15 minute read
BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT
Những vì sao cùng tỏa sáng trong đêm
“Khi Nghệ thuật gặp gỡ Văn chương” là triển lãm đầu tiên trong năm của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) tại Deoksugung (Cung Đức Thọ) nhằm vinh danh các nghệ sĩ hoạt động năng nổ trong giai đoạn 1930–1950. Đặc biệt, triển lãm này tập trung vào những thành tựu nghệ thuật của sự giao lưu giữa các họa sĩ, nhà văn trong thời kỳ Nhật trị và chiến tranh Triều Tiên.
Choi Ju-hyun Hye-jung Biên tập viên kiêm Artinsight Dịch Lê Hoàng Bảo Trâm
Thập niên 1930 là thời kỳ tăm tối trong lịch sử Hàn Quốc, khi mà sự thống trị của thực dân Nhật trở nên hà khắc hơn bao giờ hết. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn diễn ra quá trình cận đại hoá xã hội Hàn Quốc. Đặc biệt, Gyeongseong (Kinh Thành, tên gọi của Seoul thời Nhật trị) du nhập văn hóa mới sớm hơn các vùng khác và có nhiều biến chuyển. Xe điện và ô tô lăn bánh trên những con đường rải nhựa, các trung tâm thương mại sang trọng mọc lên, đường phố tràn ngập những người trẻ tiếp nhận xu hướng mới với những cô gái tân thời đi giày cao gót và những chàng trai tân thời mặc âu phục.
Gyeongseong - nơi xen lẫn sự tuyệt vọng về thực tại và sự lãng mạn thời cận đại - là thành phố của những nghệ sĩ. Tất cả các nghệ sĩ của Gyeongseong thời bấy giờ đều đổ xô đến quán cà phê. Những quán cà phê san sát khắp mọi ngõ hẻm khu trung tâm không đơn thuần là nơi bán cà phê. Các nghệ sĩ vừa lắng nghe ca khúc của Enrico Caruso trong làn hương cà phê lan tỏa với không gian bài trí theo phong cách nước ngoài vừa bàn luận về nghệ thuật Tiên phong (Avant-garde).
Caruso và Nghệ thuật Tiên phong
Sự nghèo đói và tuyệt vọng của người dân dưới ách thống trị của thực dân đã không thể phá vỡ linh hồn nghệ thuật. Đằng sau niềm đam mê sáng tác nở rộ trong gian khó là tình bạn và sự hợp tác của các nghệ sĩ, những con người cùng nhau san sẻ nỗi đau thời đại và tìm kiếm con đường để cùng tồn tại.
Triển lãm “Khi Nghệ thuật gặp gỡ Văn chương” của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) tại Deoksugung tái hiện thời kỳ “Ngược dòng Lãng mạn” đã thu hút rất nhiều khách tham quan suốt nhiều ngày. Như tên gọi, triển lãm giới thiệu hơn 50 nghệ sĩ tiêu biểu trong thời kỳ cận đại, đưa người xem quay về giai đoạn các họa sĩ và nhà thơ, nhà văn đã nỗ lực thoát ra khỏi ranh giới của các thể loại nghệ thuật để giao lưu, tương tác và thể hiện lý tưởng nghệ thuật.
Triển lãm được chia thành bốn chủ đề. Với chủ đề “Tiên phong và hợp nhất”, phòng trưng bày số 1 xoay quanh quán cà phê có tên “Jebi” (Chim én) do nhà thơ, nhà văn kiêm nhà tùy bút Yi Sang (Lý Tương, 1910-1937) làm chủ và mối quan hệ giữa những nghệ sĩ đã từng yêu mến nơi đây. Yi Sang học chuyên ngành kiến trúc; sau khi tốt nghiệp, ông làm kiến trúc sư tại Phủ Thống đốc Triều Tiên của Nhật Bản một thời gian, nhưng ông đã nghỉ việc vì bệnh lao và mở quán cà phê. Nổi tiếng với những tác phẩm thấm nhuần Chủ nghĩa siêu thực như truyện ngắn “Đôi cánh” (tựa đề tiếng Anh là “The Wings”) và bài thơ mang hơi hướng Chủ nghĩa thực chứng (positivism) “Crow's Eye View” (tạm dịch “Tầm mắt của chim khách”), Yi Sang được xem là nhà văn tiêu biểu tiên phong cho nền văn học theo chủ nghĩa hiện đại giai đoạn 1930 của Hàn Quốc.
1. “Still Life with a Doll” (tạm dịch “Tĩnh vật với búp bê”) của Gu Bonwoong (1906–1953). 1937. Tranh sơn dầu. 71,4 x 89,4 cm. Bảo tàng Nghệ thuật Leeum, Samsung.
Khi giới học thuật tập trung vào Chủ nghĩa ấn tượng đang thịnh hành, Gu Bon-woong say mê với chủ nghĩa trừu tượng. Theo đề nghị của tạp chí Nghệ thuật Pháp “Cahiers d’Art” trong bức tranh này, Gu Bon-woong và những người bạn của ông có xu hướng tán dương nghệ thuật đương đại của các nước phương Tây.
1
2 3 4
© Adanmungo Foundation © Modern Bibliography Research Institute
2. “Chân dung tự họa” của Hwang Sul-jo (1904-1939). 1939. Tranh sơn dầu. 31,5 x 23 cm. Bộ sưu tập cá nhân.
Hwang Sul-jo, người thuộc nhóm nghệ sĩ với Gu Bon-woong, đã hoàn thiện phong cách hội họa độc đáo, điêu luyện với các thể loại khác nhau bao gồm tranh tĩnh vật, phong cảnh và chân dung. Bức chân dung tự họa được hoàn thành vào năm ông qua đời ở tuổi 35.
3, 4. Tạp chí “Cheongsaekji” (Tạm dịch “Thanh sắc”), Số 5 phát hành tháng 5 năm 1939 (trái) và số 8 phát hành tháng 2 năm 1940.
“Cheongsaekji,” được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1938 và kết thúc với số 8 phát hành tháng 2 năm 1940, là một tạp chí nghệ thuật tổng hợp do Gu Bon-woong biên tập và xuất bản. Tạp chí gồm nhiều bài báo chất lượng do các ngòi bút nổi tiếng sáng tác trong các lĩnh vực như văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc và mỹ thuật.
Trên bức tường ngả màu của quán Jebi chỉ treo một bức chân dung của Yi Sang và một số bức tranh về người bạn thiếu thời của ông là Gu Bon-woong (Cụ Bổn Hùng, 19061953). Tuy chỉ là một không gian đơn sơ, không cầu kỳ bài trí nội thất nhưng nơi này được dùng làm nơi tiếp đón các nghệ sĩ nghèo. Cùng với Gu Bon-woong, những người có mối thâm giao với Yi Sang là tiểu thuyết gia Park Tae-won (Phác Thái Viên, 1910-1986), nhà thơ kiêm nhà phê bình văn học Kim Ki-rim (Kim Khởi Lâm, 1908-?) cũng thường lui tới nơi này. Họ tụ hội để lấy cảm hứng sáng tác và chia sẻ các xu hướng, tác phẩm mới nhất của nhiều thể loại không chỉ văn học, mỹ thuật mà còn phim ảnh, âm nhạc.... Đối với họ, Jebi không chỉ đơn thuần là không gian giao lưu mà còn là cái nôi của sự sáng tạo, tiếp nhận xu hướng tân thời và tinh hoa nghệ thuật. Đặc biệt, mối quan tâm lớn của họ là những bài thơ của Jean Cocteau và những bộ phim tiên phong của René Clair. Yi Sang treo những câu danh ngôn của Jean Cocteau ở quán và Park Tae-Won viết tác phẩm “Câu chuyện trong phim: Tỷ phú cuối cùng” phỏng theo phim hài châm biếm chủ nghĩa phát xít “Le Dernier milliardaire” (tựa đề tiếng Anh là “The Last Billionaire”) của đạo diễn René Claire (1934); tác phẩm lột tả dí dỏm hiện thực của thuộc địa.
Những dấu tích của sự giao lưu và mối thâm giao xuất hiện trong các tác phẩm của họ thật sự rất thú vị. Trong bức họa mang tên “Chân dung một người bạn” (1935) của Gu Bon-woong, nhân vật chính với dáng người nghiêng ngả là Yi Sang. Tuy cách nhau bốn tuổi nhưng hai người rất tâm đầu ý hợp và luôn bên nhau từ những ngày còn đi học. Kim Ki-rim chính là người đi đầu tán dương phong cách hội họa theo trường phái Dã thú (Fauvism) phá cách của Gu Bonwoong. Đồng thời, ông tiếc thương cho bạn khi Yi Sang qua đời ở tuổi 27. Ông tập hợp các tác phẩm của bạn và xuất bản thành “Tuyển tập Lee Sang” (1949), đây là tuyển tập các tác phẩm đầu tiên của Yi Sang. Yi Sang cũng đảm nhận vai trò trang trí bìa cho tập thơ đầu tay của Kim Ki-rim “Khí tượng đồ” (1936). Đồng thời, Yi Sang cũng đã vẽ tranh minh họa cho tiểu thuyết "Nhật ký của tiểu thuyết gia Gubo" (1934) của Park Tae-won khi tiểu thuyết được chọn đăng nhiều kỳ trên Nhật báo Trung ương Chosun. Văn phong độc lạ của Park Tae-won và tranh minh họa siêu thực của Yi Sang đã góp phần tạo nên các trang báo độc đáo, sáng tạo và thu hút sự chú ý.
Sự gặp gỡ giữa Thi và Họa
Trong một giai đoạn nào đó, việc thêm hình ảnh minh họa vào tiểu thuyết đã tạo nên một khoản thu nhập nhất định cho các nghệ sĩ. Đồng thời, hình thức này góp phần nâng cao nhận thức rằng báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng nhưng cũng mang đến cảm xúc nghệ thuật.
Phòng trưng bày số 2 khiến người xem liên tưởng đến
1
2
1. Phòng triển lãm số 2 trưng bày các ấn phẩm giai đoạn 1920-1940. Các ấn phẩm giới thiệu đến người xem đều là những quyển sách có bìa trang trí đẹp mắt và các tạp chí có tranh minh họa của các họa sĩ, hầu hết được xuất bản bởi các tòa soạn báo thời bấy giờ.
2. “Natasha, Chú lừa trắng và Tôi” của Baek Seok (1912–1996) và Jeong Hyeon-ung (1911–1976). Adanmungo.
Bài thơ có ảnh minh họa này được đăng trên tạp chí “Phụ nữ” do Nhật báo Chosun phát hành vào tháng 3 năm 1938. Sự phối hợp của nhà thơ Baek Seok và nghệ sĩ Jeong Hyeon-ung thể hiện sự giao lưu thường xuyên giữa các nhà văn và họa sĩ theo thể loại Họa Văn mới (“văn minh họa”).
3. “Gia đình nhà thơ Gu Sang” của Lee Jung-seop (19161956). Năm 1955. Tranh sơn mài. 32 x 49,5 cm. Bộ sưu tập cá nhân.
Lee Jung-seop – ở nhờ nhà của nhà thơ Gu Sang trong chiến tranh Triều Tiên, đã vẽ ảnh gia đình hạnh phúc của Gu Sang, khi nhớ vợ và hai con trai đang ở Nhật Bản.
một thư viện gọn gàng; nơi đây tập hợp thành tựu các ấn phẩm truyền thông chính gồm báo, tạp chí, xuất bản giai đoạn 1920-1940. Với chủ đề “Bảo tàng mỹ thuật trên giấy”, triển lãm tạo cảm giác mới lạ khi người xem có thể trực tiếp lật từng trang tiểu thuyết được đăng nhiều kỳ trên các báo kèm theo tác phẩm của 12 họa sĩ vẽ tranh minh họa tiêu biểu, đứng đầu là Ahn Seok-Ju (1901–1950).
Các tòa soạn báo thời đó cũng đã xuất bản tạp chí; theo đó, thể loại “Hwamoon” (Họa Văn) – thêm tranh vào thơ - chính thức ra đời. Điển hình là bài thơ ra mắt năm 1938 của Baek Seok (Bạch Thạch, 1912–1996) mang tên “Natasha, Chú lừa trắng và Tôi” (tựa đề tiếng Anh là “Natasha, the White Donkey, and Me”) bắt đầu với câu “Đêm nay tuyết rơi mãi/Vì kẻ nghèo tôi/Yêu Natasha xinh đẹp” do họa sĩ Jeong Hyeon-
Sự nghèo đói và tuyệt vọng của người dân dưới ách thống trị của thực dân đã không thể phá vỡ linh hồn nghệ thuật. Đằng sau niềm đam mê sáng tác nở rộ trong gian khó là tình bạn và sự hợp tác của các nghệ sĩ, những con người cùng nhau san sẻ nỗi đau thời đại và tìm kiếm con đường để cùng tồn tại.
1
ung (Trịnh Huyền Hùng, 1911-1976) vẽ tranh. Giống với lời thơ của Baek Seok, bức tranh gây ấn tượng bởi những đường nét màu cam xen trên nền trắng tạo cảm giác trống vắng đến lạ kỳ trong tình cảm mơ hồ. Tác phẩm được đăng trên Tạp chí nghệ thuật “Phụ nữ” do hai người cùng sáng lập và được Nhật báo Chosun phát hành.
Baek Seok là nhà thơ nổi tiếng với những thi phẩm trữ tình đậm màu sắc quê hương nhờ tài năng ngôn ngữ tinh tế còn Jeong Hyeon-ung là họa sĩ thành danh với tư cách là họa sĩ vẽ tranh minh họa. Hai ông nổi tiếng với một tình bạn đặc biệt tuy ban đầu chỉ là đồng nghiệp ở một tòa soạn. Jeong Hyeon-ung luôn hâm mộ Baek Seok, người ngồi làm cạnh mình. Ông đã vẽ Baek Seok đang chăm chỉ làm việc, đăng bài viết ngắn với tựa đề “Mr. Baek Seok” (1939) ngợi ca người bạn tận tâm, mẫn cán với khuôn mặt “đẹp như tạc tượng” trên tạp chí “Munjang” (tạm dịch “Văn chương”). Tình bạn này vẫn duy trì ngay cả sau khi hai ông nghỉ việc ở tòa soạn. Baek Seok rời đến Mãn Châu xa xôi vào năm 1940 và gửi bài thơ do ông sáng tác với tựa đề “Gửi Jeong Hyeon-ung từ phương Bắc”. Sau khi hai miền Nam – Bắc bị chia cắt, Jeong Hyeon-ung gặp lại Baek Seok tại Triều Tiên; ông đã tổng hợp và in tập thơ của Baek Seok. Bìa sau của tập thơ vẽ hình ảnh Baek Seok oai nghiêm hơn so với “Mr. Baek Seok”.
Tranh và lời bình của họa sĩ
Phòng trưng bày thứ 3 với chủ đề “Nhị nhân hành cước” (tạm dịch “Hai người du phương”) mở rộng bối
© Omar Luis Olguín / Courtesy of kurimanzutto
1. Bìa của tạp chí “Văn học hiện đại” được giới thiệu tháng 1 năm 1955. Bìa tạp chí được minh họa bởi các nghệ sĩ nổi tiếng như Kim Whan-ki (1913-1974), Jang Wook-jin (1918-1990) và Chun Kyung-ja (1924-2015) và những tác giả khác.
2. “18 × 11 × 72 # 221” của Kim Whan-ki. 1972. Tranh sơn dầu. 48 x 145,5 cm. Bộ sưu tập cá nhân.
Kim Whan-ki, tinh thông văn học và gần gũi với nhiều nhà thơ, viết bài với tranh minh họa trên nhiều tạp chí khác nhau. Những bức họa điểm sắc trừu tượng trữ tình đánh dấu giai đoạn cuối trong sự nghiệp của Kim Whan-ki bắt đầu từ giữa những năm 1960, khi ông ở New York. Độc giả có thể bắt gặp những bức họa điểm sắc trong các bức thư ông gửi cho nhà thơ Kim Gwang-seop (1906-1977).
cảnh thời đại sang giai đoạn 1930 – 1950 và tập trung sâu hơn vào mối quan hệ cá nhân của các nghệ sĩ. Kim Ki-rim là nhân vật trung tâm của mối quan hệ với các nhà văn, họa sĩ cùng thế hệ cũng như với các nghệ sĩ đời sau. Với cương vị phóng viên, ông tiên phong trong việc phát hiện nhiều nghệ sĩ và giới thiệu những tác phẩm xuất sắc qua các bài phê bình văn học. Có thể kể đến người kế nhiệm vai trò này là Kim Gwang-gyun (Kim Quang Vận, 1914-1993). Ông vừa là nhà thơ vừa là doanh nhân đã hỗ trợ kinh tế cho các nghệ sĩ xuất sắc. Do vậy, không có gì ngạc nhiên với việc một vài tác phẩm trong phòng trưng bày này thuộc sở hữu của ông.
Tại đây, bức tranh khiến nhiều người xem phải dừng chân chắc hẳn là bức “Gia đình nhà thơ Gu Sang” (1955) của họa sĩ Lee Jung-seob (Lý Trọng Tiếp, 1916-1956). Trong tranh, Lee Jung-seob nhìn gia đình Gu Sang (Cụ Thường, 19192004) với vẻ thèm muốn pha chút ghen tị. Do cuộc sống khó khăn, ông phải sống xa gia đình nhỏ của mình khi vợ con quay về nhà ngoại ở Nhật Bản. Lee Jung-seob bán tranh để kiếm tiền với mong ước có thể gặp lại gia đình. Tuy nhiên, cuộc triển lãm gian nan lắm mới thực hiện được cũng không thể kiếm đủ tiền như kế hoạch, ông tuyệt vọng và thể hiện tâm tư này rất rõ trong các sáng tác của mình. Những bức thư do người vợ Nhật Bản gửi đến thăm hỏi tình hình của Gu Sang được bày liền kề giúp người xem ngược dòng câu chuyện về một họa sĩ thiên tài sớm rời xa cuộc đời trong bệnh tật và nghèo khổ vì chiến tranh.
Phòng cuối cùng trưng bày chủ đề “Tranh và lời bình của họa sĩ”. Người xem có thể gặp gỡ sáu họa sĩ nổi tiếng đồng thời cũng nổi danh trong giới cầm bút. Tiêu biểu có họa sĩ Jang Wook-jin (Trương Húc Chấn, 1918-1990) luôn ngưỡng mộ vẻ đẹp của những điều giản dị, thuần khiết, họa sĩ Park Ko-suk (Phác Cổ Thạch, 1917-2002) cả đời yêu núi non, họa sĩ Chun Kyung-ja (Thiên Cảnh Tử, 1924-2015) với phong cách hội họa độc đáo và ngòi bút chân thực. Điều thu hút người xem ở cuối phòng trưng bày là bốn tác phẩm Hội họa điểm sắc (Dot painting: Hội họa điểm sắc là hình thức vẽ tranh bằng những dấu chấm) của Kim Whan-ki (Kim Hoán Cơ, 1913-1974). Càng đến gần và nhìn vào vũ trụ thu nhỏ với hằng hà những dấu chấm sẽ gợi cho người xem nhớ lại tên của từng nhà văn, họa sĩ với các tác phẩm vừa thưởng lãm. Đây dường như là nơi hội tụ của những con người tỏa sáng tựa các vì sao trong thời đại tăm tối.