8 minute read

Nét văn hóa làng trong dịp Tết

Next Article
Cỗ Tết thời

Cỗ Tết thời

Cây đại đuốc đình liệu 5 tấn ở làng Lộng Khê.

Nét văn hóa làng

Advertisement

TroNg DịP TếT

Bút ký của Nhà văn Lê ngọc minh Việt Nam là một quốc gia có những giá trị Văn hóa làng rực rỡ kết tụ thành truyền thống vững bền, vừa mang tính biểu trưng, vừa chuẩn hóa thành những khái niệm như: Nước có thể mất nhưng làng không bao giờ mất, lệ làng phép nước, “cây đa bến nước sân đình”...

và, chính từ những ngôi làng đó đã ươm lên không biết bao hiền tài làm rạng rỡ nguyên khí quốc gia cho Tổ quốc Đại Việt suốt hàng ngàn năm lịch sử. Đó là Lê Văn Hưu ở làng Kẻ Rị (Thanh Hóa); Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng Cổ Am (Hải Phòng); Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê (Hà Đông, Hà Nội); Quang Trung Nguyễn Huệ ở ấp (làng) Tây Sơn (Bình Định)… Xa hơn về thời viễn sử, ở làng Dương Xá (Thanh Hóa) có hào trưởng Dương Đình Nghệ, người đã thu nhận và nuôi dưỡng trong nhà ba nghìn hào kiệt, trong đó có Ngô Quyền, vị Anh hùng giải phóng dân tộc đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938), chấm dứt nghìn năm đêm trường Bắc thuộc; làng Đại Hữu (Ninh Bình) có vua Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, dẹp loạn mười hai sứ quân, dựng lên quốc gia Đại Cồ Việt mà ngày nay còn sừng sững một miền lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư…

Thật khó nói hết các dấu ấn cột mốc lịch sử văn hóa trong các làng xã của Việt Nam. Trong bài viết nhỏ đón chào Xuân mới Nhâm Dần 2022, chúng tôi chỉ dám thể hiện sự mong muốn khiêm nhường, đề cập đến một số nét văn hóa làng tiêu biểu trong dịp Tết Nguyên Đán

Có người nói rằng, Văn hóa làng xã Việt Nam phong phú và đa dạng mang tính bách nghệ. Nghệ ở đây được hiểu như một nét văn hóa thuần phong mỹ tục trong quan hệ ứng xử, lễ hội, dựng xây cuộc sống hàng ngày… Phong phú đa dạng nhưng có mẫu số chung là văn hóa Đại Việt nên ở mỗi thôn làng đều mang tính cố kết chặt chẽ khiến cho cái cộng đồng ấy mãi mãi trường tồn, phát lộ sức mạnh nội sinh, bất khả chiến bại trước thiên tai, địch họa mà vẫn luôn khoan dung, yêu thương đằm thắm. Ca dao của đồng bào Mường có câu: “Trầu này trầu nghĩa trầu tình/ Trầu loan trầu phượng trầu mình trầu ta” thì ca dao của người Kinh cũng hết mực thiết tha hòa quyện: “Muốn cho gần bến gần thuyền/ Gần bác gần mẹ nhân duyên cũng gần!”…

Những giá trị Văn hóa làng xã Việt đã lan tỏa, đã thẩm thấu sâu rộng trong từng thôn làng, đặc biệt là trong dịp đón Xuân, vui Tết. Xin được nêu ví dụ, ngôi làng nổi tiếng Đường Lâm, đất hai vua: Bố Cái Đại

vương (Phùng Hưng) và Ngô Vương (Ngô Quyền) ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Hiện, Đường Lâm còn giữ được 956 ngôi nhà cổ; chùa Sùng Nghiêm tự (Chùa Mía) của làng có đến 287 pho tượng, trong đó tượng vị La Hán văn hay chữ tốt luôn là nơi “sĩ tử” bốn phương đến chiêm bái trong dịp Tết Nguyên đán và mỗi khi sắp sửa cho các cuộc vượt Vũ Môn trường ốc; Đường Lâm còn có khá nhiều nghề truyền thống ẩm thực như nghề làm tương, nghề làm bánh đòn, chè lam, mật mía… mà nghề nào cũng tự tin cung cấp cho thị trường ngày Tết khắp miền các đặc sản nức tiếng của mình. Gần đây, ngành du lịch phát triển, các “lò” nghề luộc bánh chưng, làm kẹo nhồi, kẹo kéo, làm đòn thịt nướng… được dân làng khai trương đúng vào những ngày Tết, du khách đến Đường Lâm được trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo tại ngọn nguồn thủy tổ… Làng Cổ Quăng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có niên đại hàng nghìn tuổi là quê hương của Trạng Quỳnh nên còn gọi là làng Quan Trạng. Làng đã được đức Lý Thái Tông trên đường thân chinh dẹp giặc Chiêm Thành ban cho bốn chữ Địa Linh Nhật Kiệt. Bốn chữ này được khắc thành đại tự thờ trong Bảng Môn Đình. Trước cửa đình có tấm bia lớn khắc danh tính của mười vị đại khoa, trong số này có bảy vị được lưu danh vào bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hòn đá Sư Lộ, nơi ghi nhận công lao của Tiến sĩ Nguyễn Sư Lộ, vị hưu quan đã dành hết phần đời còn lại, thu nạp người nghèo trong vùng dạy chữ, có người về sau đỗ đến đại khoa. Làng có truyền thống vinh danh kẻ sĩ và nghiệp khoa bảng đúng vào dịp Tết hàng năm trân trọng và nghiêm cẩn …..

Một ngôi làng nữa của Xứ Thanh cũng có nét Văn hóa làng đặc sắc là làng Gia Miêu thuộc huyện Hà Trung), đất quý hương của nhà Nguyễn. Làng có một bản hương ước quy định, trai đinh của làng, bất kể sang hèn, bất kể giàu nghèo, bất kể làm ăn gần xa nơi đâu, hàng năm vào dịp Tết đều phải về dâng hương tế Thành hoàng ở đình. Nếu ai sao nhãng sẽ bị làng căn cứ vào nội dung trong hương ước phạt vạ. Vì thế có chuyện rằng, vào năm Thiệu Trị thứ 9*, nhà vua không xa giá về quí hương thăm quê và tế Thành hoàng. Chiểu vào các khoản mục trong hương ước, làng đã cử một “ phái bộ” gồm sáu mươi bô lão đi bộ từ Gia Miêu vào kinh thành Huế trình lên đức vua bản hương ước. Thiệu Trị phải tự nhận rằng, vì bận việc nước mà ngài đã trót sao nhãng trách nhiệm với làng. Tạ rồi nhà vua cho thuê một người về Gia Miêu làm mõ làng sáu tháng để chuộc cái lỗi do… sơ suất. Ngày nay, Gia Miêu là một làng văn hóa nổi tiếng, là một trong những địa chỉ đứng đầu Xứ Thanh về xây dựng nông thôn mới, bảo vệ di sản văn hóa và môi trường. Làng Lộng Khê (Thái Bình) có đền thờ Quốc sư Nguyễn Minh Không và Thái úy Lý Thường Kiệt. Làng là nơi xuất xứ của cây đình liệu, một “ đại đuốc” có đường kính rộng từ mét hai đến mét rưỡi, nặng năm tấn, dài mười lăm mét, dùng lấy lửa từ đền thiêng, thắp lên đủ cháy sáng như ban ngày suốt đêm giao thừa để đón chào cầu mong vận may, phúc lộc hanh thông trước cửa thềm năm mới. Ánh sáng của cây đình liệu độc đáo này đã được nhà văn Ngô Tất Tố nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm Lều chõng nổi tiếng. Cây đình liệu có gốc gác vui xuân đón Tết từ làng Lộng Khê cũng đã đóng góp cho kho tàng tiếng Việt một thành ngữ thành ngữ quen thuộc: “ Sáng như cây đình liệu”…

Thật khó kể hết những nét Văn hóa làng Việt Nam đã và đang được kết tụ trong dịp Tết như Lễ Cầu ngư; Lễ Khuyến học; Lễ ăn hỏi lứa đôi; Lễ Thượng thọ, Đại thọ cho các bậc cao niên; Lễ giao hiếu giữa các làng xã láng giềng…

Có một thuần phong cũng rất đáng trọng là trong dịp Tết người làng quê đều cố gắng trả hết nợ nần, hóa giải những xích mích, thù hận cũ trên tinh thần “Lời chào cao hơn mâm cỗ”; “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm”… Ngày Tết, khách vào làng gặp bất kỳ già trẻ, thân sơ đều vui vẻ chào hỏi và được chào đáp lại bằng nụ cười thịnh tình, cởi mở. Hiện nay, mối quan hệ thân thiện và tương hỗ trong Văn hóa làng xã đã lan tỏa ra các cộng đồng người hương thôn xa quê. Họ đã thực sự cố kết bền chắc trong các hội đồng hương, trong đó, hội đồng hương cấp làng xã được xem như là một hoạt động gần gũi tích cực và có hiệu quả hàng đầu trong những dịp Tết đến, Xuân về.

Nét đẹp Văn hóa làng trong dịp Tết còn là tác nhân rất quan trọng trong phát triển nghiệp học, bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ môi trường và khơi dậy nghề truyền thống của ông cha để người nông dân bản địa có thể ly nông mà không phải ly hương; để những con em ra đi từ làng, học hành thành đạt, mưu sự nghiệp ở các miền khác nhau của đất nước, hàng năm cứ vào dịp Tết lại có nơi chốn để nhớ thương, để tìm về đoàn tụ nơi cội nguồn với tình cảm rất đỗi thiêng liêng ấm áp nhưng cũng hết sức chiêm nghiệm tự thân: “Làng thương vuông vắn tứ bề/ Làng không thương chỉ mình về mình thôi”. (Thơ TNT). * Câu chuyện này cũng đã được in trong tập Văn hóa làng, kỷ yếu hội thảo của Sở Văn hóa-Thông tin Thanh

Hóa, NXB Thanh Hóa, năm 1985.

Đường hoa ở làng Gia Miêu

This article is from: