7 minute read

Tạm về nơi ấy mà thương

Tạm về nơi ấy

mà thương

Advertisement

Nhà văN Lương ngọc an

Điểm xuyết giữa những hanh hao se sắt của một mùa Đông đang uể oải những bước chân lười biếng, đã bắt đầu nhận ra những ấm áp của mùa Xuân tươi mới... Sự khởi đầu của đất trời, cũng như cuộc sống, sau những gian nan truân trải, lại một ngày lấp ló sự sinh thành.

Mùa Đông năm nay có gì khang khác với mùa Đông đôi lúc, và quanh quẩn đâu đó, chợt năm trước. Người với gợi chút bâng khuâng mơ mộng người sau bao cách xa, khuất lấp, đến rung rung... bó buộc bởi dịch bệnh, cho đến Vào một buổi chiều ngơ ngác ngày được gặp nhau, được ngồi bên như vậy, nhìn vào chiếc ly cũng ngơ nhau, tuy còn dè dặt, song vẫn thấy ngác góc bàn, cái ngơ ngác của sự tràn trề hứng khởi như khát khao xao nhãng biếng lười cũ kỹ, chợt ùa thỏa nguyện. Giữa Thu mà như đã về trong tâm tưởng câu thơ rất gợi nghe hối hả Đông về… Chưa tới của Trần Ninh Hồ Chạp, những đợt gió mùa se sắt đến Ta có thèm rượu đâu sớm đã làm trĩu xuống những buổi Ta thèm người ta mong chiều man mác, những hanh hao Em hãy bày ra giúp rờn rợn làm khép nép lại những háo Dẫu chỉ là chén không… hức của con người trước một mùa Ừ nhỉ. Hóa ra là cũng đã lâu Xuân đang nhen nhóm… Thời tiết rồi, vắng bạn, vắng cái không khí ỡm ờ chùng chình dền dứ kia thảng náo nức cùng bên những “người ta mong”… Bạn bè lạ thế, cứ như muối trong bát canh vậy. Có nhau thì dửng dưng, chỉ khi vắng rồi mới thấy thiếu, thấy nhạt. Rượu cũng nhạt mà chiều, mà gió Thu cũng nhạt. Nhấc máy. Đầu kia tiếng bạn: “Tạm Thương đi anh…” Với rất nhiều người Hà Nội, và cả những người xa nhưng đã từng yêu đến lắng lòng vì Hà Nội, thì chỉ cần “Tạm Thương đi…” là đủ hiểu. Vậy là sẽ có một cuộc rượu bình dân dài và lặng lẽ như một ngày cuối Chạp, khi mà những bề bộn, lo toan đã lùi dần về phía sau, để lại phía trước là những ngác ngơ, chống chếnh bởi cái dùng dằng nấn ná của thời gian khi mà những cũ xưa thì chưa kịp qua mà mới mẻ đã nghe gần lắm. Và cũng chỉ có ở đây, ở Tạm Thương, người ta mới có thể có những chiều trầm ngâm đến lặng bên nhau mà uống. Không chỉ là uống rượu, mà còn là uống nhau… Rồi chếnh choáng, không phải chỉ vì rượu, mà còn là vì nhau… Lâu rồi Tạm Thương là thế. Bây giờ Tạm Thương vẫn thế. Và cũng bởi cái “vẫn thế” ấy mà đến hôm nay, khi tóc trên đầu đã đôi ba sương phủ, mỗi lần người ta rủ nhau “Tạm Thương đi”, thì bên chén rượu nhâm nhi bữa ấy, không chỉ còn là men, không chỉ còn là thâm tình, mà còn bảng lảng đâu đây một thứ gì như là hoài niệm, như là một sự chùng chình lưu luyến với hôm qua… Mà lưu luyến cũng phải thôi, bởi vì ngay chính cái tên gọi Tạm Thương từ lâu đã gợi thế rồi… Ấy là từ thuở bắt đầu biết ngâm nga, hờn tủi: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm Thương một đời đâu phải Tạm Thương!... (Chơi chữ về ngõ Tạm Thương – Chế Lan Viên)

Chế Lan Viên nói về cái ngõ nhỏ xíu, dung dị mà cũng tràn ngập ân tình của Hà Nội này như thế. Nhưng ông cũng đã phải thanh minh bằng ngay chính tên gọi của bài thơ. Ấy chỉ là “chơi chữ” thôi, còn thực ra Tạm Thương đâu phải thế

Một lần, có người bạn phương xa, sau khi đã ngồi lặng bên nhau đến không thể lặng hơn được nữa, hỏi: “Răng mà có tên Tạm Thương vậy?...”

