Đặc san Hè 2018 Trường Việt Ngữ Canberra Merici College Limestone Ave, Braddon Hộp thư: PO Box 706 Civic Square, ACT 2608 Email: vietschoolcanberra@tvn81.org.au Web: CanberraVietnameseSchool.org.au Facebook: facebook.com/VietNguCanberra Phone: 0468 998 870 (Hiệu trưởng)
1 Liên lạc: Merici College, Limestone Ave, Braddon Hộp thư: PO Box 706 Civic Square, ACT 2608 Email: vietschoolcanberra@tvn81.org.au Web: CanberraVietnameseSchool.org.au Facebook: facebook.com/VietNguCanberra Phone: 0468 998 870 (Hiệu trưởng) Tổng số:123 học sinh Lớp:10 lớp, từ lớp Vườn Trẻ đến lớp Tám Giờ học:Thứ Bảy từ 9:30 sáng đến 12:00 trưa Địa điểm:Merici College, Limestone Avenue, Braddon Danh sách ban Giảng Huấn
Danh sách Ban Điều Hành
Lớp Vườn Trẻ: Cô Dương Hoàng Oanh Lớp Mẫu Giáo: Cô Phạm Thị Kim Phượng Lớp Mẫu Giáo: Cô Lê Kim Tiên Lớp Một: Cô Phạm Thị Kim Hồng Lớp Hai: Cô Phạm Thị Kim Lan Lớp Ba: Cô Đỗ Thị Kim Ngân Lớp 123: Thầy Nguyễn Thanh Lớp Bốn:Thầy Mai Văn Hưởng Lớp Năm: Cô Đỗ Kim Ân Thầy Nguyễn Hải Triều Lớp Bảy-Tám: Cô Võ Thị Dzung
Hiệu Trưởng: Cô Lữ Thái Diệu Huyền Hiệu Phó Ngoại Vụ: Anh Khưu Văn Bình Hiệu Phó Nội Vụ: Cô Võ Thị Dzung Thư Ký: Thầy Mai Văn Hưởng Thủ Quỹ: Cô Lâm Ngọc Hạnh Phát Ngôn Nhân: Cô Phạm Thị Kiều Loan
Phụ giáo Lê Thông Samuel Nguyễn Thiên Hân / Nguyễn Thục Hân Khổng Huỳnh Vi Viên Zhao Mai Linh Cindy / Ung Ngọc Hân
Phụ trách Ban Giáo Huấn: Cô Võ Thị Dzung Hội Phụ Huynh: Anh Vũ Quỳnh Ban Văn Nghệ: Cô Lữ Thái Diệu Huyền Ban Báo Chí: Ông Già Ba Tri, Thầy Mai Văn Hưởng Thầy Nguyễn Hải Triều Ban Gây Quỹ: Cô Hoàng Thúy Bình Ban Canteen: Chị Tuyết Hoa, chị Kim Duyên, chị Minh Hoàng và chị Thu Thủy
Giáo viên điền khuyết
Liên lạc
Cô Phạm Thị Kiều Loan Thầy Diệp Quốc Huy
Cô Lữ Thái Diệu Huyền Điện Thoại: 0468 998 870 Email: vietschoolcanberra@tvn81.org.au Facebook: Facebook.com/VietNguCanberra
* Mục đích chính của Đặc San Trường Việt Ngữ là để phổ biến tin tức học đường và những bài đặc biệt nghiên cứu. Trường Việt Ngữ và Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm về nội dung của các bài viết cá nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin quý vị liên lạc với người đã đăng hộ. Đặc San Trường Việt Ngữ chỉ phổ biến những tin tức đã được thảo và đã được sự đồng ý của Ban Điều Hành, Ban Giáo Huấn và của Hội Phụ Huynh. Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
2
Mục lục Mục lục 2 Thư ngỏ 3 Tường trình 5 Sinh hoạt hội phụ huynh 2018 7 Mừ chữ 10 Vườn Trẻ 11 Món Quà cho Con 15 Lớp Mẫu Giáo 17 Tấm Lòng 27 Lớp Mẫu Giáo 29 Một chút suy tư! 33 Lớp Một 35 Giới thiệu lớp 1 - 2018 37 Lớp Hai 43 Lớp 2 45 Tiếng nước tôi 61 Bài học yêu thương 65 Giới thiệu Lớp Bốn 97 Đại từ là thước đo lòng người 109 Cách Xưng Hô Trong Tiếng Việt 111 Thấm dần 122 Lớp Bảy & Tám 123 Danh Sách Mạnh Thường Quân 140
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
3
Thư ngỏ
G
Lữ Thái Diệu Huyền
ia đình trường Việt ngữ thân mến!
Thời gian trôi qua để rồi đến cuối niên học nhìn lại quãng đường đi qua dưới mái trường học tiếng Việt mỗi thứ Bảy, với tên gọi nghe thật gần gũi Trường Việt Ngữ Canberra, và tất cả như dừng lại cho giòng tư tưởng trở ngược về từ những ngày đầu niên học 2018. Lắm lúc vì lo toan các hoạt động trong trường để sao cho công việc không bị ứ đọng, cho khớp với thời gian mỗi học kỳ và hoàn tất cho trọn đến ngày lễ bế giảng… đã làm cho người ngồi viết "thư ngỏ" chẳng còn có lời gì để nói. Mọi ngôn từ trở thành cứng ngắt, chẳng cảm xúc, chẳng có hồn. May thay, nhờ đọc những bài viết thật hồn nhiên và vốn liếng tiếng Việt giới hạn của các em học sinh Trường Việt Ngữ đã đem lại những trận cười thầm thật mãn nguyện với riêng mình. Chứ biết cười với ai khi ngồi trước máy vi tính! À, có chứ! Có màn hình của vi tính thấy mình cười mà. Cảm ơn thầy, cô và các em phụ giáo nhiều lắm vì đã ra đề bài cho
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
4 các em viết để mình có những nụ cười tưởng như không thể nở ra nổi. Cảm ơn các em học sinh đã nắn nót và có lẽ vật vã trước trang giấy rất lâu để viết những hàng chữ góp phần vào đặc san 2018. Những hình vẽ thật đơn sơ của các em cũng là một công sức không nhỏ và vài năm tới đây khi các em biết viết rồi, nhìn lại quyển đặc san này các em sẽ nghĩ gì nhỉ (?!) Phải, làm sao có thể cười nổi khi tiết mục văn nghệ Trung Thu hàng năm chưa thành hình mà thời gian tập dợt càng ngày càng rút ngắn. Ôi, bài múa chính cho chủ đề vẫn chưa có thì làm sao mà tập cho các em. Chuyện trong trường thì còn nấn ná và tự nội bộ giúp nhau giải quyết, chứ cái chuyện trình diễn trước công chúng, đã thông báo toàn thể cộng đồng, mà không có thì làm sao đây(?) ...Rồi tất cả đều cũng trôi qua "trót lọt" một cách tốt đẹp với sự cộng tác từ nhiều người góp vào. Mở USB xem lại văn nghệ Trung Thu, vô cùng cảm kích tấm lòng của tất cả thầy, cô, các em phụ giáo, các em học sinh, quý phụ huynh và thân hữu của Trường Việt Ngữ. Nhưng, hình như năm nào mình cũng nợ lại một tiết mục để lại cho năm sau. Có năm thì nợ một bài múa "Một Mẹ Trăm Con", năm rồi nợ bài hát "Trường Làng Tôi", qua năm nay mới thực hiện được. Còn năm nay lại nợ bài múa "Tình Ca" dành cho toàn trường và bài hợp ca "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ". Thôi thì "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi! Mẹ hiền ru
những câu xa vời. À à ơi! Tiếng ru muôn đời…" cũng như "Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn… Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang. Trên bàn chông hát cười đùa vang vang. Triệu con tim này thì còn triệu khối kiêu hùng…" đành dời lại cho năm sau nhé! Khi Đặc San Hè 2018 ở trên tay quý vị là lúc Trường Việt Ngữ chấm dứt mọi hoạt động trong niên học 2018. Có lưu luyến, có thấy nhơ nhớ mỗi sáng thứ Bảy lật đật cho kịp đưa con đến Trường Việt Ngữ, cảm thấy thoải mái quá vì buổi sáng thứ Bảy thật yên lặng, hay còn là gì gì đi chăng nữa thì niên học 2018 cũng đã xong rồi! Riêng người viết sẽ rất nhớ những phụ huynh có con học năm cuối ở Trường Việt Ngữ Canberra này, như đã từng ngồi nhớ những phụ huynh có con không còn đến Trường Việt Ngữ nữa vì đã "tốt nghiệp Trường Việt Ngữ Canberra" rồi. Những phụ huynh này đã gắn bó với Trường Việt Ngữ suốt thời gian con theo học từ lớp Mẫu Giáo hoặc lớp Một cho đến khi học xong lớp 7, lớp 8. Thử hỏi làm sao mà không nhớ cho được!? Kỳ nghỉ hè đang chờ đợi chúng ta. Thương chúc gia đình Trường Việt Ngữ Canberra một dịp nghỉ hè thật thú vị, tận hưởng niềm vui bên những người thân yêu của mình, và nào xin mời lật qua trang kế tiếp để cùng chia xẻ niềm vui…
Lữ Thái Diệu Huyền Hè 2018
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
5
Tường trình ‘…Hè về, hè về – Nắng tung nguồn sống khắp nơi. Hè về, hè về – Tiếng ca nhịp phách lên khơi…’
T
hành phố Canberra hiền hòa đang chuyển mình đón những tia nắng hạ ấm áp. Đối với các em học sinh thì đây cũng là thời gian hồ hởi mong kỳ nghỉ hè đang đến (Summer term break). Các em sẽ tạm gác sách vở và cũng tạm quên những giây phút học tập căng thẳng, để tận hưởng những ngày được vui chơi thỏa thích, được thư giãn với bạn bè và bên mái ấm gia đình. Xin mời quý độc giả hãy cùng trường Việt Ngữ Canberra xem lại các sinh hoạt trong năm 2018. Đây là dịp chúng ta cùng ôn lại những kỷ niệm buồn vui của một năm học, với sự cố gắng của các em cùng với phụ huynh, thầy cô giáo và Ban Điều Hành. Đồng thời, rút kết những kinh
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
nghiệm để năm học sau được hoàn thiện hơn, nhằm đưa trường Việt Ngữ Canberra ngày càng tiến bộ. Những sinh hoạt nổi bật trong năm 2018: • 10/02/2018: Niên học 2018 được khai giảng vào sáng Thứ Bảy ngày 10/02/2018. Trường có khoảng 120 học sinh ghi danh theo học các lớp Việt ngữ từ lớp Vườn Trẻ (pre-school), cho đến lớp Tám. Trường Việt Ngữ Canberra như mảnh đất ươm trồng hạt giống để bảo tồn
6 tiếng Việt. Nơi mảnh đất này, các thầy cô luôn dành biết bao tâm huyết và công sức, với hy vọng tiếng Việt luôn được duy trì và phát huy cho các thế hệ tiếp nối nơi đất khách quê người này. • 17/02/2018: Mừng Tết Mậu Tuất. Trong không khí oi ả của ngày cuối hè, trường đã có một buổi sinh hoạt náo nhiệt và truyền thống vào sáng ngày mồng 2 Tết Nguyên Đán, nhằm ngày Thứ Bảy 17/02/2018 Dương lịch. Buổi sinh hoạt được tổ chức ngoài sân trường, với bàn thờ Quốc Tổ được trang hoàng một cách trang nghiêm và đẹp mắt. Buổi sinh hoạt được tăng thêm phần hứng khởi với các sinh hoạt và trò chơi (do cô Dzung phụ trách), còn có cả tiết mục đọc thơ và nhạc xuân vui tươi. • 04/07/2018: Ban Điều Hành, hội trưởng Hội Phụ Huynh cùng với đại diện phụ huynh đã hân hạnh, có một buổi gặp mặt thân mật với phó G/s Nguyễn Huỳnh Châu Nathalie qua bữa cơm tối tại tiệm ăn MK Tea House, nhân dịp cô đến viếng thăm thành phố thủ đô. • 04/08/2018: Sơ Kết Bán Niên. Theo thông lệ, buổi lễ được bắt đầu với nghi thức chào cờ Úc-Việt, kế đến là phần phát bản danh dự cho các học sinh xuất sắc trong đệ nhất lục cá nguyệt. Sau buổi lễ các em lần lượt theo thầy cô về lớp học trong trật tự. • 22/09/2018: Văn nghệ Tết
Trung Thu, Đây là một sinh hoạt lớn nhất và nổi bật nhất trong năm của Trường Việt Ngữ. Tất cả các tiết mục đều do các em học sinh chuẩn bị và tập dượt dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong suốt học kỳ 3. Khán giả đã thích thú thưởng thức lời giới thiệu duyên dáng của các em dẫn chương trình (học sinh của lớp cô Dzung) và các tiết mục ca hát, múa, đọc ca dao được trình diễn bằng tiếng Việt. Nhất là nghi thức chào cờ Úc-Việt do hai em học sinh lớp 4 hướng dẫn bằng song ngữ, tạo sự bất ngờ đến khán giả. Năm nay, Trường Việt Ngữ cũng mời các võ sinh môn phái Vịnh Xuân Quyền (Wing Chun) biểu diễn múa lân mở màn và múa rồng kết thúc chương trình văn nghệ. Tiết mục độc đáo này được cả hội trường vô cùng tán thưởng và hoan nghênh. Như mọi năm, Trường Việt Ngữ tiếp tục nhận được sự nâng đỡ đặc biệt của các hội đoàn (Cộng Đồng Người Viêt Tự Do, Hội Cựu Quân Nhân, Hội Cao Niên). Buổi văn nghệ Trung Thu cũng là dịp mà nhà trường gây quỹ rất thành công qua gian hàng bán thức ăn, với sự giúp đỡ và quyên tặng từ quý mạnh thường quân, thân hữu và phụ huynh cùng các tân, cựu học sinh của trường. • 20/10/2018: Ngày Các Trường Ngôn Ngữ Cộng Đồng (ACT Community Language Schools Day)!
Rất tiếc, Trường Việt Ngữ Canberra không thể tham gia ngày này trong năm 2018! • 17/11/2018 - 15/12/2018: Những tuần lễ gần cuối năm học, các em chuẩn bị ôn bài và làm bài kiểm tra sau một năm cố gắng học tập của thầy và trò. Quý thầy cô lo chấm điểm, viết học bạ, và tiếp tục bận rộn hướng dẫn các em viết bài hay vẽ hình cho Đặc San 2018. Ban Điều Hành lo chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho lễ Bế Giảng vào ngày 15/12/2018. • 15/12/2018: Lễ Bế Giảng niên khóa 2018. Các em học sinh xuất sắc sẽ được phát bảng danh dự và trao phần thưởng. Sẽ có tiết mục văn nghệ và trường sẽ ra mắt Đặc San 2018 cùng độc giả trong buổi lễ này. Lễ Bế Giảng sẽ được kết thúc sau buổi ăn trưa thân mật. Tất cả giáo viên, phụ huynh, học sinh sẽ lại một lần nữa bịn rịn chia tay và cùng mong sớm gặp lại. Trong không khí của mùa Giáng Sinh và Năm Mới đang đến, Trường Việt Ngữ Canberra xin kính chúc quý phụ huynh, quý thân hữu, quý mạnh thường quân, các em học sinh và toàn thể các thầy cô một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới an vui hạnh phúc. Xin hẹn gặp lại nhau trong niên học 2019.
Ban Điều Hành – Trường Việt Ngữ Canberra
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
7
Sinh hoạt hội phụ huynh 2018
K Vũ Quỳnh
ính thưa quý vị,
Trường Việt Ngữ (TVN) Canberra bắt đầu niên học 2018 cũng vào dịp mừng Xuân Mậu Tuất. Quý thầy cô và phụ giáo, quý phụ huynh cùng các em đã có một buổi sinh hoạt ngoài trời mừng tân niên thật vui tươi. Giữa sân chơi trường học, bàn thờ Quốc Tổ được dựng lên, được trang trí đơn giản, nhưng thiêng liêng và ý nghĩa. Đặc biệt, năm nay chúng ta có nghi lễ văn tế kính nhớ ông bà tổ tiên, để tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đối với bậc tiền nhân. Quý thầy cô, quý phụ huynh và các em với trang phục áo dài khăn đóng, là trang phục cổ truyền Việt Nam trong ngày đầu xuân, đã gợi lại những hình ảnh ngày xuân bên quê nhà. Trong năm, chúng ta đã có các buổi họp phụ huynh vào mỗi học kỳ, để thảo luận về những việc liên quan đến TVN. Qua những buổi họp này, chúng ta đã hiểu ra và thông cảm nhau hơn, để cùng nhau cộng tác trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh, đậu xe đúng nơi quy định... Nhằm tạo cho con em chúng ta có một môi trường học đường an toàn. Ngoài các sinh hoạt với TVN, quý phụ huynh đã tham gia chạy bộ quanh bờ hồ Burley Griffin nhân ngày Hiền Mẫu 13/5. Nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, cũng để nâng cao ý thức về những căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
đồng thời là dịp lạc quyên cho việc nghiên cứu và ngăn ngừa những căn bệnh hiểm nghèo này. Đội chạy bộ được thành lập mang một cái tên cũng rất Việt Nam: Vietnam Team, và đã lạc quyên trên $1,000 cho Mother’s day classic foundation, ước mong năm tới chúng ta sẽ tham gia tích cực hơn. Hội phụ huynh đã giới thiệu cuốn ‘Việt Sử Đại Cương’ tập 1, của tác giả Hoàng Cơ Định, ngõ hầu phổ biến và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Cũng để mọi người ý thức hơn về hiện trạng đất nước và cùng nhắc nhở nhau: “Tổ Quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm”. Cùng quan tâm tới Việt sử sẽ là yếu tố giúp xây dựng tinh thần liên đới và hợp tác, để có nỗ lực chung cho nghĩa
8
vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ tự do và hạnh phúc cho toàn dân. Trong tinh thần “Nương vào Việt sử để bảo vệ Tổ Quốc”. Sinh hoạt lớn nhất của TVN là “Vui Hội Trăng Rằm” được tổ chức vào thứ Bảy 22/9. Có hơn 300 người đến tham dự, ủng hộ và thưởng thức các món ăn thuần túy Việt Nam. Sân khấu được trang trí bằng một tấm phông lớn mang hình trống đồng, với hai câu đối “Tiên Học Lễ và Hậu Học Văn”, nhắc nhở chúng ta trước tiên học đạo đức, lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, kế đến mới học chữ nghĩa. Thêm vào đó, trần sân khấu được treo những lồng đèn con cá, con gà, con nai, ngôi sao… nhằm tăng sự náo nhiệt của bầu không khí cho đêm trung thu. Các em học sinh trình diễn nhiều tiết mục thật hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Đặc biệt có màn trình diễn múa lân, đã làm các em nhỏ thích thú khi các con lân đến gần. Đêm “Vui Hội Trăng Rằm” diễn ra tốt đẹp, mang lại nhiều niềm vui và kỷ niệm đáng nhớ cho mọi người.
Trên đây là những sinh hoạt TVN trong năm 2018, với sự cộng tác và giúp đỡ tích cực của quý vị phụ huynh, mọi việc đã diễn ra nhịp nhàng và đem lại kết quả tốt đẹp. Chúng tôi luôn ước mong, quý vị sẽ tiếp tục cộng tác với chúng tôi, để TVN Canberra là nơi chúng ta gặp gỡ, hàn huyên, và trao đổi nhiều đề tài trong cuộc sống, nhằm nâng cao kiến thức. Chúng ta nên rèn luyện sức khỏe luôn, để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần được minh mẫn. Chúng ta cũng nên sống vị tha, giản dị, và sống hết mình để giòng đời đừng lặng lẽ trôi một cách uổng phí. Mùa Giáng Sinh và một Năm Mới đang về, kính chúc quý vị cùng gia quyến hưởng mùa Giáng Sinh an lành, năm 2019 này thật nhiều sức khỏe và an vui hạnh phúc. Cũng đừng quên trò chuyện và giúp con em mình trau giồi tiếng Việt. Hội trưởng phụ huynh
Vũ Quỳnh
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
9
10 Truyện cực ngắn
MÙ CHỮ
G HV
iáp và Ất là hai anh em họ, cùng sinh ra và lớn lên tại Úc. Cha mẹ hai em là những người tị nạn cộng sản đến Úc vào giữa thập niên 1980. Cha mẹ các em nói tiếng Việt lưu loát và đều khuyến khích con cái nói tiếng Việt trong gia đình. Giáp được cha mẹ đưa đến trường Việt Ngữ vào mỗi sáng Thứ Bảy, còn Ất chỉ nói tiếng Việt ở nhà. Nói chung khả năng nói tiếng Việt của Giáp và Ất không khác biệt. Cha mẹ Ất cho rằng, tại sao phải mất thời giờ đưa con đi học tiếng Việt, học hay không học, có khác gì!
Hôm hai gia đình về Việt Nam, vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Giáp và Ất như diều gặp gió, nói tiếng Việt huyên thuyên, trước sự bỡ ngỡ của nhiều người! Mãi đến khi vào nhà hàng, mỗi người đều chọn món ăn cho mình, riêng Ất, cứ nhìn chăm chú vào tờ thực đơn, loay hoay mãi
mà không chọn được món nào. Thấy vậy, người bồi bàn nói: “Cháu xem thực đơn rồi cho cô biết cháu thích món nào?”. Ất thưa: “cháu không đọc được”. Khi ấy mọi người mới nhận ra là thực đơn chỉ ghi bằng tiếng Việt. Cha Ất sực tỉnh và thốt lên: “Con tôi mù chữ!”
HV
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
11
Vườn Trẻ
12
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
April
13
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
14
Lewis Viên Anh
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
15
Món Quà cho Con
M
LNH.
ỗi lần tôi cảm thấy phiền muộn vì không thể thỏa hiệp một điều gì với các con, tôi thường ngân nga lời ca của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bài nhạc “Uống nước nhớ nguồn”. “..Làm con phải hiếu. Em ơi hãy nhớ năm xưa. Những ngày còn thơ. Công ai nuôi dưỡng… Công đức sinh thành. Người hỡi đừng quên…” Y như rằng, một đứa trong các con liền lên tiếng “Con hiểu mẹ muốn nói gì rồi mà…”. Xong lời, con bé tiếp nối cùng tôi ngân nga theo lời nhạc. Những giây phút đó, phiền muộn trong tôi liền bay biến mất, chỉ còn lại niềm vui bồi hồi không thể nói nên lời. Có một phụ huynh đã nói với tôi rằng, đưa con đến trường Việt Ngữ Canberra mỗi sáng thứ Bảy là một món quà cô đang làm tặng cho con mình. Tôi nhớ mình đã rất tán thưởng và ngưỡng mộ khi nghe câu nói của cô. Đúng vậy, tôi đã tặng cho các con của mình một món quà vô cùng quý giá. Món quà này không thể mua được bằng tiền và cũng không thật dễ dàng để có được nó. Món quà này đã được đánh đổi bằng khoảng thời gian hơn 12 năm miệt mài chở các con tôi đến trường Việt Ngữ Canberra vào mỗi sáng thứ Bảy, bằng tất cả mọi nỗ lực và ý chí
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
16 kiên định mà tôi có. Nhớ những sáng thứ Bảy xưa, tôi đã từng cảm thấy rất mệt mỏi khi phải thúc đẩy bản thân mình và các con đến trường Việt Ngữ Canberra học lớp tiếng Việt. Nhớ những khi tôi phải xuống giọng ‘năn nỉ ỷ ôi’ lúc con khó chịu và không chịu rời khỏi chiếc giường ấm áp của những sáng mùa đông, hoặc lớn giọng ‘đe dọa’ khi biết rằng con sẽ vào lớp trễ giờ vào những sáng mùa hè. Tất cả những kiến thức mà tôi từng đọc qua về nghệ thuật dụ dỗ/đàm phán/nhân nhượng/thỏa hiệp đều được tôi triệt để mang ra áp dụng. Bao đêm tôi suy nghĩ đến những phương cách khác nhau để thuyết phục con mình và chính bản thân mình đừng nản chí, đừng bỏ cuộc!!! Thật dễ dàng biết bao nếu tôi đồng ý với lời từ chối
đến trường Việt Ngữ của các con. Tất nhiên, tôi cũng xin thú thật là có đôi khi tôi cũng phải giương cờ trắng xin tạm thời ngưng chiến. Trong thời gian này, tôi cho phép mình lấy lại sức lực và tâm trí để nghĩ thêm kế sách mới. Giờ đây tôi rất vui khi được trò chuyện cùng các con bằng “Tiếng Nước Tôi”, khi thấy các con tôi chào hỏi và đối thoại cùng người trưởng thượng trong gia đình bằng tiếng Việt thân yêu, và khi con có khả năng hiểu sự nhắn nhủ của tôi qua ý tứ của những lời nhạc Việt!! Số tiền học phí tôi đóng cho các con đến trường mỗi sáng thứ 7 cho cả một năm học thật nhỏ nhoi nếu tôi so sánh nó với số tiền phải trả khi cho các con học thêm các môn học khác như dương cầm, vỹ cầm, tham gia chơi thể thao hoặc học bơi lội…v.v..
Và số tiền học phí ấy, nào có thể sánh được so với thời gian mà quý thầy cô giáo và Ban Điều Hành của trường Việt Ngữ đã tặng cho con tôi! Kỹ năng của những môn học khác có thể sẽ không được các con tôi dùng đến. Thế nhưng, tôi tin kiến thức tiếng Việt căn bản mà các con đã học ở trường Việt Ngữ sẽ theo chúng mãi mãi. Tôi xin mượn cơ hội nơi đây bày tỏ lòng tri ân đối với thầy cô giáo và trường Việt Ngữ Canberra. Tôi xin cầu chúc các người cha, các bà mẹ thân thương của trường Việt Ngữ Canberra được nhiều sức khỏe và nghị lực để tiếp tục tạo món quà ý nghĩa dành tặng cho con. Canberra – Ngày đầu hạ 2018.
LNH.
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
17
Lớp Mẫu Giáo
Hàng trước: Phương Mai, Rachael, Hanna, Phi, Ben, Daniel, Phụ Giáo Thiên Hân. Hàng sau: Mariah, Quân, Phụ Giáo Thục Hân, Khoa, Linh Chi, Emma, Cô Giáo Kim Phượng, Vĩnh Thụy, Minh Ân, Duy, Phoenix. Vắng mặt: Tâm, Charlie, Tegan, Alexis, Arthur, Anthony.
18
Các em cùng ôn bài chuẩn bị thi cuối năm
Những ”Nông Dân” lớp Mẫu Giáo thật dễ thương phải không các bạn?
Nào mình chụp hình lớp Mẫu Giáo
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
19
Giới thiệu Lớp Mẫu Giáo 2018
L Phượng Phạm
Danh sách xếp hạng - Năm Học 2018 Lớp Mẫu Giáo - Cô Phượng Phạm Hạng Nhất Nguyễn Mia Phương Mai, Lê Quân Hạng Nhì Phạm Đỗ Minh Ân Andrew, Nguyễn Tammy Tâm Đan, Nguyễn Andy Khoa, Lê Anthony Hạng Ba Nguyễn Vĩnh Thụy, Nguyễn Kaylen Linh Chi, Nguyễn Phương Phi, Nguyễn Đăng Duy Hạng Khuyến Khích Georges Charles (Charlie), Lising Hanna Meilinh, Sum Yee Yeung Emma, Franklin Ben Hòa Nguyễn Rachael Thuy Linh, Đỗ Daniel, Triệu Tegan Cần cố gắng thêm Phan Ar thur, Đồng Phoenix, Trần Mariah, Phạm Alexis
ớp Mẫu Giáo năm 2018 do Cô Phạm Thị Kim Phượng phụ trách cùng phụ giáo: Nguyễn Thiên Hân và Nguyễn Thục Hân. Lớp có 21 học sinh trong đó có 12 em nam và 9 em nữ. Năm nay sĩ số học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ vì vậy lớp học cũng thật nhiều năng động làm cho cô giáo và phụ giáo "khan tiếng" nhiều hơn! Tuy vậy, các em ngoan, chăm chỉ và nghe lời hướng dẫn của cô giáo và phụ giáo. Các em đi học khá đều đặn cũng như làm bài tập mỗi tuần ở nhà. các em đã có tiến bộ nhiều so với đầu năm học.
20 Cảm ơn phụ huynh đã đưa các em đến trường; đã động viên các em nói tiếng Việt, làm bài tập tiếng Việt ở nhà cũng như động viên các em học thuộc bài hát, thuộc ca dao tục ngữ và khuyến khích, cổ vũ các em tham gia chương trình văn nghệ Trung Thu.
làm bài tập. Một em học sinh nói với cô giáo và phụ giáo rằng: "Mẹ con cũng không có làm homework ở nhà nữa". Cô giáo hỏi lại: "sao con nói vậy?" em trả lời: "Vì Mẹ không có nói tiếng Việt với con….!"
Ngoài sách giáo khoa ra, các em còn được dạy:
- Các bộ phận của cơ thể bằng tiếng Việt - Phân biệt sự khác nhau của 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông - Học hát, múa và ca dao tục ngữ Việt Nam - Kể chuyện... - Học phong tục tập quán, Tết cổ truyền Việt Nam... - Tập ráp vần với các dấu thành từ, chữ, câu đơn giản - Học xếp hình như máy bay, chatter box … Sau mỗi buổi học các em sẽ có một bài tập về nhà để ôn lại vần đã học.
- Cách chào hỏi lễ phép với ông Bà, Cha Mẹ, Thầy Cô giáo... - Nói tên mình bằng tiếng Việt. - Màu sắc bằng tiếng Việt
Có một câu chuyện vui về việc làm bài tập ở nhà xin kể cho các bạn nghe: Mỗi giờ học cô giáo và phụ giáo đều kiểm tra bài tập ở nhà của các em, nhắc nhở các em
Chúc các em một kỳ nghỉ hè thật vui, thật khoẻ để năm tới 2019 tiếp tục đi học ở trường Việt Ngữ Canberra!
Chương trình lớp Mẫu Giáo năm 2018 dạy theo sách giáo khoa của Thái Đắc Nhương và Huỳnh Thị Buôn.
Cảm ơn các em học sinh lớp Mẫu Giáo 2018 - "thích đi học tiếng Việt", đó là nguồn động viên rất lớn để Cô Phượng và hai em phụ giáo Thiên Hân và Thục Hân tiếp tục đi dạy …
Phượng Phạm
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
Nguyễn Đăng Duy
Franklin Ben Hòa
Sum Yee Yeung Emma
Georges Charles (Charlie)
21
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
22 Nguyễn Andy Khoa Lê Anthony
Phan Arthur Đỗ Daniel Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
Trần Mariah
Quốc Hiền
23
Nguyễn Kaylen Linh Chi
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
24
Lising Hanna Meilinh
Nguyễn Mia Phương Mai
i Nguyễn Phương Ph
Andrew Phạm Đỗ Minh Ân
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
25
Đồng Phoenix
Nguyễn Rachael Thuy Linh
Lê Quân
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Nguyễn Tammy Tâm Đan
26
Nguyễn Vĩnh Thụy
Triệu Tegan
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
27
Tấm Lòng
M Phạm Thị Kim Phượng
ùa Xuân đến, Trời Xuân nắng ấm, nắng Xuân đem lại sức sống, đem lại niềm vui. Chỉ vài tuần trước thôi, cây khô, không hoa lá, vậy mà bây giờ nhiều cánh hoa đào đủ sắc hồng, sắc trắng, sắc đỏ đua nhau hé nở đẹp tuyệt vời... Cái đẹp của hoa Xuân lan tỏa làm lòng tôi cũng xao xuyến. Cảm ơn mùa Xuân, cảm ơn Trời đất! Sáng nay lái xe đi dạy, tôi bỗng nhớ lại câu mà tôi đọc hay nghe đâu đó: “Xuân đến, Xuân đi nhưng Xuân lòng đẹp tươi hoài”. Bao nhiêu mùa Xuân đã qua, bao nhiêu cánh hoa tàn, nhưng Xuân của lòng yêu thương thì sẽ còn mãi mãi, giống như tấm lòng Ông Bà thương con cháu; tấm lòng Cha Mẹ thương con; tấm lòng Thầy Cô thương học trò; tấm lòng của tất cả mọi người dành cho nhau, không phân biệt đất nước, màu da, tôn giáo... Tôi nhớ hoài những hình ảnh, những tấm lòng lá lành đùm lá rách của những mạnh thường quân khi nghe ở đâu đó có khó khăn, nghèo đói, bịnh tật hay thiên tai, động đất, lụt lội. Tôi vô cùng cảm phục tấm lòng và nghị lực của những Thầy Cô giáo đang ngày đêm thầm lặng mang con chữ đến với học trò ở vùng sâu, vùng xa Việt Nam. Tôi nhớ và in sâu câu chuyện tấm lòng của một người Mẹ hy sinh nhường đôi mắt sáng của mình để thay mắt cho con khi đứa con trai bị tai nạn hư một mắt lúc còn nhỏ.
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
28 Tôi trân trọng tấm lòng Ông Bà thương yêu con cháu, luôn giúp đỡ, nâng niu và bồng ẵm các cháu để các cháu khỏe hơn, ngủ ngon giấc hơn. Tôi nhớ và tri ân tấm lòng Ba Mẹ cả đời đem tấm lưng còng lam lũ với ruộng vườn để nuôi bầy con ăn học thành tài, thành nhân, cho các con... đứng thẳng người! Và tôi cũng nhớ và cảm động trước tấm lòng của các em Phụ Giáo của trường Việt Ngữ Canberra, nơi mà tôi và các Thầy Cô giáo khác luôn đem tâm huyết của mình để dạy dỗ cho các em học sinh; cố gắng truyền đạt, giữ gìn tiếng nói, chữ viết và văn hóa Việt Nam cho các em ở xứ người. Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ mang đậm nét văn hoá cổ truyền của người Việt. Dù ở xa xứ nhưng những giá trị truyền thống ấy vẫn luôn được gìn giữ... Tết Trung Thu thường cũng trùng vào Mùa Xuân ở Canberra. Trong "Xuân" có "Thu", trong "Thu" có "Xuân". Vào dịp này hàng năm, trường Việt Ngữ Canberra tổ chức đêm văn nghệ do các em học sinh của trường biểu diễn. Có lẽ ở Việt Nam, việc các em học sinh biểu diễn văn nghệ và hát bằng tiếng Việt thì không khó lắm, nhưng ở đây mỗi tuần các em đi học ở Trường Việt
Ngữ chỉ 2 tiếng rưỡi đồng hồ, các em vừa học nói, học viết, học đọc, học truyền thống Việt Nam, học hát, học múa... thì một buổi trình diễn bằng tiếng Việt đó là một sự cố gắng hết sức mình của cả Thầy lẫn Trò. Các bạn ơi! Nếu các bạn đọc được một tin nhắn viết bằng tiếng Việt của con mình - đứa con sinh ra và lớn lên ở Úc; Nếu ở nhà các bạn nghe con mình hát nghêu ngao: “Ba thương con vì con giống Mẹ...; Quê hương là chùm khế ngọt...; Trường làng tôi cây xanh lá vây quanh...; Khi Thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi... ; Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu…” thì chắc chắn rằng các bạn cũng như tôi thật vui lắm phải không các bạn? Hơn thế nữa, điều tuyệt vời là các em học sinh sau khi học xong chương trình các lớp ở trường Việt Ngữ Canberra, các em đã không quản ngại trở lại trường phụ giúp quý Thầy Cô. Các em là những Phụ Giáo của trường; là một tấm gương cho lớp trẻ; là nguồn động viên cũng như giúp các em học sinh đang đi học tiếng Việt hiểu và tự hào nguồn gốc mình là người Việt Nam. Các bạn biết không? Tôi thật cảm động khi biết rằng các em Phụ Giáo đã hoán đổi những giờ làm thêm để không trùng vào giờ dạy ngày thứ Bảy; để các em có
thể vào trường làm Phụ Giáo, mặc dù các em biết rằng giờ làm của ngày thứ Bảy sẽ nhiều tiền hơn giờ làm của ngày thường. Chỉ vài năm nữa thôi, các em Phụ Giáo của Trường Việt Ngữ hôm nay sẽ là những cô giáo, nhà quản trị kinh doanh, là luật sư, là dược sĩ,.. Vậy đó các bạn. Tấm lòng của các em quả là thật đáng quý biết dường nào. Cảm ơn các em - những Phụ Giáo của Trường Việt Ngữ Canberra. Tấm lòng của các em sẽ lan tỏa theo những ngọn gió Xuân làm ấm lòng người con Việt sống xa quê hương. Tôi xin mượn lời bài hát: “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gởi tặng tất cả quý Mạnh Thường Quân, quý Ông Bà, Quý Phụ Huynh, quý Thầy Cô, anh chị em, các bạn và tất cả học sinh của Trường Việt Ngữ Canberra. “Sống trong đời sống cần có một Tấm Lòng, Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, Để gió cuốn đi...” Canberra Mùa Xuân 2018
Phạm Thị Kim Phượng Viết tặng các em Phụ Giáo của Trường Việt Ngữ Canberra.
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
29
Lớp Mẫu Giáo
Từ trái sang phải: Cô Lê Kim Tiên, Đào Ivy, Tôn Nữ Victoria Ngọc Ánh, Huỳnh Angelina, Nguyễn Kelvin Đạt, Vũ Ngọc Thiên, Đào Ian. Vắng mặt: Đỗ William Quang Khoa, Nguyễn Nhất Vivvian Luốc.
30
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
31
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
32
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
33
Một chút suy tư!
K
Nguyễn Hải Triều
huya lắm rồi! Vậy mà vẫn còn vài ba người đang bàn luận với nhau về cụm từ ‘tổ quốc’ và ‘quốc tổ’, những người này đang trau giồi tiếng Việt, để cùng nhau góp phần vào công việc bảo tồn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
34 Phần tôi, khi xướng lên cụm từ ‘tổ quốc’ và ‘quốc tổ’, lòng tôi cứ miên man suy nghĩ! Tổ Quốc tôi đang bị “sứt mẻ” dần! Trường Sa vĩnh viễn đã mất, Hoàng Sa thì chỉ còn một phần nhỏ trên danh nghĩa, vì ngư dân luôn bị cướp phá và bị bắn giết trên chính ngư trường của Việt Nam. Bọn cướp rành rành, nhưng chế độ đương quyền gọi là tàu lạ… Tổ Quốc tôi đang bị “sứt mẻ” dần! Thác Bản Dốc không còn nguyên vẹn, Vân Đồn và Đà Nẵng thì “người lạ” đã kéo đến sinh sống như những làng mạc riêng của họ, đồng
nhân dân tệ được phép lưu hành song song với đồng tiền Việt Nam tại các vùng biên giới phía Bắc… Tổ Quốc tôi đang bị “sứt mẻ” dần! Dân tộc và thân tộc của tôi rồi sẽ ra sao? Còn Quốc Tổ của tôi đã có từ tạo thiên lập địa, nhưng tổ tiên của tôi chỉ có khả năng ghi chép vào sử sách từ các đời Vua Hùng. Qua giòng lịch sử, biết bao công sức của bậc tiền nhân trong công cuộc dựng và giữ nước, để có dải đất hình chữ S cùng với bầu trời và biển đảo Việt Nam. Nhưng, nền giáo dục
hiện hành đang “vầy vò” lịch sử nhằm tô vẽ và bóp méo, nhất là giai đoạn cận đại của lịch sử Việt Nam. … Khi Tổ Quốc tôi hùng cường, thì Quốc Tổ của tôi mỉm cười nơi Chín Suối! Khi Tổ Quốc tôi mà bị giày xéo như bên Tây Tạng hay bên Tân Cương, thì Quốc Tổ của tôi sẽ oán giận những con dân đang vô cảm, oán giận nhất là hạng người đang tiếp sức hoặc mưu toan bán nước! Một chút suy tư! Canberra, ngày 02/12/2018
Nguyễn Hải Triều
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
35
Lớp Một
Hàng trước: Cô Hồng, Phương Thảo, Huỳnh Anh, Thanh Tú, Ngọc Huyền, Vinn, Hòa, Minh, Huy, Wesley. Hàng sau: Holly, Mya. Vắng mặt: Phụ giáo Vi-Viên, Angelina, Minh Châu; Huệ Mỹ.
36
37
Giới thiệu lớp 1 - 2018
L Hồng Phạm
ớp 1 năm 2018 do Cô Phạm Thị Kim Hồng cùng phụ giáo Khổng Huỳnh Vi-Viên phụ trách. Sĩ số lớp năm nay gồm có 14 em học sinh: 9 học sinh nữ và 5 học sinh nam.
Danh sách học sinh lớp 1 2018 Đoàn Angelique Huỳnh Anh Đỗ Angelina Đỗ Quang Elyssa Thanh Tú Trần Henry Nhân Hòa Lising Oliver Minh Perrim Holly Perrim Mya Vũ Jayden Huy Trần Jennifer Phương Thảo Đặng Anna Ngọc Huyền Nguyễn Vinn Diêu Kathy Huệ Mỹ Huỳnh Josephine Minh Châu Deighton Minh Wesley
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Chương trình giảng dạy lớp 1 năm 2018 dạy theo sách giáo khoa “Em Học Tiếng Việt”. Mỗi buổi học cô giáo và phụ giáo ôn bài đã học các tuần vừa qua cho các em; cho các em tập đọc, tập viết chính tả, tập ráp vần thành câu sau đó các em học bài mới. Ngoài ra các em còn được dạy: cách chào hỏi lễ phép, học hát, múa và truyền thống văn hóa Việt Nam. Các em cũng được nghe kể chuyện và chơi những trò chơi ... Cảm ơn phụ huynh đã đưa các em đến trường; đã giúp đỡ các em làm bài tập tiếng Việt ở nhà và khuyến khích, cổ vũ các em tham gia chương trình văn nghệ Trung Thu do trường tổ chức. Cảm ơn phụ Giáo Vi-Viên đã bỏ nhiều thời gian, công sức cùng Cô Hồng dạy cho các em học sinh lớp 1 năm 2018 và những năm vừa qua.
38 Cảm ơn các em học sinh lớp 1 đã cố gắng dậy sớm mỗi thứ Bảy để đi học trường Việt Ngữ. Rất mong là các em sẽ tiếp tục đi học Trường
Việt Ngữ Canberra vào năm 2019!
Hồng Phạm
Danh sách xếp hạng học sinh lớp 1-2018 Hạng nhất Đoàn Angelique Huỳnh Anh Hạng nhì Đỗ Angelina Hạng ba Đỗ Quang Elyssa Thanh Tú Trần Henry Nhân Hòa Lising Oliver Minh Hạng khuyến khích Perrim Holly Perrim Mya Vũ Jayden Huy Trần Jennifer Phương Thảo Đặng Anna Ngọc Huyền Nguyễn Vinn Deighton Minh Wesley Huỳnh Josephine Minh Châu Diệu Kathy Huệ Mỹ
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
39
Đỗ Angelina
Đặng Anna Ngọc Huyền
Trần Henry Nhân Hòa
Perrim Holly
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
40 Vũ Jayden Huy
Đoàn Angelique Huỳnh Anh Diệu Kathy Huệ Mỹ
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
Trần Jennifer Phương Thảo
41
ng Thảo Trần Jennifer Phươ
Lising Oliver Minh
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
42
Nguyễn Vinn
ley Deighton Minh Wes
anh Tú Đỗ Quang Elyssa Th
Perrim Mya
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
Lớp Hai
43
Hàng trên: Julia, Hồng Ân, Nhã Kha, Bảo An, Naland. Hàng dưới: Henry, David, Michelle, Phương Uyên, Thiên An , cô Lan, Huy, Ryan, Ái Nhiên, Ánh Minh, Duy, Mai Linh (Phụ giáo). Vắng mặt: Ân Huệ, Bảo Mai, Joanna, Dylan.
44
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
45
Lớp 2
L
Phạm Thị Kim Lan
ớp 2 trường Việt Ngữ Canberra năm 2018, sĩ số đầu năm là 21 học sinh gồm 9 nam sinh và 12 nữ sinh với lứa tuổi từ 7 đến 13 tuổi. Sau học kỳ đầu, em Ivy đã chuyển lớp, em Brandon không đến trường nữa vì phải chơi thể thao trùng giờ học tiếng Việt ngày Thứ Bảy hàng tuần. Hai em Hồng Ân và Bảo An cũng vì cùng lý do đó mà vắng mặt trong hai học kỳ 2 và 3. Tuy nhiên, các em này đã trở lại trường học vào học kỳ 4 và đã rất cố gắng để theo kịp các bạn trong lớp. Các em lớp 2 ngoại trừ Henry là học sinh mới đến trường năm nay, còn lại đều là học sinh của lớp 1 năm ngoái. Nhìn chung, các em rất ngoan, chịu khó học và làm bài trên lớp cũng như làm bài tập về nhà. Các em Thiên An (Natasha), Ân Huệ (Annie), Bảo Mai (Lara) và Dylan có cha hoặc mẹ không phải là người Việt, nên việc các em chịu khó đến trường học và nói tiếng Việt rất là đáng khen. Thiên An và Ân Huệ đều thích đi học tiếng Việt. Ân Huệ nói với Lan: Con thích đi học tiếng Việt mặc dù có khi con không hiểu, thấy khó và con cần giúp đỡ, nhưng con muốn học tiếng Việt để con có thể nói chuyện với mẹ ngay cả khi con đã lớn. Là một người mẹ, Lan rất xúc động khi nghe em nói như vậy! Lan đã dạy các em học sinh của mình phải yêu thương gia đình cha mẹ ông bà… bằng sự quan tâm và hành động giúp đỡ cụ thể. Lời nói này của em thể hiện nhiều biết bao nhiêu tình cảm và sự yêu thương của
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
46
Danh sách học sinh lớp 2 Har tley Natasha Thiên An Vũ Ngọc Ái Nhiên Phạm Chloe Phương Uyên Nguyễn Adrian Bảo An Lê Ethan Vinh Duy Pindral Annie Ân Huệ Đinh Thị Julia Nguyễn Michael Ryan Phạm Nhã Kha Huỳnh Naland Trần Michelle Tôn Nữ Annalisa Ánh Minh Ký Joanna Đinh Việt Da vid Đỗ Richardson Huy Phạm Bridget Hồng Ân Đồng Dylan War t Lara B Mai Huỳnh Henrry Xếp hạng cuối năm Hạng nhất: Phạm Chloe Phương Uyên Har tley Natasha Thiên An Hạng nhì: Vũ Ngọc Ái Nhiên Nguyễn Michael Ryan Hạng Ba: Trần Michelle
em với người mẹ Việt của em phải không? Trong năm nay ở lớp 2, các em bắt đầu học và ráp các vần tiếng Việt. Chương trình lớp 2 có tất cả 62 vần và Lan đã cố gắng dạy hết như trong sách giáo khoa lớp 2 của trường. Ở hai học kỳ đầu, lớp có em phụ giáo Ngọc Hân và 2 học kỳ sau thì có em phụ giáo Mai Linh. Hai em phụ giáo này thực sự rất gần gũi và giúp đỡ nhiều cho các em học sinh. Năm nay lớp 2 tham gia văn nghệ Trung Thu của trường với hai tiết mục: Tiết mục hát bài Cho Con của Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Tiết mục múa chung với các em lớp 1, bài Ông Tiên Vui. Các em hát tiếng Việt rất hay và rõ. Tiết mục múa cũng rất là vui nhộn. Bài viết cho đặc san của lớp 2 năm nay, Lan cho các em tập viết các câu đơn giản về mình và gia đình, về những điều các em thích và không thích. Các em đã tập viết và đặt câu trong bài tập về nhà hàng tuần. Các em Huy, Dylan, Bảo An, Ái Nhiên còn vẽ rất đẹp trong bài viết của mình nữa. Thành thật cảm ơn các phụ huynh đã đưa các em đến trường, động viên, khuyến khích và giúp đỡ các em học tiếng Việt. Mong rằng sẽ gặp lại các em trong các niên học tới.
Phạm Thị Kim Lan
(cô giáo lớp 2 năm học 2018)
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
47 Vũ Ngọc Ái Nhiên
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Nguyễn Michael Ryan
48
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
49 Pindral Annie Ân Huệ
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Tôn Nữ Annalisa Ánh Minh
50
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
51 Phạm Chloe Phương Uyên
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Nguyễn Adrian Bảo An
52
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
53 Đồng Dylan
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Đinh Việt David
54
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
55 Huỳnh Henrry
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Lê Ethan Vinh Duy
56
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
57 Đinh Thị Julia
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Phạm Bridget Hồng Ân
58
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
59 Huỳnh Naland
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Ký Joanna
60
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
61 Phạm Nhã Kha
Tiếng nước tôi
T
Nguyễn Hải Triều
iếng nước tôi, tiếng Việt. Tiếng Việt tưởng như dễ, nhưng lại quá khó!
Gần đây, tại nghị trường quốc hội Việt Nam đã mổ xẻ về tật nói ngọng tiếng Việt, vì đang có những người là quan chức cấp cao, nhưng vẫn vướng tật nói ngọng. Nếu chịu khó lắng nghe tiếng Việt từ Bắc chí Nam, ta sẽ thấy ngay rằng, mỗi vùng miền đã phát âm sai một ít từ ngữ, để hình thành nên những giọng nói đặc trưng. Xem tiếp trang 69
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Trần Michelle
62
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
63 Đỗ Richardson Huy
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Hartley Natasha Thiên An
64
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
65
Bài học yêu thương
1
Lan Pham “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” - Ốc sên mẹ nói.
Bài học yêu thương thứ nhất là các em hãy biết yêu quý bản thân mình, ngay bây giờ hãy cố gắng học tập để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
Cô đã kể cho các em nghe câu chuyện dưới đây khi cả lớp học vần ên:
“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
Câu chuyện ốc sên Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt quá!”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”. “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” - Ốc sên mẹ an ủi con - “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”. Bài học từ câu chuyện này là trong cuộc sống ai cũng cần một chỗ dựa, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết dựa vào chính bản thân mình. Con người chúng ta hơn con vật ở chỗ là chúng ta có trí tuệ hơn hẳn. Tư duy trừu tượng giúp chúng ta biết sáng
66 tạo, không còn lệ thuộc vào tự nhiên. Chúng ta có thể làm ra mọi thứ như nhà cửa quần áo và dụng cụ để che chắn bảo vệ mình. Chúng ta có thể tạo ra vật chất, của cải phục vụ cuộc sống của mình. Hãy nhớ rằng “Dựa núi, núi sẽ sập, dựa người, người có thể bỏ chạy”, duy chỉ có bản thân các em mới là người đáng để dựa dẫm nhất. Có rất ít bạn bè sẽ thật lòng giúp đỡ các em, cha mẹ sẽ già đi, không thể đi cùng các em cả đời được. Vậy nên, các em cần phải có đam mê của chính mình, có thân thể khỏe mạnh, bản thân hãy vui vẻ học tập rèn luyện mà trưởng thành. Xã hội không ngừng phát triển nên các em phải cố gắng học tập, để mà hòa nhập với sự phát triển của xã hội và trở thành người hữu dụng cho gia đình và cộng đồng. (Nhóc Ryan còn nói: Cô ơi, con người cũng thuộc loài vật là Mammal mà cô… Ừ, con người chúng ta tuy có đặc điểm của loài động vật có vú, nhưng chúng ta thuộc về loài người (human) và con người là loài động vật có trí tuệ ưu việt hơn cả so với các sinh vật khác. 2. Hãy nói và thể hiện tình yêu thương của mình với cha mẹ, ông bà, gia đình và mọi người bằng những hành động
cụ thể các em nhé Nhân dịp trên lớp có bạn trở lại lớp sau mấy tuần nghỉ học vì bệnh, cô kể chuyện này: Cô có đứa cháu, năm cháu học lớp ba trường tiểu học ở Gowrie Canberra, mẹ của cô bạn học chung lớp qua đời đột ngột vì bệnh nhồi máu cơ tim. Cô ấy còn rất trẻ, chỉ mới hơn ba mươi tuổi thôi! Chiều hôm đó, sau khi đón hai con, bé gái 10 tuổi (lớp ba) và bé trai 7 tuổi (lớp một) từ trường tiểu học về, cô ấy cảm thấy mệt và nhức đầu rồi vào phòng nằm nghỉ, rồi ra đi luôn! Hai đứa nhỏ thì vô tư xem tivi bên ngoài cho đến khi ba đi làm về!!! Cô muốn các em hiểu rằng khi các em bị bệnh, ba mẹ các em đã rất lo lắng: Nào là cho các em uống thuốc, đưa các em đi bác sĩ khám bệnh, nghỉ làm để chăm sóc các em… Vì vậy, khi người thân ông bà, cha mẹ ở trong nhà các em bị bệnh, các em phải thể hiện sự quan tâm, phụ giúp trong khả năng của mình và thường xuyên thăm hỏi: “Mẹ có mệt không ạ? Mẹ có cần con giúp gì không ạ? Con lấy nước cho mẹ uống? Con lấy khăn cho mẹ lau mặt? Con gọi điện thoại báo cho ba hay cho dì biết mẹ bị bệnh?”. Các em không phải chỉ thể hiện tình thương với cha mẹ trong ngày Mother’s Day hay Father’s Day, mà là mỗi ngày bằng chính sự quan tâm (caring) của mình. Khi ở
trường cũng vậy, khi thấy bạn vấp ngã, các em phải giúp bạn đứng lên và hỏi han “Bạn có sao không vậy? Bạn bị đau ở đâu?’’. Ngoài học hành chăm chỉ, em hãy thể hiện sự biết ơn cha mẹ bằng chính công việc hàng ngày mà em chia sẻ với gia đình như: dọn dẹp phòng học của con ngăn nắp, quần áo nên treo lên gọn gàng, giày dép để đúng chỗ, uống sữa xong thì nên rửa sạch ly cốc, hay ít ra cũng nên để những ly cốc chưa rửa vào bồn rửa chén. Em cũng có thể phụ giúp mẹ mang những giỏ hàng vào nhà khi mẹ đi chợ về… Còn rất rất nhiều việc các em có thể làm để tỏ lòng hiếu thảo, cô tin rằng cha mẹ sẽ rất vui khi nhìn thấy các em làm những việc này. 3. Hãy nói cảm ơn thật nhiều các em nhé Cảm tạ là chìa khóa của hạnh phúc, lòng biết ơn là chìa khóa của sự trân trọng và giữ gìn. Cha mẹ đã cho các em sinh mệnh này, đây đã là ân huệ lớn nhất với các em. Bất kỳ ai ở bên cạnh các em, bao gồm cả cha mẹ của các em, đều không có nghĩa vụ phải giúp đỡ các em, chăm sóc, khoan dung và nhẫn nại với các em. Khi người khác giúp đỡ các
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
67 em, các em nhất định phải nghiêm túc nói lời cảm ơn họ. Khi người khác không muốn giúp đỡ các em, các em cũng không nên buồn giận. Bởi vì các em hãy nhớ một điều rằng, người khác vốn không có nghĩa vụ phải giúp đỡ các em. Văn hóa phương Tây, người Úc luôn lịch sự nói THANK YOU, SORRY… khi cần thiết, các em hãy học điều tốt này và sử dụng cho đúng nhé! Một người bạn của cô kể, con gái của cô ấy đang học tại ANU đã thuật lại rằng: “Một hôm, cả buổi học ở giảng đường thầy giáo chỉ giảng về văn hóa THANK YOU, SORRY… Chủ yếu để dành riêng cho các du học sinh Châu Á, vì khi các anh chị nhận assignment mà không nói THANK YOU, có lẽ đây là điều đã bị lập đi lập lại, cho nên thầy giáo bực mình mà giảng luôn một bài về chủ đề này. 4. Nên nhớ học tập là cho chính bản thân các em, chứ không phải học cho cha mẹ hay thầy cô Học tập rèn luyện tốt cho mình nhiều kiến thức kỹ năng vào đời, thì các em có nhiều cơ hội thành công và thành người độc lập, có thể tự lo cho mình, cho gia đình của mình và giúp ích cho xã hội. Chỉ khi các em học tập rèn luyện tốt, đọc nhiều sách
hiểu biết nhiều, các em mới dễ dàng phân rõ đúng sai, không đến nỗi bị những người không tốt lợi dụng, cũng không đến nỗi bị những người kém hiểu biết làm ảnh hưởng đến tư duy của các em. Chỉ khi các em có được tri thức tốt rồi, thì các em mới có thể thoải mái lựa chọn công việc mà các em yêu thích, và có thời gian đi làm những việc mà các em thích. Nếu các em được cha mẹ hiểu là điều may mắn. Nhưng nếu cha mẹ không hiểu, thì cũng không bất hạnh. Cha mẹ có thể không cho ta điều ta muốn, nhưng họ cho các em tất cả những gì họ có. Mỗi khi các em buồn vì ba mẹ không hiểu mình, thì các em hãy nghĩ về câu này: “Mình có yêu ba mẹ mình không?”. 5. Phải hiểu là không phải tất cả mọi người đều yêu mến các em Giả như các em là những quả táo ngon nhất trên thế giới: thơm, ngon, ngọt và mọng nước. Rồi những quả táo ngon ấy được phân phát cho mọi người, các em tưởng rằng ai cũng nhận chúng ư? Không phải hết thảy đâu, vì có nhiều người không thích táo. Giả như các em là những quả táo ngon nhất thế giới, nhưng người bạn các em quý mến không thích táo mà lại
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
thích chuối, thì các em vẫn có thể trở thành những quả chuối, nhưng hãy nhớ rằng, nếu các em lựa chọn để trở thành những quả chuối, thì các em sẽ là những quả chuối hạng nhì, không phải là loại tốt nhất. Ngay từ khi chào đời, các em đã bắt đầu gặp gỡ với nhiều người. Sở thích, tính cách, năng lực của mỗi một người đều khác nhau, không ai giống ai. Có nhiều người yêu thương các em nhưng không phải tất cả. Có người bởi vì gia đình của các em, vì vẻ ngoài của các em mà không thích các em. Có người vì thành tích, năng lực của các em mà không thích các em. Cũng có người vì sở thích của các em khác với họ nên họ không thích các em. Nói chung, các em phải nhận rõ hiện thực này. Nhưng mà, đây là điều bình thường, các em không nên vì vậy mà lo lắng hay phủ nhận mình. Hãy luôn là chính mình các em nhé, chỉ cần các em kiên trì làm những điều tốt, làm một người lương thiện, làm được như vậy, có những người sẽ thay đổi thái độ với các em. Còn về những người trước sau vẫn không quý mến các em, thì hãy tôn trọng nhưng không nhất thiết phải gần gũi họ. 6. Các em hãy
68 luôn cố gắng làm người tốt Cô đã kể cho các em câu chuyện “Lòng tốt là một vòng tuần hoàn” dưới đây: Cách nay hơn một trăm năm, vào một buổi chiều nọ, tại một cánh đồng ở miền quê nước Anh, có một người nông dân nghèo đang trồng trọt. Bỗng nhiên, ông ta nghe thấy từ đằng xa có tiếng kêu cứu, thì ra là một cậu bé không may bị rơi xuống nước. Người nông dân không hề chần chừ, đã nhảy xuống cứu sống cậu bé. Sau này mọi người mới biết rằng cậu bé được cứu sống này là con của một gia đình quý tộc. Vài ngày sau, gia đình quý tộc nọ đích thân mang quà đến cảm ơn, nhưng người nông dân đã từ chối nhận quà. Đối với ông, khi đó cứu người chỉ xuất phát từ lòng tốt của ông mà thôi, ông hoàn toàn không thể tham lam tiền bạc của người khác chỉ vì sự xuất thân cao quý của họ được.
Người nông dân đã chấp nhận món quà này, để con mình được đi học là ước mơ nhiều năm của ông. Người nông dân vui lắm, bởi vì cuối cùng thì con trai của ông cũng có được cơ hội bước ra thế giới bên ngoài để thay đổi số phận. Gia đình giàu có nọ cũng rất vui, bởi vì cuối cùng họ đã thực hiện được ước mơ của ân nhân. Nhiều năm sau, con trai của người nông dân đã tốt nghiệp ngành y Học viện Saint Mary ở London với học lực ưu tú, sau đó còn được Hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ vào năm 1944 và được trao giải Nobel Y học vào năm 1945. Người này chính là Alexander Fleming vĩ đại, người đã phát hiện ra chất kháng sinh Penicillin(**). Cậu con trai nhà quý tộc kia cũng đã trưởng thành, người này mắc chứng viêm phổi nặng vào những năm Thế chiến thứ II, nhưng may mắn là nhờ có Penicillin mà ông đã bình phục rất nhanh.
Câu chuyện đến đây vẫn chưa kết thúc…
Cậu con trai nhà quý tộc chính là Thủ tướng Churchill của Vương quốc Anh.
Gia đình quý tộc nọ vì kính phục sự lương thiện và cao thượng của người nông dân cũng như biết ơn ông, thế nên họ quyết định hỗ trợ con trai của ông để cậu bé được đi học ở London.
Dù là người nông dân hay có gia đình giàu có, họ đều đã đưa tay ra giúp đỡ khi người khác cần, nhờ vậy mà đã gieo mầm những hạt giống tốt đẹp cho thế hệ mai sau, và cũng cho quốc gia nữa.
Trong cuộc sống luôn xảy ra rất nhiều những việc không ngờ đến, đôi khi chúng ta giúp đỡ hoặc biết ơn người khác có thể lại là một vòng tuần hoàn cho những người tốt việc tốt của mai sau. Lòng tốt có thể kỳ diệu đến thế… Lòng tốt có thể lan truyền như vậy… Vậy thì sao chúng ta không cố gắng làm thật nhiều việc tốt kể từ ngày hôm nay! Hãy luôn là người có trái tim ấm áp sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình các em nhé. “We make a living by what we get, we make a life by what we give” — Winston Churchill 7. Hãy nhìn thẳng vào những bất công trong xã hội nhưng vẫn vững niềm tin của mình Cuộc sống không phải chỉ có những niềm vui, nụ cười, yêu thương, hạnh phúc mà còn có nước mắt, buồn đau, mất mát, ganh ghét, bất công, bạo lực, hận thù… Nhưng cuộc sống là đẹp đẽ và quý giá biết bao. Hãy để ngọn lửa yêu thương luôn bùng cháy trong tim các em, trân trọng những gì đang có và luôn cố gắng phấn đấu học hỏi và vượt qua những giai đoạn khó khăn trong
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
69 cuộc đời. Quanh ta luôn có nhiều người tốt nhưng cũng có những kẻ xấu ác nhưng chúng ta hãy cứ cố gắng hoàn thiện mình. Đâu đó quanh ta có những mảnh đời khó khăn đáng thương. Đâu đó quanh ta có những tấm lòng đáng trân trọng. Hãy tin rằng nhân nào quả nấy. Mình trồng cây nào thì mình sẽ được hưởng hoa trái của cây đó. Người tốt sẽ được đền đáp. Kẻ xấu sẽ không có kết quả tốt đẹp gì. Làm một người lương thiện, tốt bụng, cô tin rằng hạnh phúc sẽ luôn mỉm cười với các em. Câu chuyện về người đàn ông vô gia cư, đã dũng cảm dùng
Tiếp theo trang 61 Giọng Hà Nội, phát âm ‘tr’ thành âm ‘ch’, âm ‘s’ thành âm ‘x’, âm ‘r’ thành âm ‘d’… Giọng Nam Định, phát âm ‘l’ thành ‘n’. Giọng Hải Phòng, phát âm lẫn lộn giữa ‘l’ và ‘n’. Giọng miền Trung, các từ mang dấu sắc, dấu hỏi và dấu ngã, đều bị phát âm thành dấu nặng, và cộng thêm nhiều từ đặc trưng như ‘răng’, ‘rứa’, ‘mô’, ‘tê’… Giọng Quảng Nam, phát âm ‘ă’ gần giống âm ‘e’, âm
xe đẩy mua sắm để ngăn chặn kẻ giết người trong vụ khủng bố đâm dao tại phố Bourke Melbourne hồi đầu tháng 11 năm 2018, được gây quỹ hơn một trăm ngàn đô Úc để thoát khỏi cảnh khó khăn, là một ví dụ về lòng tốt sẽ được giúp đỡ đền đáp xứng đáng. https://baouc.com/ melbourne-nguoi-anh-hungdung-cam-cuu-canh-sattrong-vu-khung-bo-damdao-duoc-gay-quy-hon100000-do-de-thoat-khoikho-khan-a25955.html Và còn nhiều nhiều lắm những bài học yêu thương mà các em sẽ được học trong suốt cuộc đời rộng mở trước mắt. ** Alexander Fleming nhà
‘ay’ gần giống âm ‘ơ’, âm ‘am’ gần giống âm ‘ôm’… Giọng miền Nam, các từ mang dấu ngã bị phát âm thành dấu hỏi, phát âm ‘au’ thành âm ‘ao’, phát âm ‘ay’ thành âm ‘ai’, phát âm ‘anh’ thành âm ‘ăn’, phát âm ‘iên’ thành âm ‘iêng’, phát âm ‘iêt’ thành âm ‘iêc’… … Tại Úc, tiếng Việt được phát âm một cách “thập cẩm”, có cả giọng Úc và pha lẫn tiếng Anh… Tiếng Việt, nếu phát âm
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
sinh học người Scotland là người đầu tiên tình cờ phát hiện Penicillin với tính năng sát trùng bằng cách giết vi khuẩn và hạn chế sự sinh trưởng của chúng vào năm 1928. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Penicillin được sản xuất hàng loạt và được sử dụng như một thứ thuốc kháng sinh thần kỳ trong việc chữa trị những vết thương bị nhiễm trùng của binh sĩ. Sự phát hiện ra Penicillin đóng vai trò tiên phong cho hàng loạt công trình truy tìm các loại kháng sinh khác và nhờ sự ra đời của nhiều loại kháng sinh mà từ thập kỷ 1940, tuổi thọ trung bình ở phương Tây tăng từ 54 lên 75 tuổi.
Lan Pham Tháng 11/ 2018
sai, ta dễ bị viết sai chính tả, chưa kể sự khác biệt giữa văn viết và văn nói, còn cộng thêm các từ ngữ mang tính hàn lâm như ‘dòng’ và ‘giòng’, ‘dồi’ và ‘giồi’, ‘dành’ và ‘giành’, ‘tiệt’ và ‘tuyệt’… Tiếng nước tôi, tiếng Việt. Tiếng Việt tưởng như dễ, nhưng lại quá khó! Kính chúc gia đình trường Việt Ngữ Canberra luôn an lạc! Canberra, Hạ đang về!
Nguyễn Hải Triều
70
Lá»›p Ba
71
Danh Sách Học Sinh Lớp 3 Đỗ Nhật Quang Huỳnh Ryan Huỳnh Raymond Ngọc Thiện La Vincent Phú Minh Hồ Ngọc Như Sao Lê Jocelyne Nguyễn Thiên Thanh Đồng Jett Huỳnh Jerome Khánh Hy Nguyễn Jenny Ngọc Thanh Ký Jennifer Quỳnh Anh Trương Rebecca Bích Lê Jayden Lê Kira Mỹ Nguyễn Nami Nguyễn Lyna
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Thứ Hạng Lớp 3 Hạng 1 Lê Kira Mỹ Trương Rebecca Bích Hạng 2 Huỳnh Raymond Ngọc Thiện Ký Jennifer Quỳnh Anh Hạng 3 Đỗ Nhật Quang Nguyễn Jenny Ngọc Thanh Nguyễn Nami Khuyến khích Huỳnh Jerome Khánh Hy
72
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
73
Nguyễn Jenny Ngọc Thanh
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Ký Jennifer Quỳnh Anh
74
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
75
Huỳnh Jerome Khánh Hy
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Lê Jocelyne
76
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
77
Đồng Jett
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Nguyễn Lyna
78
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
79
Lê Kira Mỹ
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Đỗ Nhật Quang
80
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
81
Nguyễn Nami
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Trương Rebecca Bích
82
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
83
Huỳnh Raymond Ngọc Thiện
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Huỳnh Ryan
84
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
85
Lớp 123 Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
86
87
Học sinh lớp 123 đi lại con đường của giáo sỹ năm xưa
L og3t
Danh sách học sinh lớp 123 Jayden Dau Nguyễn Cửu Duyên Herenui Nguyễn Cửu Tâm Sydney Nguyễn Cửu Tuấn Quentin Nguyễn Hoàng Nam Ryan Dau Thanh Bảng danh dự Hạng nhất Jayden Dau Hạng nhì Nguyễn Cửu Tâm Sydney Hạng ba Nguyễn Cửu Duyên Herenui Khuyến khích Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Cửu Tuấn Quentin, Ryan Dau, Thanh
ớp 123 không phải là ‘lớp một trăm hai mươi ba’. Lớp này gồm có học sinh lẽ ra vào lớp 1 hay lớp 2 hay lớp 3 nhưng vì lý do gì đó nhà trường (hay phụ huynh) không muốn các em vào các lớp đó nên gom lại thành một lớp. Gọi là ‘lớp 123’. Chắc đọc thành ‘lớp một hai ba’ nghe hợp lý hơn. Lớp 123 nhằm học nhanh chương trình của cả ba lớp 1, 2 và 3 để các em vào học chung với các bạn đồng trang lứa. Như vậy lớp 123 cần giúp các em biết đọc và viết chữ Việt cũng như nói tiếng Việt; đồng thời để ý đến ba khả năng ấy của từng học sinh. Trong ba khả năng đọc, viết và nói có lẽ nhà trường ít có cơ hội giúp các em rèn luyện khả năng nói bằng gia đình. Mỗi tuần, các em sống với người thân trong gia đình bảy ngày. Trong khi, các em chỉ có vài tiếng đồng hồ vào sáng thứ Bảy tại trường Việt Ngữ Canberra. Vì thế, phải nhìn nhận: hết năm học, lớp 123 chưa giúp gì cho các em nói tiếng Việt – dù chỉ bập bẹ vài câu. Còn lại khả năng đọc và viết. Trong năm nay, lớp 123 đi lại con đường như các giáo sỹ phương Tây vào những năm đầu thế kỷ 17 ở Dinhcham, Cacham, Nuocman (Dinh Chàm, Kẻ Chàm, Nước Mặn). Năm xưa các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý như Francisco de Pina, Gaspar Luis,
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
88 Cristoforo Borri từng ngồi bệt trong những ngôi nhà tranh vách lá, thắp ngọn đèn mù u, nghe cụ già, cô thôn nữ và trẻ em nói tiếng Việt rồi ghi chép, sửa chữa và đọc đi đọc lại. Giáo sỹ dùng cái vốn chữ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý đã học trên ghế nhà trường mà ghi các âm tiếng Việt thành chữ. Năm nay, học sinh lớp 123 trường Việt Ngữ Canberra cũng dùng cái vốn liếng Anh văn để ghi và đọc các âm tiếng Việt. Thầy giáo nói ‘Hôm nay là thứ Bảy. Mùa Đông năm nay, trời lạnh quá’. Học sinh ký âm theo lối của các em. Lối đó không giống với chính tả hiện hành của Việt văn (mà khá gần với lối ký âm của giáo sỹ thế kỷ 17) nên thầy giáo sửa lại. Và các em chép vào vở để rèn luyện khả năng viết chữ Việt. Thầy giáo viết lên bảng những chữ Việt không dấu như ‘Chung ta bat dau lop hoc từ 9 gio ruoi’ rồi xin từng học sinh đọc. Thông thường, các em đọc khá đúng. Thầy giáo sửa giọng đọc cho các em và thêm dấu cho câu trên thành ‘Chúng ta bắt đầu lớp học từ 9 giờ rưỡi’. Với lối này, học sinh lớp 123 rèn luyện khả năng đọc chữ Việt. May mắn, học sinh lớp 123 thường đã biết viết, đọc và nói Anh văn nên thầy giáo vin vào các điều giống / khác nhau giữa chữ Anh với chữ Việt mà giảng bài. Bài học trong lớp 123 hiển nhiên dựa vào ba cuốn sách
giáo khoa được trường Việt Ngữ Canberra dùng. Đó là ba cuốn Em học Tiếng Việt 1,2 và 3 do Thái Đắc Nhương và Huỳnh Thị Buôn soạn. Thầy giáo đọc thêm sách giáo khoa từ trường Việt Ngữ Đắc lộ (vietngudaclo. org/), trường Việt Ngữ Văn Lang, Portland, Oregon (vanlangoregon.org/), trường Thánh Tôma Thiện, Grand Prairie, Texas (tomathien. org/) và tham khảo hai cuốn A Vietnamese Reference Grammar của Laurence C. Thompson và Tiếng Việt không son phấn của Nguyễn Đình-Hòa. Về phương pháp, lớp 123 áp dụng nhiều kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của thầy Nguyễn Hưng Quốc (ghi trong cuốn Phương Pháp dạy
sắc a ă â e ê i y o ô ơ u ư
tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai). Theo đó, học sinh phân tích từng chữ Việt làm ba âm: âm chính, âm sau và âm đầu. Về âm chính. Chữ Việt có 12 âm chính: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Chữ Việt nào cũng có một trong 12 âm này. Thầy giáo kêu từng học sinh đọc 12 chữ nguyên âm ấy. Các em đọc theo lối các em quen với Anh văn. Và thầy giáo sửa lại theo lối đọc của người Việt Nam. Kế tiếp, thầy giáo cho biết: 12 âm chính này thay đổi giọng cao thấp nhờ ghép với 5 dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Học sinh tự đánh dấu vào bảng sau đây :
huyền hỏi
ngã
nặng
á
à
ả
ã
ạ
ắ
ằ
ẳ
ẵ
ặ
ấ
ầ
ẩ
ẫ
ậ
é
è
ẻ
ẽ
ẹ
ế
ề
ể
ễ
ệ
í
ì
ỉ
ĩ
ị
ý
ỳ
ỷ
ỹ
ỵ
ó
ò
ỏ
õ
ọ
ố
ồ
ổ
ỗ
ộ
ớ
ờ
ở
ỡ
ợ
ú
ù
ủ
ũ
ụ
ứ
ừ
ử
ữ
ự
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
89 Thế là các em học thêm các dấu trong chữ Việt. Sau khi nhận ra 12 âm chính trong tiếng Việt, học sinh ráp âm chính với âm sau. Chữ Việt hiện nay cũng chỉ có 12 âm sau. Đó là: c, ch, t, i, y, m, n, ng, nh, o, p, u. Học sinh lại có cơ hội ‘create’ chữ Việt – như các giáo sỹ ngày trước đã làm. Kết quả có thể là những chữ: ac, im, on, inh, êp, õe, ăng. Nếu tra Tự Điển Việt-Bồ-La (do giáo sỹ Alexandre de Rhodes soạn và in năm 1651) thì có thể thấy một số chữ do học sinh lớp 123 năm 2018 viết. Thầy giáo lại một phen ‘ca bài con cá’ bây giờ người Việt Nam không dùng lối viết ấy nữa. Người mình cũng không dùng hết 12x12 cách nối âm chính với âm sau. Thôi thì tạm thời chỉ dùng những kết hợp ‘âm chính + âm sau’ hiện hành thôi. Mai kia mốt nọ,
biết đâu người mình sẽ dùng thêm nhiều kết hợp khác. Sau khi ráp âm chính với âm sau, học sinh lớp 123 tập ráp âm chính + âm trước, rồi âm trước + âm chính + âm sau. Cuối cùng, các em làm quen với nhiều cách ghép hai ba âm chính với nhau (gọi là âm ghép). Trong vài tuần cuối cùng của năm học, học sinh lớp 123 có thể đọc những chữ như: con cua cõng con chó con chó cắn con cua con cua kêu cào cào Hay những chữ khó hơn: Người Việt Nam Nước Việt Nam Úc là đất nước phước đức Để giúp các em đọc chữ khó, khi viết lên bảng các chữ này thầy giáo thường tách ra âm trước / âm chính + âm sau:
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Ng ười V iệt N am N ước V iệt N am Úc l à đ ất n ước ph ước đ ức Học sinh ‘ướm’ hai âm chính + âm sau, rồi ráp với âm trước: ười ng ười iệt V iệt am N am ước N ước iệt V iệt am N am Úc là ất đ ất ước n ước ước ph ước ức đ ức Kết thúc năm học, từng học sinh viết một bài ngắn về phòng ngủ của mình. Một năm học qua vèo. Thầy trò chưa đạt sở nguyện nhưng rất vui với các buổi sáng thứ Bảy tại trường Việt Ngữ Canberra. Thầy giáo rất hài lòng với từng học sinh trong lớp: ai ai cũng cố gắng học hỏi. Học mà còn hỏi nữa nên lớp thật vui.
og3t
Nguyễn Cửu Duyên Herenui
90
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
91 Nguyễn Hoàng Nam
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Thanh
92
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
93
Nguyễn Cửu Tuấn Quentin
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Nguyễn Cửu Tâm Sydney
94
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
95
Lớp Bốn
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
96
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
97
Giới thiệu Lớp Bốn
S HV
Danh sách học sinh Lớp 4 -2018 Đỗ Nhật Vi Hồ Ngọc Như Tiên Hồ Linh Dan Amy Khưu Ngân Tuyền Lê Ethan Lê Trinh Phebe Nguyễn Lấm Kira Nguyễn Minh Tuấn James Nguyễn Ngọc Anh Jessica Nguyễn Thiên Bảo Andy Phạm Tuấn Huy Phan Kiên Minh Trần Bảo Quang Peter Trương Linh Jennifer Vi Trần Vanessa
au bốn năm học dài đằng đẵng, từ Mẫu Giáo đến lớp Ba, các em hầu như đã nhận ra mặt chữ, đọc và viết được những câu căn bản, nghe và hiểu được những mẫu đàm thoại thông thường về gia đình, về học đường, về cộng đồng... Lớp Bốn năm nay có 15 học sinh, các em đi học rất đều đặn. Giáo trình dựa vào sách giáo khoa của tác giả Thái Đắc Nhương và Huỳnh Thị Buôn. Song song với giáo trình này, thầy trò còn có thêm những bài soạn, trích từ các tài liệu dạy tiếng Việt tại Hoa-Kỳ và Úc-Đại-Lợi. Năm nay, các em cũng được học thêm những bài học thuộc lòng từ thời xa xưa. Thí dụ như bài Tôi Yêu của Bàng Bá Lân. TÔI YÊU
Tôi yêu tiếng Việt Miền Nam Yêu con sông rộng, yêu hàng dừa cao Yêu xe thổ mộ xôn xao Trên đường khúc khuỷu đi vào miền quê.
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
98 Tôi yêu đồng cỏ nắng se Nhà rơm trống trải, chiếc ghe dập dềnh Tôi yêu nắng lóa châu thành Trận mưa ngắn ngủi, gió lành hiu hiu.
mà đối với các em, thì tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Thầy cảm ơn những cố gắng và sự hy sinh của các em.
Nơi đây tôi mến thương nhiều Miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao Đồng bào Nam Việt ta ơi Ta yêu cặp mắt, làn môi thiệt thà.
Trong 15 học sinh, thầy biết tính tình và khả năng của từng em. Có em thích thú và đam mê môn tiếng Việt, nhưng cũng có em không thích chút nào. Các em đến trường vì không còn sự chọn lựa nào khác, hay chỉ để làm vui lòng cha mẹ. Cho dù các em đến trường với bất cứ tâm trạng nào, thì các em cũng đã thành công rồi!
Nước non vẫn nước non nhà Bắc Nam xa mấy vẫn là anh em. được gia đình và cộng đồng Lời Tri Ân vun trồng bằng tình yêu quê Trong suốt năm qua, quý hương, bằng tình yêu dân tộc. phụ huynh đã hy sinh các Rồi mai đây, các mầm non buổi sáng Thứ Bảy để đưa tươi tốt này sẽ có ngày đơm đón con em đi học tiếng hoa thơm, sẽ có ngày kết trái Việt. Các em đến trường ngọt trên đất nước Việt Nam, đều đặn là nhờ phụ huynh, là nơi đang bị giặc phương vì các em có tự đến trường Bắc, và người cộng sản hủy được đâu! Chúng tôi rất diệt đến tận cùng. trân trọng sự quan tâm của quý vị, đã cộng tác với nhà trường trong công việc bảo tồn tiếng Việt tại Úc-ĐạiLợi này. Con em chúng ta, hậu duệ của những người tị nạn Việt Nam, những người đã liều mạng sống để tìm tự do, đến Úc với hai bàn tay trắng. Chúng ta đã mất tất cả, chỉ còn giữ được ngôn ngữ, văn hóa, và tha thiết với quê hương. Con em của chúng ta, đã may mắn được sinh ra và lớn lên trong một đất nước tự do và nhân bản. Các em còn
Vậy hơn bao giờ hết, việc bảo tồn tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt ly hương. Trước hiện tình đất nước, dạy tiếng Việt cho con em của chúng ta theo phương pháp truyền thống là cần thiết, và cũng là trách nhiệm của mỗi con dân nước Việt, trong tinh thần “Tiếng Việt Còn, Nước Việt Còn” – Phạm Quỳnh. Các em học sinh thương mến,
Hầu hết, các em đã vượt qua chướng ngại lớn nhất trong việc học ngôn ngữ, đó là những khó khăn ban đầu. Đến nay, các em đã đi hơn nửa chặng đường, những năm còn lại sẽ dễ dàng hơn. Các đề tài học hành, các câu chuyện trong bài học sẽ thực tế và thú vị hơn. Thầy mong sao các em sẽ tiếp tục và hoàn tất chương trình học tại trường Việt Ngữ Canberra này. Rồi mai đây, một số các em sẽ trở thành phụ giáo, rồi giáo viên để tiếp nối thế hệ cha anh trong việc duy trì và phát triển tiếng Việt tại ÚcChâu. Mong thay!
Trong năm học vừa qua, các em đã dành hết buổi sáng mỗi Thứ Bảy để học tiếng Việt, HV Học sinh xuất sắc nhất lớp 4, năm 2018 Nguyễn Ngọc Anh Jessica Đỗ Nhật Vi
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
99
Phạm Tuấn Huy
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Nguyễn Minh Tuấn James
100
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
101
Trương Linh Jennifer
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Nguyễn Ngọc Anh Jessica
102
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
103
Hồ Linh Dan Amy
Trần Bảo Quang Peter
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Trần Bảo Quang Peter
Khưu Ngân Tuyền
104
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
105
Đỗ Nhật Vi
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Hồ Ngọc Như Tiên
106
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
107
Nguyễn Thiên Bảo Andy
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Lê Trinh Phebe
108
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
109
o
Đại từ là thước đo lòng người
g3t thích đọc bài luận do học sinh viết. Đọc các bài này, chúng ta thấy trẻ ra. Từng nét chữ của các em gợi nhớ lại thuở chính mình mài đũng quần trên ghế nhà trường. Và cũng nhớ chính mình đã cắm cúi trên bàn, tay cầm chặt cây viết, mắt mở to và miệng meo méo uốn theo từng nét cong của chữ.
điều. Học lối viết chữ Việt khác với lối của mình đã quen. Chữ Việt là sức sống của dân tộc nên trôi nổi theo vận nước đã đành mà còn ngày thêm phong phú theo nhịp sống của người Việt Nam.
Ôi! Đẹp làm sao thuở làm học trò.
Nhịp sống hôm nay của học sinh lớp Bốn trường Việt Ngữ Canberra là xông xáo trong xã hội trẻ trung của đất nước phước
Đọc bài do học sinh lớp Bốn trường Việt Ngữ Canberra góp cho đặc san năm 2018, og3t không những thả hồn lui về mài trường xưa yêu dấu mà còn bừng con mắt học thêm nhiều
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
đức này mà không quên tiếng mẹ ru hời. Các em rành tiếng Anh trước khi học tiếng Việt. Vì vậy, tiếng Việt của các em dù sao cũng vẫn chỉ là ngôn ngữ thứ nhì. Ngôn ngữ thứ nhì thường lớ lớ ngôn ngữ thứ nhất. og3t nói ‘Vietnamese English’ thì trong chừng mức nào đó các em dùng ‘English Vietnamese’. Trong
110 phần comments này, og3t xin dựa vào bài của các em để học thêm đại từ trong Việt văn. Đại từ (substitute) là chữ thay thế cho chữ khác. Thí dụ: cái đó, ông ấy, bà nớ, thằng này... Khi thay thế cho chữ chỉ người thì gọi là đại từ nhân xưng (Personal substitute). Người ta dùng đại từ nhân xưng để xưng hô. Xưng là tự giới thiệu mình, address: Tui là og3t. Chúng mình là người Úc gốc Việt. ‘Tui, chúng mình’ dùng để xưng. Hô là chỉ tới một người khác, refers to. og3t là người lắm chuyện. Hắn ta nói dai nói dài nói dở. ‘Hắn ta’ chỉ og3t. Nhà em có nuôi một ông nội. Nó có răng sún. ‘Nó’ là đại từ nhân xưng chỉ ngược lại về ‘ông nội’. Nhìn từng đại từ nhân xưng kể trên, bạn đọc đã thấy người viết làm bộ ‘ta đây’ khi xưng ‘tui’, ra điều thân thiết với hai chữ ‘chúng mình’, coi thường người khác khi gọi người đó là ‘hắn’, và sau cùng viết lách gì mà kỳ kỳ khi dám gọi ông nội bằng ‘nó’. Nhà ngữ học Hà Nội Cao Xuân Hạo thắc mắc: chả hiểu làm sao trong số đại từ nhân xưng trong Việt văn không có đại từ nào ‘trung hòa’ (không hàm ý lễ độ hay khinh miệt) cả nhỉ? (Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt văn Việt người Việt). Đúng vậy. ‘You’ Anh văn có thể là ‘mày’ (khinh)
mà cũng có thể là ‘ngài’ (kính). ‘Il/ elle’ trong Pháp văn có thể là ‘nó’ (khinh) mà cũng có thể là ‘ổng, bả, bển’ (trọng). Khi xưng hô, nhiều khi chúng ta phải lách qua nhiều đường tơ kẽ tóc bởi vì đại từ xưng hô trong Việt văn không những thay thế cho người ta mà còn chỉ ‘thứ bậc’ của người ấy nữa. Thứ bậc có thể là tuổi tác hay chức phận của người nói (Nguyễn Đình Hòa, Tiếng Việt không son phấn). Biết phận mình còn nhỏ, học sinh lớp Bốn trường Việt Ngữ Canberra đều dùng ‘em’ hay ‘con’. Jessica Ngọc Anh Nguyễn, Lấm, Linh Đan, Ngân Tuyền, Nhật Vi, Như Tiên, Peter Bảo Quang Tran, Vanessa Vi xưng ‘em’. Duy nhất Huy Tuan Pham xưng ‘con’. Em viết ‘Mẹ con chở con đi mua đồ ăn và quần áo’. Người mình thích dùng chữ trong thân tộc để xưng hô. Hai bà đi chợ gặp nhau nói chuyện ‘chị... chị... em.... em’ ngọt xớt mặc dầu hai người không phải chị em mà cũng không họ hàng gì cả. Học sinh lớp Bốn trường Việt Ngữ Canberra xưng ‘em’ trong lớp, nhưng về nhà thì hóa thành ‘con’. Chắc vì thế Jessica Ngọc Anh Nguyễn đong đưa giữa ‘em’ và ‘con’: Má em nấu ăn rất ngon và ba con làm đồ máy rất khéo tay. Ba em là người sáng tạo,
giúp con làm chiếc xe và nhà bằng các tông. Vanessa Vi cũng thế. Vanessa xưng ‘em’ khi đặt tên bài là ‘Em đi Nhật Bản’ nhưng bị đại từ ‘con’ xen vô hồi não hồi nao không biết: Em đi chơi ở Nhật bản, em đi Nara, Hiroshima và Tokyo. Ở Nara con học ở Tomio Daisan, em học tiếng Anh. Sau em đi nhà bạn Aio và Sora... og3t đoán khi viết các em thả hồn theo giọng văn. Lúc ấy mình ngồi trong lớp nên ‘em...em’. Thỉnh thoảng hồn bay về cạnh bóng tùng của ba, bàn tay dịu hiền của mẹ nên em biến thành ‘con’. Nguyễn Hưng Quốc cho biết khó nhất trong tiếng Việt là đại từ xưng hô. Người học tiếng Việt ‘có lẽ phải mất đến vài ba năm mới có thể sử dụng một cách tương đối thoải mái’ (Nguyễn Hưng Quốc, Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai). Ông thầy dạy Việt Ngữ tại đại học Victoria, Úc kể chuyện: hai vợ chồng khi đầm ấm thì ‘anh... anh... em... em’. Đến khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt thì thay đổi đại từ thành ‘tôi thế này... tôi thế kia’. Còn khi đại từ thành ‘mày... tao’ thì hết thuốc chữa rồi đó. Đại từ nhân xưng chính là thước đo lòng người chứ chẳng chơi, à nghe. Đọc tiếp trang 112
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
111
Cách Xưng Hô Trong Tiếng Việt
C HV
ảm ơn Og3t đã đọc và viết lời bình về bài viết của các học sinh lớp 4 năm nay. Lời nhận xét rất đúng về các lỗi mà các em hay gặp phải, cụ thể là cách sử dụng đại từ nhân xưng. Người ta nói, chỉ cần nghe người nói chuyện xưng hô ra sao trong vài câu đầu tiên, là có thể đánh giá khả năng tiếng Việt của người đó. Quả thực, cách xưng hô trong tiếng Việt phong phú và phức tạp hơn các ngôn ngữ khác rất nhiều. Nhận ra tầm quan trọng trong cách dùng đại từ nhân xưng, nên học sinh được học cách xưng hô, đi thưa về trình ngay từ lớp vỡ lòng, và trong nhiều năm sau đó.
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
112 Trong gần 10 năm làm việc tại TVN, có một em trong lớp xưng con rất lễ phép với thầy cô, rồi lại nghe em xưng con với cả với bạn bè trong lớp. Hỏi tại sao, em giải thích, cách xưng hô trong tiếng Việt phức tạp và khó nhớ quá, cho nên, cứ xưng con là chắc ăn. Một lần khác, phụ huynh của em Túy, rầu rĩ kể rằng, vào một ngày thứ Bảy cuối tháng Tư, nhà có khách từ Sydney
Tiếp theo trang 110 *** Cám ơn các em cho og3t được dịp học thêm đại từ nhân xưng. Bây giờ xin học tiếp đại từ nói chung. James Minh Tuấn Nguyễn viết ‘Canberra là thủ đô của nước Úc. Nó cũng là nơi thủ tướng Úc sống và làm việc’. Không sai tí ti văn phạm trong câu ấy. Nhưng đọc lên, og3t thấy kỳ kỳ sao ấy. Nguyễn Đình-Hòa cho biết chữ ‘nó’ chỉ nhân vật thứ ba và thường dùng để chỉ đứa bé hay con vật; còn khi chỉ một cá nhân nào đó thì có vẻ như ta ‘khinh khinh’ người ấy. (Tiếng Việt không son phấn)
đến chơi đông lắm, lúc đó thằng Túy đi học tiếng Việt chưa về. Sau vài câu chuyện thăm hỏi, thì Túy về. Vừa vào nhà, vị phụ huynh đó bảo: “Túy, khoanh tay chào các bác, các chú đi con”. Túy khoanh tay, rồi khựng lại hỏi: “đứa nào là bác, đứa nào là chú hả bố?” Khách trợn mắt, còn bố thì lúng túng, và xin lỗi vì cháu chưa học kỹ về cách xưng hô.
Chắc hiểu thế, Jennifer Linh Trương không dùng ‘nó’ thay thế cho Canberra nên em không ngại nhắc đi nhắc lại đến 10 lần chữ này. Phebe Trinh Lê cũng thế. Bài của em bằng số chữ ‘Canberra’ như trong bài của Jennifer Linh Trương. Có những lúc phải nhắc đi nhắc lại một chữ vì không tìm ra đại từ. og3t đã bị nhiều lần. Có những lần og3t tìn cách thoát ra bằng cách dùng một thứ tên gọi khác cho cái thành phố ấy. Thí dụ thay vì nhắc đến Melbourne nhiều lần, og3t thay thế bằng ‘thành phố bốn mùa một ngày’ hay
Mọi người dường như thông cảm với Túy, làm sao có thể hiểu được từ ‘uncle’ vừa là ‘bác’, lại vừa là ‘chú’, biết chào ai bây giờ! Nêu ra thí dụ trên để chứng tỏ cách xưng hô trong tiếng Việt, phong phú và phức tạp biết dường nào và ‘đại từ là thước đo lòng người’.
HV - 2018
‘thủ phủ tiểu bang Victoria’ hay ‘nơi tổ chức Melbourne Cup’, vân vân. Thay vì nhắc nhiều lần Canberra, og3t ướm chúng ta có thể thế bằng ‘thủ đô liên bang Úc’ hay ‘thành phố có tên bản địa, nghĩa là ‘nơi gặp gỡ’ hay ‘thành phố thân yêu của gia đình em’ hay ‘nơi em chôn nhau cắt rốn’ (nếu người viết sinh ra ở đây), vân vân. Một lần nữa, og3t cám ơn học sinh lớp Bốn trường Việt Ngữ Canberra đã dạy og3t thêm về đại từ và cũng không quên cám ơn thầy Mai Văn Hưởng cho phép og3t đọc trước, rồi ghi comments bài của các em.
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
113
Lớp Năm
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
114
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
115
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
116
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
117
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
118
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
119
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
120
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
121
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
122
Thấm dần
M
Nguyễn Hải Triều
ột hôm, vô tình tôi nghe thấy em học sinh lớp 5 trường Việt Ngữ Canberra hát nho nhỏ: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở thành cát bụi”. Tôi quá ngỡ ngàng! Một em học sinh lớp 5, nói tiếng Việt lơ lớ mà lại hát được nhạc Trịnh! Tôi quay sang hỏi em: “Làm thế nào mà con thuộc được bài hát này vậy?” Em trả lời: “Con nghe ba của con ngôn ngữ, dễ cả về thời gian hát hàng ngày”. con cá của con”. Hóa ra, tập hát cũng là học “Văn chương” của học lẫn công sức, nhưng phải ngôn ngữ, nhưng từ ngữ trong trò lớp 4 trường Việt Ngữ mang tính thường xuyên. Nếu âm nhạc thì có điệu và có Canberra như vậy là khá rồi! ai mà hay quên, có khi phải nhịp! Thầy cô sẽ giải thích và sửa nhờ đến dụng cụ có chuông báo. Nếu quý phụ huynh chịu khó chữa một ít, là thành câu văn Xin mạo muội đưa ra ý tưởng nói tiếng Việt với con em của hoàn chỉnh. mình mọi nơi mọi lúc khi có Nếu mỗi học sinh từ lớp 4 của “thấm dần”, âu cũng là lòng thể, thì các em sẽ nói tiếng trường Việt Ngữ Canberra, mong mỏi tiếng Việt được Việt một cách lưu loát. Ấy là mà mỗi ngày được quý phụ bảo tồn và phát triển ở nơi đất thấm dần. huynh nhắc nhớ, để các em khách quê người này! Hôm nay, tôi được đọc một tập viết một vài câu bằng Kính chúc quý phụ huynh bài viết của em học sinh lớp tiếng Việt như viết nhật ký, cùng gia đình mùa Giáng 4, cũng là học sinh trường rồi cuối tuần đem đến lớp Sinh an lành và Năm Mới an Việt Ngữ Canberra. Bài viết cho thầy cô sửa chữa, thì các lạc! của em tả về gia đình, có một em sẽ viết lách một cách trôi Canberra, Hạ đã về! câu văn em đã viết như thế chảy. Ấy là thấm dần. này: “Mấy người đã chết là Như vậy, thấm dần là một Nguyễn Hải Triều ông nội, bà nội, bà cố và 5 phương thức rất dễ để học
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
123
Lớp Bảy Tám
Lớp Bảy
Lớp Bảy: Du Quế Linh, Huỳnh Cát Linh
&
Tám
Lớp Tám: Mai Hồng - Anna, Nguyễn Hào Dương, Đoàn Nhật Quang, Huỳnh Dũng Brendan
124
Bảng danh dự Lớp Bảy Du Quế Linh, Huỳnh Cát Linh Lớp Tám Hạng nhất Mai Hồng - Anna Nguyễn Hào Dương Đồng hạng Đoàn Nhật Quang Huỳnh Dũng - Brendan
125
Mai Hồng - Anna
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Mai Hồng - Anna
126
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
127
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Huỳnh Dũng - Brendan
128
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
129
Huỳnh Dũng - Brendan
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
130
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
131
Huỳnh Cát Linh
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Huỳnh Cát Linh
132
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
133
Nguyễn Hào Dương
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Du Quế Linh
134
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
135
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Du Quế Linh
136
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
137
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
Đoàn Nhật Quang
138
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
139
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook
140
Danh Sách Mạnh Thường Quân Anh chị Đỗ Phú-Thu Hiền
Chị Loan Phạm và gia đình
Nguyễn Công Lập
Anh chị Đúng-Quỳnh Dao
Chị Nguyễn Xuân Linh
Nguyễn Quốc Cường
Anh chị Hiền-Hà
Chị Phạm Hoàng
Nhà hàng Âu Lạc
Anh chị Hiếu-Mai
Cô Cúc (Đô)
Ông bà Đồng Diệp-Vân
Anh chị Hồ Ngọc Phú
Cô Đào
Phong-Quang
Anh chị Kỷ-Phương (Simply Cô Diệu Hiền Phở) Cô Diệu Yến và Thu Thủy Anh chị Long-Bảo Châu Cô Hồng Anh chị Nam-Á Cô Hương Anh chị Sớm-Lan Cô Lê Kim Duyên Anh chị Tô Minh Dũng Cộng Đồng Người Việt Tự Anh chị Trần Đào Do Canberra Anh Hùng Anh Vũ Quỳnh và gia đình Bác Khên và chị Diệp Lan Cậu Thọ Chị Hoàng Thúy Bình
Hội Cựu Quân Nhân Canberra
Sarin Chea Thu Khanh Tiệm Bánh Mì House Tiệm Healthy Start Gungahlin Tiệm Phở Hub Tiệm Phú Quốc Restaurant Tiệm Saigon Bakery & Espresso
Tiệm Saigon Fresh Hội Người Việt Cao Niên Tự Tiệm Thạnh Phát Groceries Do Canberra Huỳnh Thị Bền Huỳnh Văn Thiết Lưu Bình Oai
Chị Liên Lý, chị Huệ và anh chị Dũng Thúy Mandy
Tiệm Vina Groceries – Gungahlin Trần Khánh Thọ (Florey Bakery) Vô Danh
Một lần nữa, Ban Gây Quỹ của trường Việt Ngữ Canberra xin tri ân quý Mạnh Thường Quân, quý phụ huynh và quý thân hữu đã luôn đồng hành, cổ vũ và ủng hộ chúng tôi trên mọi phương diện cho tất cả các hoạt động gây quỹ trong suốt năm học này! Chúng tôi xin chân thành cảm tạ! Mọi thiếu sai sót, chúng tôi cũng xin quý vị thứ lỗi! Trước thềm Giáng Sinh 2018 và Năm Mới đang đến, Ban Gây Quỹ kính chúc quý vị và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới an lạc! Trân trọng,
Ban Gây Quỹ – Trường Việt Ngữ Canberra Canberra, ngày 30/11/2018
Trường Việt Ngữ Canberra. The Canberra Vietnamese School
141
Đặc san Hè 2018. 2018 Yearbook