1
Liên lạc:
Merici College, Limestone Avenue, Braddon Hộp thư: PO BOX 252, Dickson ACT 2602 Điện thư: canberravietschool@gmail.com Web: www.canberravietschool.org Facebook: Facebook.com/VietNguCanberra Mobile: 0478 636 668 Tổng số: 96 học sinh Lớp:10 lớp, từ lớp Vườn Trẻ đến lớp Tám Giờ học: Thứ Bảy từ 9:30 sáng đến 12:00 trưa Địa điểm: Merici College, Limestone Avenue, Braddon Ban Giảng Huấn Lớp Vườn Trẻ Cà Mau: Thầy Nguyễn David Dương Phụ giáo cô Võ Thị Bích Lộc Lớp Mẫu Giáo Hội An: Các cô Võ Như Ý, Phạm Lương Tường Vy, Nguyễn Trần Thảo Nguyên Lớp 1 An Giang: Cô Lữ Thái Diệu Huyền Phụ giáo thầy Lê Thông Lớp 2 Mỹ Xuyên: Cô Lê Kim Tiên Lớp 3 Bến Tre: Thầy Nguyễn Vĩnh Chương Lớp 4 Sài Gòn: Cô Đỗ Thị Kim Ngân Lớp 5 Huế: Cô Phạm Thị Minh Hoàng Lớp 6 Cần Thơ: Cô Đỗ Thị Kim Ân Lớp 7 Đà Nẵng: Cô Võ Thị Dzung Lớp 8 Hoàng Sa Trường Sa: Thầy Mai Văn Hưởng
Giáo viên điền khuyết Cô Huỳnh Ngọc Định Cô Phạm Thị Kiều Loan Cô Pham Thị Thanh Hà Ban Điều Hành Hiệu Trưởng:Vũ Quỳnh Hiệu Phó Ngoại Vụ: Nguyễn Vĩnh Chương Hiệu Phó Nội Vụ: Lữ Thái Diệu Huyền Thư Ký: Nguyễn Trần Thảo Nguyên Thủ Quỹ: Lâm Ngọc Hạnh Phó Thủ Quỹ: Tiêu Minh Chánh Phụ trách Ban Giảng Huấn: Lữ Thái Diệu Huyền Hội Phụ Huynh: Khưu Văn Bình Public Officer: Nguyễn Cửu Thierry Thuần Ban Báo Chí: Lữ Thái Diệu Huyền Mai Văn Hưởng Nguyễn Vĩnh Chương Vũ Quỳnh Ban Canteen: Tuyết Hoa Kim Duyên Mai Thu Thủy
Mục đích chính của Đặc San Trường Việt Ngữ Canberra là để phổ biến thông tin học đường, những bài viết của học sinh trường và các bài viết cá nhân. Trường Việt Ngữ Canberra và Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm về nội dung của các bài viết. Bên cạnh đó, Đặc San phổ biến những thông tin đã được sự đồng ý của Ban Điều Hành, Ban Giảng Huấn và Hội Phụ Huynh.
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Mục lục Thư Ngỏ 3 Tường trình Sinh Hoạt Trường Việt Ngữ Canberra 2021 6 Chuỗi Ngọc Thân Yêu 11 Vài ghi nhớ về trường Việt Ngữ Cộng Đồng Canberra 13 Mãi là nỗi nhớ... 16 Sinh hoạt với Trường Việt Ngữ từ 1996 - 2007 19 Ngôi trường cho cháu & ông ngoại 21 Lời cảm ơn . . . 24 Sợ gì chủng ngừa 26 Bài chia sẻ kinh nghiệm từ phụ huynh 27 Trường Việt Ngữ Canberra: 40 năm thành tựu 29 Cảm nghĩ về trường Việt Ngữ Canberra nhân kỷ niệm 40 năm thành lập 31 Hành trình học Tiếng Việt cùng con 33 Tiếng Việt: đút vào / rút ra 35 Lớp Vườn Trẻ - Cà Mau 39 Lớp Mẫu Giáo - Hội An 41 Lớp 1 - An Giang 47 Lớp 2 - Mỹ Xuyên 67 Lớp 3 - Bến Tre 79 Các lớp tiếng Việt trong năm 2021 81 Áo lạnh / áo ấm: mặc áo nào bây giờ? 90 Lớp 4 - Sài Gòn 91 Lớp 5 - Huế 107 Tuổi học trò 122 Lớp 6 - Cần Thơ 123 Lớp 7 - Đà Nẵng 133 Lớp 8 - Hoàng Sa - Trường Sa 145 Tiếng Việt khó mà dễ 148 Tiếng Việt ở ANU 159 Trẻ em với việc học song ngữ 161 Học tại Đại học Quốc gia Úc 164 Trái cây tình thương 167 Danh sách mạnh thường quân: 1981 - 2021 169 Trường Việt Ngữ Canberra
Thư Ngỏ Hiệu Trưởng Vũ Quỳnh
Gia đình trường Việt Ngữ Canberra thân mến,
N
ăm nay, Trường Việt Ngữ Canberra (TVNC) kỷ niệm 40 năm thành lập (1981-2021). Cách đây 40 năm, vào ngày thứ Bảy 30 tháng 5 năm 1981, lớp khai giảng đầu tiên tại trường tiểu học Nurrabundah với chỉ vỏn vẹn hai lớp Việt Ngữ: lớp vỡ lòng và lớp căn bản, do thầy Lê Quang Hậu làm trưởng ban điều hành với sự giúp đỡ của một số giáo viên thiện nguyện. Đến nay TVNC có 10 lớp từ lớp Vườn Trẻ đến lớp Tám, tổng cộng trung bình mỗi năm có khoảng trên dưới 100 em, với đội ngũ giáo viên, phụ giáo, giáo viên điền khuyết 17 người. Trong 40 năm qua đã có biết bao nhiêu học sinh đã và đang tham dự các lớp Việt Ngữ, có em học một vài năm và cũng có nhiều em theo học đến hết chương trình lớp Tám của trường. Và cũng có rất nhiều thầy cô giáo đã đến và cùng chung tay xây dựng mái trường Việt Ngữ Canberra qua việc giảng dạy và truyền đạt ngôn ngữ và văn hóa Việt trong nhiều năm qua. Từ ngày trường thành lập đến nay, tuy trường có những thăng trầm, vui buồn nhưng đã vượt qua, tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay là nhờ những tấm lòng quảng đại, những con người đã không quản ngại khó khăn, bỏ qua những dị biệt để xây dựng mái trường Việt Ngữ Canberra thân yêu. Những thành quả tốt đẹp này là do công lao quý giá của những thầy cô giáo, phụ giáo, những bậc phụ huynh và các em học sinh đã Cách đây và đang đóng góp, cùng nhau tiếp tục xây dựng Trường Việt 40 năm, vào ngày thứ Ngữ Canberra ngày càng bền vững và tốt đẹp hơn.
“
Bảy 30 tháng 5 Ngoài ra, nhờ có những tấm lòng thiện nguyện, nhờ sự hy sinh năm 1981, . . . làm việc vô vụ lợi và tích cực của nhiều cá nhân, đã làm việc kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
4
Ban Giảng Huấn và Điều Hành 2021 Hàng sau (từ trái sang phải): thầy Nguyễn Vĩnh Chương, thầy Mai Văn Hưởng, thầy Nguyễn David Dương, thầy Khưu Văn Bình Hàng trước: cô Võ Thị Bích Lộc, cô Đỗ Thị Kim Ân, cô Võ Thị Dzung, cô Sidney Võ, cô Phạm Thị Minh Hoàng, cô Đỗ Thị Kim Ngân, cô Lê Kim Tiên, thầy Vũ Quỳnh
âm thầm cũng như công khai phụ giúp trường trong mọi sinh hoạt của trường. Riêng cá nhân khi nghĩ về TVNC luôn ưu tư làm sao thu hút được nhiều người cùng cộng tác với trường, tạo thêm sinh hoạt vui chơi cho học sinh cũng như phụ huynh, là nơi hấp dẫn và là điểm đến của mọi người. Và mong sao phụ huynh luôn tích cực cộng tác với nhà trường, hầu tạo môi trường an toàn và sinh hoạt chung cho mọi cá nhân.
dạy tiếng Việt cho các em. Đồng thời, góp phần trong công việc điều hành, tổ chức và lãnh đạo trường. Vì những gì các em học được ở trường Việt Ngữ Canberra sẽ giúp các em có thêm niềm tin vững mạnh trong cuộc sống, gia đình cũng như đóng góp trong cộng đồng Việt và xã hội Úc. Thêm vào đó, những gì các em đóng góp và trau dồi hôm nay, sẽ trang bị và giúp các em vững bước trong cuộc sống mai sau.
miệt mài xây dựng trong 40 năm qua. Và còn xa hơn nữa, chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng lòng nhiệt tâm, làm việc hài hòa và một cách có hệ thống để mọi việc được tốt hơn.
Bên cạnh đó, luôn khuyến khích các em tham gia TVNC sau khi học xong lớp Tám, để cùng học hỏi và tiếp nối công việc truyền
Vì vậy cho nên, chúng ta phải rất vui mừng và hãnh diện có được ngôi trường Việt Ngữ Canberra mà bao nhiêu con người đã và đang
Thân kính,
Trường Việt Ngữ Canberra
Trong Đặc San kỷ niệm 40 năm thành lập trường, hy vọng mỗi người có dịp bắt gặp lại hình ảnh của mình cũng như những ước vọng của chính mình qua 40 năm xây dựng mái trường Việt Ngữ Canberra thân yêu của chúng ta.
08/01/2022 Hiệu Trưởng
• Vũ Quỳnh
5
Hiệu Trưởng Trường Việt Ngữ Canberra Thầy Lê Quang Hậu (1981) Thầy Bùi Huy Việt (1987) Thầy Nguyễn Quang Duy (1993 – 1995) Cô Cao Thị Nguyệt (1995 – 1997) Cô Nguyễn Thị Kim Oanh (1997 – 9/1999) Thầy Phạm Doanh Môn (9/1999 – 2001) Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2002 – 2003) Thầy Huỳnh Ngọc Long (2004 – 2007) Cô Phạm Thị Kiều Loan (2008 – 2014) Cô Lữ Thái Diệu Huyền (2015 – 2020) Vũ Quỳnh (2021 – )
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Tường trình Sinh hoạt Trường Việt Ngữ Canberra 2021
Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Canberra
2021
là một năm đầy thử thách cho thủ đô Canberra, và cũng là một năm rất khó khăn cho tất cả toàn dân của nước Úc Đại Lợi và khắp nơi trên quả địa cầu. Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục hoành hành và gây sức ảnh hưởng kéo dài từ đầu năm 2020 đến suốt năm 2021, khiến người dân thủ đô phải tuân thủ lệnh phong tỏa (lockdown) của chính phủ ACT ban hành vào giữa tháng 8/2021 đến đầu tháng 11/2021. Thầy trò của trường Việt Ngữ Canberra đã nhanh chóng chấp nhận và thích nghi với việc quay trở lại dạy/học trực tuyến từ giữa học kỳ 3 đến nửa đầu học kỳ 4. Ban Điều Hành (BĐH) và tất cả thầy cô cảm thấy tự hào về khả năng thích ứng của học sinh trong thời gian phong tỏa và học tập trực tuyến. Nào, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại cuộc hành trình của trường Việt Ngữ Canberra trong suốt niên học 2021 nhé.
Trường Việt Ngữ Canberra
06/02/2021: Niên học mới 2021 được chính thức khai giảng vào sáng thứ Bảy ngày 06/02. Trường tiếp tục mở lớp giảng dạy cho các em từ lớp Vườn Trẻ đến lớp 8 với số lượng ghi danh khoảng 96 em học sinh. Ứng dụng Check In CBR được sử dụng nhằm giữ sự an toàn cho học sinh, phụ huynh, giáo viên và BĐH vì dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiếp diễn 13/02/2021: Mừng xuân Tân Sửu được tổ
7
chức trong sân trường sáng ngày mồng 2 Tết Nguyên Đán, đúng vào ngày Thứ Bảy 13/02/2021 Dương lịch. Buổi sinh hoạt có sự tham gia của ‘Ông Đồ Cẩn’ viết thư pháp. Thầy cô nhìn trang nghiêm, duyên dáng trong những bộ lễ phục áo dài truyền thống nhưng không kém phần linh hoạt khi cùng các em học sinh đón nhận đội múa Lion Dance trong tiếng vỗ tay ròn rã hoặc tham gia trò chơi tạt lon và ca nhạc vui xuân cùng mọi người
13/03/2021: Dã ngoại công viên Tidbinbilla Nature Reserve. Buổi sinh hoạt ngoại khóa được tổ chức cho các em tham quan công viên Tidbinbilla Nature Reserve, nằm cách trung tâm thành phố Thủ Đô Canberra 40 phút lái xe về phía tây nam. Chuyến tham quan có sự hướng dẫn của ông Stephen Dau, một cựu phụ huynh của trường và là người có kiến thức sâu rộng về công viên Tidbinbilla Nature Reserve. Ông Stephen giúp giải thích nhiều thông tin thú vị về khu công viên. Tất cả mọi người tham dự buổi dã ngoại đã có cơ hội đi bộ, nhìn ngắm và đắm mình trong phong cảnh thiên nhiên xanh mát của công viên. Buổi dã ngoại kết thúc sau khi mọi người dùng buổi trưa và chuyện trò cùng nhau dưới những bóng mát của cây xanh rất vui vẻ 17/03/2021: Một số thầy cô ghi danh tham dự khóa tu nghiệp qua Zoom - Professional Development Workshop do Hội Các Trường Ngôn Ngữ ACT (ACT Community Language Schools Association) tổ chức
ngữ trong Cộng Đồng với tiết mục múa bài hát – Tuổi Thơ (Lê Thương). Trường cũng có một bàn trưng bày các sách giảng dạy tiếng Việt và Đặc San hàng năm của trường Việt Ngữ Canberra
27/03/2021: Học kỳ 1 kết thúc và các em cũng nhận được trứng chocolate để thưởng thức trong dịp lễ Phục Sinh
17/06/2021: Trường chính thức phát động ‘Giải Thi Viết Văn/Vẽ Nhân Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Trường Việt Ngữ’ do đương kim hiệu trưởng (thầy Vũ Quỳnh) đề xướng. Trường đã nhận được nhiều sự khích lệ và tài trợ từ các thân hữu và mạnh thường quân cho các giải thưởng của cuộc thi này.
15/05/2021: ACT Community Language Schools Open Day - Ngày Các Trường Ngôn Ngữ Cộng Đồng được tổ chức tại ALBERT HALL. Trường Việt Ngữ Canberra đã tham gia sinh hoạt chung với các trường dạy ngôn
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
8
19/06/2021: BĐH họp với thầy cô để hội thảo về việc tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường Việt Ngữ (1981 – 2021) và tết Trung Thu. Than ôi ‘mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’, do bởi dịch bệnh COVID-19 còn đang hoành hành nên vào cuối tháng Tám, BĐH quyết định tạm thời ngưng tổ chức hai sự kiện này và chờ đợi một thời gian thích hợp hơn trong tương lai gần 12/06/2021: Giáo viên giúp học sinh ôn bài để chuẩn bị cho các em thi đệ nhất lục cá nguyệt (học kỳ 1 & 2) 31/07/2021: Lễ sơ kết bán niên được tổ chức vào tuần lễ thứ 3 của học kỳ 3 nhằm khích lệ sự cố gắng của các em học sinh trong suốt 2 học kỳ đầu của năm học. Nhà trường đều ghi lại hình ảnh của từng lớp
12/08/2021: Tuân thủ theo lệnh lockdown của chính phủ ACT, BĐH và thầy cô có buổi họp trực tuyến khẩn cấp để chuẩn bị chuyển lớp học qua ZOOM 18/09/2021: Do đại dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài gần 2 năm qua, sinh hoạt của thành phố Thủ Đô Canberra cũng bị ảnh hưởng bởi việc phong tỏa (lockdown). Sinh hoạt Tết Trung Thu thường niên của trường không được tiến hành theo dự định. Đặc biệt năm nay, thầy đương kim Hiệu Trưởng Trường Việt Ngữ Canberra
sau khi các em nhận bản khen và kết quả học tập, cũng như hình ảnh toàn trường để có hình cho cuốn Đặc San kỷ niệm 40 năm thành lập trường. Sau lễ sơ kết, BĐH họp cùng với phụ huynh để thảo luận các việc như - hoạt động gây quỹ của Trường, tổ chức Tết Trung Thu và thu nhận ý kiến đóng góp cùng với sự quan tâm từ quý phụ huynh về việc học tập của học sinh cũng như các sinh hoạt của nhà trường
Vũ Quỳnh đã tổ chức hai sinh hoạt đáng được ghi nhận – (1) giải thưởng thi viết văn và vẽ nhằm khuyến khích tất cả học sinh của trường tham gia thi thố khả năng học tập ngôn ngữ Việt Nam của các em, (2) xổ số gây quỹ qua việc bán vé raffle. Xin cám ơn các MTQ và thân hữu đã ủng hộ mua vé, gởi tặng phẩm, vật phẩm và tài chánh ủng hộ hai sinh hoạt này của trường 13/11/2021 – 04/12/2021: Thầy cô bận rộn giúp học sinh ôn các bài học để chuẩn bị
làm bài kiểm tra cuối năm, viết báo cáo kết quả học tập, chuẩn bị bản khen, quà thưởng và hướng dẫn các em viết hay vẽ hình cho Đặc San 2021 trong những tuần lễ cuối của niên học. 11/12/2021: Lễ Bế Giảng kết thúc niên học 2021 được tổ chức tại hội trường của cơ sở Merici College. Thầy Hiệu Trưởng và thầy cô trao bảng danh dự, thành tích học tập
(1) Kết quả của giải thi viết/vẽ: Giải dành cho các em Vườn Trẻ đến lớp Ba Hạng nhất: Đàm Thúy Lan Hạng nhì: Nguyễn Đức Patrick Vĩnh Thụy Hạng ba: Oliver Nguyễn Gamble Giải dành cho các em lớp Bốn đến lớp Tám Hạng nhất: Hồ Ngọc Như Tiên Hạng nhì: Nguyễn Thiên Ân Samson Hạng ba: Đoàn Huỳnh Anh Angelique Giải khuyến khích Diệu Kathy Huệ Mỹ Đoàn Huỳnh Viên Anh Ethan Dương Hồ Ngọc Như Sao
9
cùng phần thưởng cho mỗi em học sinh. Phần thưởng cho giải thi viết văn hoặc vẽ cũng được trao tặng đến các thí sinh trong dịp này. Đặc biệt là năm nay, chúng tôi rất vinh dự khi có sự hiện diện của một vài cựu Hiệu Trưởng và giáo viên. Sau buổi lễ là tiệc liên hoan bên trong sân trường cùng với sinh hoạt xổ số raffle và các tiết mục ca nhạc karaoke vui tươi. Xin mời xem kết quả của giải thi viết/vẽ, và xổ số sau đây;
Hồ Ngọc Như Ý Huỳnh Jerome Khánh Hy Huỳnh Ryan Ký Jennifer Quỳnh Anh Lê Kira Mỹ Nguyễn Cửu Thanh Tâm Nguyễn Ngọc Thanh Vũ Mymy Julia Vũ Ngọc Ái Nhiên Vũ Ngọc Thiên (2) Kết quả của giải xổ số: Giải nhất: Tiger Thermal Cooker trị giá $359 (vé số: 8121134) Giải nhì: Tiger Rice Cooker trị giá $249 (vé số: 8121303) Giải ba: Coles shopping voucher trị giá $100 (vé số: 8121131) Khi cuốn Đặc San 2021 này đến tay quý vị, thì cũng sẽ
trùng hợp vào thời khắc chúng ta sắp sửa tống tiễn năm cũ Tân Sửu và đón chào năm mới Xuân Nhâm Dần. Trước thềm năm mới, trường Việt Ngữ Canberra xin kính chúc quý hội đoàn, mạnh thường quân, thân hữu, phụ huynh, thầy cô cùng các em học sinh một năm mới 2022 an vui, sức khoẻ dồi dào, gia đình hạnh phúc và vạn sự thành công như ý. Xin hẹn gặp lại nhau trong ngày khai giảng niên học 2022
• Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Canberra
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Tạm bi ệt cô Hạnh và cô Tiên
Đ
Vũ Quỳnh
ại diện trường xin chân thành cảm ơn ba cô đã cộng tác và giúp trường trong việc hành chánh, gây quỹ và giảng dạy trong thời gian dài. Xin có đôi lời về cô Thủ Quỹ Lâm Ngọc Hạnh là một khuôn mặt quen thuộc đối với mọi người, cô lúc nào cũng ân cần hướng dẫn phụ huynh điền đơn nhập học cho các em, và không quên nhắc nhở phụ huynh đóng phí học đúng thời hạn để giúp trường có ngân sách điều hành
trường. Cô Hạnh luôn có mặt mỗi sáng thứ bảy trong phòng sinh hoạt chăm lo thức ăn thức uống cho mọi người. Thêm vào đó, cô là chất keo liên kết mọi thành viên, một người lúc nào cũng sẵn lòng phụ giúp mọi việc. Mong rằng chúng ta theo gương cô chăm lo cho mọi người chung quanh, sẵn lòng phụ giúp các công việc chung để chúng ta góp phần xây dựng gia đình trường Việt Ngữ ngày thêm vững mạnh. Riêng về cô Kim Tiên, các em rất thích học lớp của cô vì cô Tiên không hoặc ít cho bài tập về nhà. Vì thế, có em không muốn lên lớp, muốn tiếp tục học lớp cô Tiên. Mến chúc cô Hạnh và cô Tiên mọi điều may lành, luôn nhớ và ghé thăm trường Việt Ngữ khi có dịp và cố gắng sắp xếp công việc để trở lại sinh hoạt với trường và các em.
Trái sang phải: cô Hoàng Thúy Bình, cô Lê Kim Tiên, cô Lâm Ngọc Hạnh Trường Việt Ngữ Canberra
Trong hình có sự hiện diện cô Hoàng Thúy Bình, nhưng không phải chia tay cô nhưng vì cô cựu thủ quỹ Lâm Ngọc Hạnh có nhã ý muốn có lời cảm ơn đến cô Hoàng Thúy Bình đã giúp đỡ trường và cá nhân cô thủ quỹ trong thời gian dài.
• Vũ Quỳnh
Chuỗi Ngọc Thân Yêu Trần Việt Cường
Điều tôi muốn chia sẻ cùng quý vị ở đây là “TẤM LÒNG”. Không có những tấm lòng vàng cùng nhau gắn kết, không có những hy sinh đóng góp, không có những đôi tay góp lại và đôi vai chung nhau gánh vác thì sẽ không có trường Việt Ngữ tồn tại và phát triển tới ngày nay.
T
ôi muốn viết thật nhiều về một mái nhà, đó là mái nhà Văn Hóa. Cụ thể hơn đó là mái trường thân yêu mà ngày nay có tên là Trường Việt Ngữ Canberra. Trường được thành lập từ năm 1981 tại Canberra do các Hội đoàn Tin Lành, Công Giáo và Phật Giáo mỗi nơi khởi xướng và điều hành riêng lẻ. Thời gian đó tôi vẫn còn đang dạy học tại Việt Nam nên không biết gì về sự thành lập ngôi trường rất đặc biệt này.
Đến năm 1991, tôi rời trại tỵ nạn Pulau Bidong sang Úc định cư tại Canberra. Ngay khi đến Canberra tôi đã được Thầy Nguyễn Quang Duy khi ấy là Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do kiêm Hiệu Trưởng Trường Việt Ngữ kêu gọi tôi ra phụ giúp. Nhờ nhận lời phụ giúp nên tôi đã chứng kiến được sự thăng trầm và biết bao hy sinh, đóng góp của mọi thành phần trong cộng đồng nhỏ bé đã không ngừng chung tay xây dựng, duy trì và phát triển mái trường thân yêu của chúng ta.
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
12
Đến năm 1997, nhận được lời kêu gọi và động viên của Thầy Nguyễn Quang Duy và cô Hiệu Trưởng Nguyễn Thị Kim Oanh, tôi đã nhận lời đảm nhiệm vai trò Hiệu Phó. Thời gian ấy nhà trường đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn. Đó là: nhu cầu tăng cao số học sinh ghi danh nhưng không đủ giáo viên chuyên môn và nguồn nhân sự, ngân sách tài trợ từ chính phủ bị cắt giảm và nhiều khó khăn khác về mặt quản trị. Trước tình hình này Ban Giám Hiệu nhà trường đã chính thức thành lập Hội Phụ Huynh Học Sinh (PHHS) để hỗ trợ và chung tay xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài cho Trường Việt Ngữ Canberra. Nhờ thời gian đầy khó khăn này tôi đã chứng kiến sự đóng góp to lớn của Hội PHHS và dồi dào tài nguyên đóng góp từ cộng đồng. Điều tôi muốn chia sẻ cùng quý vị ở đây là “TẤM LÒNG”. Không có những tấm lòng vàng cùng nhau gắn kết, không có những hy sinh đóng góp, không có những đôi tay góp lại và đôi vai chung nhau gánh vác thì sẽ không có trường Việt Ngữ tồn tại và phát triển tới ngày nay. Bốn mươi năm qua đi, nhiều thế hệ đã được học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
Trường Việt Ngữ Canberra
song song với quá trình hội nhập vào xã hội Úc. Những em học sinh trường Việt Ngữ ngày nào nay đã có sự nghiệp, gia đình và con cái. Nay những em này vẫn đang tiếp tục gửi con em mình đến trường Việt Ngữ để giúp cho con em mình học hỏi và thụ hưởng vốn quý ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Viết tới đây quý vị sẽ hình dung ra chuỗi ngọc của thời gian, tâm huyết, sự hy sinh và công sức của nhiều người qua nhiều thế hệ của cộng đồng tỵ nạn chúng ta. Tôi biết chắc là quý thầy cô, quý mạnh thường quân, quý phụ huynh học sinh và các em học sinh đã trở thành một phần lung linh trong chuỗi ngọc quý giá này. Để kết thúc dòng cảm xúc này, tôi không biết nói gì hơn ngoài tấm lòng tri ân, sự vinh danh và cảm phục được gửi đến những tấm lòng vàng đã nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ. Nguyện chúc cho chuỗi ngọc tuyệt vời của chúng ta ngày càng được mở rộng và tươi sáng hơn trên miền đất thủ đô yêu dấu này. Viết tại Canberra 18/11/2021
• Trần Việt Cường
Vài ghi nhớ về trường Việt Ngữ Cộng Đồng Canberra
Nguyễn Quang Duy
N
gười Việt bỏ nước tìm tự do đều mong muốn con em mình giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. Vì thế ngay trong các trại tị nạn cộng sản cũng có các trường Việt ngữ và tại hải ngoại ở các nơi có đông người Việt định cư đều thành lập các trường tiếng Việt cho con em mình. Khi sang trại tị nạn Bi Đông (Pulau Bidong) tôi đã tình nguyện tham gia giảng dạy
và khi định cư ở Hobart tiểu bang Tasmania mỗi thứ Bảy hằng tuần tôi cũng đến dạy tại trường Việt ngữ do Cộng Đồng tổ chức. Năm 1991 khi nhận trách nhiệm đại diện Cộng Đồng người Việt Tự Do tại Canberra đã có 3 trường Việt ngữ một do Cộng Đồng, một do Chùa Vạn Hạnh và một do Cộng đoàn Công Giáo điều hành. Trên danh nghĩa là thế, trên thực tế trường Việt ngữ Cộng Đồng không còn hoạt động, nhưng nhờ mở ra từ năm 1981 và thuộc Cộng
Đồng nên đã được Chính Quyền địa phương tài trợ. Trường do Cộng Đoàn Công Giáo tổ chức gặp khá nhiều khó khăn, chúng tôi có họp với Ban Chấp Hành Cộng Đoàn Công Giáo và quyết định chuyển phần tài trợ của Chính phủ cho trường, chẳng may đến cuối năm 1992 trường ngừng hoạt động. Mặc dù mở ngay trong Chùa, có phòng học và do Gia đình Phật tử điều hành nhưng Trường ở Chùa Vạn Hạnh cũng gặp không ít khó khăn, hoạt động không
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
14 liên tục ít lâu sau cũng đóng cửa.
Vì thế chúng tôi ra sức vận động để đến năm 1993 trường Việt ngữ Cộng Đồng sẽ hoạt động lại, chúng tôi đến từng nhà thầy cô để mời tham gia giảng dạy. Nhờ thế nhiều thầy cô nhận lời gồm cô Cao Thị Nguyệt, cô Đồng Thị Ái, cô Nguyễn Thị Kim Oanh, cô Kim Chi, cô Nguyễn Thị Định, cô Phạm Thị Kiều Loan, cô Nguyễn Thị Phương Mai, thầy Phạm Doanh Môn,
cô có chuyên môn và tâm huyết; (2) cần sự tham gia của phụ huynh học sinh; (3) cần tài chánh để trợ giúp các thầy cô trong việc sửa soạn giảng dạy và di chuyển; và vì thế (4) cần thâu học phí của phụ huynh học sinh. Năm 1993, trường được mở lại với chừng 50 học sinh với 5 lớp học, có lớp cần đến 2 thầy cô, tôi làm Hiệu Trưởng và dạy thay khi có thầy cô vì lý do riêng không thể đến lớp.
Trong năm 1993 khó khăn lớn nhất là Trong năm 1993 khó việc mướn trường lớp, vì khăn lớn nhất là việc lý do ngoài ý mướn trường lớp, vì lý do ngoài ý muốn chúng muốn chúng tôi đã phải tôi đã phải thay đổi thay đổi địa địa điểm dạy mấy lần. điểm dạy mấy lần.
thầy Võ An Ninh, thầy Trần Việt Cường và thầy Nguyễn văn Vinh. Chúng tôi cũng tiếp xúc với khá nhiều phụ huynh có con em trong hạn tuổi đi học để tìm hiểu nhu cầu học tiếng Việt của các em và nguyện vọng của phụ huynh. Rút kinh nghiệm từ các trường lớp mở trước đây và qua tham khảo quý thầy cô cùng phụ huynh học sinh, chúng tôi đưa ra một số quyết định: (1) cần thầy
Để khắc phục tình trạng Cô Cao thị Nguyệt đã liên lạc với Hội Văn Hóa Pháp (Alliance Française de Canberra) và Cộng Đồng đã mướn cơ sở này vào mỗi thứ Bảy hằng tuần nhờ đó nhà trường mới bước vào ổn định. Đồng thời, Cô Cao thị Nguyệt cũng có công trong việc tổ chức lại nhà trường, như đưa học sinh vào quy củ, nề nếp, kỷ luật và bắt đầu xây dựng được chương trình giảng dạy chuyên
Trường Việt Ngữ Canberra
môn. Cô Nguyễn Thị Kim Oanh có lần tâm sự: Cô xem trường học như gia đình, xem học trò như con em, nên cả tuần chỉ mong đợi đến ngày thứ Bảy được đến trường gặp lại các em. Tôi vì vừa giữ vai trò Chủ tịch Cộng Đồng vừa là Hiệu Trưởng nên công việc khá bận rộn, mỗi thứ Bảy tôi đều đến trường nếu không phải dạy thế, thì trò chuyện với phụ huynh về việc học của con em, việc Cộng Đồng và tình hình chính trị Việt Nam. Cuối năm 1993, tôi quyết định chuyển về Melbourne, chúng tôi đã họp và để giảm nhẹ trách nhiệm cho các Ban Chấp Hành kế tiếp, Cộng Đồng đã tách việc điều hành nhà trường khỏi trách nhiệm của Ban Chấp Hành. Trường được đặt tên là trường Hồng Bàng, cô Cao thị Nguyệt đã nhận làm Hiệu Trưởng kế nhiệm, còn thầy Võ An Ninh làm Thủ Quỹ. Cũng cần ghi nhận trong năm 1991, Cộng Đồng chúng ta đã mở ra trường dạy tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa cho các em trung học từ Việt Nam mới sang đoàn tụ gia đình và đã được các thầy Lê Vân Tú, thầy Tân, thầy Sơn, thầy Trí, thầy Tín, thầy Hạnh… tình nguyện
15
giảng dạy. Trường bước đầu được mở ở trường Trung Học Turner sau chuyển về Trung Tâm Di Dân (Migration Resource Centre), đến những năm cuối thập niên 1990 trường vẫn được thầy Hạnh (Tin Lành) duy trì việc giảng dạy. Năm 1997, tôi về lại Canberra rất vui khi thấy Trường Việt Ngữ đã khá ổn định và đang trên đà phát triển, cô Nguyễn Thị Kim Oanh đã thay cô Nguyệt trong vai trò Hiệu Trưởng, còn thầy Trần Việt Cường nhận làm Hiệu Phó. Trường đã thành lập được Hội Phụ Huynh Học Sinh và số học sinh tăng nhanh nên phải chuyển đến dạy tại trường Trung học Công Giáo Merici College. Thời kỳ này Chính phủ cắt giảm ngân sách, Hội Phụ Huynh Học Sinh đã phụ giúp thêm về tài chánh, nhân sự và quản trị, được biết quý vị phụ huynh với tấm lòng hy sinh đã đóng góp rất nhiều công sức vào sự tồn tại của nhà trường. Năm 2002 hai cháu lớn của tôi là Ý Vy và Liêm đến tuổi đi học, chúng tôi cũng gởi hai cháu đến trường để các cháu học viết và trau dồi tiếng Việt. Ngày nay các cháu đều đã lớn sửa soạn lập gia đình nhưng vẫn dùng tiếng Việt để nói chuyện hay gởi tin nhắn cho tôi. Dạy tiếng Việt đòi hỏi rất nhiều thời giờ và tâm huyết, nhân đây, tôi xin gởi lời cảm ơn quý thầy cô trường Việt ngữ những người đã hết lòng duy trì tiếng Việt, văn hóa Việt trên đất khách quê người.
Tiếng Việt bằng hình
treo
đậy
Melbourne, Úc Đại Lợi 20/11/2021 Chó treo mèo đậy
• Nguyễn Quang Duy
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Mãi là nỗi nhớ...
* Tản mạn
... mỗi sáng thứ Bảy đi ngang qua Merici, tôi vẫn cảm thấy ngậm ngùi và sợ phải nhìn thấy các em học sinh cũ vì nhìn thấy thì nhớ các em lắm!
N
Nguyễn Thị Phương Mai
hững ngày tháng bắt đầu cho việc “dụ dỗ” các “vị trẻ em” đến để tập yêu tiếng nước tôi là khi trường Việt ngữ được đặt tại trường Alliance Francaise (Canberra, Úc). Mặc dù biết là rất khó khăn để tập cho các em bơi ngược dòng ngôn ngữ vì tiếng Việt ở đây chỉ được dùng đến trong những sinh hoạt hạn chế ở gia đình, nhưng vì tha thiết với tiếng Việt của mình nên các thầy cô trường Việt ngữ đã cùng nhau chia sẻ trong những vai trò của mình. Riêng tôi vì rất tha thiết với “các vị nhóc tì” nên đã chọn lớp mẫu giáo để có thể “dụ dỗ” các em bằng “bánh kẹo” hoặc những trò chơi… với ý nghĩ cứ làm sao “dụ” được các em tới trường trước đã rồi sau đó sẽ tìm cách truyền đạt những kiến thức về tiếng Việt… Điều này có thể không hài lòng một số quý vị phụ huynh… nhưng đành phải xin lỗi thôi. Trường Việt Ngữ Canberra
17
Cô Phương Mai (giữa) và thầy Phạm Doanh Môn (thứ hai từ trái) cùng một số thầy cô của trường Việt ngữ Canberra. Cô từng dạy học ở đây, còn thầy Môn từng là hiệu trưởng của trường.
Do hoàn cảnh kinh tế lúc đó còn dựa vào sự quan tâm của mọi người nên mỗi sáng thứ bảy, tôi thường đi xe buýt đến city rồi đi bộ trên con đường mòn từ Barry Drive đến trường. Tôi đã thực sự cảm nhận được sự hiện diện của mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông như thế nào qua sự đổi màu của lá cây hoặc khi cây chỉ còn trơ những cành khô. Trước đây khi còn ở một nơi chỉ có mưa nắng hai mùa thì những cảm nhận này chỉ được vay mượn qua thi ca cho có vẻ mơ mộng một tí để điểm tô cho lứa tuổi biết buồn thôi. Hết quãng đường dài hơn một cây số cũng đủ để ngắm cảnh thiên nhiên, nghe chim hót và được nghe thành phố thở trong một buổi sáng yên tĩnh cuối tuần … để rồi khi bước vào lớp
là bận rộn với việc sắp xếp bàn ghế cho học sinh trước khi bắt đầu một buổi học. Lớp tôi dạy, một lớp mẫu giáo thật ngộ nghĩnh với đủ lứa tuổi vì đa số phụ huynh đều nghĩ khi học tiếng Việt là phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo… Do học sinh có nhiều trình độ khác nhau nên việc giảng dạy cũng khá phức tạp và vất vả với việc sắp xếp cho em nào cũng có việc làm. Tuy nhiên bên cạnh những vất vả này, tôi rất vui vì luôn luôn được các em nhớ tên vì tôi là cô giáo đầu tiên vỡ lòng tiếng Việt cho các em, do đó mỗi năm tôi đều nài nỉ xin được dạy lớp mẫu giáo! Nếu học sinh nào biết hát bài “Con bướm vàng” là chắc chắn đã học qua lớp của cô Mai… Tôi vẫn nhớ
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
18
một chuyện vui, trong việc gợi nhớ cho học sinh về những dấu đã học, có một lần khi hỏi một em về dấu ngã, thấy em ngập ngừng nên tôi đã nhắc em bằng điệu bộ ngã xuống. Thấy vậy, em mừng quá và trả lời: “Thưa cô, đó là dấu “té”!” Câu trả lời của em – mà gia đình có lẽ là người miền Nam – đã làm cho cô giáo phải “ngã thật sự” vì sự bất ngờ xảy ra do sự khác biệt về ngôn ngữ của từng miền Việt Nam. Thêm một trường hợp khó quên khác, trong lớp có một cậu bé thuộc thành phần quậy và luôn muốn được các em khác chú ý bằng cách bày nhiều trò nghịch ngợm trong lớp làm cho cô giáo bị thử thách hơi nhiều. Sau khi áp dụng một vài cách như thưởng bánh kẹo, khen ngợi khi em ngồi yên,… mà vẫn không được, tôi đành phải nói một cách hơi phản giáo dục với em:
“Con à, nếu con không thích học thì con có thể ở nhà không cần phải đến đây!”. Thật không ngờ, em đã trả lời: “Không, con thích đi học lắm, con thích đến đây mà!”. Tuy thất
Những ngày mới nghỉ dạy, mỗi sáng thứ Bảy đi ngang qua Merici, tôi vẫn cảm thấy ngậm ngùi và sợ phải nhìn thấy các em học sinh cũ vì nhìn thấy thì nhớ các em lắm!
có một lần khi hỏi một em về dấu ngã, thấy em ngập ngừng nên tôi đã nhắc em bằng điệu bộ ngã xuống. Thấy vậy, em mừng quá và trả lời: “Thưa cô, đó là dấu “té”!”
bại với sự thuyết phục của mình, nhưng cô giáo khá nở mũi vì học sinh nói “thích đi học”. Nếu Alliance Francaise có con đường mòn thật nên thơ thì ở Merici (sau này trường dời về Merici College) với những tàn cây nhiều lá dễ thương như những lá me tỏa nhiều bóng mát vào những giờ ra chơi cũng thật khó quên …
Và… còn rất nhiều những gì được trải qua với các thầy cô, phụ huynh và các em trong gần mười năm dạy tại trường Việt ngữ Canberra này. Mãi mãi là nỗi nhớ thôi quý vị ạ! Canberra đầu thu 17-3-2012
• Nguyễn Thị Phương Mai
Tiếng Việt bằng hình
Ăn
nhớ kẻ trồng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trường Việt Ngữ Canberra
Sinh hoạt với Trường Việt Ngữ từ 1996 - 2007 Trường Việt Ngữ ở Canberra đã cho tôi rất nhiều niềm vui trong suốt hơn 10 năm có mặt, làm việc và sinh hoạt với trường, tạo được nhiều tình bạn cùng chí hướng cho tới hôm nay.
N
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
guyên nhân muốn được làm cô giáo bắt đầu từ lúc tôi học lớp ba trường Minh Mạng ở Sài Gòn. Trong suốt thời gian học tiểu học, lớp ba là lớp học tôi thích nhất và chỉ mong đến giờ để đi học. Không chỉ tôi là thương cô giáo lớp ba mà hầu như cả lớp. Tôi nhớ là thường trước giờ vô lớp, đã có một nhóm bạn đứng chờ cô trước cổng trường, đứa thì nắm tay, đứa thì nắm tà áo dài, đứa thì ôm giùm cô các cuốn sách. Và mãi đến hôm nay, sau hơn 60 năm, tôi vẫn còn những kỷ niệm vui đó, uớc mơ trở thành cô giáo đã tạo thành từ đây và yêu nghề dạy học không bao giờ rời xa tôi cho đến ngày hôm nay. kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
20
Tôi đã đi dạy tiểu học ở Bình Tuy, tỉnh Bình Thuận cách Sài Gòn 400km, từ 1975 cho đến 1978. Đây là thời gian rất khổ cực ở miền Nam, nhất là vùng Bình Tuy nơi ‘khỉ ho cò gáỵ’. Tuy nhiên đây cũng là thời gian mà tôi vui nhất mặc dù cuộc sống rất thiếu thốn, chỉ có mì gói, khoai trộn cơm, rau luộc và tắm ở con rạch. Tại sao? Vì được sống xa nhà, được tự do, và nhất là bây giờ đã được trở thành cô giáo như lòng ước mơ. Khi biết được Canberra có Trường Việt Ngữ, thời gian từ 1996 cho đến 2007, tôi đã trở thành phụ huynh của ba học trò, đến làm cô giáo, và làm hiệu trưởng. Trường Việt Ngữ ở Canberra đã cho tôi rất nhiều niềm vui trong suốt hơn 10 năm có mặt, làm việc và sinh hoạt với trường, tạo được nhiều tình bạn cùng chí hướng cho tới hôm nay. Hằng năm với hơn 100 học trò, từ mẫu giáo đến lớp 6, với một ‘đạo quân’ thầy cô đã giúp cho các con tôi, các học sinh ở Canberra cơ hội học hỏi những phong tục, văn hóa và ngôn ngữ VN. Tôi vẫn nhớ mãi những ngày lên lớp dạy, những buổi họp với phụ huynh và thầy cô, bàn soạn sôi nổi về cách gây quỹ cho trường trong các Festivals, cách tổ chức Trung Thu và lễ phát quà cuối năm, cùng những buổi ăn trưa thật vui với phụ huynh và thầy cô sau khi tan học, hăng hái tham gia các chuyến school excursion. Đây là những kỷ niệm và thời gian mà tôi không bao giờ quên trong cuộc sống xa quê hương Việt Nam. Đến ngày hôm nay, tôi xin ngưỡng mộ ban giám học của TVN vẫn tiếp tục con đường dạy dỗ và nâng cao trình độ tiếng Việt cho các em học sinh. Tôi chắc chắn khi nhìn thấy số học trò ghi danh học càng ngày càng tăng trong ngày ghi danh, thầy cô sẽ thật vui và lên tinh thần! Tôi cũng xin cảm ơn các phụ huynh đã bỏ rất nhiều công sức, sự khuyến khích và thời gian đưa đón các em đi học tiếng Việt mỗi tuần. Mến chúc anh Hiệu Trưởng cùng ban giám học được nhiều sức khoẻ, may mắn và đầy nhiệt huyết để tiếp tục hướng dẫn và dạy dỗ các con em chúng ta giữ gìn ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
• Cựu cô giáo và hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Ánh Trường Việt Ngữ Canberra
NGÔI TRƯỜNG
CHO CHÁU & ÔNG NGOẠI Ở Canberra, các con cháu chúng tôi cứ đủ tuổi là xin vào học tại trường Việt ngữ. Thỉnh thoảng Ba tôi đưa cháu ngoại đến truờng vào sáng thứ 7 bằng xe buýt.
T
háng 9 hàng năm, Ba tôi thường từ Sài gòn sang Canberra thăm con cháu và xem Hội hoa Floriade. Trước đây có lần tôi mời ông cùng đưa cháu đi coi văn nghệ và đèn Trung Thu do các thầy cô và học trò của Trường Việt Ngữ tổ chức. Ông thích lắm nên nhận lời ngay. Thường được nghe ông Bà Nội mình kể, khi còn trẻ Ba tôi hay tổ chức Trung Thu
Anh Liên cho các em, rồi khi em lớn ông tiếp tục tổ chức cho con, cháu. Ông thường nói đây là dịp tốt cho trẻ em tụ họp và coi gặp gỡ Trung Thu là truyền thống của gia đình mình. Năm ấy, Ba tôi có dịp tham dự Trung Thu lần đầu nơi đất khách, ông rất đỗi ngạc nhiên khi ở một nơi rất xa đất nước có một cộng đồng người Việt không đông, sống rải rác mà có thể tổ chức đêm Trung Thu thật
hoành tráng, từ ca nhạc thiếu nhi, múa lân đến cuộc đấu giá những lồng đèn thủ công do thầy cô và phụ huynh làm. Lồng đèn nhiều hình dạng, nhiều màu sắc đẹp ai nhìn cũng thích thú. Đêm hội, người tham gia đông quá, chật kín hội trường nên nhiều gia đình tụ tập bên ngoài dưới ánh trăng sáng vằng vặc, không chỉ người Việt mà còn có nhiều cha mẹ và các em bé chủng tộc khác nữa. Ồ, đây là lễ hội đích thực cho
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
22
người Việt và cả những bè bạn khác màu da. Giờ này Việt Nam đang giữa mùa thu còn xứ Canberra đang vào xuân, ban đêm với trăng rằm chiếu sáng khắp và ban ngày biết bao hoa cỏ đẹp! Ông nhớ lại tại quê nhà gần đây có vài lần Tết Trung Thu được tổ chức quy mô khá lớn ở nơi công cộng, nhưng các nhà tài trợ thường nặng phần hình
Thế là những lần sau sang Úc thăm con cháu Ba tôi thường chọn thời gian có lễ Trung Thu để có dịp hoà mình vào không khí vui cùng con cháu mình và những người Việt ở đây. dịp hòa mình vào không khí vui cùng con cháu mình và những người Việt ở đây. Ở Canberra, các con cháu chúng tôi cứ đủ tuổi là xin vào học tại trường Việt ngữ. Thỉnh thoảng Ba tôi đưa cháu ngoại đến trường vào sáng thứ 7 bằng xe buýt. Tôi vui lắm khi biết ông cháu nói chuyện bằng tiếng Việt trên suốt đường đi. Nếu đến trường sớm, Ông thường theo cháu vào tận lớp học để xem chỗ ngồi, và tiếp xúc với vài học sinh bạn cháu mình. Qua đó, ông biết không phải cháu nào cũng nói được tiếng Việt suôn sẻ. Ông khá ngạc nhiên khi thấy nhiều phụ huynh Việt nói chuyện với các con mình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Còn Ba tôi thường khuyến khích cháu mình nên nói chuyện với bạn bằng tiếng Việt vì đây là trường Việt Ngữ cháu ạ! Càng ngày gia đình chúng tôi càng gắn bó và nhiều tình cảm đối với ngôi trường Việt Ngữ, càng hiểu được việc tổ chức cho nhiều người bỏ công sức làm ra cho từng buổi Lễ Trung Thu không phải là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, có những cái khác quan trọng hơn, như dạy cho các em đọc, viết, hát ca bằng tiếng Việt, dạy ứng xử lễ phép trong trường Việt... Trường Việt Ngữ Canberra
thức phong trào, quảng bá sản phẩm, thiếu tâm huyết của nhà tổ chức. Còn trẻ em thường chơi các chiếc đèn hoa hoè có hình ảnh không gắn với xã hội Việt, hầu hết đèn sản xuất từ công xưởng của Tàu. Có vẻ như vui chơi Tết Trung Thu truyền thống xưa nay đang dần dần bị biến thể! Thế là những lần sau sang Úc thăm con cháu Ba tôi thường chọn thời gian có lễ Trung Thu để có
còn khó hơn rất nhiều. Để công việc giáo dục có kết quả chúng ta cần có sự phối hợp đồng điệu giữa nhà trường và phụ huynh các em học sinh.
dành 45 phút nói chuyện với chúng về gia đình, đất nước, các câu chuyện cổ tích Việt và một số phong tục tập quán dễ hiểu.
Ba tôi cũng thường nhắc Khi sang Úc, Ba tôi mong đến trường Việt ngữ với ý muốn có cơ hội thực hành nghĩ là nơi tập hợp, gắn kết nói tiếng Anh, nhưng do tôi giao lưu giữa những người thường nhờ ông sử dụng Việt Nam xa quê hương. toàn tiếng Việt với các Ông hình dung ra nơi đây cháu nên có chút thiệt thòi như không gian văn hóa về mình, nhưng ông vẫn vui đình làng của người Việt xưa. Ở trường có những người “Tiếng Việt đầy nhiệt huyết, là lời mẹ yêu, làm việc không Học chăm có lương, quyết con hiểu bao điều tâm giữ gìn quê hương” truyền bá văn hóa và bản sắc Việt cho con em. vẻ hưởng ứng “phong trào Qua tiếng Việt, các học sinh nói tiếng Việt trong nhà” đến trường này sẽ có nhiều vì nghĩ rằng cùng nhau nói hơn nữa tình yêu Việt Nam, tiếng của mình trong nhà đặc biệt những em học trò thì các cháu mới giữ được có quê cha đất tổ Việt. tiếng Mẹ cho thế hệ sau. Không ít người có hoài bão mong Việt ngữ thành một Do CoVID-19 nên mấy năm “sinh ngữ” sẽ sử dụng nhiều qua Ba tôi không thể sang hơn trong cộng đồng Úc đa Úc, không tụ tập được con chủng tộc. cháu. Qua video tôi thấy cứ sắp đến Trung Thu ông vẫn Ba tôi thường nói, Trường làm lồng đèn treo trước nhà Việt ngữ Canberra là một như để nhớ lại những lần tổ chức phi lợi nhuận. Nó mình tham dự Trung Thu là một ngôi nhà chung của với các cháu. Ba nói ngày mọi người Việt, từ trẻ em xưa ông Bà Nội tôi thường đến người lớn cần góp sức kể chuyện, giờ Ba tiếp tục chăm lo. Hai năm qua do kể chuyện xưa cho cháu tình hình Covid diễn ra mình. Ông mong các cháu trên thế giới, chưa thể trở hiểu về Việt nam nên mỗi lại nước Úc nhưng Ba tôi tuần 2 lần vào chiều tối ông luôn quan tâm hoạt động
23
của trường, quan tâm đến những buổi học Việt ngữ của các cháu mình vào sáng thứ Bảy. Cứ vào Chủ nhật ông online nghe cháu kể về lớp Việt ngữ của ngày học hôm qua, còn ông kể chuyện ở Sài gòn. Cũng may cho gia đình là hai đứa nhỏ của mình thích khoảng thời gian được chuyện trò với ông Ngoại nên chúng rất mong đến giờ online. Trước khi kết thúc trò chuyện, các ông cháu thường hào hứng đồng thanh đọc: “Nhờ trường Việt ngữ Canberra, Giúp con học tập vui ca sớm chiều Tiếng Việt là lời mẹ yêu, Học chăm con hiểu bao điều quê hương”. Tôi mong sao mọi thứ sớm bình thường như trước thời bệnh dịch Coronavirus để Ba tôi trở lại nước Úc, sắp xếp thăm trường Việt Ngữ Canberra, được chung vui những ngày lễ hội. Và biết đâu các ông cháu có thể chung tay làm vài việc nhỏ phù hợp tuổi tác mình cho trường. Được vậy chắc Ba tôi thích lắm! (Ghi lại theo lời kể của một Phụ huynh)
• Anh Liên
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Lời Cảm Ơn… Tôi cũng đã chứng kiến có những em từ ngày đầu tiên nắm tay cha mẹ e dè bước chân đến ngưỡng cửa của trường và năm tháng trôi mau, các em bây giờ ... thành những thanh thiếu niên khôi ngô thanh tú. Và điều làm tôi vui nhất, hãnh diện nhất đó là các em có thể trả lời chúng tôi bằng tiếng Việt. Những câu nói ‘dạ thưa con khỏe’, ‘dạ con biết rồi’, ‘dạ thưa cô con về’ một cách rất Việt Nam, rất lễ phép.
LNH
T
ôi quả thật có duyên rất nhiều với ngôi trường Việt ngữ Canberra. Phần thiện duyên này bắt đầu từ những năm giữa thập niên 90 khi tôi đưa con gái đầu lòng đến trường học tiếng Việt ở Trung Tâm Alliance Française, rồi đến đứa con thứ hai, và thứ ba. Vậy thì có thể cho rằng tôi không nói ngoa khi nhìn lại thời gian hơn hai mươi lăm năm gắn bó với trường.
vui cùng với Ban Điều Hành (BĐH), các thầy cô, phụ huynh và các em học sinh!!! Nhân đây, tôi xin mạn phép nói thêm về vai trò thủ quỹ của mình một chút.
Tôi đến với trường trong nhiều cương vị - phụ huynh, phụ giúp ban canteen, giáo viên điền khuyết, và vị trí thủ quỹ... Thật có quá nhiều kỷ niệm buồn
Thật tâm, tôi rất lấy làm vinh dự khi nhận được sự tín nhiệm của ban BĐH bấy giờ. Kiến thức chuyên môn của tôi về tài chánh và kế toán rất ít, thế nên
Trường Việt Ngữ Canberra
Cách đây sáu năm tôi được BĐH đương thời của trường bầu (khiếm diện) vào vị trí thủ quỹ. Nói theo cách của các cụ ngày xưa thì đó là bị ‘bắt cóc bỏ dĩa’, và vì cóc không nhảy được nên đành ở lại đến sáu năm sau!
Trong sáu năm, tôi đã nhìn thấy những ưu tư và sự quan tâm của các thầy cô giáo, của ban điều hành, của phụ huynh đối với việc dạy tiếng Việt cho các em học sinh. Ai cũng đều mong ước dạy tiếng Việt cho các em học hiệu quả hơn và mỗi ngày một tiến bộ. Tôi được nhìn thấy lòng thương mến và sự tận tụy của các thầy cô giáo dành cho các em. Tôi cũng đã chứng kiến có những em từ ngày đầu tiên nắm tay cha mẹ e dè bước chân đến ngưỡng cửa của trường và năm tháng trôi mau, các em bây giờ đã cao lớn nhanh như thổi và trở thành những thanh thiếu niên khôi ngô thanh tú. Và điều làm tôi vui nhất, hãnh
diện nhất đó là các em có thể trả lời chúng tôi bằng tiếng Việt. Những câu nói ‘dạ thưa con khỏe’, ‘dạ con biết rồi’, ‘dạ thưa cô con về’ một cách rất Việt Nam, rất lễ phép. Đấy chẳng phải là thành quả từ tấm lòng tận tụy của các thầy cô giáo, sự kiên nhẫn của phụ huynh và tính hiếu học của các em ư! Bên cạnh đó tôi cũng nhận được sự thương mến của các phụ huynh và thầy cô. Những gặp gỡ sơ giao từ buổi đầu nay đã thành thân quen khiến tôi sẽ không bao giờ quên. Công việc của tôi sẽ không thể hoàn thành một cách tốt đẹp nếu như không có sự quan tâm giúp đỡ từ tất cả mọi người trong gia đình của trường Việt ngữ. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
25
quỹ giúp cho trường. Tôi rất hân hạnh trao vị trí thủ quỹ cho anh và tin rằng anh sẽ làm rất tốt trách nhiệm của mình. Ngoài việc có khả năng chuyên môn, Minh Chánh cũng là một phụ huynh đầy lòng nhiệt huyết và rất quan tâm đến các sinh hoạt của trường. Tôi mong rằng tân thủ quỹ cũng sẽ được mọi người giúp đỡ và quan tâm. Tôi cầu chúc cho BĐH, thầy cô giáo có nhiều sức khỏe và nghị lực để tiếp tục tạo môi trường tốt đẹp cho con em thế hệ tiếp nối có cơ hội tìm đến trường Việt Ngữ Canberra học tiếng Việt, hiểu tiếng Việt, nói tiếng Việt một cách lưu loát. Xin cầu chúc tất cả thầy cô, phụ huynh và các em luôn được nhiều sức khỏe, hạnh phúc. Hè 2022
Cảm ơn anh Tiêu Minh Chánh đã nhận vai trò thủ
• LNH
Tiếng Việt bằng hình
Nắng tốt
, mưa tốt Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
tôi rất lạ lẫm với công việc làm thủ quỹ khi mới bắt đầu. Và với sự tin tưởng của mọi người, từng chút một tôi làm quen với công việc, chung vai với BĐH trong suốt thời gian qua.
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
26
Sợ gì
chủng ngừa MVH
A
i bảo trẻ em tại Úc sướng, vì được chăm sóc Y-tế rất chu đáo ngay từ khi lọt lòng mẹ, riêng em thì không! Khi mới sinh ra, mắt vẫn còn nhắm nghiền vì ánh sáng chói chang bên ngoài, cô Y-tá đã lụi cho một mũi Hepatitis B, làm em khóc ré lên vì đau! Chưa xong, khi em được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, rồi 4 tuổi, còn bị tiêm nhiều loại vắc-xin khác với những chiếc kim dài thòng đến rợn người, bảo để ngừa nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Ai biết? Tưởng chừng cơn hoạn nạn đã qua, không phải chủng ngừa nữa. Ai ngờ con virút Vũ Hán quái ác đã lan ra khắp nơi trên thế giới, cướp đi hơn 5 triệu rưỡi
nhau.
sinh mạng. Hầu hết các quốc gia bị phong tỏa, các cơ sở kinh doanh bị đóng cửa, người lớn làm việc tại nhà, trẻ em học trực tuyến, cuộc sống xáo trộn. Khổ! Gần hai năm sau, kể từ ngày con vi-rút Vũ hán xuất hiện, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu thành công và chế ra nhiều loại vắc-xin, nào là: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinovac… Khổ nỗi, đây là những loại văcxin mới toanh, mỗi loại đều có mức độ công hiệu và những biến chứng khác
Trường Việt Ngữ Canberra
Thế rồi, chuyện gì đến phải đến, chính phủ khuyên em đi chủng ngừa Covid-19, nếu không có thể phải học trực tuyến, và không được đến trường, gặp thầy, gặp bạn. Phiền! Mẹ rất lo lắng, cố tìm xem loại vắc-xin nào ít tác dụng phụ nhất, để chọn chích cho em. Bố góp ý, vắc-xin nào cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Riêng ưu điểm của các loại vắc-xin làm ở Tàu là không hề có bất kỳ một tác dụng phụ nào. Mẹ hỏi: ‘Thế còn khuyết điểm của loại vắc-xin này là gì?’ Bố đáp: “Khuyết điểm là chẳng có chút công hiệu gì”. Toang! 2021
• MVH
Bài chia sẻ kinh nghiệm
từ phụ huynh Duy trì được tiếng Việt cho con em ở nước ngoài là một việc làm khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội mà trong đó bố mẹ là những người có vai trò then chốt.
Ở
Belinda Lam - Nick Huynh
Úc (cũng như ở các nước trên thế giới) có người Việt sinh sống, trẻ em khi tới tuổi đi học sẽ học tiếng bản xứ, ở Úc là tiếng Anh, nên các em sẽ có cơ hội phát triển tiếng Anh, và rồi tiếng mẹ đẻ sẽ bị quên dần đi nếu các em không sử dụng thường xuyên. Trẻ em ở nước ngoài, Úc, Anh, Mỹ, thì nói tiếng Anh, khi chưa tới tuổi đi học, ở nhà với ba mẹ ông bà, còn học được vài từ tiếng Việt. Tới độ tuổi bắt đầu đi học, khi nói chuyện với ba mẹ, thường thì các em hay pha trộn tiếng Anh khi nói tiếng Việt với người Việt, vì các em không đủ từ ngữ tiếng
Việt để truyền đạt ý nghĩ của mình, các em sẽ dùng tiếng Anh thế vào. Lớn hơn chút nữa, nếu không được bố mẹ nhắc nhở, các em sẽ nói tiếng Anh hoàn toàn ở nhà và thấy rất khó khăn mỗi khi phải nói tiếng Việt. Do đó, nếu phụ huynh đưa con em đi học thêm tiếng Việt là đều rất đáng khích lệ. Duy trì tiếng Việt cũng là duy trì bản sắc văn hóa Việt, góp phần vào xây dựng xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Chính phủ Úc gần đây đã dành hàng triệu đô la vào các chương trình khuyến khích phát triển ngôn ngữ cộng đồng với hy vọng duy trì và phát triển một quốc gia đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
28 Duy trì được tiếng Việt
cho con em ở nước ngoài là một việc làm khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội mà trong đó bố mẹ là những người có vai trò then chốt. Hiểu được những lợi ích của việc nói được tiếng Việt đối với cá nhân các em nhỏ cũng như gia đình và cộng đồng sẽ góp phần xây dựng một thái độ tích cực với tiếng Việt và văn hóa Việt, từ đó thúc đẩy việc sử dụng tiếng Việt và dạy con em tiếng Việt trong gia đình.
Rất may mắn, chúng ta có trường Việt Ngữ ở Canberra. Tuy nhiên các em đến trường học tiếng Việt có một buổi, vào thứ Bảy, cuối tuần. Do thời lượng không đủ nhiều, phụ huynh cần phải giúp các em làm bài tập mà thầy cô cho về làm ở nhà, đây cũng là cơ hội để phụ huynh nói tiếng Việt với con em thường hơn. Tập cho các em có thói quen làm bài tập tiếng Việt mỗi ngày, giúp trẻ em quen dần với cách học tập này thì các em sẽ không thấy khó khăn khi phải làm bài tập
Trường Việt Ngữ Canberra
tiếng Anh và làm bài tập tiếng Việt ở nhà. Các em sẽ quen dần với việc học tập như vậy, sẽ không có nhiều trở ngại, khi được học hai ngôn ngữ từ nhỏ. Phụ huynh nên đưa con em tới trường Việt ngữ học thêm một ngôn ngữ, sẽ rất có ích cho các em, giúp các em không quên tiếng Việt vậy. Mong thay. Canberra 12/11/2021
• Belinda Lam Nick Huynh
Trường Việt Ngữ Canberra
40 năm thành tựu
40
Ngọc Định
năm trước, mỗi sáng Thứ Bảy em được Ba Mẹ đưa đến trường học tiếng Việt dù là ngày đông lạnh lẽo hay ngày mưa tầm tã. Các em ê a tập đánh vần và ráp dấu vô từng chữ. Ngày đó, em hồn nhiên và ngây thơ biết bao!... Các cậu bé cô bé năm đó giờ đây là những người trung niên chững chạc và thành đạt. Có thể biết đâu có người đã trở thành Ông thành Bà rồi chăng!.
Cám ơn tất cả mọi người và Trường Việt Ngữ Canberra. Chúng ta hãy cùng nhau duy trì và bảo tồn tiếng Việt!
Xuyên suốt 40 năm qua, Trường Việt Ngữ Canberra đã dạy tiếng Việt cho khoảng ba ngàn học sinh; trong đó có một số công dân Úc chính thống, lớn tuổi cũng đến học tiếng Việt ở đây. Sau khi hoàn thành hết các lớp học, các học sinh đã thông thạo đọc, viết, nói, nghe
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
30 và hiểu được tiếng Việt. Các em cựu học sinh của Trường giờ đây là những thành phần trẻ, tài năng và thành công trong xã hội. Khả năng tiếng Việt của các em rất hữu ích, đã góp phần đáng kể giúp các em được thuận lợi hơn trong nghề nghiệp của mình. Có em là Luật sư, làm việc ở Melbourne, nhờ thông thạo tiếng Việt, em được mời làm phụ tá cho một dân biểu tiểu bang Victoria. Có em là Bác sĩ, làm việc tại một bệnh viện ở Sydney, gặp các Bác Việt nam lớn tuổi điều trị bịnh ở đây, em thăm hỏi và hướng dẫn trị liệu cho các Bác bằng tiếng Việt trực tiếp, tạo sự tiện lợi và dễ dàng cho các Bác. Có em là Dược sĩ, có em làm việc trong Ngân hàng; tất cả các em đều sử dụng tiếng Việt để hướng dẫn khách hàng Việt nam trong giao dịch một cách rõ ràng và chính xác. Nơi các em làm việc chắc chắn rất hài lòng về các em vì đã phục vụ cho khách hàng trong cộng đồng Việt nam rất hiệu quả. Qua đó, ta thấy rằng các em đã tận dụng được khả năng tiếng Việt của mình để giúp đỡ cộng đồng, không uổng phí thời gian học tập lẫn công
sức của cha mẹ và thầy cô.
càng lớn mạnh hơn.
Trường Việt Ngữ Canberra cũng có niềm hãnh diện là đã từng có học sinh của trường đoạt những giải viết Văn do Đài SBS Úc châu tổ chức cách đây hơn 10 năm.
Sự phát triển của Trường được đến ngày hôm nay là nhờ vào công sức của các bậc Phụ huynh, luôn luôn sát cánh với nhà trường; nhờ vào sự tận tâm tận tình của Ban Giám hiệu và Giáo viên; bên cạnh đó còn có sự đóng góp, hỗ trợ và giúp đỡ của các Hội đoàn, Mạnh thường quân và Thiện nguyện viên đầy nhiệt huyết, tận tâm tận tình với mong mỏi là duy trì và bảo tồn được tiếng Việt cho con cháu chúng ta ở hải ngoại.
Có nhiều em, sau khi hoàn tất lớp học cuối cùng của trường, đã trở lại cộng tác với trường qua vai trò phụ giáo; truyền đạt lại cho đàn em thế hệ sau những kinh nghiệm học tập rất quý báu. Ngoài việc giảng dạy ở lớp, nhà trường còn tạo điều kiện cho các em tham gia vào các sinh hoạt xã hội như Lễ hội Đa văn hóa, sinh hoạt cộng đồng như đến thăm Hội Cao Niên Việt nam và thăm Viện Dưỡng lão tại Canberra. Ngoài ra, các em còn có những buổi sinh hoạt ngoài trời và tham quan ngoại cảnh. Một trong những sinh hoạt ý nghĩa nhất, nhiều công phu nhất của Trường phải kể đến ‘Đêm Trung Thu’. Một đêm ca nhạc đón Tết Nhi đồng của những nghệ sĩ nhí của trường thật là tuyệt vời!. Do cộng đồng Việt nam ở Canberra ngày càng đông hơn nên các em nhỏ đi học tiếng Việt cũng ngày càng nhiều; và do đó Trường Việt Ngữ Canberra cũng ngày
Trường Việt Ngữ Canberra
40 năm truyền đạt tiếng Việt thuần tuý, không lai căng, không cải cách, không mất gốc, không biến dạng mặt chữ…. giữ nguyên thủy được nguồn gốc tiếng Mẹ Việt nam; thì đó chính là sự thành tựu lớn lao. Điều này có ý nghĩa còn hơn cả hệ thống giáo dục của một chế độ, chỉ chờ chực để thay đổi tiếng Việt bằng những cải cách điên rồ. Chúng ta biết điều gì sẽ mất tiếp theo sau khi Tiếng Việt bị mất…. Cám ơn tất cả mọi người và Trường Việt Ngữ Canberra. Chúng ta hãy cùng nhau duy trì và bảo tồn tiếng Việt! Tháng 11 / 2021
• Ngọc Định
CẢM NGHĨ VỀ
TRƯỜNG VIỆT NGỮ CANBERRA nhân kỷ niệm 40 năm thành lập
Huỳnh Kim Điệp
Thuyết phục các em dậy sớm cuối tuần để đi học tiếng Việt là một điều vô cùng khó khăn, bởi vì 5 ngày học tiếng Anh ở trường đã làm cho các em mệt mỏi vô cùng, cộng thêm việc đọc và viết tiếng Việt không dễ nên rất dễ làm cho các em nản chí.
N
hân kỷ niệm 40 năm thành lập trường Việt Ngữ Canberra, tôi xin có đôi lời chia sẻ để tri ân sự đóng góp to lớn của thầy cô vào sự nghiệp giáo dục của trường. Tôi vô cùng biết ơn tấm lòng của các thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, cực nhọc, mặc dù sau một tuần làm việc mệt mỏi, các thầy cô vẫn đều đặn đến trường mỗi thứ Bảy để dạy tiếng Việt cho các em, giúp giữ gìn và phát huy tiếng Việt nơi xứ người. Các thầy cô vô
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
32
cùng tận tâm không những trong việc dạy các em biết đọc, biết viết tiếng Việt mà còn dạy các em múa hát vào những dịp Trung Thu để các em hiểu thêm về nguồn cội và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trên nước Úc. Mỗi thứ bảy khi đưa con đến trường chồng tôi đều phàn nàn: “Đi làm cả tuần chỉ được nghỉ ngơi có 2 ngày cuối tuần cho lại sức mà cứ phải đưa con đi học đủ thứ như thế này thì lấy đâu ra giờ mà nghỉ ngơi.”, vậy mà các thầy cô vẫn dành thời gian nghỉ ngơi quý báu của mình để đều đặn đến trường mỗi cuối tuần để truyền dạy kiến thức cho các em. Thuyết phục các em dậy sớm cuối tuần để đi học tiếng Việt là một điều vô cùng khó khăn, bởi vì 5 ngày học tiếng Anh ở trường đã làm cho các em mệt mỏi vô cùng, cộng thêm việc đọc và viết tiếng Việt không dễ nên rất dễ làm cho các em nản chí. Thầy cô hiểu được điều đó nên đã rất thông cảm và nhẫn nại với các em để cho các em không cảm thấy bị áp lực khi phải học ngôn ngữ thứ 2 mà các em không thường xuyên dùng đến hàng ngày. May mắn thay con gái lớn của tôi lại rất hăng hái đi học, bé thích đến trường Việt Ngữ để được gặp thầy cô và bạn bè vì bé nói học
tiếng Việt rất vui. Bé rất tự hào khi nói được tiếng Việt với bà Ngoại và mấy dì, mấy cậu ở Việt Nam. Mỗi khi được hạng Nhất và được lên Sân Khấu nhận quà thưởng cuối năm bé vô cùng tự hào và hạnh phúc vì đã làm cho ba mẹ và thầy cô được vui lòng. Đặc biệt bé rất thích được múa hát trên Sân Khấu vào những dịp Tết Trung Thu và rất hạnh phúc khi được có mặt trong những quyển Đặc San của trường. Điều này làm cho tôi thấy rất vui vì mặc dù được sinh ra ở nước ngoài nhưng con mình vẫn được đến trường học tiếng Việt và được dạy những điều hay lẽ phải cũng như văn hoá của đất nước mình. Tấm lòng của thầy cô giáo đối với các em thật sự làm cho tôi rất xúc động. Các thầy cô luôn mong mỏi các em đến trường đều đặn để giữ gìn tiếng nước mình bởi vì “Tiếng Việt còn, Việt Nam còn.”. Dẫu biết rằng hành trình dạy và học tiếng Việt của các thầy cô và các em vẫn còn dài với muôn vàn khó khăn trước mắt, nhưng tôi luôn tin vào sự tận tâm, tận lực của thầy cô trường Việt Ngữ Canberra sẽ là động lực để các em vượt qua tất cả những trở ngại khó khăn trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy tiếng Việt cũng như bản sắc văn hoá dân tộc
Trường Việt Ngữ Canberra
và những truyền thống tốt đẹp của người Việt nơi xứ người. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tấm lòng tận tụy với nghề và sự yêu thương vô bờ bến mà các thầy cô đã dành cho các em. Chúc các thầy cô luôn được nhiều sức khỏe để mãi mãi vững tay chèo đưa các em đến bến bờ tương lai trên những chuyến đò chở đầy trí thức lẫn tình người! Chúc cho trường Việt Ngữ Canberra ngày càng thành công và lớn mạnh để mãi là nơi cho các em được học tiếng nước mình và được biết về nguồn cội yêu thương của mình. Trường Việt Ngữ Canberra, Giữ gìn, phát huy tiếng Việt nư ớc ta. Giúp cho trẻ nhỏ mọi nhà, Hiểu thêm tiếng Việt của cha mẹ mình. Thầy cô chỉ dạy tận tình, Thư ơng yêu trẻ nhỏ, nhiệt tình tận tâm. Lu ôn lu ôn cống hiến âm thầm, Xứ ng câu sự nghiệp trăm năm trồng ngư ời.
• Huỳnh Kim Điệp
Hành trình học Tiếng Việt c ù n g con TNT
Gắn bó với trường Việt ngữ trong năm năm qua, món quà quý báu nhất mà chúng tôi nhận được là sự tiến bộ của con về kĩ năng đọc, hiểu và viết tiếng Việt.
T
ôi thường nói với con mình rằng, so với những ngôn ngữ khác, con đang học thì tiếng Việt là dễ nhất vì khi con đánh vần được từ nào thì con có thể tự tin viết được từ đó chính xác, và ngữ pháp tiếng Việt cũng khá đơn giản không cần chia quá nhiều thì như trong tiếng Anh. Thế nhưng, khi nhìn lại sau một chặng đường thì quả thật trẻ em học tiếng Việt ở nước ngoài là cả một thử thách lớn. Đôi lúc ở đây lâu, tôi cảm thấy nói tiếng Anh dễ và tiện hơn so với cả tiếng Việt. Những lúc ấy để cưỡng lại sự thôi thúc nói tiếng Anh và chỉ dùng tiếng Việt với con, đối với tôi, là một cuộc đấu tranh tư tưởng dữ dội. Đúng là đi ngược dòng bao giờ cũng gian nan, vất vả hơn nhiều.
Tôi có người bạn chia sẻ rằng mẹ cô khi còn trẻ thông thạo rất nhiều thứ tiếng ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Hoa. Thế nhưng, khi lớn tuổi và không may, mắc phải chứng bệnh mất trí nhớ và ngôn ngữ duy nhất mà bà còn nhớ và có thể giao tiếp là tiếng mẹ đẻ của mình. Bạn tôi sinh ra và lớn lên ở Úc, không có cơ hội tiếp cận với cộng đồng và ngôn ngữ Hoa, vì thế nên khi mẹ cô phải vào viện dưỡng lão thì cô mới nhận ra mất mát rất lớn. Không những cô phải đối mặt với việc mẹ mình lúc nhớ lúc quên, mà cô cũng không có khả năng giao tiếp với mẹ mình bằng tiếng Hoa. Cô chia sẻ với tôi rất buồn và tiếc vì mặc dù đến thăm mẹ mỗi ngày nhưng sợi dây liên lạc giữa mẹ và cô thật mong manh, cảm thấy xa cách mà không
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
34
có gì cứu vãn được vì tiếc thay bây giờ bà không thể giao tiếp bằng tiếng Anh với cô như trước kia. Tôi đồng cảm và học được rất nhiều từ trải nghiệm đau lòng của bạn mình. Giá như mẹ của bạn tôi chịu khó khuyến khích con mình học và nói tiếng Hoa thuở nhỏ với gia đình thì…. Tôi khuyên con của tôi cố gắng học tiếng Việt để sau này nếu mẹ già và lỡ quên tiếng Anh thì con vẫn có thể trò chuyện với mẹ. Mối dây liên kết duy nhất với con sau này tôi nghĩ là ngôn ngữ tiếng Việt, văn hóa và giá trị sống của người Việt. Tôi kể với con rằng mình gặp rất nhiều khó khăn học tiếng Anh ở Việt Nam lúc còn nhỏ vì xung quanh mọi người đều nói tiếng Việt và không có đủ môi trường để thực tập tiếng Anh. Thế nên tôi hiểu được đây là thử thách lớn khi học một ngôn
ngữ ở trong môi trường mà ngôn ngữ ấy không phải là quốc ngữ. Đôi khi, con tôi thắc mắc tại sao có một số từ tiếng Anh cho dù cố gắng nhưng tôi vẫn không thể phát âm chuẩn như người bản xứ mặc dù thường xuyên được con nhắc nhở cách phát âm đúng. Tôi nghĩ cho dù tiếng Anh của mình có khá đến đâu thì đến một lúc nào đó con tôi do được sinh ra và lớn lên tại Úc, nên tiếng Anh của con sẽ vượt trội hơn tôi rất nhiều. Chắc hẳn trải nghiệm của con khác với tôi, bởi lẽ con đến trường phải hoà hợp với người bản xứ nhưng khi về nhà thì phải chuyển sang tâm thế của một người Việt. Đây là điều tôi chỉ có thể hiểu và thông cảm cùng con chứ thực tế tôi chưa bao giờ trải nghiệm qua. Gắn bó với trường Việt ngữ trong năm năm qua, món quà quý báu nhất mà
Trường Việt Ngữ Canberra
chúng tôi nhận được là sự tiến bộ của con về kĩ năng đọc, hiểu và viết tiếng Việt. Trong gia đình, tôi chỉ có thể tập cho con nói và trao đổi tiếng Việt. Tôi rất cảm kích và biết ơn tất cả thầy và cô giáo ở trường Việt Ngữ Canberra dạy con tôi và để lại trong ký ức của con những âm điệu, câu từ tiếng Việt. Hành trình học tiếng Việt trước mắt của con còn dài. Tôi hy vọng rằng khi con lớn lên sẽ không những cảm thấy tự tin nói được tiếng Việt mà còn hiểu và trân quý nguồn cội của mình. Nhân đây tôi xin được phép gửi lời tri ân đến thầy cô và những thành viên tham gia ở trường Việt ngữ Canberra đã không quản ngại khó nhọc để tiếp sức gìn giữ tiếng Việt cho những búp măng non nơi xứ người.
• TNT
Tiếng Việt: đút vào / rút ra Nguyễn Hưng Quốc Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng. Thứ hai, vì có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn.
M
ới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, tình cờ tôi lại chú ý đến chữ “đút” trong một câu văn không có gì đặc biệt: “Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần...” Từ chữ “đút” ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ “rút”: cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra). Ðiều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: “-ÚT”. Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm “đ-” (đút) và một chữ bằng phụ âm “r- ” (rút).
Hơn nữa, cả từ “đút” lẫn từ “rút”, tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác. “Ðút” cái gì vào túi hay “rút” cái gì từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại. Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần “-ÚT” khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự. “Hút” là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng. “Mút” cũng là động tác đưa cái gì vào miệng, nhưng khác “hút” ở chỗ vật thể được “mút” thường là cái gì đặc. “Trút” là
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
36
đổ cái gì xuống. “Vút” là bay từ dưới lên trên. “Cút” là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. “Nút” hay “gút” là cái gì chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau. “Sút” là tuột, là suy, là giảm so với một điểm chuẩn nào đó. Thay dấu sắc (ÚT) bằng dấu nặng (ỤT), ý nghĩa chung ở trên vẫn không thay đổi. “Trụt” hay “tụt” là di chuyển từ trên xuống dưới. “Vụt” là di chuyển thật nhanh, thường là theo chiều ngang. “Lụt” là nước dâng lên quá một giới hạn không gian nào đó. “Cụt” là bị cắt ngang, không cho phát triển trong không gian. “Ðụt” (mưa) là núp ở một không gian nào đó, nhỏ hơn, để tránh mưa ngoài trời. Vân vân. Nếu những động từ có vần “-ÚT” thường ám chỉ việc di chuyển (hoặc việc ngăn chận quá trình di chuyển ấy) giữa hai không gian thì những động từ có vần “-UN” lại ám chỉ việc dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định nào đó, thường là có giới hạn. “Ùn”, “chùn”, “dùn”, hay “đùn” đều có nghĩa như thế. “Thun” hay “chun” cũng như thế, đều chỉ cái gì bị rút, bị co. “Cùn” là bẹt ra. “Hùn” là góp lại. “Vun” là gom vào. “Lún” hay “lụn”
là bẹp xuống. Cả những chữ như “lùn” hay (cụt) “lủn”, (ngắn) “ngủn”, “lũn cũn”... cũng đều ám chỉ cái gì bị dồn nhỏ hay thu ngắn lại. Với cách phân tích như vậy, nếu đọc thật kỹ và thật chậm các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ dễ thấy có khá nhiều khuôn vần hình như có một ý nghĩa chung. Chẳng hạn, phần lớn các động từ hay tính từ kết thúc bằng âm ÉT hay ẸT đều chỉ những động tác hay những vật thể hẹp, thấp, phẳng. “Kẹt” là mắc vào giữa hai vật gì; “chẹt” là bị cái gì ép lại. “Dẹt” là mỏng và phẳng; “tẹt” là dẹp xuống (kiểu mũi tẹt); “bét” là nát, dí sát xuống đất; “đét” là gầy, mỏng và lép. Những động từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn, như: “chen”, “chẹn”, “chèn”, “len”, “men”, “nghẽn”, “nghẹn”, “nén”. Những từ láy có khuôn vần ỨC – ÔI thì chỉ những trạng thái khó chịu, như “tức tối”, “bức bối”, “bực bội”, “nực nội”, “nhức nhối”, v.v... Những ví dụ vừa nêu cho thấy hai điều quan trọng: Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử
Trường Việt Ngữ Canberra
dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng. Tính chất bí ẩn ấy có thể nói là vô cùng vô tận, dẫu tìm kiếm cả đời cũng không hết được. Ðiều này khiến cho không ai có thể an tâm là mình am tường tiếng Việt. Ngay cả những nhà văn hay nhà thơ thuộc loại lừng lẫy nhất vẫn luôn luôn có cảm tưởng ngôn ngữ là một cái gì lạ lùng vô hạn. Thứ hai, vì có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn. Nói chung, người Việt Nam đều có khả năng đoán được ý nghĩa của phần lớn các chữ mới lạ họ gặp lần đầu. Lần đầu gặp chữ “thun lủn”, chúng ta cũng hiểu ngay nó ám chỉ cái gì rất ngắn. Lý do là vì chúng ta liên tưởng ngay đến những chữ có vần “UN” vừa kể ở trên: cụt ngủn, ngắn ngủn, v.v... Lần đầu gặp chữ “dập dềnh”, chúng ta cũng có thể đoán là nó ám chỉ một cái gì trồi lên trụt xuống do sự liên tưởng đến những chữ có khuôn vần tương tự: bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, tập tễnh, v.v... Học tiếng Việt, như vậy, không khó lắm, phải không?
• Nguyễn Hưng Quốc
37
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
38
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp Vườn Trẻ
Cà Mau
Từ trái sang phải: Cô Võ Bích Lộc (phụ giáo), Hadba Amelia, Nguyễn Quý Đức George, Phạm Phương Ân Charlotte, Fahndrich Hân Ella, Nguyễn Tường Kayla, Phú Quý Sky, em trai của Nguyễn Quý Đức George, Trần Mike, Trần Quân, Nguyễn Liam, Đặng Vân Anh Amelie, Nguyễn Duy Anh Isaac, thầy Nguyễn David Dương (giáo viên). Vắng mặt: Cleveland Luciana
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
40
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp Mẫu Giáo
Hội An
Hàng sau (từ trái sang phải): Sidney Vo, Olivia Nguyễn, Oliver Gamble, Kevin Mai, Thảo Nguyên Nguyễn Hàng trước: Oscar Vo, Louis Whaley, Sofie Lising, Emily Diprasueth, Marina Hartley, Jimmy Mai
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
42
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp Mẫu Giáo – Hội An Hạng nhất:
Gamble Oliver Nguyễn
Hạng nhì:
Hartley Marina Huệ An Mai Jimmy Phước Danh
Hạng ba:
Mai Kevin Gia Bảo
Trường Việt Ngữ Canberra
43
Học sinh lớp mẫu giáo viết chữ lên bảng.
Lớp Mẫu Giáo Hội An học qua Zoom.
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
44
Học sinh lớp Mẫu Giáo Hội An vẽ hình theo chữ viết trên bảng.
Vẽ hình là một cách học từ vựng nhanh nhất cho học sinh lớp mẫu giáo.
Trường Việt Ngữ Canberra
• Gamble Oliver Nguyễn
45
Tiếng Việt bằng hình
Lên
xuống Lên voi xuống chó
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Gamble Oliver Nguyễn
46
Tiếng Việt bằng hình
Ăn cơm
vác Ăn cơm nhà vác ngà voi
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp 1
An Giang Hàng trước (từ trái sang phải): Nguyễn Derrick Trường An, Nguyễn Justin, Tiêu Hector Phúc Lâm, Johnston Murray, Suthern-Nguyễn Ivy, Johnston Mima, Đàm Thúy Lan, Lê Elena Hàng sau: Nguyễn Anthony Đạt, Phan Jessica Ngọc Hân, thầy Lê Thông, Hadba Charlie, cô Lữ Thái Diệu Huyền Vắng mặt: Gaze Ryan, Nguyễn Chris, Nguyễn Hana Thúy Anh, Phan Brian, Vũ Scarlett MyMy
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
48
Danh sách và xếp hạng niên học 2021 Lớp Một - An Giang Hạng Nhất
Đàm Thúy Lan Hadba Charlie Nguyễn Justin Nguyễn Hector Phúc Lâm Vũ Scarlett Mymy
Hạng Nhì
Johnston Mima Nguyễn Chris Nguyễn Derrick Trường An Phan Jessica Ngọc Hân
Hạng Ba Lê Elena
Ngoại hạng
Gaze Ryan Nguyễn Anthony Đạt Nguyễn Hana Thúy Anh Nguyễn Suthern Ivy Phan Brian
Trường Việt Ngữ Canberra
Giới thiệu
lớp Một niên học 2021
N
Lữ Thái Diệu Huyền
hững tưởng từ chức Hiệu trưởng sẽ có thời gian nghỉ ngơi và làm việc khác vào sáng thứ Bảy, nhưng cuối cùng trường lại thiếu thầy, cô đảm nhiệm lớp Một. Thế là...lại một lần nữa làm cô giáo “bất đắc dĩ”, đã vậy còn đảm nhiệm một lớp thật khó, lớp Một. Khoảng cách giữa “thầy và trò” cách nhau chí ít 45 tuổi. Học trò càng nhỏ càng năng động, trong khi người dạy lại dần tiến đến tuổi về hưu. Rõ khổ! Thôi thì bao nhiêu năng lực còn lại tiếp tục dành cho các em Trường Việt Ngữ Canberra vậy. Sỉ số học sinh lớp Một năm nay (2021) có tổng cộng 15 em. Trong đó có 3 em sinh trưởng trong gia đình cha hoặc mẹ không phải gốc Việt nam. Còn lại đa số cha mẹ cũng sống và lớn lên ở bên Úc lâu năm, nói tiếng Việt có chút “lơ lớ”. Vì chưa từng dạy lớp nào cho các em nhỏ nên tôi dành nhiều thì giờ để soạn bài sao cho thích hợp khả năng của các em và suy nghĩ làm sao tạo cho các em vui thích học khi đến lớp. Những năm trước, tôi hay nghe thầy cô nói khi vô lớp thì ôn bài cũ sau đó học bài mới. Tôi cũng bắt chước theo cách đó được ba buổi đầu và nhận thấy các em ôn bài cũ tàm tạm còn khi học bài mới không tiếp thu được nhiều. Có lẽ tôi yêu cầu cao quá. Tôi đổi “chiến thuật”, vô lớp cho các em học bài mới ngay. Cho các em dùng bảng nhỏ ôn đi ôn lại những từ mới học. Học bao nhiêu chữ cho các em viết chính tả bấy nhiêu. Viết chính tả xong, kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
50 mỗi em đọc lại bài chính tả
Thời gian học trực tuyến có chút vất vả hơn khi soạn bài nhưng thấy vui hơn vì các em hầu như lên học đông đủ và khá đúng giờ so với lúc đến trường. Với những khó khăn để xoay sở “đối phó” học trò nhỏ, cũng nhờ có phụ giáo Lê Thông giúp đỡ các mục ôn bài mới học, ôn bài cũ tuần qua và đọc chính tả. Cho nên tất cả “thầy - trò” hoàn tất niên học và kịp lúc học hết các bài học trong sách giáo
mình đã viết. Các em học đếm số và có bài thi nhanh qua bảng nhỏ. Học bài mới xong rồi, các em lúc đó ôn bài học tuần trước. Sau giờ ra chơi, ôn lại bài mới, dạy các em xếp hình (origami) và kiểm tra bài cũ. Mỗi tuần đều cho các em mục “Tập viết” trong vở đem về nhà như là bài tập, có 5 hoặc 6 từ và mỗi từ viết 4 hay 5 lần.
khoa “Em học vần - Lớp Một” của Thái Đắc Nhương và Huỳnh Thị Buôn. Mọi khó khăn, toàn thể lớp Một đã vượt qua và hy vọng các em sẵn sàng cho năm sau bước vào lớp Hai. Những trang kế tiếp của lớp Một là bài “Chính tả” cho phần thi cuối năm. Niên học 2021
• Lữ Thái Diệu Huyền
Rưởi hay rưỡi
T
hú thiệt, og3t chẳng phân biệt ‘rưởi’ và ‘rưỡi’. Hỏi hay ngã. Bạ đâu viết đó cho tới ngày học Việt Ngữ với cuốn ‘Ngữ Pháp Việt Nam’ của Lê Văn Lý.
‘Rưởi” (dấu hỏi) dùng để chỉ phân nửa cho hàng trăm trở lên: Một trăm rưởi (150), ba ngàn rưởi (3500). Dưới hàng trăm thì ‘rưỡi’ (dấu ngã): bảy điểm rưỡi).
Theo đó, ‘rưởi’ hay ‘rưỡi’ có nghĩa là một nửa. Cùng nghĩa nhưng lại dùng ở những chỗ khác nhau. Đây là cái khó trong tiếng Việt. Chính cái khó này làm cho tiếng Việt trở thành hay ho hơn. Hay ho vì phong phú. Chớ không phải chỉ thu hẹp trong một dúm chữ rồi bạ đâu dùng đó. Thí dụ ta có chữ ‘giải phóng’. Vậy là thoải mái dùng trong ‘giải phóng miền Nam’ rồi ‘giải phóng mặt bằng’, ‘giải phóng xe nhanh để tăng khả năng vận chuyển’, ‘nguyên tử giải phóng năng lượng’. Cũng thế, ngày nay nhan nhản là ‘tiến hành’, ‘có nhu cầu’, ‘khả năng’, và ‘quan hệ’.
‘Rưỡi’ (dấu ngã) dùng để khi chỉ thời giờ. Một giờ rưỡi, một ngày rưỡi. (Và thêm khi dùng với con số hàng đơn vị và hàng chục).
Còn xưa thì ‘rưởi’ khác ‘rưỡi’! Trường Việt Ngữ Canberra
Nhưng bây giờ còn ai phân biệt như vậy nữa không? Xin trả lời: Tự điển Lê Văn Đức xuất bản ở Sài-Gòn và tự điển Hoàng Phê, xuất bản ở Hà Nội vẫn còn phân biệt như thế. Sau cùng, og3t théc méc: khi so sánh trong trỏng như ‘cái này to bằng rưởi / rưỡi cái kia’ thì ‘rưởi’ hay ‘rưỡi’ đúng? Dám cả hai đều đúng lắm đa!
• og3t
• Đàm Thúy Lan
51
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Vũ Scarlett Mymy
52
Trường Việt Ngữ Canberra
• Hadba Charlie
53
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Lê Elena
54
Trường Việt Ngữ Canberra
• Vũ Scarlett Mymy
55
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Nguyễn Derrick Trường An
56
Trường Việt Ngữ Canberra
• Nguyễn Anthony Đạt
57
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
58
Lớp 1 – An Giang trong lễ Sơ Kết năm học 2021 Hàng trước: Đàm Thúy Lan, Nguyễn Hana Thúy Anh, Nguyễn Derrick Trường An, Lê Elena, Nguyễn Chris, Tiêu Hector Phúc Lâm, Phan Brian, Hadba Charlie, Nguyễn Justin và thầy Lê Thông. Hàng sau: Suthern-Nguyễn Ivy, Nguyễn Anthony Đạt và cô Lữ Thái Diệu Huyền
Tiếng Việt bằng hình
Có
mài
có ngày nên Có công mài sắt có ngày nên kim
Trường Việt Ngữ Canberra
• Nguyễn Justin
59
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Phan Brian
60
Trường Việt Ngữ Canberra
• Phan Jessica Ngọc Hân
61
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Nguyễn Suthern Ivy
62
Trường Việt Ngữ Canberra
• Nguyễn Suthern Ivy
63
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Nguyễn Hector Phúc Lâm
64
Trường Việt Ngữ Canberra
65
Về quê Ba chở mẹ, em và bé đi về quê nghỉ hè. Nhà bà em ở quê to. Bà cho em đi ra chợ. Bà và em qua phà để đi chợ Ở chợ có cá rô, sò, hẹ, sả và nghệ. Có bí rợ và khế rẻ rề. Có lê, nho, đu đủ... Ở quê, chú và em đi ghe để đi sở thú. Ở đó có khỉ, dê, thỏ, cú, sư tử... Khi trở về nhà bà, mẹ ru em bé ngủ. Ba thì pha trà cho ba và chú. Bà cho em chả giò. Em chờ ăn phở. Sa u đ ó x e m t i - v i v à e m đ i n g ủ .
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Đàm Thúy Lan
66
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp 2
Mỹ Xuyên Từ trái sang phải: Vũ Quỳnh (Hiệu trưởng), Lising Mei Linh Hana, Bùi Hoàng Yến Harret, Trần Mariah, Dương Tinh Ethan, Lê Damon, Phạm Phương Trâm Emma, Nguyễn Khánh Đan, Lê Kim Tiên (Giáo viên) Vắng mặt: Nguyễn Quang Khoa William, Lê Anh Thơ Alyssa, Đoàn Huỳnh Viên Anh Angelina
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
68
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp 2 - Mỹ Xuyên Hạng nhất
Dương Tinh Ethan
Hạng nhì
Bùi Hoàng Yến Harret Nguyễn Khánh Đan Lê Damon
Hạng Ba
Phạm Phương Trâm Emma Lê Anh Thơ Alyssa
Khuyến Khích
Lising Mei Linh Hana Đoàn Huỳnh Viên Anh Angelina Đỗ Quang Khoa William Trần Mariah
Trường Việt Ngữ Canberra
• Đoàn Huỳnh Viên Anh Angelina
69
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Lê Anh Thơ Alyssa
70
Trường Việt Ngữ Canberra
• Lê Damon
71
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Dương Tinh Ethan
72
Trường Việt Ngữ Canberra
• Dương Tinh Ethan
73
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Bùi Hoàng Yến Harret
74
Trường Việt Ngữ Canberra
• Trần Mariah
75
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Lising Mei Linh Hana
76
Trường Việt Ngữ Canberra
• Dương Tinh Ethan
77
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Dương Tinh Ethan
78
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp 3
Bến Tre Từ trái sang phải: Nguyễn Vĩnh Chương (Giáo viên & Hiệu Phó Ngoại Vụ), Nguyễn Andy Khoa, Nguyễn Patrick Vĩnh Thụy, Nguyễn Kevin Đạt, Nguyễn Đăng Duy, Nguyễn Kaylen Linh Chi, Vũ Ngọc Thiên, Phạm Đỗ Minh Ân Andrew, Nguyễn Phương Phi
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
80
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp 3 – Bến Tre Hạng nhì:
Vũ Ngọc Thiên Nguyễn Kelvin Đạt Phạm Đỗ Minh Ân Andrew Nguyễn Patrick Vĩnh Thụy Nguyễn Andy Khoa
Hạng ba:
Nguyễn Kaylen Linh Chi
Hạng khuyến khích: Nguyễn Phương Phi Nguyễn Đăng Duy
Trường Việt Ngữ Canberra
Các lớp tiếng Việt trong năm 2021 Ai có nấu món gì ngon thì mang vào trường mời mọi người cùng thưởng thức. Ai có trồng rau nhiều thì cũng mang vào chia nhau. ... Sống xa quê hương mà có được mối quan hệ gần gũi chân tình với nhau thật là quý giá.
Nguyễn Vĩnh Chương
N
ăm 2021 là một năm thật đặc biệt đối với tôi, không chỉ vì dịch COVID hoành hành dữ dội làm kéo dài thời gian cách ly ở Canberra và các thành phố khác, mà còn các hoạt động tại TVN và các lớp tiếng Việt mà tôi chưa từng tham gia.
S
ự kiện đầu tiên là tôi nhận làm “hiệu phó ngoại vụ” của Trường Việt Ngữ Canberra (TVN). Bấy lâu nay tôi chỉ dẫn con đến trường rồi chạy đi chợ mua đồ chuẩn bị cho tuần tới cho gia đình. Thỉnh
thoảng tôi phụ giúp trường vào những dịp lễ Trung Thu hay hoạt động khác của trường. Khi lãnh trách nhiệm của trường thì tôi cũng đắn đo không biết có thời gian làm hay không. Qua sự sắp xếp thì từ từ mọi việc cũng êm xuôi. Nhờ ở vị trí này mà tôi tiếp xúc thường xuyên với ban điều hành của TVN trong những buổi trò chuyện và họp hành bàn luận để giải quyết các vấn đề giúp trường hoạt động trôi chảy. Ban điều hành và các ban khác gồm những phụ huynh quan tâm đến việc học tiếng Việt cho con cái cùng đóng góp công sức thiện nguyện
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
82
với nhau. Nhờ những lúc làm việc với nhau như thế mà mọi người biết nhau nhiều hơn và tạo được mối quan hệ thâm tình hơn. Ai có nấu món gì ngon thì mang vào trường mời mọi người cùng thưởng thức. Ai có trồng rau nhiều thì cũng mang vào chia nhau. Những buổi tổ chức sinh nhật trong tháng thật vui nhộn. Sống xa quê hương mà có được mối quan hệ gần gũi chân tình với nhau thật là quý giá.
S
ự kiện thứ hai là do TVN không thể tìm được giáo viên dạy lớp ba vào đầu năm nay, nên tôi phải xung phong lãnh trách nhiệm này. Ngoài ra tôi không muốn con tôi đang học lớp ba mà không có giáo viên dạy.
Lớp ba có khoảng 8 học sinh. Tất cả đều dễ thương và khoảng 9 - 10 tuổi. Nhiều lúc rất mệt vì các em lo chơi gây ồn ào mất trật tự trong lớp, nhưng tôi vẫn thấy thương mến các em. Mỗi đứa mỗi tánh. Đa số thích vẽ, chơi, được khen, được thưởng, được ăn kẹo bánh ở trường, được gặp lại bạn sau kỳ nghỉ, được khoe đồ chơi hay game mới v.v... Trình độ tiếng Việt của các em cũng chênh lệch nhưng có liên quan chặt chẽ với số ngày đến trường và sự khuyến khích thường xuyên của gia đình. Trong thời gian Canberra bị cách ly COVID, hoạt động học tập ở trường cũng bị thay đổi nhiều. Một trong những thay đổi tốt là các em ít gây ồn ào mất trật tự hơn. Bài giảng qua mạng phong
phú hơn nhờ thêm tài liệu từ Internet như các hình có màu sắc sinh động, bài đọc hoặc video có các câu chuyện cổ tích. Tuy nhiên thời gian soạn bài vì vậy mà dài hơn. Các em cũng dễ bị xao lãng qua các việc khác khi giáo viên hoặc phụ huynh ở nhà không chú ý. Việc tập hát hầu như không thực hiện được vì thời gian trễ của kết nối mạng không đồng đều khi các em cùng hát qua Zoom.
S
ự kiện thứ ba là Trường Đại Học Quốc Gia Úc (ANU) thiếu giảng viên dạy tiếng Việt nên nhờ người giới thiệu tôi dạy. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên vì ANU không thiếu các sinh viên và giảng viên từ Việt Nam có đủ trình độ tiếng Việt để
Các học sinh lớp ba vẽ hình cho những từ tiếng Việt vừa học xong.
Trường Việt Ngữ Canberra
83
mềm tự động sửa lỗi chính tả. Do số sinh viên trong lớp ít, chỉ có 4 người trong lớp của tôi, giảng viên cần nắm vững khả năng và nhu cầu của mỗi sinh viên để giúp từng người học và phát triển theo khả năng Kể chuyện “Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dầy” theo dạng của người đó. hỏi đáp với học sinh lớp 3 Do vậy mình dần dần cảm dạy, và cơ quan tôi đang làm được chuẩn bị kỹ lưỡng, nội nhận tính cách việc không dễ dàng cho tôi dung phải đa dạng nhưng riêng của từng sinh viên đi dạy thêm trong giờ làm cũng phải phù hợp với và cảm thấy họ cũng thân việc. Tuy nhiên, giảng viên kiến thức và mối quan tâm thiết như con em của mình. chủ nhiệm môn Tiếng Việt ở trong cuộc sống của sinh Mỗi người đều có cái hay ANU giải thích là cần người viên. Hình thức học cũng riêng với cùng mối liên hệ chững chạc để đứng lớp, đa dạng để sinh viên có thể đến tiếng Việt khác nhau. và chỉ dạy qua mạng sau tập hết các kỹ năng cần có Ngoài ra, tôi cố gắng duy giờ làm việc. Nhờ sự thân như đọc, viết, nghe và nói. trì môi trường tin tưởng thiện nhiệt tình của cô và sự Do vậy ngoài việc chuẩn nhau để tự do luyện tập khuyến khích của một cựu bị bài dựa theo tài liệu học tiếng Việt từ câu chuyện giáo viên trường (Og3t) mà của khóa tiếng Việt, tôi còn hoặc kinh nghiệm bản thân tôi đồng ý liều. Sau này thì phải sưu tầm thêm các tài mỗi người mà không sợ tôi hiểu ra rằng tiêu chuẩn liệu, sách báo, video phóng bị chỉ trích hay bị chia sẻ dạy ngôn ngữ ở ANU cũng sự hoặc hướng dẫn chia sẻ thông tin ra ngoài lớp học. rất cao, giống như các môn kinh nghiệm trên mạng, rồi Mặc dù mất rất nhiều thời kỹ thuật mà tôi đã tham gia sàng lọc nội dung và thời gian, mỗi lần xong lớp học dạy và hướng dẫn nghiên lượng cho phù hợp với chủ mà sinh viên tham gia nhiệt cứu. Dạy tiếng Việt ở bậc đề đang học và trình độ tình hoặc đọc được những đại học đòi hỏi sự đầu tư hiện tại của sinh viên. Tôi bài làm hay của sinh viên rất nhiều từ giảng viên để cũng tìm cách ứng dụng thì tôi thấy rất hạnh phúc. giúp cho chương trình học các kinh nghiệm hướng dẫn Vui vì thấy cố gắng của cuốn hút được sinh viên, nghiên cứu kỹ thuật để mở mình có kết quả và mình giúp họ học hiệu quả trong rộng khuôn khổ việc học. đã tìm được một cách mới thời gian giới hạn vì phải Tôi khuyến khích sử dụng giúp việc học được tốt hơn. học cùng một lúc rất nhiều Google Translate để giúp Tuy vậy tôi tự nhắc mình môn. Để làm được việc này giải nghĩa cũng như tự kiểm rằng cảm xúc này là con thì chương trình học phải tra phát âm, và dùng phần dao hai lưỡi vì sẽ có lúc kết kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
84
quả có thể không như mình muốn mặc dù mình bỏ ra rất nhiều công sức. Ngày xưa, mẹ của tôi cũng từng cười ba tôi khi ông, lúc mới ra trường đi dạy, thỉnh thoảng về nhà buồn thiu vì một số học sinh không chịu học hành như ông mong muốn.
B
onus: sự kiện thứ bốn (tư:)) là TVN nhận được tiền trợ cấp của chính phủ ACT nên có ngân sách tổ chức khóa tu nghiệp Tiếng Việt do giáo sư Nguyễn Ngọc
Tuấn giảng dạy trong 6 buổi từ ngày 25/11/2021. Trong buổi đầu tiên, giáo sư Tuấn đã giới thiệu một số mặt của tiếng Việt mà ít người biết tới: các khó khăn/sự đa dạng trong tiếng Việt cũng các thuận lợi của việc học tiếng Việt tại Úc. Do ảnh hưởng của nhiều vùng miền, các dân tộc cùng trong nước cũng như văn hóa các nước chung quanh nên có rất nhiều từ địa phương và từ đa nghĩa tùy vào ngữ cảnh. Điều này làm cho tiếng Việt trở nên khó học và được xem khó ở cấp
Bài thi viết và nói của một sinh viên ở ANU độ 4 trên 5 đối với người Âu, Mỹ. Điều đặc xem việc tham gia giúp TVN và dạy tiếng biệt hơn cả là lớp học trở nên vô cùng sinh Việt là quyết định “thắng-thắng”. Nó làm động khi các thầy cô dạy tiếng Việt đặt các cuộc sống tôi bận rộn và bị stress nhiều hơn câu hỏi thú vị và chia sẻ kinh nghiệm tiếng nhưng cũng có ý nghĩa hơn. Tôi thấy mình Việt rất riêng của mình. Rõ ràng TVN đã may mắn khi qua được nạn dịch COVID mà có sẵn một đội ngũ giáo viên giỏi xuất thân lại không bị mất công ăn việc làm, ngoài ra từ nhiều vùng khác nhau ở Việt Nam và có còn làm thêm được việc có ích, tạo thêm vốn liếng văn hóa tiếng Việt rất phong phú. được mối quan hệ tốt, và thấy thế giới dần dần mở cửa trở lại. Năm 2021 là một năm đầy thách thức đối • Nguyễn Vĩnh Chương với tôi cũng như với mọi người. Đặc biệt, tôi Trường Việt Ngữ Canberra
• Vũ Ngọc Thiên
85
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Vũ Ngọc Thiên
86
Tiếng Việt bằng hình
quen
cũ Ngựa quen đường cũ
Trường Việt Ngữ Canberra
• Nguyễn Patrick Vĩnh Thvụy
87
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Nguyễn Patrick Vĩnh Thụy
88
Trường Việt Ngữ Canberra
89
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Áo lạnh / áo ấm:
mặc áo nào bây giờ?
C
og3t
ô Natalie là người Việt Nam lớn lên tại Úc. Cô nói tiếng Việt. Mẹ cô cũng nói tiếng Việt. Một hôm trời lạnh cô chuẩn bị đi chơi với bạn. Mẹ cô nói với ‘Con mặc áo lạnh chưa?’. Cô với tay lấy cái jumper khoác vào người. Hôm sau trời vẫn còn lạnh và cô Natalia lại sửa soạn đi chơi với bạn. Mẹ cô cũng nói với. Lần này bà nói ‘Con mặc áo ấm chưa?’. Cô Natalie khựng lại. ‘Áo lạnh? Áo ấm? Mặc áo nào bây giờ?’ Người Việt thiệt là kỳ. Có những khi mình dùng hai chữ trái nghĩa nhau để chỉ một chuyện. ‘Áo lạnh / áo ấm’ là một thí dụ. Lại thêm một thí dụ khác là động từ ‘cứu’. Tra Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Của thấy: Cứu. Làm cho khỏi sự hiểm nghèo, giúp cho khỏi. Thiệt là dễ hiểu. Khi thấy cháy nhà, chúng ta cứu. Xã hội còn lập ra nhiều đội sẵn sàng để cứu khi có
hỏa hoạn. Trước kia ta gọi là ‘lính cứu hỏa’. Nay thì có người gọi là ‘nhân viên cứu hỏa’. Chữ nào cũng có ‘cứu hỏa’ và cho thấy những người đó liều mình xông vào đám cháy mà dập tắt ngọn lửa đi. Rồi khi đất nước lâm nguy vì giặc lạ xâm lấn. Giặc chỉ ở ngoài cửa mà người trong nước đã bừng bừng tìm mọi cách ‘cứu nước’. Nếu đặt hai chữ ‘cứu hỏa’ và ‘cứu nước’ gần nhau để so sánh thì thấy có gì kỳ kỳ à nghen. Khi ‘cứu hỏa’ ta xông vào dập tắt đám cháy. Khi ‘cứu nước’ ta lại giữ cho nước được nguyên vẹn. Hai việc trái ngược nhau đều có một chữ ‘cứu’ cả. Nếu ‘cứu’ chỉ có một nghĩa thì nếu nói ‘cứu hỏa’ thì phải nói ‘cứu giặc’ chớ. Nhưng không ai nói vậy. Lại thêm chữ khác cũng có hai nghĩa trái ngược. Đó ‘dưỡng’. Ai đi lính mà chẵng nghe chữ ‘dưỡng quân’. Khoái à nghe! ‘Dưỡng quân’ là nuôi quân cho hồi sức. Ai có con mà chẳng biết có một thời kỳ
Trường Việt Ngữ Canberra
bà bầu phải ‘dưỡng thai’. ‘Dưỡng thai’ là nuôi cái thai cho mạnh. Vậy thì có gì đâu mà trái ngược. Thì đây mới ngược nè: ‘dưỡng bệnh’. ‘Dưỡng bệnh’ không phải là nuôi cho bị bệnh dài dài mà ngược lại nuôi cho hết bệnh. og3t đoán mấy chữ ‘lạnh / ấm, cứu, dưỡng’ chắc là kiểu nói tắt gì đó của người mình. Tiếc thay! og3t chưa học tới... Thôi thì xin ‘tới luôn bác tài’ bằng chữ khác nói vậy mà không phải vậy. Ông kia leo lên trần nhà sửa điện. (Đàn ông Việt Nam giỏi vậy cả. Híc! híc!). Số là cái bóng đèn nhà ổng bị hư. Lên trển, ông bứt sợi dây này, nối sợi dây kia. Vừa làm vừa hỏi vói xuống vợ đứng ở dưới ‘Em coi cái đèn cháy chưa?’. Hai mắt dòm vô cái bóng đèn, cô vợ cứ thấy nó y nguyên bèn trả lời ‘Dạ, cháy’. Nghe vậy, anh chồng thở phào nhảy tót xuống. og3t xin bạn đọc cho biết đèn trong nhà của hai vợ chồng này có ‘cháy’ không?
• og3t
Lớp 4
Sài Gòn Từ trái sang phải: Đỗ Thị Kim Ngân (GV), Đoàn Angelique Huỳnh Anh, Trần Henry Nhân Hoà, Listing Oliver Minh, Diệu Kathy Huệ Mỹ, Vũ Julia MyMy. Vắng mặt: Đỗ Quang Elyssa Thanh Tú, Bùi Dylan Duy Phúc
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
92
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp 4 - Sài Gòn Hạng 1
Vũ Julia MyMy Đoàn Angelique Huỳnh Anh
Hạng 3
Diệu Kathy Huệ Mỹ
Khuyến khích
Trần Henry Nhân Hoà Lising Oliver Minh Đỗ Quang Elyssa Thanh Tú
Trường Việt Ngữ Canberra
• Đoàn Angelique Huỳnh Anh
93
Tiếng Việt bằng hình
sa,
chết Bút sa, gà chết
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Vũ Julia MyMy
94
Trường Việt Ngữ Canberra
• Diệu Kathy Huệ Mỹ
95
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Đỗ Quang Elyssa Thanh Tú
96
Trường Việt Ngữ Canberra
• Đoàn Angelique Huỳnh Anh
97
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Lising Oliver Minh
98
Trường Việt Ngữ Canberra
• Lising Oliver Minh
99
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Trần Henry Nhân Hoà
100
Trường Việt Ngữ Canberra
• Đoàn Angelique Huỳnh Anh
101
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
•
Diệu Kathy Huệ Mỹ
102
Trường Việt Ngữ Canberra
• Diệu Kathy Huệ Mỹ
103
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
104
Con đi trường Việt Ngữ Đoàn Huỳnh Anh Angelique
M Cảm ơn trường Việt Ngữ Canberra và các thầy cô giáo đã dạy dỗ và cho con có cơ hội được học tiếng Việt.
ỗi sáng thứ bảy, mẹ chở con đi trường Việt Ngữ để học tiếng Việt. Con thích học tiếng Việt vì con có thể nói chuyện với bà ngoại, mấy cậu, mấy dì và anh chị em họ của con ở Việt Nam. Con rất thích được đi về Việt Nam thăm bà ngoại và đi chợ Tết. Tết ở Việt Nam rất vui vì con được đi chợ mua bông mai, bông cúc, bông hồng và bông vạn thọ, nhưng con thích nhất là được xem múa lân, mặc áo dài và được lì xì. Con thích ăn thịt kho trứng, bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, chả lụa và các loại bánh mứt trong ngày Tết. Khi con còn nhỏ, ba mẹ nói chuyện với con bằng tiếng Việt. Khi con được năm tuổi, mẹ con mới biết có
Trường Việt Ngữ Canberra
trường Việt Ngữ Canberra dạy tiếng Việt nên ba mẹ đăng ký cho con đi học tiếng Việt. Khi bắt đầu đi học, con học lớp Mẫu Giáo, và bây giờ con đang học lớp bốn. Ở trường Việt Ngữ con được học viết, đọc và nói tiếng Việt. Lúc mới học tiếng Việt, con chỉ biết nói thôi, bây giờ con có thể viết và đọc tiếng Việt rất giỏi. Con thấy đọc, nghe và nói tiếng Việt rất dễ vì con nói chuyện bằng tiếng Việt với ba mẹ hàng ngày. Con cũng thường xem những chương trình bằng tiếng Việt trên tivi mỗi ngày để học thêm tiếng Việt. Học tiếng Việt giúp cho con có thể hát những bài hát tiếng Việt về bà ngoại, mẹ, ba và Quê Hương yêu dấu của con, cũng như có thể giữ gìn tiếng Việt nơi xứ
người. Con rất thích được lên sân khấu vào mỗi dịp Trung Thu để hát những bài hát tiếng Việt. Con cũng rất thích đi chơi Trung Thu và Tết Việt Nam để được nói tiếng Việt với mọi người. Học tiếng Việt giúp cho con hiểu thêm về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Mỗi khi con về Việt Nam thăm bà ngoại, con rất vui vì con có thể nói được tiếng Việt với bà ngoại và tất cả mọi người ở Việt Nam. Con thích học tiếng Việt vì học tiếng Việt
vui và con được gặp bạn bè và thầy cô giáo mỗi thứ bảy. Là người Việt, con rất tự hào vì con có thể nói tiếng Việt mặc dù con được sinh ra ở Úc. Con cũng rất tự hào vì luôn được hạng nhất trong lớp bốn năm liền. Năm nay con rất buồn vì con không được hạng nhất mặc dù con đã rất cố gắng đạt được số điểm cao nhất để làm cho ba mẹ con vui và tự hào. Con hứa sẽ cố gắng đi học đầy đủ và đúng giờ, cũng như chăm chỉ
105
làm bài tập về nhà để cho cô giáo của con được vui lòng. Con sẽ cố gắng học thật giỏi tiếng Việt để phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trên nước Úc. Cảm ơn trường Việt Ngữ Canberra và các thầy cô giáo đã dạy dỗ và cho con có cơ hội được học tiếng Việt. Con rất tự hào là người Việt Nam và được nói tiếng Việt mỗi ngày.
• Đoàn Huỳnh Anh Angelique
Em học Tiếng Việt Vũ Julia MyMy
E
m học Tiếng Việt vì cha mẹ em bắt buộc em phải.
Em đã học Tiếng Việt được hai năm ở trường này nhưng những từ đầu tiên của em là Tiếng Việt: “bong bóng”. Mẹ, bà nội và bà ngoại em đã dạy em Tiếng Việt trước khi em gia nhập trường này.
Em đọc và nghe dễ hơn nói và viết: lớn lên em nghe Tiếng Việt hoài nhưng em trả lời bằng Tiếng Anh vì em đến một trường học Tiếng Anh. Em thích học Tiếng Việt ở đây vì em được gập người Việt ở Canberra.
• Vũ Julia MyMy
Tiếng Việt bằng hình
Cây nhà lá vườn kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
106
Giờ học trên Zoom của các em lớp 4
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp 5
Huế
Từ trái sang phải: Hartley Natasha Thiên An, Trần Michelle, Phạm Chloe Phương Uyên, Huỳnh Naland, Nguyễn Michael Ryan, Phạm Bridget Hồng Ân, Vũ Ngọc Ái Nhiên, cô Phạm Minh Hoàng (Giáo viên) Vắng mặt: Lê Ethan Duy Vinh, Phạm Nhã Kha, Ký Joanna Ngọc Quỳnh Hương.
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
108
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp 5 - Huế Hạng Nhất
Phạm Phương Uyên Chloe
Hạng Nhì
Hartley Natasha Thiên An Vũ Ngọc Ái Nhiên
Hạng Ba
Phạm Bridget Hồng Ân Nguyễn Michael Ryan
Trường Việt Ngữ Canberra
• Vũ Ngọc Ái Nhiên
109
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Lê Ethan Duy Vinh,
110
Tiếng Việt bằng hình
Ăn không
như đau không
Ăn không rau như đau không thuốc Trường Việt Ngữ Canberra
• Hartley Natasha Thiên An
111
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Ký Joanna Ngọc Quỳnh Hương
112
Ký Quỳnh Hương Joanna
• Trần Michelle
Lớp Năm
Trường Việt Ngữ Canberra
• Phạm Bridget Hồng Ân
113
Phạm Hồng Ân Bridget Lớp Năm
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Huỳnh Naland
114
Trường Việt Ngữ Canberra
• Nguyễn Michael Ryan
115
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Phạm Bridget Hồng Ân,
116
Trường Việt Ngữ Canberra
• Phạm Nhã Kha
117
Phạm Nhã Kha Lớp Năm
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Phạm Chloe Phương Uyên
118
Trường Việt Ngữ Canberra
• Vũ Ngọc Ái Nhiên
119
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Hartley Natasha Thiên An
120
Harley Thiên An Natasha Lớp Năm
Chữ Việt thời Nguyễn Du (1766-1820)
𤾓 𢆥 𥪝 𡎝 𠊛 些
𡦂 才 𡦂 命 窖 𪜀 恄 饒 Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trường Việt Ngữ Canberra
• Nguyễn Michael Ryan
121
Nguyễn Ryan Lớp Năm
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
122
Tuổi học trò Diệu Huyền
“Nỗi buồn hoa phượng” không còn nữa Hè ở n ơ i đ â y l ắ m t h ú v u i Kỷ n i ệ m lớ p h ọ c , t h ầ y , c ô g i á o Chẳng còn bao nhiêu trong tâm hồn Nào bao nhiêu môn học trong tuần L ạ i t h ê m Vi ệ t N g ữ m ấ t n ử a n g à y Xế p t ấ t c ả l ạ i k h ô n g đ ụ n g n ữ a Hẹ n s á u t u ầ n s a u c h à o t á i n g ộ Bao ngày mong đợi đi chơi xa Nào biển, cắm trại, rồi câu cá Đi tiểu bang khác thăm người thân Để lại Canberra đường vắng tanh Vu i c ó v à i t u ầ n s ẽ t r ở l ạ i C ù n g t h ầ y c ô , lớ p h ọ c v à b ạ n b è Ôn bài cũ xong học bài mới Lại ngồi mong đợi hè tới thôi (Tặng đến các em học sinh Trường Việt Ngữ Canberra) Hè 2021
•
Diệu Huyền
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp 6
Cần Thơ Hàng sau (Từ trái sang phải): Nguyễn Hoàng Nam, Huỳnh Ryan, Huỳnh Khánh Hy Jerome Hàng trước: Nguyễn Cửu Thanh Tâm Sydney, Trần Vi Elena, Hồ Ngọc Như Sao, Ký Quỳnh Anh Jennifer, Nguyễn Ngoc Thanh, Lê Mỹ Kira , Cô Đỗ Thị Kim Ân (Giáo viên)
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
124
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp 6 - Cần Thơ Hạng 1
Nguyễn Ngọc Thanh Jenny
Hạng 2
Hồ Ngọc Như Sao
Hạng 3
Lê Kira Mỹ
Trường Việt Ngữ Canberra
• Hồ Ngọc Như Sao
125
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Ký Quỳnh Anh Jennifer
126
Trường Việt Ngữ Canberra
• Lê Mỹ Kira
127
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Huỳnh Khánh Hy Jerome
128
Trường Việt Ngữ Canberra
129
Tiếng Việt bằng hình
không tày học Học thầy không tày học bạn
Học
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Nguyễn Cửu Thanh Tâm Sydney
130
Trường Việt Ngữ Canberra
• Nguyễn Ngoc Thanh
131
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
• Huỳnh Ryan
132
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp 7
Đà Nẵng Hàng sau (từ trái sang phải): Hồ Ngọc Như Tiên, Phạm Tuấn Huy, Lê Phebe Trinh Hàng trước: Vi Trần Vanessa, Nguyễn Kira Lấm, Khưu Ngân Tuyền, Võ Thị Dzung (Giáo viên), Nguyễn Thiên Bảo Andy, Hồ Amy Linh Đan
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
134
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp 7 – Đà Nẵng Giải Nhất
Hồ Ngoc Như Tiên
Giải Nhì
Hồ Linh Đan
Giải Ba
Nguyên Kỉa Lấm và Lê PhebeTrinh
Khuyến Khích
Vi Trần Vanessa Khưu Ngân Tuyền Nguyên Thiên Bảo Phạm Tuấn Huy
Trường Việt Ngữ Canberra
135
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
136
Trường Việt Ngữ Canberra
137
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
138
Trường Việt Ngữ Canberra
139
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
140
Trường Việt Ngữ Canberra
141
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
142
Trường Việt Ngữ Canberra
143
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
144
Trường Việt Ngữ Canberra
Lớp 8
Hoàng Sa - Trường Sa Từ trái sang phải: Hồ Ngọc Như Ý Isabella, Nguyễn Ngọc Gia Hân, Nguyễn Thiên Ân Samson, Phạm Tuấn Minh, Cô Lâm Ngọc Hạnh, Thầy Mai Văn Hưởng (Giáo viên)
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
146
Thứ hạng học sinh năm học 2021 Lớp 8 - Hoàng Sa - Trường Sa Hồ Ngọc Như Ý Isabella -> Nhất Phạm Tuấn Minh -> Nhì Nguyễn Thiên Ân Samson -> Ba Nguyễn Hoàng Phương Nhi -> Khuyến Khích Nguyễn Ngọc Gia Hân -> Khuyến Khích
Trường Việt Ngữ Canberra
147
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Tiếng Việt
khó mà dễ Mai văn Hưởng
Tiếng Việt dễ mà khó. Dễ vì nói sao viết vậy, viết sao đọc vậy. Khó là vì một số phụ âm, người nghe đôi khi không phân biệt được, nên viết sai, viết sai thì đọc sai.
T
rong hơn 10 năm phụ trách các lớp tiếng Việt, tôi luôn nhắc nhở học sinh một điều là muốn giỏi tiếng Việt các em phải nói, nghe, đọc và viết tiếng Việt thật nhiều. Và, học ngôn ngữ nào cũng vậy. Tiếng Việt dễ mà khó. Dễ vì nói sao viết vậy, viết sao đọc vậy. Khó là vì một số phụ âm, người nghe đôi khi không phân biệt được, nên viết sai, viết sai thì đọc sai. Lạ thay, người Việt mỗi miền thường gặp các lỗi chính tả khác nhau. Người miền Bắc, khi nghe không phân biệt được các chữ có phụ âm đầu: tr/ch/gi; s /x; r/d/ gi… Ví dụ như các chữ: trai/chai/giai ; sương/ xương; rồi/dồi/giồi … Nghe không phân biệt được, nên viết sai, rồi nói sai. Thêm nữa, người miền Bắc hay bị nhầm lẫn giữa a/â. Ví dụ ‘mầu Trường Việt Ngữ Canberra
sắc, thay vì ‘màu sắc’, ‘dậy dỗ’ thay vì ‘dạy dỗ’… Ngoài ra, người dân ở một số tỉnh vùng quê, còn không phân biệt được phụ âm l/n, có khi nhầm lẫn ‘l’ thành ’n’ và ngược lại. Ví dụ: ‘chiếc xe
hỏi và dấu ngã cũng khá phổ biến. Người dân ở miền cực nam, đôi khi không phân biệt được một số phụ âm đầu như: v/d; r/g… Ví dụ như ‘mào dàng’ thay vì ‘màu vàng’; ‘đi dề/dìa’ thay vì ‘đi về’; ‘gổ gá’ thay vì ‘rổ rá’...
Lớp Tiếng Việt Trực Tuyến
nam, bóng náng, nái nả nướt, trên đường Công Ní, nạng qua, nạng nại, nấy ne, neo nên nề nuôn’. Đúng ra phải nói: ‘chiếc xe lam, bóng láng, lái lả lướt, trên đường Công Lý, lạng qua, lạng lại, lấy le, leo lên lề luôn’. Người dân ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam, khi nghe có thể không phân biệt được các phụ âm cuối: t/c ; n/ng... Ví dụ như: tắt/tắc; tần/tầng… Hiện tượng viết sai dấu
Nhận ra các lỗi, người dân mỗi miền thường gặp trong tiếng Việt, nên học sinh luôn được nhắc nhở về chữ THÍNH (聽) nghĩa là lắng nghe. Khi nghe mà phân biệt được các phụ âm tiếng Việt, thì viết và nói ắt phải đúng, mà không cần phải nhớ luật gì cả. Tiếng Việt khó mà dễ là vậy. Trong quyển ‘SỐNG VỚI CHỮ’, nhà văn Nguyễn Hưng Quốc
viết:
149
“Tôi yêu chữ và hay nghĩ ngợi bâng quơ về chaữ. Nhiều lúc tôi có cảm tưởng như tôi có thể phân biệt được chữ này nóng, chữ kia lạnh, còn chữ nọ thì yếu ớt, đứng liêu xiêu như sắp ngã trên trang giấy. Chữ, với tôi, giống như những sinh vật: chúng biết thở, biết làm duyên, biết phục kích, biết cào cấu và để lại trong tâm hồn người đọc những vết xước có khi cả hàng chục năm mới tan hết.” Trong các lớp tiếng Việt, tôi luôn nhắc nhở, ngoài bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết, các em còn phải tập suy nghĩ bằng tiếng Việt. Chứ cứ nghĩ bằng tiếng Anh rồi mới chuyển sang tiếng Việt, như vậy là dịch rồi. Và, người ta định nghĩa dịch là phản. Có học sinh cho biết, nhờ các lớp học trực tuyến, em không những đã tập suy nghĩ bằng tiếng Việt mà còn nằm mơ bằng tiếng Việt nữa.
• Mai văn Hưởng
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
150
Trường Việt Ngữ Canberra
151
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Bài Chia Sẻ của Isabella Trong Lễ Sơ Kết HK1 - 2021
Thưa quý phụ huynh và các thầy cô,
C
on tên là Hồ Ngọc Như Ý Isabella, học sinh lớp 8 TVN, và cũng là học sinh lớp 8, tại chính ngôi trường Merici College thân yêu này.
Thay mặt các bạn, trước hết con xin cảm ơn quý phụ huynh, trong đó có ba mẹ con, đã liên tục đưa chúng con đến TVN, vào mỗi sáng thứ Bảy trong suốt những năm qua. Nhờ vậy, con có thể thưa chuyện, với quý vị bằng tiếng Việt thân thương này. Trong một buổi chia sẻ, vào cuối học kỳ vừa qua tại Merici college, con đã thay mặt các bạn học sinh Úc, đọc lời nguyện với thánh Angela Merici, xin nữ thánh soi sáng, và hướng dẫn chúng con trên đường học vấn, bằng tiếng Việt, trước hàng trăm học sinh Úc, ngay tại hội trường Merici college này. Con rất tự hào là người Việt Nam, và khi có cơ hội,
Trường Việt Ngữ Canberra
con sẵn sàng giới thiệu với người bản xứ, về ngôn ngữ và văn hóa Việt.
153
Cảm ơn quý thầy cô, đã ân cần truyền đạt, ngôn ngữ và văn hóa Việt cho thế hệ chúng con, mà hầu hết chúng con được sinh ra và lớn lên tại Úc. Với học sinh TVN, nếu bạn chán môn tiếng Việt khó khăn này, và có ý định bỏ học, hãy suy nghĩ lại và cố gắng học hết các lớp tiếng Việt, vì càng học chúng ta càng yêu mến ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam hơn. Và, chúng ta sẽ không phụ lòng cha mẹ, và các thầy cô, những người đã kỳ vọng vào thế hệ chúng ta, thế hệ người Việt, không được sinh ra, và lớn lên tại quê hương Việt Nam. Ước mơ của con là được tiếp tục học tiếng Việt, và cùng với các thầy cô hướng dẫn các em nhỏ vào năm tới. Rất mong ước mơ của con thành sự thật. Xin cảm ơn quý vị và các bạn.
• Isabella - 2021
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Từ ý tưởng ban đầu đến một bài nhạc hoàn chỉnh
Bài học ngắn về sáng tác From initial idea to full piece a short lesson in music composition
M
Phạm Tuấn Minh
ột trong những thách thức căn bản trong sáng tác âm nhạc là biết phải viết gì. Trong bài này, em sẽ trình bày: người viết nhạc có được những ý tưởng ban đầu từ đâu; sử dụng các dụng cụ gì; và phương cách chuyển những ý tưởng ban đầu thành một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Để viết một bài nhạc, nhạc sỹ sáng tác cần: một ý tưởng ban đầu; có viễn tượng về bài nhạc; biết tận dụng hết những ý tưởng có được; và biết phải làm gì khi bị bế tắc.
Trường Việt Ngữ Canberra
O
ne of the fundamental challenges of music composition is knowing what to write. In this text, I will discuss where composers get their initial ideas and, describe the tools and strategies they use to turn these ideas into a fullyfledged piece. To write a piece of music, you need an initial idea, a vision for your piece, understand how to make full use of your ideas and what to do when you get stuck.
Những ý tưởng ban đầu đến từ đâu Mặc dù em không biết tại sao một điệu nhạc xuất hiện trong đầu, nhưng em biết nguồn cảm hứng đó có thể đến từ bất cứ nơi đâu. Cảm hứng có thể đến từ thiên nhiên, những âm thanh nơi phố xá, một sự kiên lịch sử, một câu chuyện, một cuốn tiểu thuyết, một phim truyện, hay một họa phẩm, và còn vô vàn các nguồn cảm hứng khác. Ý tưởng cũng có thể được tạo ra một cách có hệ thống. Gần đây hơn trong lịch sử, các nhà soạn nhạc đã thâu thanh để sửa đổi trên máy tính, ghi chép tiếng chim hót và sử dụng cơ hội ngẫu nhiên để xác định giai điệu. Viễn tượng về bài nhạc Điều quan trọng, người viết nhạc phải hiểu rằng có một ý tưởng âm nhạc không đủ để hoàn thành một bản nhạc. Người sáng tác cần có viễn tượng về tác phẩm của mình. Nếu điệu nhạc ban đầu là giai điệu chính thì khúc dạo đầu sẽ như thể nào? Còn nếu đó là phần mở đầu thì nó sẽ được phát triển ra sao? Cách tận dụng một giai điệu nhạc Một trong những sai lầm mà người sáng tác thiếu kinh nghiệm, trong đó có em, là đưa quá nhiều ý tưởng vào một tác phẩm âm nhạc. Điều này dẫn đến hai vấn đề: một, không thể có quá nhiều ý tưởng trong một thời gian ngắn; hai, quá nhiều ý tưởng sẽ làm bài nhạc rời rạc. Thay vào đó, nên tận dụng hết tiềm năng của mỗi giai điệu để chuyển tải ý tưởng của mình vào một bản nhạc. Các nhà soạn nhạc đã và đang dùng bốn
155
Where the initial ideas come from Although I don’t understand how a musical idea appears in my mind, I do understand that such ideas can come from anywhere. They can be spontaneously inspired by the sights and experiences of nature, city sounds, a historical event, a story, a novel, a film or painting among countless things. Ideas can also be generated systematically. More recently in history, composers have been recording sounds for electronic modification, transcribing birdsong and using random chance to determine melodies. A vision for your piece Importantly, you must understand that a single musical idea is not enough to finish a piece. You need to have a vision for your piece. If your initial musical idea is something that should be heard in the middle of a piece, how will you build up to it? If your initial idea is the start of a piece, how will you develop it? How to make the most of each idea One of the mistakes that inexperienced composers (including myself) make is having too many ideas in one piece. Trying to complete a piece by constantly adding new ideas presents two major issues: there are only so many ideas one can come up with and, too many different ideas would make the piece feel disjointed – none of the ideas have consequence on the remainder of the piece. Instead, one should try to make the most of each of their musical ideas. Composers have been using four major tools to make the most of their ideas: retrograde (writing a musical theme
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
156
dụng cụ chính: retrograde (viết một giai điệu ngược), inversion (viết một giai điệu nghịch), diminution (làm mỗi nốt trong giai điệu nhạc ngắn hơn) và (làm mỗi nốt trong giai điệu nhạc lâu hơn). Hơn nữa, người viết nhạc có thế kết hợp hai dụng cụ, ví dụ như retrograde và diminution (ngược và ngắn hơn). Những dụng cụ này biến một giai điệu thành nhiều giai điệu mà người soạn nhạc có thể sử dụng để viết những phần nhạc mới phù hợp với ý tưởng ban đầu.
backwards), inversion (writing the theme upside down), diminution (making the theme faster) and augmentation (making the theme slower). You can also do combinations like retrograde and diminution (backwards and slower). Other tools include using fragments of a musical theme or making variations to the theme’s notes or rhythm. These tools will expand an initial idea into small library of ideas that provide you the opportunity to write new sections that cohesively link back to your original ideas.
Làm gì khi bế tắc Giống như người viết block, người sáng tác có thế bị bế tắc. Và, nếu tình huống này xẩy ra, hãy sử dụng những dụng cụ nói trên, có thế viết phần cuối của bài nhạc, rồi sau đó điền vào phần trống. Hơn nữa, người viết nhạc có thế tạm dừng, làm một chuyện gì khác, rồi trở lại với đôi tai nhậy bén hơn.
What to do when you are stuck Like how authors have writers’ block, composers too can get stuck. There are several things you could do in these situations. You can always use the tools mentioned above. You could write the ending of your piece then fill in the gaps. Furthermore, you could always take a break from the piece, do something else then return with fresh ears.
• Phạm Tuấn Minh
• Phạm Tuấn Minh
Tiếng Việt bằng hình
cậy gần
, ,
cậy gần .
Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng Trường Việt Ngữ Canberra
157
D IỄN VĂ N G IÃ TỪ
VALEDICTORY ADDRESS Học sinh lớp 8: Isabella, Minh, Samson và Hân trình bày
K
ính thưa quý phụ huynh, quý thầy cô, và các bạn thân mến,
Chúng con sẽ là lớp người sẵn sàng gánh vác, và chịu trách nhiệm công việc mà thế hệ cha anh, đã dày công gầy dựng và không ngừng thăng tiến. Sau khi rời mái trường Việt Ngữ thân yêu này, chúng con vẫn tiếp tục trau dồi thêm tiếng Việt, và sẵn sàng đóng góp vào công việc của trường khi cần.
Chúng con tên là: Isabella, Tuấn Minh, Samson, Phương Nhi và Gia Hân, học sinh lớp 8 Trường Việt Ngữ Canberra. Sau những năm dài học tiếng Việt, hôm nay chúng con đã tốt nghiệp chương trình tiếng Việt tại trường Việt Ngữ Canberra. Và, chúng con, trong giờ phút quý báu này, xin bày tỏ lòng tri ân và nói lời giã từ mái trường thân yêu này. Thay mặt các bạn, trước hết con xin cảm ơn quý phụ
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
158
huynh, trong đó có ba mẹ chúng con, đã liên tục đưa chúng con đến TVN vào mỗi sáng thứ Bảy trong nhiều năm qua. Nhờ vậy, chúng con có thể thưa chuyện với quý vị bằng tiếng Việt thân thương. Chúng con đã hiện diện trong ngôi trường Merici cổ kính này hơn tám năm qua. Chúng con hết lòng tri ân Trường Việt Ngữ Canberra, Trường Merici college đã cho chúng con có trường ốc để học tiếng Việt trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn quý thầy cô, đã ân cần truyền đạt ngôn ngữ và văn hóa Việt cho thế hệ chúng con, mà hầu hết chúng con được sinh ra và lớn lên tại Úc. Quý thầy cô, xưa và nay, đã nghỉ hưu hay còn tại chức, đã kiên trì hướng dẫn các lớp tiếng Việt tại thủ đô Canberra trong suốt 40 năm qua. Xin quý thầy cô tiếp tục công việc có ý nghĩa này thêm 40 năm nữa. Thưa quý vị, công việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hóa Việt tại thủ đô Canberra trong hơn 40 năm qua đã là nguồn cảm hứng, và khích lệ cho thế hệ kế tiếp. Chúng con sẽ là lớp người sẵn sàng gánh vác, và chịu trách nhiệm công việc mà thế hệ cha anh, đã dày công gầy dựng và không ngừng thăng tiến. Sau khi rời mái trường Việt Ngữ thân yêu này, chúng con vẫn tiếp tục trau dồi thêm tiếng Việt, và sẵn sàng đóng góp vào công việc của trường khi cần.
•
Isabella, Minh, Samson và Hân
Chữ Úc nổi bật trong năm 2021
V
ề cuối năm, nhiều cuốn tự điển chọn một chữ nổi bật trong năm. Ở Úc, chúng ta xài tự điển Macquarie. Tự điển này vừa tròn 40 tuổi ở Úc. Mới đây tự điển này đã chọn xong chữ nổi bật trong năm 2021. Hiển nhiên, vì năm nay bị con Corona ám cả năm nên chữ nổi bật cũng dính dáng với nó. Nổi bật ở Úc -- theo tự điển Macquarie – là chữ ‘strollout’. Thiệt ra, ‘strollout’ là chữ chế. Số là các quan lớn lo chuyện chích
Trường Việt Ngữ Canberra
ngừa cho dân chúng thì luôn miệng nói ‘rollout’. Nghĩa là chạy nhanh, chạy hết chỗ này sang chỗ khác… Nói là nhanh như chong chóng nhưng trong thực tế thì chậm như rùa. Thế là dân Úc chế ‘rollout’ thành ‘strollout’. Og3t thử dịch bậy thành ‘tà tà’. Lý do: ‘tà tà’ nằm trong cái quốc hồn, quốc tuý của Úc. Tuy nhiên, theo lẽ thường og3t dám sai lắm đa. Bởi vậy cho nên xin bà con sửa lại giúp.
• og3t
159
Tiếng Việt ở ANU Philip Wilcox
Mục tiêu của tôi đã là được hiểu và giao tiếp với gia đình vợ và giúp con trai học tiếng Việt khi còn nhỏ.
T
ôi đã muốn học tiếng Việt trong một thời gian ngắn trước khi đăng ký học tại ANU. Tôi đã chọn tiếng Việt tại ANU sau khi xem Viet 1 trên trang web Open Universities như một môn học trực tuyến. Ở Melbourne, không có trường đại học nào đào tạo tiếng Việt nên tôi cảm thấy ANU là một lựa chọn tốt. Vì môn học trực tuyến, tôi cảm thấy nó có thể linh hoạt trong công việc của tôi. Mặc dù gia đình của vợ nói tiếng Việt, tôi chỉ có mỗi một ít kiến thức tiếng Việt. Mục tiêu của tôi đã là được hiểu và giao tiếp với gia đình vợ và giúp con trai học tiếng Việt khi còn nhỏ. Sau khi hiểu tiếng Việt cơ bản, tôi đã hy vọng có thể tiếp
thu chỉ bằng mỗi cách nghe và dần dần trở nên tốt hơn. Tôi đăng ký học Viet 1 ngay trước đại dịch Covid bắt đầu, và dịch Covid đóng một phần quan trọng trong kinh nghiệm học tập tiếng Việt của tôi. Ban đầu, tôi đã biết lớp học tiếng Việt không phù hợp với lịch trình làm việc của tôi. Vì vậy, tôi dự kiến sẽ bỏ lỡ một số lớp học trực tiếp. Tuy nhiên, tôi đã phải làm việc tại nhà vì dịch Covid và điều này đã cho phép tôi tham dự hầu hết các lớp ‘Viet 1’ và ‘Viet 2’ trực tiếp. Tôi nghĩ điều này đã có lợi và cho phép mình dành nhiều thời gian hơn để học tiếng Việt, đồng thời khuyến khích mình tiếp tục học. Tôi nghĩ rằng sự tiến bộ của tôi khá tốt trong năm đầu tiên và tôi nghĩ
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
160
rằng tôi đã nắm bắt tốt hầu hết các khái niệm. Trong năm học thứ hai, cường độ và độ khó của các lớp học tăng lên và các sinh viên có kỹ năng cao đã tham gia cùng trong lớp học tôi. Trong khi năm 2020, sinh viên mới bắt đầu học, năm 2021 có một số sinh viên có thể nghe tốt và nói tiếng Việt một cách tự tin. Cũng vào năm 2021, tôi đã có thể trở lại làm việc khuôn viên trường nhưng vì lý do đó không tham gia các lớp học trực tiếp. Vì vậy, năm 2021 rất khác so với năm trước. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng mặc dù khó khăn hơn và thấy mình đang phải vật lộn để hiểu mọi thứ, nhưng tôi đã học được nhiều hơn ở năm thứ hai và tiến bộ nhanh hơn so với năm đầu tiên. Tiếc là do đại dịch Covid, không thể về thăm với gia đình của vợ nên tôi không được luyện nghe hoặc nói trong các tình huống bình thường. Vì vậy, tôi đã không thể học hỏi từ họ nhiều như tôi hy vọng. Nhưng con trai đang phát triển ngôn ngữ rất nhanh vậy tôi sẽ được học hỏi nhiều điều từ con. Nhìn chung, tôi hài lòng với kết quả học tập của mình tại ANU, tôi chắc chắn đã cải thiện các kỹ năng của mình và tôi đang trên đường có thể giao tiếp bằng tiếng Việt dễ dàng hơn. Mặc dù còn lâu mới trôi chảy được nhưng tôi đang tiến bộ hơn, tôi học từ và chọn câu thường xuyên hơn. Hiện tại, tôi sẽ cố gắng tiếp tục và học sang năm sau miễn là tôi có thể phù hợp với lịch trình của mình. Hy vọng rằng năm 2022 sẽ là một năm dễ dàng hơn để giúp đạt được điều này.
• Philip Wilcox
Tiếng Việt bằng hình
Tuyệt Tuyệt cú mèo Trường Việt Ngữ Canberra
Trẻ em
161
với việc học song ngữ với việc học song ngữ với việc học song ngữ với việc học song ngữ Những thách thức của việc học song ngữ
Lợi ích của song ngữ
• Bắt đầu nói trôi chảy muộn hơn
• Người biết song ngữ có xu hướng tư duy logic, tập trung, hiểu và giải quyết vấn đề tốt hơn.
• Có vẻ đứa trẻ song ngữ biết ít hơn cho mỗi ngôn ngữ và không thông thạo như đứa trẻ học một ngôn ngữ. • Sự chênh lệch lớn giữa hai ngôn ngữ có thể gây khó khăn cho việc trao dồi ngôn ngữ phụ. • Cảm thấy như họ phải che giấu một phần văn hóa của mình, để họ có thể an toàn khi ra ngoài.
V
iệc nuôi dạy và giáo dục con cái học song ngữ đã trở nên phổ biến ở nhiều nước phương Tây như Úc và Mỹ. Song
• Cũng có khả năng học nhiều ngôn ngữ khác nữa một cách dễ dàng và nhanh hơn người khác. • Có xu hướng cởi mở, khoan dung và sẵn sàng học hỏi nhiều hơn. • Có rất nhiều cơ hội trong việc làm.
Christina Nguyễn ngữ có thể được định nghĩa là nói và viết thành thạo hai ngôn ngữ. Ngày nay, nhiều Ba Mẹ chọn nuôi dạy con cái của họ bằng song ngữ ngay cả khi họ không phải
là người nói ngôn ngữ đó chính. Em sinh ra tại Úc và lớn lên trong một gia đình gốc Việt. Vì vậy, lúc ở trường
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
162
em nói tiếng Anh, thể gây khó chịu cho và khi về nhà, Ba Ba Mẹ và trẻ em đang Mẹ khuyên em học hai ngôn ngữ. nên nói tiếng Việt. Nhiều người bạn ở Đại Học luôn nói Người ta đã chứng rằng em thật may minh rằng trẻ em song mắn và họ ước gì ngữ không có khả họ cũng được nuôi năng gặp vấn đề với dạy để biết được việc nói cả hai ngôn hai ngôn ngữ. ngữ. Tuy nhiên, đọc Em cảm thấy biết và viết là một vấn đề ơn vì em đã được khác. Điều này có thể nuôi dạy theo cách Hình: http://vietbilingual.org/ là do hai bộ ngữ âm này, em coi đó là có thể rất khác nhau. Ví một đặc ân mặc dù em biết học hai ngôn ngữ thì không dễ chút dụ, tiếng Việt có 29 chữ cái và 11 nguyên âm đơn. Trong khi đó, tiếng Anh có 26 chữ nào. cái và 5 nguyên âm đơn. Việc này tạo thêm Em nhớ lại khi còn học tiểu học, chính tả và gánh nặng rất lớn cho các trẻ em khi mới ngữ pháp của em trong hai ngôn ngữ đều rất bắt đầu tập đọc và viết. tệ. Hiện tại, em trai của em cũng đang gặp khó khăn trong việc đọc và viết tiếng Việt. Thông thường những người học song ngữ Hai chúng em cũng có xu hướng kết hợp có một ngôn ngữ chính và một ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khi nói chuyện với phụ. Đây là một sự sắp xếp tự nhiên, bởi vì nhau. Chúng em bắt đầu một câu bằng tiếng một cá nhân thường tiếp xúc với ngôn ngữ Anh và kết thúc bằng tiếng Việt hoặc chen này nhiều hơn ngôn ngữ kia. Trong trường một từ tiếng Anh vào một câu tiếng Việt và hợp của em, tiếng Anh là ngôn ngữ chính của em tại vì em đọc, viết và nói nhiều tiếng ngược lại khi không tìm được từ phù hợp. Anh ở trường hơn ở nhà. Ngoài ra, em cũng có nhiều bạn nói tiếng Anh hơn có bạn nói Những thách thức của tiếng Việt. Sự chênh lệch lớn giữa hai ngôn việc học song ngữ ngữ có thể gây khó khăn cho việc trau dồi Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những đứa ngôn ngữ phụ. trẻ lớn lên được tiếp xúc với hai ngôn ngữ sẽ bắt đầu nói trôi chảy muộn hơn những Trong những năm gần đây do các xung đột đứa trẻ lớn lên bằng một ngôn ngữ. Một giữa các cường quốc, việc phân biệt chủng đứa trẻ học cả tiếng Anh và tiếng Việt có tộc đang trở nên nổi bật hơn trong xã hội thể biết 50 từ tiếng Anh và 50 từ tiếng Việt. Âu Mỹ. Vì giao tiếp bằng tiếng Anh chiếm Tổng cộng, đứa trẻ đó biết 100 từ. Nhưng so phần lớn và đây là ngôn ngữ giao tiếp quốc với một đứa trẻ khác nói chỉ một ngôn ngữ tế, nên ở nhiều nơi bạn có thể bị tấn công thì nó chỉ biết 90 từ tiếng Anh, có vẻ đứa nếu bạn nói một ngôn ngữ không phải là trẻ song ngữ biết ít hơn cho mỗi ngôn ngữ tiếng Anh khi ở nơi công cộng. Điều này và không thông thạo như đứa trẻ học một thực sự là thất vọng đối với những người ngôn ngữ. Đây là một quan niệm sai lầm có biết song ngữ vì họ phải cảm thấy như họ Trường Việt Ngữ Canberra
phải che giấu một phần văn hóa của mình, để họ có thể an toàn khi ra ngoài. Lợi ích của song ngữ Mặc dù có những thách thức và khó khăn đi kèm với giáo dục hoặc nuôi dạy bằng song ngữ, nhưng có rất nhiều lợi ích khi nuôi dạy trẻ bằng song ngữ. Cụ thể là: Những người học song ngữ có thể chuyển đổi giữa hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau một cách dễ dàng. Điều này có nghĩa là bộ não của họ rất năng động và linh hoạt. Người biết song ngữ có xu hướng tư duy logic, tập trung, hiểu và giải quyết vấn đề tốt hơn. Vì trẻ em học song ngữ đã biết hai ngôn ngữ rồi, chúng cũng có khả năng học nhiều ngôn ngữ khác nữa một cách dễ dàng và nhanh hơn người khác, bởi vì chúng đã hiểu biết rộng hơn về ngữ pháp và từ vựng. Được nuôi dạy song ngữ thường đi kèm với một tuổi thơ đắm chìm trong hai nền văn hóa, những người có nền tảng văn hóa rộng có xu hướng cởi mở, khoan dung và sẵn sàng học hỏi nhiều hơn. Người mà biết hơn một ngôn ngữ sẽ có rất nhiều cơ hội trong việc làm. Nhiều doanh
nghiệp đang tìm kiếm những nhân viên thông thạo nhiều ngoại ngữ để phục vụ được nhiều hơn các khách hàng có nguồn gốc văn hóa khác nhau. Trong thế giới ngày nay, có thể nói nhiều ngôn ngữ hơn đang trở thành một kỹ năng cần thiết, vì vậy những người đã nói được hai
163
Nhìn chung, nói được hai thứ tiếng là một đặc ân và là một cơ hội. Trong thế giới kết nối của chúng ta, đa ngôn ngữ đóng một vai trò thiết yếu. ngôn ngữ trở lên một cách tự nhiên sẽ có lợi thế hơn. Trong gia đình em, mỗi người thường nói bất kỳ ngôn ngữ nào đến một cách tự nhiên. Ba Mẹ của em thông thường nói tiếng Việt nhưng Ba của em thích thêm từ tiếng Anh vào câu nói của mình. Em trai của em nói bằng tiếng Anh nhưng sẽ chuyển sang tiếng Việt khi được nhắc nhở. Nhìn chung, nói được hai thứ tiếng là một đặc ân và là một cơ hội. Trong thế giới kết nối của chúng ta, đa ngôn ngữ đóng một vai trò thiết yếu. Em rất cảm ơn Ba Mẹ đã dạy em tiếng Việt từ lúc nhỏ. Thứ năm, 4/11/2021
• Christina Nguyễn
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
164
Học tại
Đại học Quốc gia Úc
Tôi bắt đầu học tại ANU vào đầu năm nay và Tiếng Việt là một trong những môn học ưa thích của tôi.
Vy Zastera tiếng Việt của tôi với ANU cũng như bên ngoài với gia đình, những khó khăn nào tôi đã gặp phải và giải pháp thế nào để vượt qua những khó khăn này.
T
rong bài này, tôi viết một câu chuyện kinh nghiệm học đại học của tôi cho đến nay tại
Đại học Quốc gia Úc (ANU) và những bài học tôi đã học được với gia đình, bạn bè và trong việc học. Tôi thảo luận về kinh nghiệm học
Trường Việt Ngữ Canberra
Kinh nghiệm học đại học thời COVID Trước đây, tôi đã từng sống ở nhà với bố mẹ, và chưa bao giờ thực sự xa cách họ lâu đến như vậy. Bây giờ, khi bố mẹ tôi giúp tôi chuyển đến Canberra vào tháng Hai để học đại học, tôi đã không được gặp họ kể từ đó vì Covid. Tôi nhớ bố mẹ tôi mặc dù có thể nhìn thấy họ qua điện thoại và nói chuyện mỗi ngày - và tôi đặc biệt nhớ các món ăn mẹ tôi
nấu; không ai nấu món ăn Việt nam ngon bằng mẹ tôi! Bố mẹ tôi định đến thăm chị tôi và tôi trong tháng Bảy nhưng sau đó dịch Covid bùng phát ở NSW và SA đã đóng cửa biên giới của mình. Tôi gọi và nói chuyện với bố mẹ qua điện thoại rất nhiều và tôi thực sự hy vọng tôi có thể về nhà sau khi học xong đại học năm nay để gặp họ. Tuy nhiên, tôi cảm thấy việc đi xa nhà và xa bố mẹ đã cho phép tôi tự học được cách nấu ăn và làm mọi việc một cách độc lập hơn. Tôi đã gặp rất nhiều bạn mới ở trường Đại học; Khi tôi chuyển đến từ Adelaide, SA, tôi không quen biết nhiều người ngoại trừ chị tôi, người đang học ở đây. Tuy nhiên, tôi thấy rằng việc kết bạn mới thực sự dễ dàng vì nhiều sinh viên cũng đã chuyển đến từ các thành phố khác ở Úc. Khi lệnh đóng cửa Canberra bắt đầu, kí túc xá của chúng tôi có những hạn chế rất nghiêm ngặt và chúng tôi chỉ được phép gặp một người bạn khác từ tầng của mình. Nhờ vậy mà tôi kết bạn với nhóm chị của mình và khi các hạn chế được giảm bớt, tôi trở nên thân thiết hơn với tất cả những người bạn thân của mình - cảm giác như chúng tôi đều là anh chị em vào cuối lệnh đóng cửa! Tôi rất vui vì có rất nhiều bạn bè
trong kí túc xá trong thời gian lệnh đóng cửa, nhờ vậy mà tất cả chúng tôi có thể hỗ trợ lẫn nhau.
165
học tại trường Đại học Quốc gia Úc. Tôi đang tham gia khóa học VIET2003 như một phần của môn Quan hệ quốc tế, và tôi cũng muốn cải thiện tiếng Việt của mình.
Đối với việc học Đại học, năm nay là năm đầu tiên của tôi tại Đại học Quốc gia Úc. Tiếc là với tình hình Covid Tôi bắt đầu học tại ANU vào trong năm nay, hầu hết các đầu năm nay và Tiếng Việt lớp học của tôi đều được là một trong những môn học giảng dạy qua trực tuyến ưa thích của tôi. Tiếc là vì và tôi đã có một vài lớp học các vấn đề với Covid, tất cả trực tiếp trước khi lệnh đóng các lớp học tiếng Việt của cửa bắt đầu. Việc học tập tôi tại ANU đều phải học trong năm nay rất vui, tôi qua trực tuyến, và chúng tôi rất thích tất cả các môn học có 2 lớp học mỗi tuần qua của mình. Năm ngoái, tôi đã Zoom. Vì tôi sinh ra ở Việt chọn một năm nghỉ ngơi nên Nam và sống ở đó cho đến tôi thực sự rất thích khi trở lại ... không ai dạy tiếng v ớ i c á c Việt giỏi bằng mẹ tôi. thói quen hàng ngày. Mặc dù lúc quay lại trường tôi đã phải vật lộn với việc khi tôi bốn tuổi, tôi còn nhớ quản lý thời gian, nhưng tôi rất nhiều từ tiếng Việt. Bất thấy việc cố gắng duy trì cân cứ khi nào về Việt Nam, tôi bằng giữa việc học và vui cũng nhận thấy mình học chơi với bạn bè là rất tốt và nói rất nhanh khi nói chuyện với gia đình, bạn bè và làm cần thiết. những việc đơn giản như Tôi đang càng ngày càng gọi đồ ăn. Tuy nhiên, tôi mong chờ những gì cuối chỉ biết những từ vựng rất năm nay sẽ mang lại, và hy đơn giản và tôi quyết định vọng rằng tình hình Covid học tiếng Việt tại ANU để sẽ không ảnh hưởng nhiều giúp cải thiện tiếng Việt của đến chúng tôi trong năm tới! mình. Mẹ tôi giúp tôi rất nhiều trong việc học tiếng Việt của tôi, và không ai dạy Kinh nghiệm tiếng Việt giỏi bằng mẹ tôi. học tiếng Việt Tôi hiện đang học Cử nhân Một trong những khó khăn Quan hệ Quốc tế và Tâm lý chính mà tôi gặp phải khi kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
166
học tiếng Việt trong học kỳ này là cố gắng duy trì động lực học trong thời gian đóng cửa phong tỏa vì Covid. Ai cũng biết rằng sẽ khó tập trung hơn khi học trực tuyến vì có thể sẽ có rất nhiều phiền nhiễu xung quanh trong phòng của bạn. Tôi cũng phải vật lộn với việc quản lý thời gian và trì hoãn rất nhiều điều không thực sự hữu ích! Với việc học bất kỳ ngôn ngữ nào, cần phải dành rất nhiều thời gian và công sức cho việc
học - tôi thấy rằng nếu tôi không dành thời gian để làm bài tập về nhà, tôi không đạt được điểm cao nhất mà tôi mong muốn. Tôi cũng phải vật lộn với các kỳ thi tiếng Việt vì tôi luôn rất lo lắng trước khi thi. Về giải pháp cho những khó khăn mà tôi gặp khi học tiếng Việt, đặc biệt là trong thời gian phong tỏa do Covid, tôi thấy rằng bạn chỉ cần giữ động lực và luôn duy trì một lịch trình đã định cho ngày của mình.
Có một quy tắc định sẵn sẽ giúp tôi giải quyết được các vấn đề về quản lý thời gian và buộc mình phải đi theo đúng hướng. Học trực tuyến có thể khó khăn nên điều quan trọng là phải làm sao đặt càng nhiều câu hỏi và tìm kiếm càng nhiều sự giải thích khi bạn cần trợ giúp càng tốt. Đối với những thứ gây xao nhãng trong phòng, tôi luôn để điện thoại ngoài tầm với để không bị phân tâm và dành ra một khoảng thời gian nhất định để làm bài tập về nhà. Tôi cố gắng học thuộc lòng các từ vựng tiếng Việt mới để có thể nhớ chúng cho kỳ thi và không bị lo lắng.
• Vy Zastera Trường Việt Ngữ Canberra
167
Trái cây
tình thương
L
Christina Nguyễn
ớn lên trong một ôm, hôn và những lời động em thật may mắn để có một gia đình người viên, Ba Mẹ của em đã thể người mẹ đủ kiên nhẫn để Việt, Ba Mẹ em hiện tình thương đối với em cẩn thận gọt vỏ táo cho em. luôn có những qua những chén trái cây. Nhưng mà không chỉ là táo quy tắc và kỳ vọng rất khắt và lê thôi. Vào cuối tuần, Một chén trái cây cắt ra khe. Đây là một điều phổ biến và thậm chí là khuôn đơn giản là biểu hiện tình khi em không tập đàn hoặc mẫu đối với đứa con của thương thuần túy nhất mà học thêm, Mẹ gọi em vô những người Ba Mẹ nhập Ba Mẹ người châu Á có thể nhà từ sân sau để ăn trái cư từ châu Á. Phải đi học làm. Em nhớ mãi những cam và quýt mà Mẹ mới đàn Piano và học thêm, buổi chiều đi học về từ lột ra. Vào trung học, khi ngủ lại đêm ở nhà của bạn trường tiểu học, khi đó Mẹ thức khuya để học bài cho là chắc chắn không được và em đã cắt và gọt vỏ những kỳ thi, em sẽ tìm thấy một điểm tốt không phải là một miếng táo để em ăn vặt đĩa đu đủ mà Ba em lén để lựa chọn, mà là điều bắt trước khi gia đình em ăn lại trên bàn của em ngay buộc. Đối với người ngoài, bữa cơm tối. Thậm chí đến cả khi em đã nói em không cách nuôi con như vậy có một lý do nhỏ như “Con đói. Một tay em cầm cây vẻ lạnh lùng và không có không thích ăn vỏ táo”, viết, tay kia cầm cái nĩa và tình cảm, tuy tiếp tục ôn bài học, Lớn lên trong một gia vậy em biết làm nhỏ nước trái Ba Mẹ của đình người Việt, Ba Mẹ cây lên khắp bàn. Hễ em thương em luôn có những quy tắc mỗi lần em cãi nhau em n h i ề u và kỳ vọng rất khắt khe. với Ba Mẹ, hoặc khi lắm. Thay vì em bị Mẹ bắt quả kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
168 tang em nói dối về điểm số kết quả của em hay em bị Mẹ la
vì em đã không chịu tập đàn Piano, chỉ nghe câu “ăn trái cây nè” là em biết Ba Mẹ em không giận em nữa. Tình huống này không phải là đặc biệt đối với gia đình của em, mà dường như phổ biến ở nhiều gia đình châu Á. Một lần lúc em ở lại trường với một đứa bạn người Nhật, Mẹ của bạn gọi điện hỏi thăm bạn. Bạn của em đã dọn đến Canberra để học đại học và bây giờ bạn ở xa gia đình. Trước khi bạn em có
thể nói lời chào, Mẹ của bạn đã hỏi “Con ăn trái cây hôm nay chưa?”. Sao có thể ngờ đây có thể là cách thể hiện tình cảm chung của nhiều bậc phụ huynh như thế chứ! Khi em nghe bạn em kể là bất cứ khi nào Mẹ của bạn cắt xoài cho bạn ăn, Mẹ bạn sẽ tự mình gặm hột xoài, em biết là Mẹ rất thương bạn vì Mẹ luôn dành những phần ngon lành nhất cho con. Tất cả trẻ em châu Á đều biết rằng Ba Mẹ của chúng ta thực sự yêu thương chúng ta, bất chấp thái độ lạnh lùng, vẻ ngoài cứng rắn và những kỳ vọng. Thay vì nói câu chữ “Ba Mẹ thương con,” Ba Mẹ chỉ thể hiện điều đó theo những cách khác nhau. Hình như vì thế nên em lúc nào cũng cảm thấy trân quý những đĩa trái cây em nhận được từ Ba Mẹ. Bây giờ em lớn rồi, em tự mình gọt cam cắt táo và lê nhưng em luôn cảm nhận rằng các thứ này không sao ngọt ngào bằng những trái cây mà Ba Mẹ làm cho em, bởi vì nó còn chứa đựng tình yêu thương của Ba Mẹ.
• Christina Nguyễn Trường Việt Ngữ Canberra
Danh Sách Mạnh Thường Quân 1981 - 2021
Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Canberra
N
hân kỷ niệm 40 năm thành lập trường Việt Ngữ Canberra (1981 – 2021), chúng tôi nhìn lại chặng đường đi qua và ghi nhận rằng trường đã và đang có được rất nhiều niềm thương mến từ tất cả mọi người trong cộng đồng. Danh sách Mạnh Thường Quân này bao gồm tất cả các hội đoàn, doanh nhân, MTQ và thân hữu của 40 năm qua. Nếu danh sách này có sai sót thật sự là ngoài ý muốn, rất mong quý vị niệm tình thứ lỗi cho. Trường Việt Ngữ Canberra xin chân thành gởi lời tri ân đến tất cả quý ân nhân đã luôn dành cho chúng tôi thời gian quý báu, công sức, cũng như quyên tặng vật phẩm và tài chánh giúp đỡ nhà trường trong suốt chặng đường 40 năm dài. Nhân dịp đầu năm mới 2022, kính chúc quý vị và gia đình một năm hạnh phúc, sung túc, sức khỏe an khang, và vạn sự cát tường như ý. Trân trọng Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Canberra – 01/ 2022 kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
170
Cộng Đồng Người Việt Tự Do Canberra Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam - Canberra Hội Chuyên Gia Việt Nam ACT Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà, Canberra Hội Người Việt Cao Niên Tự Do ACT Hội Thánh Tin Lành ACT Radio VBC Tu Viện Vạn Hạnh Văn Khố Thuyền Nhân Bác Sĩ Liêu Vĩnh Ðức Bác Sĩ Trần Quốc Tuấn Bác Sĩ Trịnh Thanh Toàn Dr. Sim Hom Tam Giáo Sư Lê Vân Tú & cô Mai Nha sĩ Nguyễn Thanh Tùng Nha sĩ Phạm Duy Đức AAHQ Enterprise Ainslie Restaurant Asian Hub Âu Lạc Restaurant Chinese Dragon Công Ty Du Lich H & N Holiday Công Ty Texcel Tel Pty Ltd Erindale Wine & Spirit Florey Bakery - Trần Khánh Thọ Fyshwick Coffee – Lan & Long Hawker Hot Bread Healthy Start Gungahlin Hyper Jewellers Italian Bite Belconnen Jamison Bakery Janey Fashion
Kaleen Bakery Kaleen Florist Kim Tailor Alterations L.A.E Asian Food Store Li’s Hot Bake Lido Cafe & Bar Linh Phan Health Food Little Beijing Belconnen Little Saigon Restaurant Long Nails Services Michael’s Keys & Gifts Gungahlin Ms Ba Cô – Anh chị Hồ Ngọc Phú New York Spas & Nail Newsagent Curtin Ngunnawal Bakery Nhà hàng Cần Thơ Nhà hàng Kinh Đô Nhà Hàng Tự Do Restaurant Noble Star Gungahlin Oriental Groceries Belconnen Palmerston Pharmacy Phú Quốc Restaurant Red Hill Pharmacy Saigon Groceries - Dickson Saigon Restaurant Sea Perch Woden Tana Restaurant Belconnen Market Tee Anne Design Tiệm Nail Long & Châu Tiệm Ainslie Vietnamese Take Away Tiệm Bánh Mì House Tiệm Coffee Dickson Tiệm Lyneham Take Away Tiệm Sài Gòn Á Đông - Chị Hương Tiệm Saigon Bakery & Espresso
Trường Việt Ngữ Canberra
Tiệm Phở Hub Tiệm Saigon Fresh Rolls Gungahlin Tiệm Saigon Shop Tiệm Simply Pho Tiệm Thạnh Phát Groceries Tiệm Vina Groceries - Gungahlin Angela Phan & Family Anh Cảnh (Office Club Woden) Anh chị Lap Anh chị Bảo & Bông Anh chị Đan Anh chị Đúng & Quỳnh Dao Anh chị Dũng & Thúy Anh chị Dương Bé & Phong Anh chị Hiếu-Mai Anh Chị Hồ Triệu Ngọc Luân Anh chị Hoa & Hùng Anh chị Huệ & Hải Anh chị Hương & Bình Anh chị Long & Bảo Châu Anh chị Minh Triết Anh chị Nam & Á Anh chị Nam & Hồng Anh chị Ngoan & Bằng Anh chị Ngữ & Hoa Anh chị Nguyễn Bách & Liên Anh chị Nguyễn Cữu Thierry Anh chị Nguyễn Phú & Võ Trang Anh chị Nguyễn Trứ & Vưu Lang Anh chị Nhân Lan Anh chị Nhân Tâm Anh chị Phan Tuấn Phi Anh chi Phụng & Vân
Anh chị Sớm-Lan Anh chị Thăng Long & Phạm Hoàng Anh Anh chị Thành - Lan Anh Anh chị Tô Minh Dũng Anh chị Trần Đào Anh chị Tuấn & Loan Anh chị Vũ & Võ Thùy Dương Bà Huỳnh Thị Bền Bà Luyến Bà Nguyễn Thị Bền Bà Tâm Bà Vinh Bác Chùy Bác Năm Cô Anh Cô Bền và Tâm Cô Bích Cô Chi Bình Cô Chu Kiều Phượng Cô Chu Kiều Thủy Cô Chung Tuyên Cô Cúc Cô Đặng Oanh Cô Đào Cô Diễm Cô Diệu Hiền Cô Diệu Yến Cô Fiona Ung Cô Hoàng Minh Hiếu Cô Hồng Cô Hương Cô Huỳnh Ngọc Định Cô Huỳnh Stephanie Cô Huỳnh Tuyết Mai Cô Kim Cô La Ngọc Hân Cô Lâm Bích Huyền Cô Lan Cô Lan Phương Cô Lễ Cô Loan
Cô Lý Ái Liên Cô Mandy Cô Mạng Cô Năm Cô Nga Cô Nguyễn Hồng Cô Nguyễn Lý Hương Erika Cô Nguyễn Thị Hương Cô Nguyễn Trần Thảo Nguyên Cô Nguyễn Xuân Linh Cô Nhung Cô Phạm Minh Hoàng Cô Phạm Thi Kim Lan Cô Phan Mai Linh & Ali Cô Rebecca Cô Sarin Chea Cô Tam Ha Goldar Cô Thảo Cô Thu Khanh Cô Trần Hương Cô Trần Liên Cô Vinh Cô Vĩnh Nguyễn Hoàng Uyên Cô Võ Thị Dzung & anh Bảo Minh Cô Phạm Thị Thanh Hà G/Đ anh Nguyễn Quốc Hiền G/Đ Bác Khên và chị Diệp Lan G/Đ Bác Lý G/Đ cô Đặng Anh Sinh G/Đ cô Dương Thị Hoàng Oanh & Stephen Dau G/Đ cô Hoàng Thúy Bình G/Đ cô Nguyễn Thị Kim Phượng G/Đ cô Phạm Hoàng Mai G/Đ cô Phạm Thị Kiều Loan
171
G/Đ Lâm Thi Hồng Hạnh G/Đ Phong-Quang G/Đ thầy Hải Triều G/Đ thầy Vũ Quỳnh Ông bà Đồng Diệp-Vân Ong Bà Hụi Tỷ Ông Bà Huỳnh Văn Thiết Ông Bà Lập Ông Bà Lê Quang Thừa Ông bà Màng-Hồng Ông bà Phạm Gia Cẩn Ông Hồng Bùi (Accountant) Ông Dũng Ông Geoffrey Ông Hồ Đức Ông Hùng Ông Hưng Ông Huy Ông Lập Ông Les Boag Ông Lưu Bình Oai Ông Minh Triet (Linda) Ông Nguyễn Công Lập Ông Nguyễn Đức Ông Nguyễn Hưng Ông Nguyễn Phi Ánh Ông Nguyễn Quốc Cường Ông Nguyễn Tuấn Ông Phạm Khôi Ông Quá Ông Thọ Ông Thomas Tsang Ông Tô Hiền Ông Trần Bảo Phụ huynh Lê Kim Duyên Phụ huynh Lý Tuyết Hoa Phụ huynh Mai Thu Thủy Phụ huynh Nguyễn Tài và Mai Thảo Phụ huynh Sue & Chung Thầy Khưu Văn Bình Thầy Diệp Quốc Huy
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
Trường Việt Ngữ Canberra