7 minute read
BID, cổ phiếu trụ cột của thị trường chứng khoán
BID, cổ phiếu trụ cột
Của THị TrườNG CHứNG kHoÁN
Advertisement
HoàNG LoNG
Năm 2021, thị trường chứng khoán đánh dấu 1 giai đoạn sôi động, trong đó phải kể đến sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng và đặc biệt là BID của BIDV. Không chỉ thế, BIDV còn thể hiện vị thế của một ngân hàng trụ cột trong việc tham gia đóng góp vào quá trình lớn mạnh và phát triển thị trường chứng khoán với nhiều vai trò khác nhau.
vị tHế cổ pHiếu dẫn dắt tHị trường
BIDV đã hoàn tất đợt lấy kiến cổ đông phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 và 2020. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2021-2022. Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên hơn 50.585 tỷ đồng. Với quy mô vốn như trên, BIDV sẽ trở thành ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán. có thời điểm đã chạm mốc 1.500 điểm, mốc điểm cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước đến nay. Trong khi đó, khối lượng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh cũng liên tục đạt mức cao, thường xuyên có những phiên giao dịch đạt trên 1 triệu đơn vị, cá biệt một số phiên giao dịch có khối lượng vượt mốc 1,4 triệu đơn vị.
Trong năm 2021, bình quân mỗi tháng có tới 100 nghìn tài khoản chứng khoán mở mới và đây là một con số đáng ngạc nhiên bởi chỉ cách đây vài năm, ngay cả thời kỳ thị trường giai đoạn 2017-2018 thì số tài khoản chứng khoán mở mới giao dịch cũng chỉ ở mức hơn 200.000 tài khoản mỗi năm.
Tốc độ tăng mạnh của lượng tài khoản mở mới trong năm 2021 đang là thông điệp cho thấy mục tiêu hoàn thành chiến lược phát
Với vị thế này, cổ phiếu BID của BIDV luôn giữ vai trò là một trong những cổ phiếu dẫn dắt thị trường, nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư, đóng góp vào sự sôi động của thị trường chứng khoán năm 2021.
Nhìn rộng ra toàn cảnh thị trường, chứng khoán năm 2021 ghi dấu ấn đậm với sự sôi động chưa từng có, liên tục các kỷ lục cả về thanh khoản và chỉ số được phá vỡ. Cuối tháng 11/2021, chỉ số VN-Index
triển thị trường chứng khoán đến 2025 là khả thi.
Hồi đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án cơ cấu lại Thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025 mới đây đã đưa ra mục tiêu quy mô của thị trường chứng khoán đạt 120% GDP vào năm 2025. Mục tiêu số lượng nhà đầu tư đạt 5% vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Mục tiêu chung của Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Đến nay với số lượng nhà đầu tư tham gia gia tăng mạnh mẽ, tỷ lệ người dân đầu tư chứng khoán ở mức 3,9% so với tổng dân số và theo đó, mục tiêu đạt 5% người dân tham gia đầu tư chứng khoán đến năm 2025 không còn xa.
Việc đạt mục tiêu số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường cũng sẽ có ý nghĩa thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu khác. Đó là đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6. Trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.
dấu ấn của bidv trong cả cHặng đường dài
Cổ phiếu BID của BIDV niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh từ năm 2014. Từ đó đến nay, BID luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt từ khi niêm yết, Ngân hàng đã trải qua nhiều đợt tăng vốn thành công, từ mức vốn điều lệ tại thời điểm niêm yết là hơn 23 nghìn tỷ đồng, đến cuối 2021 dự kiến vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm đó. Với vai trò là một ngân hàng lớn, luôn nằm trong nhóm các tổ chức niêm yết có vốn lớn nhất thị trường, các lần phát hành tăng vốn thành công của BIDV theo đó đã góp phần gia tăng uy tín và vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài vai trò là một doanh nghiệp niêm yết, trong nhiều năm qua, BIDV cũng đóng góp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán với ngân hàng chỉ định thanh toán đầu tiên. Với vai trò này, BIDV đã giúp cho thị trường có những nền tảng phát triển an toàn, vững chắc tạo vị thế cho các giai đoạn phát triển về sau.
Sự tham gia của BIDV cả với vai trò là ngân hàng chỉ định thanh toán, vừa là cổ phiếu niêm trụ cột, vừa là một ngân hàng điển hình trong việc thành công cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước… đã đóng góp cho thị trường phát triển liên tục, ổn định.
Quy mô của thị trường chứng khoán đến nay đã tăng trưởng vượt bậc và đã trở thành trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong đó, thị trường cổ phiếu khởi nguồn có 2 doanh nghiệp niêm yết ban đầu, thì đến nay đã có trên 1.600 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch với giá trị vốn hóa tương đương 109% GDP.
Thị trường chứng khoán hiện phát triển đa dạng các loại sản phẩm. Không chỉ bao gồm các sản phẩm đầu tư truyền thống như trước đây là cổ phiếu, trái phiếu, thị trường còn có nhiều sản phẩm mới, sản phẩm cơ cấu như các chứng chỉ quỹ, sản phẩm đầu tư và phòng ngừa rủi ro như chứng quyền và phái sinh. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường chứng khoán cũng khá đa dạng như giao dịch ký quỹ, nghiệp vụ vay và cho vay chứng khoán để hỗ trợ thanh toán chứng khoán (SBL), giao dịch repos…
Cùng với đó, thị trường chứng khoán cũng đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 2005 đến nay 2 sở sở giao dịch chứng khoán đã tổ chức trên 1.000 cuộc đấu giá để cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước. Rất nhiều doanh nghiệp sau khi đấu giá cổ phần hóa đã lên sàn chứng khoán và tiếp tục phát triển hiệu quả hơn.
Không những thế, BIDV còn là một ngân hàng có vai trò đầu tầu trong hoạt động tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ, góp phần thúc đẩy thị trường trái phiếu Chính phủ phát triển mạnh mẽ.
Thị trường trái phiếu Chính mới chính thực ra đời được hơn 10 năm nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho Chính phủ, hỗ trợ cho việc huy động trái phiếu Chính phủ được nhiều hơn, chủ động hơn, kỳ hạn ngày một dài hơn. Hiện nay, các đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn lên tới 30 năm đã diễn ra thường xuyên và với mức lãi suất huy động liên tục năm sau giảm hơn so với năm trước, góp phần hiệu quả vào tái cơ cấu nợ công của Chính phủ, tăng tính bền vững cho ngân sách Nhà nước.