“Răng” thì ai mà biết hết được. Chuyện lâu rồi, mỗi người nói một kiểu, mỗi sách viết một khác, nhưng đại loại có mấy lý giải mà có vẻ thuyết phục nhất, là của Giang Quân trong Từ điển đường phố Hà Nội. Theo đó, tên Tạm Thương có từ đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn. Lúc đầu, ngõ tên là Trạm Thương. Chữ Thương theo Từ điển Hán Nôm của Trần Văn Kiệm, có nghĩa là kho. Gọi thế là bởi ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính, gọi là kho tạm, rồi sau người ta đọc chệch đi thành tên ngõ Tạm Thương… Lại cũng có người bảo đây vốn là trạm sơ cứu của nhà thương Phủ Doãn trước khi đưa bệnh nhân vào nhà thương, nên gọi là Tạm Thương… Thế nhưng dù lý giải theo kiểu gì đi nữa thì Tạm Thương hôm nay cũng không còn ai muốn nghĩ như vậy nữa. Với người Hà Nội, Tạm Thương là nơi tìm đến khi thèm bạn. Với người nơi xa, thì Tạm Thương là một phần Hà Nội trong tim… *

Nói Tạm Thương là một phần Hà Nội cũng không ngoa. Đất này xưa thuộc thôn Yên Thái, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ. Khiêm nhường, dung dị qua bao biến cải thăng trầm của thời gian và thế sự, cho đến hôm nay, trong khi cả thành phố đang hòa mình với công cuộc hiện đại hoá, phố xá nơi nơi ngày càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp từng ngày, thì ngõ Tạm Thương vẫn giữ cho mình những nét thâm trầm hoài cổ đầy ý nghĩa. Từ phố Hàng Bông nhộn nhịp, vừa rẽ vào ngõ Tạm Thương đã là cả một thế giới khác hẳn, khiến cho người ta có cảm giác mọi thứ đều lắng lại. Không gian hẹp và bình yên như một nốt nhạc trầm khiến cho mọi ầm ào của phố xá như bị chìm đi trong bảng lảng rồi mất hút vào những lối đi sâu hun hút, ngoằn ngoèo giữa những bức tường rêu phong, với những giếng nước hiếm hoi còn sót lại mang trên mình cả trăm năm thời gian trầm tích, và những con người lặng lẽ, thân thiện đến mức dù xa lạ mà vẫn không thể không nở một nụ cười… Một không gian của một làng quê bỗng như được tái hiện thật sinh động và đầy đủ nơi phố thị nơi đây thực sự là một niềm quyến rũ lòng người…

Người Hà Nội thâm trầm, thanh lịch. Người ngõ Tạm Thương cũng vậy. Kín đáo, nhẹ nhàng, thân thiện, trầm ngâm. Với lịch sử hơn 200 năm của cái tên Tạm Thương, giờ nơi đây ngõ nhỏ này đã có những gia đình đã gắn bó đến đời thứ 4, thứ 5, bền bỉ, cam chịu nhưng cũng nặng trĩu ân tình…

Và cũng không biết tự bao giờ Tạm Thương đã trở thành điểm hẹn của rất nhiều người đủ mọi thành phần của Thủ đô. Tất cả khi đến đây đều có một điểm chung, ấy là đến uống rượi mà lại không phải chỉ là uống rượu. Có chút gì như là sự thanh tao nhàn tản từ cái thời “bầu rượu túi thơ” của các văn nhân xưa vẫn còn giăng giăng phảng phất đâu đây… Và rồi đương nhiên đến một ngày Tạm Thương trở thành chủ đề, rồi dần hiện hữu trong những nốt nhạc, những bài thơ kiểu như “Thương một đời đâu phải Tạm Thương!...” khiến cho bao tấm lòng yêu Hà Nội phải bồi hồi xúc cảm…

Bây giờ mỗi khi nhắc đến ngõ nhỏ Hà Thành, người ta không thể không nhắc đến Ngõ Tạm Thương, một địa chỉ tao nhã đã trở thành “thương hiệu” dịu dàng đến da diết của người, của cảnh; của một dòng chảy thao thiết suốt thời gian, hôn qua và hôm nay…

Bên chén rượu đã rất lâu rồi vẫn còn hơn nửa, chợt bạn bảo: “Viết gì về Tạm Thương đi anh…”

Ừ thì viết… Tạm về nơi ấy mà thương; Chật nhà thì nép, chật đường thì chen... Chật lòng xin gắng đừng ghen; Chật chiều đừng ngại, đỏ đèn rồi sang...

Qua đền, nhớ khấn Ỷ Lan: - Chật đời nên phải vội vàng... tạm thương...

This article is from: