BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT
Những vì sao cùng tỏa sáng trong đêm “Khi Nghệ thuật gặp gỡ Văn chương” là triển lãm đầu tiên trong năm của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) tại Deoksugung (Cung Đức Thọ) nhằm vinh danh các nghệ sĩ hoạt động năng nổ trong giai đoạn 1930–1950. Đặc biệt, triển lãm này tập trung vào những thành tựu nghệ thuật của sự giao lưu giữa các họa sĩ, nhà văn trong thời kỳ Nhật trị và chiến tranh Triều Tiên. Choi Ju-hyun Hye-jung Biên tập viên kiêm Artinsight Dịch Lê Hoàng Bảo Trâm
T
hập niên 1930 là thời kỳ tăm tối trong lịch sử Hàn Quốc, khi mà sự thống trị của thực dân Nhật trở nên hà khắc hơn bao giờ hết. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn diễn ra quá trình cận đại hoá xã hội Hàn Quốc. Đặc biệt, Gyeongseong (Kinh Thành, tên gọi của Seoul thời Nhật trị) du nhập văn hóa mới sớm hơn các vùng khác và có nhiều biến chuyển. Xe điện và ô tô lăn bánh trên những con đường rải nhựa, các trung tâm thương mại sang trọng mọc lên, đường phố tràn ngập những người trẻ tiếp nhận xu hướng mới với những cô gái tân thời đi giày cao gót và những chàng trai tân thời mặc âu phục.
cùng nhau san sẻ nỗi đau thời đại và tìm kiếm con đường để cùng tồn tại. Triển lãm “Khi Nghệ thuật gặp gỡ Văn chương” của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) tại Deoksugung tái hiện thời kỳ “Ngược dòng Lãng mạn” đã thu hút rất nhiều khách tham quan suốt nhiều ngày. Như tên gọi, triển lãm giới thiệu hơn 50 nghệ sĩ tiêu biểu trong thời kỳ cận đại, đưa người xem quay về giai đoạn các họa sĩ và nhà thơ, nhà văn đã nỗ lực thoát ra khỏi ranh giới của các thể loại nghệ thuật để giao lưu, tương tác và thể hiện lý tưởng nghệ thuật.
Gyeongseong - nơi xen lẫn sự tuyệt vọng về thực tại và sự lãng mạn thời cận đại - là thành phố của những nghệ sĩ. Tất cả các nghệ sĩ của Gyeongseong thời bấy giờ đều đổ xô đến quán cà phê. Những quán cà phê san sát khắp mọi ngõ hẻm khu trung tâm không đơn thuần là nơi bán cà phê. Các nghệ sĩ vừa lắng nghe ca khúc của Enrico Caruso trong làn hương cà phê lan tỏa với không gian bài trí theo phong cách nước ngoài vừa bàn luận về nghệ thuật Tiên phong (Avant-garde).
Triển lãm được chia thành bốn chủ đề. Với chủ đề “Tiên phong và hợp nhất”, phòng trưng bày số 1 xoay quanh quán cà phê có tên “Jebi” (Chim én) do nhà thơ, nhà văn kiêm nhà tùy bút Yi Sang (Lý Tương, 1910-1937) làm chủ và mối quan hệ giữa những nghệ sĩ đã từng yêu mến nơi đây. Yi Sang học chuyên ngành kiến trúc; sau khi tốt nghiệp, ông làm kiến trúc sư tại Phủ Thống đốc Triều Tiên của Nhật Bản một thời gian, nhưng ông đã nghỉ việc vì bệnh lao và mở quán cà phê. Nổi tiếng với những tác phẩm thấm nhuần Chủ nghĩa siêu thực như truyện ngắn “Đôi cánh” (tựa đề tiếng Anh là “The Wings”) và bài thơ mang hơi hướng Chủ nghĩa thực chứng (positivism) “Crow's Eye View” (tạm dịch “Tầm mắt của chim khách”), Yi Sang được xem là nhà văn tiêu biểu tiên phong cho nền văn học theo chủ nghĩa hiện đại giai đoạn 1930 của Hàn Quốc.
Caruso và Nghệ thuật Tiên phong
Sự nghèo đói và tuyệt vọng của người dân dưới ách thống trị của thực dân đã không thể phá vỡ linh hồn nghệ thuật. Đằng sau niềm đam mê sáng tác nở rộ trong gian khó là tình bạn và sự hợp tác của các nghệ sĩ, những con người
26
KOREANA Mùa Hè 2021