11 minute read
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
Cửa hàng tặng món quà ký ức
Khuynh hướng hoài cổ Retro thịnh hành hiện nay gợi lại kí ức cho thế hệ trung niên và cao tuổi, đồng thời đem lại sự mới lạ cho giới trẻ. Tôi đã tìm ra một cửa hàng bán đĩa hát đang thổi lên làn sóng Retro ở khu phố cổ Jong-no của Seoul.
Hwang Kyung-shin Nhà văn Ảnh Ha Ji-kwon Dịch Mai Như Nguyệt
“Lạ hóa (Defamiliarization)” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu bởi nhà lý luận văn học kiêm nhà văn người Nga Victor Shklovsky (1893-1982). Kết cấu truyện quen thuộc khiến người đọc dễ hiểu và có cảm giác thân thuộc nhưng đồng thời cũng có thể gây nhàm chán.
Ngược lại, kết cấu truyện với hình thức phức tạp, khó hiểu sẽ kéo dài thời gian cần thiết để hiểu và khơi dậy sự hứng thú, hồi hộp của độc giả. Dường như thế giới chúng ta đang sống luôn hướng đến những điều dễ dàng, thuận tiện và ngắn gọn nhưng tâm lý của con người lại không đơn giản như vậy. Họ mơ về nơi thân thuộc ở một nơi xa lạ và mong mỏi những thứ lạ lẫm trong những điều quen thuộc. Trong khi đó, “Retrospect” còn được gọi tắt là Retro mang nghĩa hồi tưởng, kí ức nhưng cũng là thuật ngữ được sử dụng với nghĩa “nhớ về những truyền thống hay kí ức trong quá khứ và có khuynh hướng mô phỏng lại chúng”. Những điều mới
mẻ sẽ trở thành cũ kĩ và những điều cũ kĩ sẽ trở thành những thứ mới lạ trong thời đại mới. Người lớn tuổi nhớ về tuổi trẻ và người trẻ đam mê những thứ mà người già từng thưởng thức. Quả thật, con người chúng ta vô cùng phức tạp.
Đĩa than LP đang nhận được sự chú ý mới
Nằm ở khu Jongno 3-ga thuộc quận Jongno, Seoul, cửa hàng đĩa “Seoul Record” có không gian vừa lạ lẫm vừa quen thuộc, vừa cũ vừa mới. Mở cửa lần đầu năm 1976, cửa hàng đang được người chủ thứ tư anh Hwang Seung-soo quản lí. Đĩa than LP và băng cát sét bị đĩa CD thay thế, đĩa DVD đạt được thời kỳ hoàng kim trong chớp nhoáng rồi nhanh chóng biến mất, tiếp đó các dịch vụ streaming bắt đầu khiến tương lai ngành băng đĩa như đi vào ngõ cụt. Trong bối cảnh đó, một cửa hàng rộng hơn 40 pyeong (khoảng hơn 130m2) tồn tại vững chắc suốt 45 năm qua lại quý hiếm hơn bất cứ cửa hàng băng đĩa nào. “Người chủ đầu kinh doanh đến năm 2000 thì nhạc mp3 xuất hiện, không cạnh tranh giá thành được nên đành tạm đóng cửa. Thị trường chủ yếu nghiêng về nghe nhạc hơn là sở hữu băng đĩa nên khách mua album không nhiều. Khi đó, một người từng làm nhân viên nhận lại cửa hàng và trở thành chủ đời thứ hai. Theo lời kể, ban đầu buôn bán rất khó khăn nhưng
1. Khoảnh khắc chiếc kim gõ trên đĩa than, cửa hàng Seoul Record bước sang một kỷ nguyên khác. Âm thanh vẫn còn lẫn tạp âm, nhưng những vết trầy xước trên đĩa giúp sống dậy cảm xúc hoài cổ vang vọng không thôi. 2. Chủ cửa hàng anh Hwang Seung-soo luôn cung cấp nhiều loại nhạc, bao gồm nhạc cổ điển, jazz, gugak quốc nhạc truyền thống của Hàn Quốc, nhạc rock, nhạc phim và nhạc K-pop cho khách hàng nhiều độ tuổi khác nhau.
1
làn sóng Hallyu bắt đầu, khách nước ngoài tìm đến mua đĩa rất nhiều. Cứ thế, cửa hàng hoạt động một thời gian rồi chuyển cho người chủ thứ ba. Đó là quản lý cửa hàng làm việc dưới thời người chủ thứ hai. Khi đó, tôi vào đây làm nhân viên. Tôi làm việc được ba năm thì người chủ thứ ba nói sẽ thanh lý cửa hàng. Thế là tôi nhận lại cửa hàng đến giờ.”
Anh Hwang bắt đầu cửa hàng năm 2015, khi vừa tầm bốn mươi tuổi. Ước mơ trở thành tác giả truyện tranh nhưng lập gia đình khiến anh phải suy nghĩ đến việc kiếm tiền. Làm việc này việc kia, cuối cùng anh phải chọn làm công việc bản thân biết rõ hơn là công việc mơ ước. “Anh trai tôi làm việc trong một công ty phân phối video. Mạng lưới phân phối video, CD, DVD đều có liên hệ với nhau. Khi còn bé, bố tôi mang về một máy quay đĩa, tôi được tiếp xúc với âm nhạc một cách rất tự nhiên. Đồng thời, thời thiếu niên, tôi có theo anh trai đến công ty băng đĩa. Cứ như thế, tôi có kiến thức nhất định về lĩnh vực này.”
Thời anh còn làm nhân viên, khách hàng đa phần là người lớn tuổi. Sau lưng cửa hàng là tòa nhà Sewoon Plaza (tòa nhà phức hợp đầu tiên ở Hàn Quốc được hoàn công vào năm 1968), phía đối diện đường là Jongmyo (Tông miếu - đền thờ bài vị của các đời vua và hoàng hậu thời Joseon được khởi công năm 1394). Bên cạnh là công viên Tapgol (công viên trong trung tâm thành phố đầu tiên của Hàn Quốc, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh J.M. Brown năm 1897). Do có những địa danh cổ kính như trên nên ít khi thấy người trẻ tìm đến khu vực này. Những người tìm mua đĩa than trạc tuổi 40, 50 được xem là nhóm khách hàng trẻ còn khách hàng chính mua băng cát sét là những ông già, bà lão. Thế rồi không khí cũng thay đổi. Ngày càng nhiều khách nước ngoài và giới trẻ tìm đến khu Euljiro có tên gọi khác là Hipjiro mang ý nghĩa 'sành điệu, thời thượng' của từ 'Hip' và khu làng truyền thống Hanok - điểm nóng du lịch mới nổi. Đĩa than LP tưởng chừng đã hoàn toàn biến mất trong ngành công nghiệp băng đĩa lại bắt đầu được xem như một món đồ mới lạ thu hút sự chú ý của người mua. Cùng với đó, độ tuổi của khách hàng cũng trẻ dần.
Chia sẻ kí ức
“Thời chúng tôi, phải tìm mua mới nghe được những bản nhạc yêu thích. Thời nay, có điện thoại thông minh và dịch vụ streaming nên ở đâu cũng có thể dễ dàng nghe được nhạc. Ngành công nghiệp băng đĩa được dự đoán sẽ lụi tàn nhưng hiện nay lại xuất hiện những người muốn sở hữu đĩa nhạc hơn là muốn nghe nhạc từ đĩa. Họ không cảm thấy thỏa mãn với một chiếc bìa đĩa xuất hiện trên màn hình điện thoại. Họ tìm đến mua đĩa than LP. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy những vị khách trẻ tuổi đến cửa hàng và thích thú nghe âm thanh của chiếc kim kéo lạo xạo trên đĩa nhạc than LP. Chính vì để nghe được âm thanh trong trẻo hơn và không có tạp âm mà đĩa CD đã xuất hiện. Thì ra cuộc đời
2 3
© Gian
cũng có lúc thế này và thế kia như thế.”
Giờ đây, cửa hàng của anh không phải là nơi tìm đến của khách hàng ở một độ tuổi nhất định nữa mà là của nhiều đối tượng khác nhau. Các cô con gái cũng dẫn bố đến và bố mẹ cũng dẫn con đến, mỗi người nghe nhạc mà bản thân mình ưa thích rồi chọn lựa. “Có những vị khách tìm đến hỏi tôi về bài hát. Họ bảo nghe được lúc trẻ, rất thích nhưng chỉ biết qua lời, nhớ một chút giai điệu mà lại quên mất tựa đề. Họ là những người lớn tuổi nên không biết dùng máy tính lại sống một mình. Khi tôi tìm mọi cách suy luận và tìm ra được, họ rất cảm động. Thấy thế tôi cũng rất vui.”
Cũng có khách hàng hỏi thăm có ca khúc của nhóm nhạc nổi tiếng những năm 1960 không. Anh tìm được, bật lên và thật bất ngờ, giọng hát của ca sĩ trong đĩa nhạc lại giống hệt giọng hát của vị khách. Khi anh hỏi có phải chính vị khách hát không thì nhận được câu trả lời là 'Đúng'. Ông ấy nói rằng đã rất muốn nghe bài hát đó nhưng không thể nghe được vì đi tìm mãi mà không tìm ra đĩa nhạc.
“Cũng có vị khách kể là đã sống ở khu này từ khi còn bé
1. Bắt kịp thời kỳ bùng nổ xu hướng retro, cửa hàng Seoul Record luôn đông nghẹt khách. Một số khách đến để gợi nhớ kí ức, cũng có những người đến đắm mình trong sự mê hoặc của các cung bậc cảm xúc. 2. Hiện tại các đĩa than được săn đón như một món đồ sưu tầm sau khi bị đĩa CD, sau đó là nhạc MP3 và dịch vụ streaming gạt sang một bên trong nhiều thập kỷ. 3. Sau khi tân trang lại nội thất, cửa hàng Seoul Record có một diện mạo mới hiện đại ngay giữa khu trung tâm cũ kỹ của thành phố Seoul. Tên những bài hát được yêu cầu được bỏ vào thùng thư màu đỏ và sẽ được phát vào buổi tối sau khi cửa hàng đóng cửa. nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không được đi học và phải dán áp phích quảng cáo phim kiếm sống. Vì quá thích phim nên đã nhịn ăn cơm để tiền xem phim.”
Lắng nghe những câu chuyện riêng tư dài và phức tạp của người khác rồi đồng cảm không phải là việc dễ dàng. Đó là việc đòi hỏi sự quan tâm, yêu thương và lòng tin yêu con người. Những khách hàng có dịp chia sẻ kí ức với anh, ra về với sự ấm áp trong lòng. Sau đó, họ tìm lại như những người bạn thân tình với kẹo, quýt hay chai nước ngọt trên tay làm quà.
Những quan tâm đẹp đẽ
Từ thứ hai đến thứ bảy, khoảng chín rưỡi mười giờ sáng cửa cuốn của cửa hàng Seoul Record được kéo lên để chào đón khách. Vợ mở cửa còn anh Hwang sẽ đến thay ca vào tầm 12 giờ đến một giờ trưa. Tiệm đóng cửa lúc bảy giờ rưỡi tối nhưng hôm nào buôn bán ế ẩm thì có khi mở đến tối muộn.
Sau bảy rưỡi tối, một việc thú vị xảy ra phía trước cửa cuốn đã hạ, báo hiệu hết giờ mở cửa hàng. Đó chính là thời gian của “Bài hát theo yêu cầu”.
“Trước cửa tiệm có một thùng thư màu đỏ. Khách hàng gửi vào thùng thư những bài hát họ yêu cầu, hôm sau tôi sẽ bật lên.”
Dựa vào những bài hát được khách hàng gửi yêu cầu trong suốt một ngày, anh Hwang thêm vào danh sách các bài hát có cảm xúc tương tự rồi làm thành file. Sau khi đóng cửa, anh sẽ cho phát nhạc. Nhạc sẽ liên tục được phát ra đến mười hai giờ đêm. Nhiều người tình cờ ngang qua, họ dừng và hát theo, đôi khi còn nhún nhảy theo điệu nhạc. Cứ thế cuộc sống cứ nhẹ nhàng trôi, như màn đêm đang dần xâm lấn con đường trước mặt.
“Tôi tìm thấy niềm vui ở đây. Cả tuần chỉ nghỉ một ngày chủ nhật nhưng ngày đó tôi cũng nghe nhạc, mân mê máy phát và xem phim. Nói cách khác, tất cả sở thích của tôi gói gọn tại nơi này. Vợ tôi còn bảo: “Anh mở cửa hàng để thỏa mãn sở thích của mình phải không?”
Người làm thêm đứng bên nói xen vào: “Giám đốc đang muốn chia sẻ sân chơi của ông ấy cho mọi người.”
“Ngay từ đầu, tôi mở cửa hàng không phải vì mục tiêu kiếm nhiều tiền. Cứ tiếp tục duy trì cửa hàng và được nghe những bản nhạc mà mình yêu thích, tôi thấy cuộc sống như vậy cũng không đến nỗi tệ. Tôi tận hưởng thú vui tại chính cửa hàng của mình còn khách hàng đến đây để tìm những bài hát, bản nhạc mà họ đang muốn nghe.”
Khách hàng đến đây có lẽ không vì tìm đĩa hát mà tìm chính kí ức của riêng mình. Họ tìm những thứ quen thuộc trong một thế giới xa lạ, tìm những thứ mới lạ trong một thế giới thân thuộc. Giống như lời của anh Hwang, cuộc đời này cứ trôi đi theo thế này hay thế khác và trong dòng chảy đó, nếu có những bài hát, bản nhạc đẹp đẽ, đầy tình yêu thương thì chẳng phải đã là mãn nguyện rồi sao?