một học giả người Anh, lần đầu tiên phát hiện một số cây chè hoang dã trong dãy núi Sadiya ở vùng Atxam (Ấn Độ) cao tới 17 đến 20m, thuộc loài thân gỗ lớn, khác hẳn cây chè thân bụi của Linaeus thu thập ở vùng Trung Quốc nói trên. Tiếp sau đó các nhà học giả người Anh như Samuel Bildon (1878), John H.Blake (1903), E.A.Brown và Ibbetson (1912) đưa ra thuyết: Ấn Độ là vùng nguyên sản của cây chè trên thế giới, vì trong kho tàng cổ thụ Trung Quốc không có ghi nhận gì về các cây chè cổ thụ, trong đất nước Trung Quốc chưa tìm thấy những cây chè cổ thụ lớn như ở Ấn Độ và giống chè Trung Quốc cũng như Nhật Bản hiện nay là nhập từ Ấn Độ. Năm 1918, Cohen Stuart (Java), một nhà phân loại thực vật Hà Lan đã đi thu thập mẫu tiêu bản chè tại Vân Nam, Bắc Việt Nam và Bắc Myanma. Kết quả đã tìm thấy những cây chè thân gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Nam và phía Tây Vân Nam. Tuy có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, nhưng vùng phân bố chè nguyên sản và vùng chè hoang dại đều nằm ở khu vực núi cao, có điều kiện sinh thái lý tưởng. Vùng Vân Nam (Trung Quốc) tới vùng Atxam (Ấn Độ) đều có độ cao trên 1500m so với mặt nước biển. Còn tại Việt Nam cũng đã tìm thấy chè hoang dại tại Suối Giàng (Yên Bái), Thông Nguyên, Cao Bồ (Hà Giang), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Từ những nghiên cứu trên có thể đi đến kết luận là cây chè có nguồn gốc từ Châu Á. 1.3. CÁC GIỐNG CHÈ Cây chè phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới và ôn đới, cây chè sống xanh tươi quanh năm và có 3 giống chính: - Giống Thea simeis (cây chè Trung Quốc). Chè Thea simeis xuất xứ ở Trung Quốc, có đặc điểm là lá chè màu xanh, lá nhiều, nhỏ có răng cưa ở mép lá, thân lá dày và cứng, cây thấp mọc dạng bụi, chịu đuợc lạnh và hạn hán, cây cho năng suất thấp nhưng chất lượng tốt. Chè Thea simeis thích hợp cho chế biến chè xanh,

được trồng nhiều ở miền Đông và Nam Trung Quốc, các nước Trung Á DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL và Nhật Bản. - Giống Thea assamica (cây chè Ấn Độ) Chè Thea assamica xuất xứ vùng Đắc Silinh của Ấn Độ, có đặc điểm lá chè màu xanh đậm, lá to, thân lá mỏng và mềm, cây độc thân to, cao khoảng 17m phân cành thưa, chịu được khí hậu nóng, ẩm, chịu được lạnh nhưng chịu hạn kém, cây cho năng suất cao và chất lượng tốt. Chè Thea assamica thích hợp cho chế biến chè đen, được trồng nhiều tại Ấn Độ, Myanmar. - Giống Thea shan (cây chè Việt Nam) Chè Thea shan xuất xứ Việt Nam, có đặc điểm lá chè màu xanh nhạt, lá trung bình, mỏng, mềm, lá có hình răng cưa nhỏ và dày, búp to có nhiều lông tơ trắng mịn, cây cao khoảng 6 - 10m, phân cành cao, chịu được khí hậu lạnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt. Chè Thea shan thích hợp cho chế biến chè xanh và chè đen, được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, miền Nam Trung Quốc, Sri Lanka. Do các đặc điểm cây chè lai chéo, tính di truyền bền vững nên phát huy khả năng lai vô tính, các giống lai tạo mang tính địa phương, ở nước ta hiện nay có các giống chè: + Giống Thea simeis có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được thuần hoá, hiện nay trồng nhiều ở vùng trung du chiếm 70% diện tích chè hiện nay của Việt Nam. + Giống PH1 là giống chọn lọc tự nhiên (từ chè vùng trung du kết hợp chè địa phương), năng suất cao, khả năng chống sâu bệnh tốt, chống hạn nhưng chất lượng kém. + Giống LDP1, LDP2 là giống cho năng suất khá cao chất lượng khá tốt (từ vùng chè Lâm Đồng kết hợp chè Đài Loan, Tứ Quý Trung Quốc). + Giống chè 777 là giống biến chủng của giống Trung Du chè có năng suất và chất lượng cao. + Giống 1A cho năng suất cao và có khả năng chống sâu bệnh tốt. Ngoài ra còn có các giống chất lượng tốt như: Bát tiên, Kim tuyên, Ô long thanh tâm, Ngọc thuý có mùi thơm đặc trưng, vị chè đượm.

Advertisement

This article is from: