11 minute read

PHONG CÁCH SỐNG

Thế hệ 20-30 đổ xô vào chứng khoán

Khoảng thời gian đáng quan ngại và hỗn độn do COVID-19 gây ra đã hình thành một làn sóng đầu tư tài chính mạnh mẽ. Vào thời điểm thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong những ngày đầu của đại dịch, ngay cả những người thường ngày thờ ơ với chứng khoán cũng đã nhảy vào đầu tư trên quy mô lớn. Trung tâm của làn sóng đầu tư có “thế hệ 20-30”.

Ra Ye-jin Nhà báo chuyên mục Kinh tế, Nhật báo JoongAng S Dịch Phan Như Quỳnh

Im Su-bin (Lâm Tú Tân), 29 tuổi, sắp tốt nghiệp đại học, gần đây đã bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu với 300.000 won - khoản tiền kiếm được từ một công việc bán thời gian. Trong khi kiếm tiền tiêu vặt từ làm thêm, cô Im cũng không ngừng tìm kiếm việc làm toàn thời gian. Tuy nhiên, cô ấy chỉ có thể tìm được một vị trí thực tập mà thôi. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, lần đầu tiên cô Im chuyển hướng quan tâm đến cổ phiếu với ý nghĩ sẽ kiếm được tiền dù chỉ là một số tiền nhỏ.

Kim A-ram (Kim Nga Lãm), dịch giả tự do 33 tuổi đã hoãn đám cưới dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm ngoái sang tháng 9 năm nay, cũng tham gia thị trường chứng khoán cách đây không lâu. Số lượng khách mời bị giới hạn dưới 50 người do lệnh giãn cách xã hội, vì vậy cô không còn cách nào khác phải hoãn đám do mong muốn có đầy đủ gia đình và bạn bè đến chung vui. Đồng thời, khi vừa quyết định xong, cô đã mang số tiền dành dụm cho tuần trăng mật đi đầu tư chứng khoán dù chỉ trong thời gian ngắn. “Thị trường chứng khoán đang bùng nổ, có thể kiếm được một khoản tiền dù chỉ vài trăm nghìn won để phụ thêm cho cuộc sống mới cưới của mình” - cô kỳ vọng.

Khi số người ở độ tuổi 20 và 30 bắt đầu bước chân vào con đường đầu tư cổ phiếu tăng lên một cách đột biến, các từ mới gọi tên hiện tượng này lần lượt xuất hiện. Tiêu biểu nhất là tên gọi “Phong trào kiến Donghak” ví như “Phong trào nông dân Donghak” - phong trào chống lại các thế lực chính trị hà khắc diễn ra vào năm 1894 - đề cập đến tình trạng các nhà đầu tư cá nhân trẻ tuổi mua rất nhiều cổ phiếu đã giảm mạnh trong nước, trước các nhà đầu tư là tổ chức hay người nước ngoài. Ở đây, “kiến” dùng để chỉ nhân viên văn phòng trẻ tuổi làm công ăn lương. Ngoài ra, “jurin” cũng là một từ mới xuất hiện gần đây. Đây là từ ghép bởi “ju-sik” (cổ phiếu) và “eo-rin-i” (trẻ em), chỉ một người mới bước vào lĩnh vực chứng khoán, chưa biết nhiều về cổ phiếu và mới bắt đầu giao dịch.

Hiện tượng này cũng thể hiện rõ qua các con số. Theo kết quả phân tích “Tình trạng chủ sở hữu của các công ty niêm yết quyết toán tháng 12” do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Hàn Quốc (Korea Securities Depository) công bố ngày 1 tháng 4, tổng lượng cổ phiếu các cá nhân nắm giữ vào cuối năm 2020 là 662 nghìn tỷ won, tăng 243 nghìn tỷ won so với con số 419 nghìn tỷ won cuối năm 2019. Tỷ trọng của các cá nhân trong tổng vốn hóa thị trường là 28%, tăng 3,6% so với năm trước. Khoảng 3 triệu cá nhân bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, chiếm 32,8% trên tổng số 9,14 triệu nhà đầu tư cá nhân.

Đặc biệt, năm ngoái, trong số 3 triệu người lần đầu đầu tư cổ phiếu có đến 1,6 triệu người ở độ tuổi dưới 30, chiếm 53,5%. Theo giới tính, nam giới nắm 489 nghìn tỷ won, cao hơn so với nữ giới chỉ nắm 173 nghìn tỷ won. Tuy nhiên, về tốc độ gia tăng, tỷ lệ nắm giữ của phụ nữ tăng 77% (từ 97 nghìn tỷ won lên 173 nghìn tỷ won) so với năm trước, cao hơn tỷ lệ tăng của nam giới là 52% (từ 321 nghìn tỷ won lên 489 nghìn tỷ won). Có thể thấy, phụ nữ trẻ gần đây đã quan tâm hơn vào việc đầu tư chứng khoán.

© freepik

Một loạt các ứng dụng trực tuyến tạo điều kiện cho các giao dịch chứng khoán. Các công ty môi giới đưa ra các biện pháp khuyến khích để thu hút sự gia tăng nhanh chóng các nhà đầu tư mới ở độ tuổi 20 và 30, nhiều người trong số họ được gọi là “kiến”, những người hy vọng biến mức lương khiêm tốn thành lợi nhuận béo bở.

Những nhà đầu tư cá nhân trẻ tuổi

Tháng 9 năm ngoái, tạp chí kinh tế Mỹ có tên Bloomberg đã đăng bài với tựa đề “Đầu tư ngắn hạn của thế hệ thiên niên kỷ Hàn Quốc (Broke Millennials Turn to Day Trading to Strike It Rich in Korea)”, phân tích sâu hiện tượng đầu tư mạo hiểm của giới trẻ Hàn Quốc. Nói cách khác, giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân tăng 48% so với năm trước, chiếm 65% giá trị vốn hóa thị trường của KOSPI. Hầu hết trong số họ là các nhà đầu tư trẻ ở độ tuổi 20 và 30, trong đó có nhiều người đang vay tiền để đầu tư vào cổ phiếu.

Tại sao thế hệ 20-30 ở Hàn Quốc lại đắm chìm vào thị trường chứng khoán? Đầu tiên là vì tâm lý gấp gáp đầu tư, họ hi vọng thị trường chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do COVID-19 kéo dài. Khi lãi suất ngân hàng đóng khung ở mức thấp, nguồn tiền của các nhà đầu tư trẻ không tìm được đích đến trong một thời gian dài. Tuy nhiên, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán vốn yên ắng vì COVID-19 làm giá cổ phiếu tăng vọt. Từ đó, những người trẻ tuổi đang trăn trở về kênh đầu tư bắt đầu đổ xô vào thị trường chứng khoán.

Thực tế, ngày 2 tháng 1 năm 2020, chỉ số KOSPI ghi nhận 2175,17 điểm, sau đó theo đà sụt giảm đến hết tháng 3. Khi chính phủ các nước tung ra các gói hỗ trợ cứu nạn khẩn cấp và tin tức về phát triển vắc-xin liên tục được công bố, kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế tăng cao và thị trường chứng khoán đã hồi sinh đáng kể. Ngày 4 tháng 1 năm nay, chỉ số KOSPI đã vượt mốc 3,000 điểm và liên tục tăng cao. Đồng thời, tâm lý “thuận nước đẩy thuyền” đang trở thành động lực thúc đẩy sự đầu tư của lớp người trẻ.

Yếu tố chính đứng sau hiện tượng này là tỷ lệ có việc làm của thanh niên Hàn Quốc ngày càng giảm. Thị trường việc làm tại Hàn Quốc năm 2020 bị đóng băng hơn do COVID-19, đặc biệt khắc nghiệt đối với những người trẻ tuổi. Theo số liệu về xu hướng việc làm của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, số người có việc làm ở độ tuổi 20 tính đến tháng 12 năm 2020 là 3,51 triệu, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù nhìn chung tỷ lệ có việc làm của mọi độ tuổi đều giảm do sự bùng phát COVID-19, tỷ lệ giảm ở độ tuổi 20 là lớn nhất so với mức giảm 1,5% ở thanh thiếu niên, 1,9% ở độ tuổi 30, 1,6% ở độ tuổi 40 và 0,1% ở độ tuổi trên 60. Tỷ lệ có việc làm giảm đồng nghĩa tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tháng 12 năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người độ tuổi 20 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

© Gian 1. Theo Interpark, một nền tảng sách trực tuyến, số lượng bán ra và doanh thu từ sách về chứng khoán, quỹ đầu tư và quỹ tương hỗ đã cao hơn gấp 5 lần trong quý đầu tiên của năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. 2, 3. “Tháng 3 của đàn kiến”, một chương trình tạp kỹ của KakaoTV cung cấp các mẹo đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư mới bắt đầu, đã được làm mới lại cho mùa thứ tư.

Những nỗ lực tuyệt vọng

Điều khiến thế hệ trẻ - những người bị rơi vào khủng hoảng việc làm - tuyệt vọng hơn là giá nhà đất tăng vọt. Bất chấp các biện pháp của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, giá căn hộ ở Seoul - nơi gần một nửa dân số Hàn Quốc sinh sống - đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Ước mơ sở hữu nhà riêng của lớp người trẻ ngày càng xa vời dẫn đến việc họ trì hoãn việc lập gia đình. Trên thực tế, số lượng các cuộc hôn nhân trên toàn quốc vào năm 2020 là thấp nhất kể từ năm 1970 dựa trên các thống kê liên quan. Theo “Thống kê tình hình kết hôn và ly hôn năm 2020” của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, số lượng các đăng kí kết hôn năm ngoái là 214.000 cuộc, giảm 10,7% so với năm 2019.

Làn sóng của những cơn sốt

Các chương trình giải trí truyền hình chủ đề chứng khoán gần đây nổi lên như một hiện tượng. Nếu trước đây, các chương trình về chứng khoán chủ yếu được phát trên các kênh kinh tế thì hiện nay, người ta có thể dễ dàng bắt gặp các phân cảnh đề cập đến chứng khoán trên các chương trình giải trí.

Tiêu biểu, tháng 9 năm ngoái Kakao TV đã ra mắt chương trình “Ngày hôm nay kiến cũng đàn đàn”. Được tổ chức bởi các nghệ sĩ nổi tiếng Noh Hong-chul (Lô Hoằng Triết) và DinDin, chương trình cho thấy quá trình người tham gia nhận cát-xê vào tài khoản chứng khoán mà họ đã mở và đầu tư trên thực tế. Phản ứng của khán giả đối với chương trình rất tích cực. Đặc biệt, nhờ mở rộng nền tảng phát sóng, chương trình đã được chiếu qua Netflix và chiếm được nhiều cảm tình của giới trẻ - những người mới bắt đầu đầu tư chứng khoán – với gần 2 triệu lượt xem mỗi tập.

Đài Truyền hình MBC cũng đã phát sóng chương trình trò chuyện tạp kỹ về chứng khoán mang tên “Giấc mơ của kiến” dưới dạng thử nghiệm vào tháng 3 vừa qua. Chương trình gồm hai phần có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế và các nghệ sĩ trong làng giải trí đã giải thích chi tiết những điều cơ bản về đầu tư chứng khoán. Tháng 2 năm nay, chương trình giải trí nổi tiếng lâu năm của đài SBS mang tên “Running Man” cũng đã tổ chức quay số đặc biệt là cuộc thi đầu tư chứng khoán mô phỏng. Trong một chương trình giải trí khác được tổ chức vào tháng 3 có tên gọi là “Bạn làm gì để chơi?” người dẫn chương trình nổi tiếng Yoo Jae-suk cũng đã gặp gỡ và trò chuyện với ba nhà đầu tư chứng khoán thuộc thế hệ 20-30.

Các chuyên gia phân tích rằng cơn sốt chứng khoán

“Trong tình trạng không thể đi du lịch nước ngoài, họ chuyển sang đầu tư cổ phiếu. Và để đối phó với cơn khát đó, việc tìm kiếm một kênh đầu tư không trực tiếp có thể dễ dàng thực hiện bằng một chiếc điện thoại thông minh được xem là xu hướng tự nhiên.”

© LG Uplus

© Kakao Entertainment

của thế hệ trẻ sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian. Park Sung-hee (Phác Tính Hy), nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Xu hướng Hàn Quốc, cho biết “Thế hệ 20-30 hiện tại khác biệt hoàn toàn với thế hệ 20-30 trước đây – những người vốn chỉ muốn tiết kiệm tiền lương hàng tháng để mua ô tô và sở hữu nhà ở. Đối với thế hệ 20-30 ngày nay, xe ô tô chỉ cần đi thuê, còn bất động sản giá tăng chóng mặt đã trở thành một câu chuyện quá xa xôi. Ông Park cũng cho biết: “Rất khó để tìm được việc làm, những công việc trước đây được xem là nghề nghiệp ổn định cả đời đang dần biến mất nên người trẻ có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ những hình thức đầu tư với số vốn nhỏ lẻ thay vì tiết kiệm cho tương lai. Xu hướng này càng trở nên rõ rệt khi COVID-19 bùng phát”. Ông tiếp tục phân tích: “Trong tình trạng không thể đi du lịch nước ngoài, họ chuyển sang đầu tư cổ phiếu. Và để đối phó với cơn khát đó, việc tìm kiếm một kênh đầu tư không trực tiếp vốn dễ dàng thực hiện bằng một chiếc điện thoại thông minh được xem là xu hướng tự nhiên”.

© The Dongguk Post Gyeongju

Một cuộc khảo sát bởi dịch vụ cổng thông tin việc làm trực tuyến JobKorea cho thấy cứ 10 sinh viên đại học ở nước này thì có 3 người đang đầu tư vào chứng khoán. Khoảng một nửa trong số họ đã nhảy vào thị trường chứng khoán cách đây chưa đầy một năm khi đại dịch COVID làm xấu đi triển vọng việc làm vốn đã mong manh của họ.

This article is from: