4 minute read
1.4. Quá trình phát triển cây chè Việt Nam
from GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ, CÀ PHÊ, CA CAO (Giáo trình dùng cho sinh viên ngành CN Thực phẩm)
1.4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ VIỆT NAM
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Ở nước ta, cây chè là một trong những cây có giá trị kinh tế, có thể thu hoạch từ 30 - 40 năm hoặc lâu hơn. Trong điều kiện thuận lợi, cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất có thể thu hoạch được. Cây chè có ở Việt Nam từ xa xưa, chủ yếu cây mọc hoang dã trên các vùng rừng núi. Giai đoạn trước năm 1890, cây chè không được chú trọng, một số cây được trồng ở vườn nhà mang tính hộ gia đình, chỉ khi người Pháp vào Việt Nam cây chè mới được chú ý và phát triển. Quá trình phát triển cây chè Việt Nam như sau: a) Thời kỳ trước năm 1982 Cây chè được sử dụng dưới dạng gia đình, các hộ gia đình dùng để nấu uống tươi. Cây chè trồng còn phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp, kỹ thuật trồng, canh tác, chăm sóc còn đơn giản. Các vùng trồng chè là đồng bằng sông Hồng, vùng núi Nghệ An, vùng núi Hà Giang. b) Thời kỳ năm 1882 - 1945 Năm 1882, các nhà thám hiểm người Pháp đã khảo sát vùng chè giữa sông Đà và sông Mê Kông, khu vực miền núi phía bắc từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu sang Vân Nam nơi có những cây chè đại cổ thụ nhằm xác định đặc điểm sinh thái và vùng sinh trưởng. Từ năm 1890, các đồn điền chè thuộc chủ tư bản Pháp được thành lập, cây chè được phát triển với những công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Cây chè được chế biến thành các sản phẩm chè đen truyền thống OTD và thường được xuất khẩu sang Pháp, Tây Âu, chè xanh xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi. Trong thời kỳ này, diện tích trồng chè trong cả nước là 13.305 ha, sản lượng 6.000 tấn chè khô/năm. c). Thời kỳ từ năm 1945 – 1975 Giai đoạn 1945 – 1954, thời kỳ này, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Pháp, các vườn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không được đầu tư chăm sóc cho nên diện tích và sản lượng chè giảm sút dần. Giai đoạn 1954 – 1975, giai đoạn này đất nước bị chia hai theo Hiệp định Genève. Ở Miền Bắc, nghề trồng chè đã được phục hồi và chú ý đúng
Advertisement
mức, nhà nước xây dựng các nông trường quốc doanh và các hợp tác xã DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nông nghiệp trồng và phát triển cây chè, chủ yếu giống chè Shan và chè Trung du. Các sản phẩm chè đen OTD thường được xuất khẩu sang Nga, các nước Đông Âu và một phần thị trường Trung Quốc, vì vậy cây chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân ta. d). Thời kỳ từ năm 1975 đến nay Thời kỳ này, đất nước được thống nhất, đây là thời kỳ phát triển mạnh của các loại cây công nghiệp nhất là giai đoạn mở cửa và đổi mới từ năm 1986 đến nay. Nhà nước đã quy hoạch các vùng trồng chè và vùng thâm canh chè, vì vậy ngành chè phát triển mạnh mẽ. Trong các vùng trồng chè, cây chè là nguồn thu nhập chủ yếu của người nông dân, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Các vùng trồng chè của Việt Nam Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 130 nghìn ha diện tích trồng chè (dao động khoảng 126.000 - 133.000 ha). Các vùng chè ở Việt Nam + Vùng chè thượng du (Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái) chiếm khoảng 25% sản lượng chè miền Bắc. + Vùng chè trung du (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên), đây là vùng chè chủ yếu, chiếm đến 75% sản lượng chè miền Bắc với nhiều nhà máy sản xuất lớn. + Vùng chè miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam) có tổng diện tích trên 5000 ha. + Vùng chè Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc) chủ yếu trồng giống chè Ấn Độ và chè Shan. Riêng Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè khá lớn của nước ta, với khoảng 23,9 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nước, sản lượng chè búp tươi đạt gần 172 ngàn tấn, sản lượng xuất khẩu gần 10.000 tấn. Các loại chè Việt Nam nổi tiếng như chè bắc ở Thái Nguyên, chè Tân Cương, chè hương, chè ô long ở Bảo Lộc và các loại chè Shan cổ thụ ở Tây Bắc.