8 minute read

ở trường phổ th ô n g

dựng được các kiến thức có hệ thống, có liên hệ lẫn nhau, phân chia đều tài liệu giáo khoa phức tạp. Kiểu câu trúc này xét đê'n việc mở rộng liên tục, có theo giai đoạn và làm phức tạp dần dần các tài liệu lí thuyết cùa chương trình hoá học. - Nguyên tắc phát triển các khái niệm đảm bảo tính vừa sức, mở rộng và đào sâu kiên thức. Ví dụ: Thuyết nguyên tử, phân tử; Thuyết electron; Định luật tuần hoàn; Lý thuyết về sự điện li,... - Nguyên tắc hảo đảm tính lịch sử: Theo đó, nội dung môn học cần thể hiện rõ tính vô hạn của sự phát triển hoá học, quá ưình hình thành, sắp xếp vâh đề lí thuyêt theo logic lịch sử. Các thành tựu của hoá học hiện đại là kết quả của một quá trình nghiên cứu và phát triển và là sản phẩm của thực tiễn lịch sử xã hội.

e) Nguyên tắc đảm bảo tính đặc tneng bộ môn

Advertisement

Chương trình môn Hoá học phải th ể hiện nguyên tắc đặc trưng của môn khoa học thực nghiệm. Do vậy trong dạy học Hoá học cần coi trọng thí nghiệm và m ột số kĩ năng cơ bản, tối thiểu về thí nghiệm hoá học. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét trong toàn bộ chương trình, trong nội dung SGK, trong các bài dạy kiến thức mới, bài ôn tập luyện tập, bài thực hành, trong quá trình kiểm tra đánh giá,...

Tuy nhiên, cần hiểu rõ việc đổi mới nội dung chương trình nói chung và nội dung chương trình môn Hoá học nói riêng thường diễn ra theo định kì nhâ't định (hoặc theo nhu cẩu của xã hội) nhằm nâng cao châ't lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nước. Nội dung chương trình đổi mới phải được tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên th ế giới. Chính vì vậy, chưong trình môn Hoá

học ở trường phô thông cũng đã và sẽ diễn ra trong tùng giai đoạn phát triển của lịch sử. Ví dụ như: - Trong cải cách giáo dục, khoảng từ năm 1986 đến năm 1993: Chương trình hoá học phổ thông được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: đảm bảo tính cơ bản, tính hiện đại, tính thực tiễn và tính đặc thù của m ôn Hoá học. Chương trình này được áp dụng bắt đầu năm 1988 cho HS lớp 8 (môn Hoá học được HS bắt đầu làm quen ở lớp 8) và năm học 1992 - 1 9 9 3 chương trình mới lớp 12 bắt đầu áp dụng. - Giai đoạn tiếp theo, khoảng từ năm 2001 đêh năm 2009: Chương trình hoá học được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo tính cơ bản, khoa học hiện đại, thiết thực và đặc trưng bộ môn. Được áp dụng đại trà cấp THCS từ năm học 2004 - 2005. Chương trình hoá học câ'p THPT có phân ban được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo tính p h ổ thông, cơ bản, có hệ thông, tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn và đặc thù của bộ môn Hoá học. Chương trình này chia thành; Chương trình hoá học cơ bản và Chương trình hoá học nâng cao, được áp dụng đại trà từ năm học 2006 - 2007 (lớp 10), 2007 - 2008 (lớp 11), 2008 - 2009 (lớp 12) cho đến nay.

4. Cấu trúc chương trình hoá học ỏ trường phổ thông

a) Quy trình xây dựng chương trình môn Hoá học ở trường

Chương binh môn Hoá học được xây dựng theo các biróc sau: (1) Xác định nội dung học vâ'n phổ thông cơ bản. (2) Xác định mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và các bâc hoc.

(3) Xác định hệ thống môn học, các hoạt động đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và k ế hoạch dạy học phù hợp với bậc học tương xing. (4) Xây dựng nội dung ở mỗi cấp học, bậc học. (5) Xác định định h ư ớ n g đổi mới v ề PPD H và thiết bị dạy học. (6) Xác định về phương thức kiểm tra - đánh giá. (7) Xác định kiêh thức kĩ năng theo chuẩn đầu ra ở trường phô thông.

b) Cấu trúc chương trình hoá học ở trường phô thông hiện hành [20]

Chương trình hoá học ở trường phổ thông hiện hành bao gồm chương trình hoá học THCS và chương trình hoá học THPT. • Chương trình hóa học THCS được phân b ố tổng cộng 140 tiết dạy, trong đó lớp 8 có 70 tiết và lớp 9 có 70 tiết. Như vậy, số giờ dạy học ở THCS là 2 tiêVtuần với cả lớp 8 và lớp 9. Chương trình cũng có sự phân b ố tương đôi hợp lý giữa các giờ lý thuyết, thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra. Chương trình đã giới thiệu các khái niệm mở đầu, các kiến thức cơ bản nhất của các châ't, sự vật hiện tượng xunh quanh chúng ta như: châ't, nguyên tử, phân tử, hiđro, nước, oxi, không khí,,.. - Chương trình đã đề cập đến nội dung cơ bản, chủ yếu rủìât về hoá học và được xây dựng theo logic chặt chẽ, các kiêh thức, khái niệm được hình thành, phát triển liên tục, ngày càng phức tạp tiến gần đến những kiến thức, quy luật hiện đại. Với hai hệ thống kiến thức về chất và phản ứng hoá học được hinh

thành và phát triển song song, hỗ trợ nhau trên cơ sở các kiêh thức lí thuyết chủ đạo. Ví dụ: sự phát triển khái niệm châ't ở lớp 8 (đon chất, hợp chất); khái niệm nguyên tử, nguyên tô' hoá học; các thuyết và định luật; phản ứng hoá học; các hợp chất vô cơ (kim loại, phi kim); các hợp châ't hữu cơ; các kiêh thức về kĩ thuật tổng hợp,... - Chương trình hoá học THCS lấy nội dung thuyết nguyên tử - phân từ làm cơ sở lí thuyết của chương trình. Việc giải tììích các kiêh thức về châ't và sự biến đổi các chất đều dựa ữên cơ sở này. Ví dụ: giải thích bản châ't của phản ứng hoá học là do có quá ữình thay đổi các liên kết giữa các nguyên tử ữong phân tử các chất phản \JTig làm cho phân tử này biêh đổi ửiành phân tử khác. - Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc đường thẳng, có tính châ't cơ bản, đơn giản và toàn diện nhưng được phát triển bổ sung. Ví dụ: từ các châ't quen thuộc trong đời sống (tính đơn giản) như nước cất, sắt, nhôm ,... đ ể hình thành khái niệm v ề chất tinh k h iế t hỗn hợp và tính châ't của chúng (khái niệm cơ bản - không th ể thiêu được). Một s ố xây dựng theo nguyên tắc đổng tâm, đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Chương trình th ể hiện sự nghiên cứu đầy đù các dạng châ't hoá học cơ bản (đơn c h ấ t hợp chât,...). Mỗi châ't lại được nghiên cứu đầy đủ về thành phần, tính châ't^ ứng dụng và điều chê' - Chương trình cũng đã cung cấp toàn diện và phát triển hệ thôVig các kĩ năng hoá học CO' bàn cho HS. Ví dụ: kĩ năng sừ dụng dụng cụ, hoá chất, kĩ năng tiến hàiTÌT, thí nghiệm,... • Chương trình hoá học THPT hiện hành bao gồm chương trình chuẩn và chương trình nâng cao đáp ứng yêu cầu phân hoá HS.

Phân phối chương trình: 2,5 tiêix35 tuần = 87,5 tiết

Chương trình chuẩn: 70 tiêì

Chương trình nâng cao: 87 tiết

- Nội dung chương trình hoá học THPT chuẩn cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực về hoá học, gắn với đời sống, giúp HS nghiên ctm về câ'u tạo, sự biến đổi, những ứng dụng cũng như tác hại của các chất trong đời sông thực tiễn sản xuất và môi trường. Thông qua đó hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động cho HS đ ể có th ể tự lực giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong đời sống và hình thành nhân cách của người lao động mới. - Nội dung chương trìn h hoá học THPT nâng cao về cơ bản cũng giống nhưng chương trình chuẩn nhưng có nâng cao về hoá học, nhằm đáp ứng nguyện vọng của một số HS có khả năng và năng lực học hoá học. Bên cạnh các nội dung cơ bản và nâng cao còn có thêm một số chuyên đ ề tự chọn giành cho các HS có nhu cầu tìm hiểu và luyện tập thêm một lĩnh vực hoá học nhất định hoặc nghiên cứu chuyên sâu hơn vể một vấn đề nào đó. Những nội dung này là cơ sở cho các em có th ể đi sâu nghiên cứu hoặc học tiếp lên ở các trường cao đẳng, đại học. Mức độ của chương trình có cao hơn chương trình chuẩn nhưng thâ'p hơn chương trình chuyên hoá học. - Chương trình hoá học THPT bao gồm các vấn để như: các học thuyết và định luật cơ bản (hoá học đại cương), hoá vô cơ, hoá hữu cơ. Trong đó nội dung kiến thức phần vô cơ được sắp xếp xen kẽ với phần hoá đại cương nhằm cung cấp cơ sở lí thuyết chủ đạo cho HS đ ể họ có th ể hiểu rõ, hiểu sâu và giải thích được cấu tạo của các chất, tính chất hoá học của các chất

This article is from: