7 minute read

HÌNH ẢNH HÀN QUỐC

Thỉnh thoảng bất chợt tỉnh giấc vào giữa đêm, tôi nằm trong bóng tối và tưởng tượng thấy mình đi leo núi. Đường dẫn vào rừng khá dốc, càng đi lên càng thấy những ngôi nhà xung quanh dần nhỏ lại, xa xăm. Tôi hít một hơi thật sâu trước khi bắt đầu. Rồi cứ thế, từng nhịp, bước chân trái rồi đến chân phải, tìm đến nơi ánh nắng đan vào giữa những bóng cây. Tim tôi đập nhanh hơn, mồ hôi nhễ nhại trên trán và lưng. Và rồi, vách đá to trên đỉnh núi hiện ra. Một làn gió nhẹ thổi qua mát rượi, cùng với đó là cảm giác tự do, tự tại và phong cảnh khoáng đạt đang hiện ra trước mắt.

Hàn Quốc có hơn 4,000 ngọn núi san sát nhau, chỉ cần bước ra cửa là đã thấy núi ở trước mặt hoặc sau lưng. Đặc biệt, thủ đô Seoul - nơi có dân số hơn 10 triệu người - ôm trọn núi Namsan vào lòng và được các ngọn núi Ansan, Inhwangsan, Kwanaksan, Buramsan, Dobongsan, Bukhansan bao quanh như bức bình phong. Chỉ cần một giờ đồng hồ, người ta có thể đi về trong ngày với trang phục đơn giản, không cần chuẩn bị gì đặc biệt mà vẫn chiêm ngưỡng trọn vẹn thiên nhiên tươi đẹp của thành phố. Đường leo núi an toàn, hầu như không có tội phạm hay động vật hoang dã. Chúng còn được trang bị các biển hướng dẫn được lắp đặt cẩn thận và những chỗ dừng chân - nơi du khách có thể thư thả hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên đồng thời ngắm nhìn toàn cảnh thành phố bên dưới.

Văn hóa leo núi dần đổi thay theo sự xoay vần của thời đại. Từng là thú vui của tầng lớp trung niên độ tuổi 40-60, giờ đây leo núi ngắm cảnh đã thành sân chơi của các tín đồ trẻ tầm tuổi 20-30 nhờ mạng xã hội và các nền tảng liên quan đến sở thích người dùng làm cầu nối. Các bạn trẻ thể hiện sự tự tin về cá tính mạnh mẽ của bản thân qua thời trang leo núi đặc trưng. Họ ưa chuộng quần leggings, giày leo núi chuyên dụng với thiết kế độc bản hơn các dòng thời trang dã ngoại có thiết kế giống nhau hàng loạt. Người trẻ đăng tải các bức ảnh leo núi của riêng mình lên ứng dụng Instagram. Một vài thanh niên còn tạo ra nền tảng chia sẻ sở thích, tạo các mối quan hệ mới, tổ chức Nhóm “Dã ngoại xanh” (Cleaning Hiking) - chuyên đi nhặt rác bị vứt lại trên núi.

Đặc biệt, trước tình hình du lịch nước ngoài bị hạn chế và mắc kẹt tại chỗ do COVID-19, thế hệ gen Y (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990 đầu 2000) chọn leo núi, lên rừng như một cách giải thoát bản thân khỏi hoàn cảnh tù túng và vượt qua những thăng trầm của giai đoạn nhiều muộn phiền. Số du khách tham gia khám phá Công viên Quốc gia Bukhansan trong tháng ba năm nay đạt 670 ngàn lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Núi non tươi trẻ hơn nhờ sở thích leo núi không tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo nguyên tắc phòng dịch của du khách. Nằm trong bóng tối, tôi ganh tỵ với các bạn trẻ mặc trang phục thoải mái, đứng đỉnh núi và đối diện với thế giới bao la. Và, tôi gửi lời chào đến ngọn núi đang trẻ lại, tôi lại rảo bước. Khẽ nhấc bàn chân trái, rồi lại bàn chân phải…

Thư Ban biên tập

Những câu chuyện nữ quyền hay những câu chuyện về phụ nữ?

Như chúng ta đã biết, điều cốt lõi của “Chủ nghĩa nữ quyền” chính là bình đẳng giới, do đó “Những câu chuyện nữ quyền” và “Những câu chuyện về phụ nữ” phải được xem như hai khái niệm tương đương. Tuy nhiên, chủ nghĩa nữ quyền trong thời gian qua đã bị bóp méo do nhiều định kiến và hiểu lầm. Ban biên tập đã suy nghĩ rất nhiều để chọn tiêu đề cho Chuyên đề số mùa Hè lần này.

Theo thống kê của Ủy ban Chấn hưng Điện ảnh Hàn Quốc (nay là Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc), có 14.1% các bộ phim công chiếu trong nước năm 2019 được quay bởi các đạo diễn nữ; con số này mang ý nghĩa đặc biệt khi so sánh với tỉ lệ 8.1% vào năm 2015. Tuy nữ giới vẫn còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn, nhưng họ đang dần thể hiện tiếng nói trong nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc vốn lấy nam giới làm nhân tố chủ đạo.

Năm 2020 điện ảnh Hàn Quốc bước sang trang sử mới bằng việc phim “Ký sinh trùng” của đạo diễn Bong Joon-ho thắng 4 tượng vàng Oscar trong đó có giải quan trọng nhất mang tên “Phim hay nhất”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID19, sau đó có rất ít phim bom tấn được các đạo diễn nam trình làng. Trong bối cảnh doanh thu bán vé giảm 73,3% so với cùng kì năm trước, các rạp chiếu vẫn được giữ lửa bởi những bộ phim độc lập (independent movie – phim được sản xuất không bị ràng buộc bởi yếu tố xu hướng thị trường, doanh thu hay yêu cầu của nhà sản xuất...) của các đạo diễn nữ.

Trong số mùa Hè này, chúng tôi xin mời độc giả đến với thế giới điện ảnh ấm áp, đầy xúc động trong những tác phẩm của các đạo diễn nữ. Tuy quy mô chưa rầm rộ nhưng những phim này tỏa sáng với giá trị nghệ thuật cao và góc nhìn mới mẻ và chúng không nhằm mục đích lật đổ, trả thù hay để chiếm đoạt quyền lực mà nam giới đang có. Ngược lại, chúng mở rộng tầm nhìn điện ảnh, nâng tầm khán giả và hướng họ đến một thế giới nhân văn cân bằng hơn.

Kết thúc chuyên đề, nhà bình luận văn hóa đại chúng Jung Duk-hyun sẽ có dịp cùng độc giả nhìn lại khái quát sự nghiệp của diễn viên Youn Yuh-jung - người vừa giành giải Oscar năm nay.

Ảnh bìa là bức chân dung nữ diễn viên Youn Yuh-jung vẻ bởi họa sĩ Moon Sungsic. Tranh khiến ta nhớ đến lời của đạo diễn Kim Ki-young – người đã sản xuất bộ phim đầu tay của diễn viên Youn mang tên “Người đàn bà lửa” (1971) – khi ông được hỏi về việc chọn một diễn viên không tên tuổi như bà vào vai nữ chính như sau: “Ánh mắt của cô ấy rất đặc biệt. Ánh mắt cô ấy không nhìn thẳng vào mọi thứ, thay vào đó là ánh nhìn không trực diện nhưng vô cùng vuông vức.” Và hôm nay, sau hơn nửa thế kỉ chúng ta bắt gặp được ánh mắt của bà trong tác phẩm của họa sĩ Moon.

Tổng Biên tập Lee Kyong-hee

KOREAN CULTURE & ARTS Mùa Hè 2021

Phát hành hàng Quý bởi QUỸ GIAO LƯU QUỐC TẾ HÀN QUỐC (The Korea Foundation) 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, “Hoa và phụ nữ 5” Jeju-do 63565, Korea

Moon Sung-sic https://www.koreana.or.kr 2017, Màu Acrylic trên nền vải canvas. 65 x 46 cm.

Bộ sưu tập của Viện Nghiên cứu và

Tư vấn Nghệ thuật Trung Quốc

Ảnh. Kwon O-yeol

Kukje Gallery

Phiên bản Koreana tiếng Anh PUBLISHER Lee Geun EDITORIAL DIRECTOR Kang Young-pil EDITOR-IN-CHIEF Lee Kyong-hee EDITORIAL BOARD Han Kyung-koo Benjamin Joinau Jung Duk-hyun Kim Eun-gi Kim Hwa-young Kim Youngna Koh Mi-seok Charles La Shure Song Hye-jin Song Young-man COPY EDITOR Jamie Lypka ASSOCIATE EDITOR Ji Geun-hwa ASSISTANT EDITORS Cho Yoon-jung Ted Chan CREATIVE DIRECTORS Song Won-seok EDITORS Lee Ji-hye, Oh Seung-hae ART DIRECTOR Seo Hee-jee DESIGNERS Kim Ji-yeon, Lee Hyun-jon, Yeob Lan-kyeong LAYOUT & DESIGN Kim’s Communication Associates

Phiên bản Koreana tiếng Việt BAN BIÊN TẬP PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan (Trưởng ban) TS. Nguyễn Thị Phương Mai TS. Trần Anh Tiến TS. Hoàng Thị Trang

HIỆU ĐÍNH

THIẾT KẾ GS.TS. Phan Thị Thu Hiền TS. Cho Myeong Sook ThS. Trần Phan Hoàng Minh

© The Korea Foundation 2021 Korea Foudation (KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của Tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban biên tập của Koreana hay của KF. Tạp chí Koreana là tạp chí được phát hành theo quý, dưới sự cấp phép của Bộ Văn hóa Thể Thao & Du lịch Hàn Quốc (Số đăng ký: No. Ba-1033, tháng 8 năm 1987), còn được xuất bản bằng mười ngôn ngữ khác, bao gồm Tiếng Anh, Tiếng Ả Rập, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Indonesia, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Việt.

This article is from: