Chương 2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
59
dựng được các kiến thức có hệ thống, có liên hệ lẫn nhau, phân chia đều tài liệu giáo khoa phức tạp. Kiểu câu trúc này xét đê'n việc mở rộng liên tục, có theo giai đoạn và làm phức tạp dần dần các tài liệu lí thuyết cùa chương trình hoá học. - Nguyên tắc phát triển các khái niệm đảm bảo tính vừa sức, mở rộng và đào sâu kiên thức. Ví dụ: Thuyết nguyên tử, phân tử; Thuyết electron; Định luật tuần hoàn; Lý thuyết về sự điện li,... - Nguyên tắc hảo đảm tính lịch sử: Theo đó, nội dung môn học cần thể hiện rõ tính vô hạn của sự phát triển hoá học, quá ưình hình thành, sắp xếp vâh đề lí thuyêt theo logic lịch sử. Các thành tựu của hoá học hiện đại là kết quả của một quá trình nghiên cứu và phát triển và là sản phẩm của thực tiễn lịch sử xã hội. e)Nguyên tắc đảm bảo tính đặc tneng bộ môn Chương trình môn Hoá học phải thể hiện nguyên tắc đặc trưng của môn khoa học thực nghiệm. Do vậy trong dạy học Hoá học cần coi trọng thí nghiệm và một số kĩ năng cơ bản, tối thiểu về thí nghiệm hoá học. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét trong toàn bộ chương trình, trong nội dung SGK, trong các bài dạy kiến thức mới, bài ôn tập luyện tập, bài thực hành, trong quá trình kiểm tra đánh giá,... Tuy nhiên, cần hiểu rõ việc đổi mới nội dung chương trình nói chung và nội dung chương trình môn Hoá học nói riêng thường diễn ra theo định kì nhâ't định (hoặc theo nhu cẩu của xã hội) nhằm nâng cao châ't lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nước. Nội dung chương trình đổi mới phải được tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, chưong trình môn Hoá