7 minute read

Những điểm sáng trên hành trình Quản trị rủi ro của BIDV

Những điểm sáng

trên hành trình quản trị rủI ro của BIDV

Advertisement

Tố Uyên

Trong hành trình không biết mệt mỏi của một định chế tài chính luôn tiến lên phía trước để hội nhập với năm châu bốn bể, BIDV đã thực hiện thành công rất nhiều sứ mệnh lịch sử, trong đó phải kể đến hành trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro hướng theo chuẩn mực quốc tế của ngành ngân hàng.

Trong những ngày đầu năm nhiều cảm xúc, hãy cùng nhìn lại chặng đường 8 năm với không ít chông gai, rất nhiều nỗ lực và những trái ngọt mà BIDV đã đạt được trong công tác quản trị rủi ro để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên bản đồ của ngành ngân hàng Việt Nam và Thế giới.

triển khai Basel ii – chặng đường nào trải Bước trên hoa hồng

Năm 2014, BIDV vinh dự trở thành 1 trong 10 ngân hàng được NHNN “chọn mặt gửi vàng” triển khai Hiệp ước vốn Basel II theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của NHNN, Hội đồng Quản trị BIDV, Ban Tổng Giám đốc và các đơn vị đã coi việc triển khai Basel II chính là kim chỉ nam trong công tác quản trị rủi ro, đồng thời là nhiệm vụ bắt buộc, là yêu cầu mang tính pháp lý và là trách nhiệm mà ngân hàng cần quyết tâm thực hiện thành công.

Ngày 29/11/2019, NHNN đã công nhận BIDV áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN tuân thủ trước thời hạn. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện BIDV không chỉ đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn mà còn bước đầu đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro và quản lý vốn theo chuẩn mực quốc tế. Đây là nền tảng quản trị giúp BIDV phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả, cải thiện xếp hạng tín nhiệm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, là tiền đề để BIDV tiếp tục đi trên con đường hội nhập và phát triển, đáp ứng mọi tiêu chuẩn của ngân hàng hiện đại mang tầm cỡ quốc tế. Đây cũng chính là cơ sở để BIDV hoàn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng mà nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho BIDV tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, đó là “trở thành một NHTM hàng đầu khu vực, mang tầm cỡ quốc tế mà trước mắt phải nằm trong top 25 NHTM lớn nhất ASEAN“ và “hướng tới áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Basel III”.

Nhìn lại chặng đường gần 8 năm triển khai chương trình Basel II, dù bước khởi đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, khối lượng công việc đồ sộ, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, động viên khích lệ kịp thời của Ban lãnh đạo BIDV mà trực tiếp là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, thành viên Ban Chỉ đạo, Lãnh đạo Ban PMO cùng tinh thần quyết tâm, nỗ lực của 350 thành viên tham gia thực hiện, các chuẩn mực thông lệ Basel II đã được triển khai một cách bài bản, khoa học và thành công trên toàn hệ thống.

quản lý rủi ro công nghệ thông tin – việc cần làm gấp

Trong nhiều năm trở lại đây, công nghệ thông tin đã thực sự trở thành một hạ tầng trụ cột quan trọng trong bất kể lĩnh vực hay ngành nghề nào, đặc biệt là ngành ngân hàng. Sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang thúc đẩy các ngân hàng hoạt động theo phương châm lấy khách hàng là trung tâm, với mục tiêu cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều tiện ích, nhanh chóng, chính xác, bảo mật và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, đi đôi với những hiện đại đổi mới là nguy cơ xảy ra rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro gian lận với mức độ tác động ngày càng lớn và khó kiểm soát. Đặc biệt là tội phạm công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng đang xu hướng gia tăng cả về số lượng, tần suất và mức độ tinh vi. Đây đang là mối quan tâm lớn từ cả phía cơ quan

quản lý cũng như từ phía các ngân hàng. Chính vì vậy, nhận dạng, đo lường và quản lý rủi ro công nghệ thông tin trở thành yêu cầu tất yếu đối với BIDV.

Mặc dù NHNN chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc triển khai quản lý rủi ro Công nghệ thông tin nhưng BIDV đã chủ động nhanh chóng có những bước chuẩn bị ban đầu để quản lý rủi ro, kiểm soát gian lận dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và robot tự động… để hỗ trợ hiệu quả công quản lý, điều hành và phòng ngừa rủi ro. Cụ thể, ngày 01/01/2020 BIDV đã thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng QLRR CNTT tại Ban QLRRHĐ&TT, đồng thời thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án quản lý rủi ro CNTT tại BIDV. Đến nay, BIDV đã xây dựng và ban hành Đề án quản lý rủi ro CNTT, Quy định và Chính sách QLRR CNTT. Đây chính là tiền đề để BIDV củng cố, đáp ứng năng lực quản trị rủi ro CNTT theo chuẩn mực quốc tế mà vẫn bắt kịp đó có hành vi đúng đắn đối với rủi ro. Qua đó, công tác quản lý rủi ro được triển khai một cách chủ động, nhất quán trong toàn hệ thống, phát huy được tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa, giúp ngân hàng bảo đảm hoàn thành mục tiêu chiến lược kinh doanh.

BIDV là một trong những ngân hàng chủ động, tiên phong trong việc nghiên cứu và xây dựng Văn hóa kiểm soát rủi ro (VHKSRR) với mục tiêu định hướng suy nghĩ, hành động của mỗi cán bộ theo những giá trị, chuẩn mực kiểm soát rủi ro được Hội đồng quản trị của BIDV lựa chọn. Ngày 06/07/2020, Nghị quyết số 534/NQ-BIDV về VHKSRR đã được chính thức ban hành, đánh dấu sự quyết tâm và kỳ vọng của Hội đồng quản trị cũng như Ban Lãnh đạo BIDV trong việc xây dựng môi trường hoạt động có bản sắc VHKSRR rõ nét, tác động thiết thực và tích cực đến mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Kết thúc năm 2021, BIDV đã hoàn thành triển khai Nghị quyết 534 về VHKSRR theo đúng kế hoạch đã đặt ra. BIDV đã ban hành Tài liệu hướng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống thực hành VHKSRR và Bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả triển khai cũng như mức độ thực hành VHKSRR tại các đơn vị. Đặc biệt, nhằm lan tỏa ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng VHKSRR cũng như tạo điều kiện cho các đơn vị trao đổi, thảo luận về VHKSRR, ngày 18/11/2021, BIDV tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn hệ thống về VHKSRR với sự tham dự của đại diện Ban lãnh đạo BIDV cùng hơn 1.000 cán bộ quản lý và nhân viên tại 41 Ban/ Trung tâm Trụ sở chính, Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Trung tâm CNTT và 189/190 chi nhánh qua hơn 400 điểm cầu. Tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc-Trưởng Khối QLRR Trần Phương đã phát biểu: “VHKSRR là nội dung quan trọng cần thực hiện để củng cố, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của BIDV”.

“Quản trị rủi ro có vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng. Để quản trị rủi ro phát huy hiệu quả tối ưu, BIDV cần tạo lập được một nền văn hóa kiểm soát rủi ro vững mạnh. VHKSRR là mảnh ghép quan trọng không thể thiếu trong hệ sinh thái quản trị rủi ro và kinh doanh của ngân hàng.”

Phó Tổng Giám đốc Trần Phương

tốc độ thay đổi của công nghệ và thị trường trong thời gian tới.

văn hóa kiểm soát rủi ro – thượng tầng văn hóa trong hệ sinh thái quản trị rủi ro

Một trong những nội dung quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro theo thông lệ tiên tiến hiện nay đó chính là quản lý rủi ro được gắn kết chặt chẽ với một chuỗi các giá trị và văn hóa doanh nghiệp thông qua việc xây dựng chuẩn mực về nhận thức, thái độ từ

This article is from: