14 minute read

NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Vị bác sĩ Đông Y của người dân tị nạn Triều Tiên

Phòng khám Đông y “Bách Niên Yeongdeungpo” của Giám đốc Seok Yeong-hwan – người tị nạn Triều Tiên đầu tiên trở thành bác sĩ Đông y ở Hàn Quốc – được nhiều người biết đến với phương pháp điều trị châm cứu cổ truyền của Triều Tiên. Nhiều dân tị nạn Triều Tiên và Hoa kiều Trung Quốc đang được điều trị theo phương pháp này của ông.

Kim Hak-soon Nhà báo, giảng viên thỉnh giảng Khoa Truyền thông, Đại học Korea Ảnh Han Sang-mooh Dịch Trần Công Danh

Phòng khám Bách Niên Yeongdeungpo có không gian nội thất giống với những phòng khám Đông y thông thường. Tuy nhiên, ở đây sử dụng loại kim châm cứu có kích thước rất to, đến mức có thể khiến những người trước giờ chỉ nhìn thấy kim châm mỏng và mảnh cảm thấy lo sợ. Phương pháp chữa bệnh ở đây nổi tiếng và độc đáo với hai kiểu châm cứu truyền thống của Triều Tiên là “daechim” và “bulchim”. Ngoài ra còn có loại kim châm bằng vàng với đường kính khoảng 0.5cm. Người ta nói đây là cách chữa trị thường được dùng cho những quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng.

Seok Yeong-hwan (55 tuổi) – giám đốc của phòng khám Đông y tọa lạc tại Mullae-dong, Seoul này – là người đầu tiên có giấy phép hành nghề bác sĩ Đông y ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc. Nhìn vào những quyển sách về y học của Triều Tiên được đặt trên trong phòng khám, có thể thấy cách trị bệnh của Giám đốc Seok tuân theo “y học Cao Ly”, tức là phương pháp Đông y của nước này. Phần lớn bệnh nhân là người Seoul nhưng lượng người dân tị nạn từ Triều Tiên và kiều bào Trung Quốc tìm đến sau khi nghe những lời truyền miệng cũng nhiều không kém. Theo lời kể của các kiều bào Trung Quốc, thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ có nhiều điểm tương đồng với người Triều Tiên nên các loại thuốc và phương pháp điều trị ở phòng khám này phù hợp.

Thời điểm phòng khám của ông còn ở gần khu vực Gwanghwamun, đã có nhiều quan chức cấp cao của chính phủ thường xuyên tìm đến. Tuy nhiên, vì không thể chịu nổi giá thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ, năm 2017, “Phòng khám Đông y Bách Niên Gwanghwamun” đã dời đến Mulledong và đổi tên thành “Phòng khám Đông y Bách Niên Yeongdeungpo”. Quy mô nội thất tăng gấp hai lần so với lúc trước, lên đến 661m2 (tương đương 200 pyeong).

Một thách thức khác

Quê của Giám đốc Seok là huyện Kapsan, tỉnh Ryanggang. Tháng 10 năm 1998, ông đã cùng người yêu (đồng thời là người vợ hiện tại), vượt giới tuyến phi quân sự để đến Hàn Quốc. Sau đó, hai người đã kết hôn và có với nhau ba người con: con trai cả đang học đại học ngành khoa học máy tính, con trai thứ là học sinh cấp 3 và con gái út là học sinh cấp 2. Mọi nguồn tin về gia đình của ông ở Triều Tiên gồm có bố mẹ và ba anh em đã bị cắt đứt từ lâu. Ông chỉ cho biết vắn tắt "Nghe nói gia đình tôi đã biệt tích, bốc hơi không để lại tiếng động và tin đồn gì."

Thời điểm thoát ly, Giám đốc Seok là bác sĩ quân y tại ngũ giữ chức trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện 88 của quân đội Triều Tiên, tương đương với cấp bậc đại úy ở Hàn Quốc. Tốt nghiệp khoa Đông y, trường Y Bình Nhưỡng thuộc Đại học Kim Nhật Thành, ông lấy chứng chỉ “bác sĩ Cao Ly” và trở thành nghiên cứu viên làm việc tại Viện Nghiên cứu Y học Lâm sàng Triều Tiên, thường được gọi với cái tên Viện Nghiên cứu Vạn thọ Vô cương. Có thể nói đây là những quyền lợi ông được nhận vì bố ông là sĩ quan cấp cao tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Triều Tiên (tương đương phòng Cảnh vệ của Nhà Xanh).

Sau khi Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) qua đời vào năm 1994, trong chuyến công tác tại một bệnh viện quân đoàn ở địa phương, ông đã cảm thấy tuyệt vọng trước tình hình thực tế của Triều Tiên khi chứng kiến những người lính khổ sở vì suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, khi nghe câu chuyện được kể lại bởi những bác sĩ đồng nghiệp đã kết thúc nhiệm vụ phái cử và trở về từ nước ngoài, ông đã không thể gạt bỏ ý định “Nam tiến”. Cùng lúc đó, ông gặp được người vợ hiện tại và hai người cùng quyết tâm rời khỏi Triều Tiên. Sở dĩ ông chọn giới tuyến phi quân sự là con đường đào tẩu thay vì đi qua nước thứ ba là để tận dụng tư cách sĩ quan quân đội của mình. Tuy nhiên, đây là mạo hiểm rất lớn vì không phải chỉ có một mình ông trốn chạy. Nếu đi tàu lửa thì chắc chắn sẽ bị kiểm tra nên vợ chồng ông đã sử dụng mọi cách có thể, như đi nhờ xe tải trên đường, để di chuyển từ Bình Nhưỡng đến Seoul, ròng rã hết 3 ngày 2 đêm.

Chỉ sau 3 năm định cư tại Hàn Quốc, ông đã vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực bác sĩ Đông y quốc gia và được nhận giấy phép hành nghề bác sĩ. Thật không dễ dàng để lập nên kỷ lục là người đầu tiên được cấp chứng chỉ bác sĩ Đông y ở cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên. Đến thời điểm đó, vẫn chưa có tiêu chuẩn để công nhân trình độ bác sĩ đối với những người tị nạn Triều Tiên. Năm 1999, sau khi trải qua kỳ thi và quá trình tiếp thu các ý kiến của chuyên gia thuộc Hiệp hội Y học Cổ truyền Hàn Quốc, ông đã đủ điều kiện tham gia kỳ thi cấp quốc gia của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế và Phúc lợi. Sau khi được các giáo sư mà ông gặp tại nhà thờ giới thiệu một số giáo trình đại học, ông đã mua sách luyện thi cho kỳ thi đánh giá năng lực bác sĩ Đông y quốc gia và bắt đầu thức đêm ôn tập tại thư viện gần nhà. Rất vất vả để ông có thể đọc được những quyển giáo trình về Đông y của Hàn Quốc đầy ắp Hán tự khó hiểu. Lý do là vì ở Triều Tiên, ông chỉ được học Hán tự ở mức độ căn bản. Trải qua một tháng toát mồ hôi vì tra từ điển tại thư viện, ông đã dần dần quen với chữ Hán. Sau khi đạt được chứng chỉ bác sĩ Đông y, ông tiếp tục học lên và nhận bằng thạc sĩ

Giám đốc Seok Yeong-hwan mở phòng khám ở Seoul sau 4 năm rời khỏi Triều Tiên. Ông chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của Hàn Quốc lẫn Triều Tiên, đồng thời luôn rộng lượng, hào phóng giúp đỡ những người không có khả năng chi trả chi phí chữa bệnh.

© News1

2

© hanananum.com

ngành Đông y tại Đại học Kyunghee.

Năm 2002, ông mở “Phòng khám Đông y Bách Niên Gwanghwamun” và ổn định cuộc sống mới. Suốt 19 năm sau đó, ông từ chối nhận chi phí điều trị của những bệnh nhân là người tị nạn Triều Tiên có hoàn cảnh khó khăn. “Họ kể rằng dù đã nói ra triệu chứng bệnh nhưng do khác biệt phương ngữ nên nhiều bệnh viện không hiểu được ý của họ. Ít ra chỉ cần một người, là tôi hoặc ai đó, có thể hiểu được thì họ đã cảm thấy bớt khó chịu và có thể trải lòng mình. Lý do là vì tôi đã đến Seoul trước họ và đã từng đối mặt với những vấn đề tương tự. Hơn ai hết, tôi hiểu được tâm trạng của họ nên không thể nào vờ như không biết.”

Phòng khám Đông y Bách Niên thường được những người tị nạn từ Triều Tiên gọi là “bệnh viện của người tị nạn Triều Tiên”. Lý do là vì người bệnh đến đây sẽ được chữa trị mà không phải lo lắng về chi phí, cũng như được nghe lời khuyên từ Giám đốc Seok khi gặp khó khăn. “Điểm khác biệt lớn nhất giữa phòng khám Đông y của Hàn Quốc và Triều Tiên là thuật châm cứu. Cụ thể là kim châm cứu của Triều Tiên rất to. Dù vậy, cảm giác sảng khoái sau khi được châm cứu khiến phương pháp trị bệnh này trở thành một trong những thứ mà người tị nạn Triều Tiên thường nhớ đến.”

3 4

© Lee Ji-hy

Phòng khám Bách niên thường được gọi là “bệnh viện cho người dân tị nạn Triều Tiên” bởi khi đến đây, họ sẽ được điều trị mà không phải lo lắng về chi phí và luôn được nghe lời khuyên của bác sĩ Giám đốc khi gặp khó khăn”.

Niềm tự hào về nền y học cổ truyền Triều Tiên

Với kinh nghiệm làm nghiên cứu viên về tim mạch và hệ tuần hoàn máu tại Viện Nghiên cứu Y học Lâm sàng Bình Nhưỡng, Giám đốc Seok cũng đang trực tiếp điều chế “Nhu tâm hoàn” và “Thái cổ hoàn”, hai vị thuốc được biết là từng được cha con Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và Kim Jongil (Kim Chính Nhật) sử dụng. Cả hai đều có hiệu quả chống căng thẳng và chống lão hóa.

Ông vô cùng tự hào về nền y học Cao Ly. “Bác sĩ Cao Ly được học cả Đông y lẫn Tây y. Họ tiếp thu kiến thức từ ngoại khoa cho đến phẫu thuật. Ở Triều Tiên, việc chẩn đoán thường được thực hiện theo kiểu phối hợp Đông – Tây y. Sau khi có được thông tin từ việc bắt mạch và những xét nghiệm Tây y, các bác sĩ tiến hành chẩn đoán và chữa trị chủ yếu theo Đông y. Lúc tốt nghiệp khoa Đông y, khóa của tôi có 30 người nhưng chỉ có 1-2 người trong số đó trở thành bác sĩ làm việc tại bệnh viện Tây y. Thời gian đào tạo là 6 năm 6 tháng, trong đó 6 tháng là thời gian thực tập

lâm sàng. Nếu so với Hàn Quốc thì có thể gọi đó là chương trình thực tập.” Nghĩa là, giống như Hàn Quốc, họ cũng không tách biệt rạch ròi giữa Đông y và Tây y.

Giám đốc Seok cũng quan tâm đến điểm khác biệt khác giữa y học Triều Tiên và Hàn Quốc. “Ở Triều Tiên, chúng tôi học y học Cao Ly bằng tiếng Hàn. Ở Hàn Quốc, phần lớn giáo trình Đông y đều viết bằng chữ Hán nên việc học rất khó khăn. Bên cạnh đó, Triều Tiên không có hình thức thi trắc nghiệm, tất cả đề thi đều là tự luận và sau khi đã viết đáp án ra, chúng tôi còn phải giải thích lại bằng lời nói.”

Tuy nhiên, Đông y của Hàn Quốc và Triều Tiên giống nhau ở chỗ cả hai đều được xây dựng từ nền tảng là sách “Đông Y Bảo Giám” (1610) của Heo Jun (Hứa Tuấn, 1539-1615), một danh y ở triều đại Joseon, chỉ có cách thức phát triển là khác nhau kể từ khi bán đảo Hàn bị chia cắt. Ở Triều Tiên, y học trị liệu rất phát triển. Một bác sĩ Đông y vào cuối triều đại Joseon là Lee Je-ma (Lý Tế Mã, 1837-1900) đã dựa vào y học Sasang (y học tứ tượng) để phân loại thể chất cơ thể con người và theo đó tiến hành chữa bệnh. Các bệnh mãn tính được coi là đối tượng điều trị của Đông y. Lý do là vì con người cần phải nâng cao thể chất thì mới có khả năng miễn dịch để chiến đấu với bệnh tật. “Ở Triều Tiên, các bác sĩ Đông y chữa bệnh thường kê toa. Các đơn thuốc chữa bệnh được phân chia kỹ lưỡng, cụ thể theo thể chất người bệnh. Qua thí nghiệm lâm sàng, các toa thuốc theo thể chất đã được khách quan hóa và chuẩn hóa, từ đó mang lại hiệu quả chữa bệnh khá cao. Bên cạnh đó, thuật châm cứu cũng rất ưu việt. Hàn Quốc sử dụng loại kim châm mỏng và nhỏ để giảm sự kích thích nhưng kim châm của Triều Tiên lại rất to và dày. Loại kim này tưởng chừng sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau hơn nhưng thực tế lại không như vậy.”

Ông cũng cho biết: “Điều quan trọng nhất trong chữa trị chính là sức khỏe tinh thần của người bệnh, sau đó thì tùy thuộc vào loại thuốc và phương pháp điều trị mà bác sĩ kê đơn.”

Theo Giám đốc Seok, vì Đông y của Hàn Quốc và Triều Tiên có chung nguồn gốc và ở Triều Tiên có nhiều loại dược liệu hiệu quả

1. Giám đốc Seok tổ chức hoạt động chăm sóc y tế tình nguyện đều đặn mỗi tuần. Ông xem đây là cách đền đáp người dân Hàn Quốc vì đã giúp đỡ ông tái định cư và trở thành người duy nhất có chứng chỉ hành nghề bác sĩ Đông y ở cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên. 2. Số thành viên đến từ Hàn Quốc và Triều Tiên của Hiệp hội Hana Nanum – tổ chức do Giám đốc Seok thành lập và hiện đang lãnh đạo – đã tăng lên đến khoảng 40 người. Họ là những bác sĩ và y tá y học cổ truyền. 3. Giám đốc Seok là tác giả của nhiều cuốn sách giới thiệu về y học cổ truyền Triều Tiên. Một trong số đó là quyển “Cách sống trường thọ của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành)”, mô tả những liệu pháp tự nhiên mà nhà lãnh đạo quá cố của Triều Tiên từng sử dụng. 4. “Những phương thuốc dân gian cứu người của Triều Tiên”, quyển sách do Giám đốc Seok viết về các “bài thuốc Cao Ly”, y học cổ truyền Triều Tiên. tốt nên cá nhân ông mong đợi sự hợp tác nghiên cứu giữa hai quốc gia, nhưng đáng tiếc là tình hình hiện tại không khả quan.

Báo đáp bằng hoạt động tình nguyện

Thời gian qua, Giám đốc Seok đã phát hành bốn quyển sách mang tên “Những phương thuốc dân gian cứu người của Triều Tiên” (2003), “Đào sâm trên đường leo núi” (2003), “Cách sống trường thọ của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành)” (2004), “Hiện trạng y tế của Triều Tiên” (2006). Riêng quyển “Cách sống trường thọ của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành)” đã được dịch và xuất bản tại Nhật Bản. Dù đã khá muộn nhưng ông vẫn có dự định học lên tiến sĩ.

Mới đó mà đã 17 năm kể từ khi ông bắt đầu công việc tình nguyện y tế. Năm 2004, hai năm sau khi mở phòng khám, ông cùng với một người bác sĩ Đông y khác cũng xuất thân là người tị nạn Triều Tiên đã bắt đầu khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi. “Trong quá trình định cư lập nghiệp, tôi đã nhận hỗ trợ từ tiền thuế của công dân Hàn Quốc và rất nhiều sự quan tâm từ xã hội Hàn Quốc. Vì thế, báo đáp là chuyện đương nhiên tôi phải làm. Không những thế, công việc tình nguyện đem đến sự an ủi cho chính bản thân tôi. Tâm trạng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.”

Một tổ chức tình nguyện có tên gọi ban đầu là “Liên đoàn bác sĩ Đông Y Thoát ly Triều Tiên” đã được cải tổ, mở rộng vào năm 2015 thành “Hiệp hội Hana Nanum”, vị trí chủ tịch hội vẫn do chính Giám đốc Seok đảm nhiệm. Thời gian qua, số bác sĩ tị nạn từ Triều Tiên tăng lên và thu hút được sự tham gia của những người đồng cảm với sứ mệnh của hội, số lượng tình nguyện viên và nhà tài trợ cũng gia tăng. Hiện tại Hiệp hội có tất cả 130 hội viên đang tham gia các hoạt động tình nguyện, trong đó có hơn 30 bác sĩ Đông y và bác sĩ vật lý trị liệu,.

Dù là bất cứ công việc gì, sức ép đè nặng trên vai của người đi đầu luôn có sự khác biệt. Giám đốc Seok dường như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc suốt đời mang trên vai trọng trách của bác sĩ Đông y đầu tiên ở Hàn Quốc và Triều Tiên.

This article is from: