MÙA HÈ 2021
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
CHUYÊN ĐỀ
CÂU CHUYỆN VỀ PHỤ NỮ
Làn sóng mới của điện ảnh Hàn Quốc Hiểu thế giới bằng quan điểm của phụ nữ Sự nổi lên của những tuyến nhân vật từng không được chú ý Phương thức viết lại thể loại phim Nội dung văn hóa đại chúng với xu hướng toàn cầu
CÂU CHUYỆN VỀ PHỤ NỮ
1
VOL. 8 NO. 2
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
HÌNH ẢNH HÀN QUỐC
Núi rừng hồi sinh Kim Hwa-young Nhà phê bình văn học, Thành viên Viện Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc Dịch La Duy Tân
T
hỉnh thoảng bất chợt tỉnh giấc vào giữa đêm, tôi nằm trong bóng tối và tưởng tượng thấy mình đi leo núi. Đường dẫn vào rừng khá dốc, càng đi lên càng thấy những ngôi nhà xung quanh dần nhỏ lại, xa xăm. Tôi hít một hơi thật sâu trước khi bắt đầu. Rồi cứ thế, từng nhịp, bước chân trái rồi đến chân phải, tìm đến nơi ánh nắng đan vào giữa những bóng cây. Tim tôi đập nhanh hơn, mồ hôi nhễ nhại trên trán và lưng. Và rồi, vách đá to trên đỉnh núi hiện ra. Một làn gió nhẹ thổi qua mát rượi, cùng với đó là cảm giác tự do, tự tại và phong cảnh khoáng đạt đang hiện ra trước mắt. Hàn Quốc có hơn 4,000 ngọn núi san sát nhau, chỉ cần bước ra cửa là đã thấy núi ở trước mặt hoặc sau lưng. Đặc biệt, thủ đô Seoul - nơi có dân số hơn 10 triệu người - ôm trọn núi Namsan vào lòng và được các ngọn núi Ansan, Inhwangsan, Kwanaksan, Buramsan, Dobongsan, Bukhansan bao quanh như bức bình phong. Chỉ cần một giờ đồng hồ, người ta có thể đi về trong ngày với trang phục đơn giản, không cần chuẩn bị gì đặc biệt mà vẫn chiêm ngưỡng trọn vẹn thiên nhiên tươi đẹp của thành phố. Đường leo núi an toàn, hầu như không có tội phạm hay động vật hoang dã. Chúng còn được trang bị các biển hướng dẫn được lắp đặt cẩn thận và những chỗ dừng chân - nơi du khách có thể thư thả hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên đồng thời ngắm nhìn toàn cảnh thành phố bên dưới. Văn hóa leo núi dần đổi thay theo sự xoay vần của thời đại. Từng là thú vui của tầng lớp trung niên độ tuổi 40-60, giờ đây leo núi ngắm cảnh đã thành sân chơi của các tín đồ trẻ tầm tuổi 20-30 nhờ mạng xã hội và các nền tảng liên quan đến sở thích người dùng làm cầu nối. Các bạn trẻ thể hiện sự tự tin về cá tính mạnh mẽ của bản thân qua thời trang leo núi đặc trưng. Họ ưa chuộng quần leggings, giày leo núi chuyên dụng với thiết kế độc bản hơn các dòng thời trang dã ngoại có thiết kế giống nhau hàng loạt. Người trẻ đăng tải các bức ảnh leo núi của riêng mình lên ứng dụng Instagram. Một vài thanh niên còn tạo ra nền tảng chia sẻ sở thích, tạo các mối quan hệ mới, tổ chức Nhóm “Dã ngoại xanh” (Cleaning Hiking) - chuyên đi nhặt rác bị vứt lại trên núi. Đặc biệt, trước tình hình du lịch nước ngoài bị hạn chế và mắc kẹt tại chỗ do COVID-19, thế hệ gen Y (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990 đầu 2000) chọn leo núi, lên rừng như một cách giải thoát bản thân khỏi hoàn cảnh tù túng và vượt qua những thăng trầm của giai đoạn nhiều muộn phiền. Số du khách tham gia khám phá Công viên Quốc gia Bukhansan trong tháng ba năm nay đạt 670 ngàn lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Núi non tươi trẻ hơn nhờ sở thích leo núi không tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo nguyên tắc phòng dịch của du khách. Nằm trong bóng tối, tôi ganh tỵ với các bạn trẻ mặc trang phục thoải mái, đứng đỉnh núi và đối diện với thế giới bao la. Và, tôi gửi lời chào đến ngọn núi đang trẻ lại, tôi lại rảo bước. Khẽ nhấc bàn chân trái, rồi lại bàn chân phải…
Thư Ban biên tập
Những câu chuyện nữ quyền hay những câu chuyện về phụ nữ? Như chúng ta đã biết, điều cốt lõi của “Chủ nghĩa nữ quyền” chính là bình đẳng giới, do đó “Những câu chuyện nữ quyền” và “Những câu chuyện về phụ nữ” phải được xem như hai khái niệm tương đương. Tuy nhiên, chủ nghĩa nữ quyền trong thời gian qua đã bị bóp méo do nhiều định kiến và hiểu lầm. Ban biên tập đã suy nghĩ rất nhiều để chọn tiêu đề cho Chuyên đề số mùa Hè lần này. Theo thống kê của Ủy ban Chấn hưng Điện ảnh Hàn Quốc (nay là Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc), có 14.1% các bộ phim công chiếu trong nước năm 2019 được quay bởi các đạo diễn nữ; con số này mang ý nghĩa đặc biệt khi so sánh với tỉ lệ 8.1% vào năm 2015. Tuy nữ giới vẫn còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn, nhưng họ đang dần thể hiện tiếng nói trong nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc vốn lấy nam giới làm nhân tố chủ đạo. Năm 2020 điện ảnh Hàn Quốc bước sang trang sử mới bằng việc phim “Ký sinh trùng” của đạo diễn Bong Joon-ho thắng 4 tượng vàng Oscar trong đó có giải quan trọng nhất mang tên “Phim hay nhất”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID19, sau đó có rất ít phim bom tấn được các đạo diễn nam trình làng. Trong bối cảnh doanh thu bán vé giảm 73,3% so với cùng kì năm trước, các rạp chiếu vẫn được giữ lửa bởi những bộ phim độc lập (independent movie – phim được sản xuất không bị ràng buộc bởi yếu tố xu hướng thị trường, doanh thu hay yêu cầu của nhà sản xuất...) của các đạo diễn nữ. Trong số mùa Hè này, chúng tôi xin mời độc giả đến với thế giới điện ảnh ấm áp, đầy xúc động trong những tác phẩm của các đạo diễn nữ. Tuy quy mô chưa rầm rộ nhưng những phim này tỏa sáng với giá trị nghệ thuật cao và góc nhìn mới mẻ và chúng không nhằm mục đích lật đổ, trả thù hay để chiếm đoạt quyền lực mà nam giới đang có. Ngược lại, chúng mở rộng tầm nhìn điện ảnh, nâng tầm khán giả và hướng họ đến một thế giới nhân văn cân bằng hơn. Kết thúc chuyên đề, nhà bình luận văn hóa đại chúng Jung Duk-hyun sẽ có dịp cùng độc giả nhìn lại khái quát sự nghiệp của diễn viên Youn Yuh-jung - người vừa giành giải Oscar năm nay. Ảnh bìa là bức chân dung nữ diễn viên Youn Yuh-jung vẻ bởi họa sĩ Moon Sungsic. Tranh khiến ta nhớ đến lời của đạo diễn Kim Ki-young – người đã sản xuất bộ phim đầu tay của diễn viên Youn mang tên “Người đàn bà lửa” (1971) – khi ông được hỏi về việc chọn một diễn viên không tên tuổi như bà vào vai nữ chính như sau: “Ánh mắt của cô ấy rất đặc biệt. Ánh mắt cô ấy không nhìn thẳng vào mọi thứ, thay vào đó là ánh nhìn không trực diện nhưng vô cùng vuông vức.” Và hôm nay, sau hơn nửa thế kỉ chúng ta bắt gặp được ánh mắt của bà trong tác phẩm của họa sĩ Moon. Tổng Biên tập Lee Kyong-hee
Phiên bản Koreana tiếng Anh PUBLISHER
Lee Geun
EDITORIAL DIRECTOR Kang Young-pil EDITOR-IN-CHIEF
Lee Kyong-hee
EDITORIAL BOARD
Han Kyung-koo
Benjamin Joinau
Jung Duk-hyun
Kim Eun-gi
Kim Hwa-young
Kim Youngna
Koh Mi-seok
Charles La Shure
Song Hye-jin
Song Young-man
COPY EDITOR
Jamie Lypka
ASSOCIATE EDITOR
Ji Geun-hwa
ASSISTANT EDITORS Cho Yoon-jung
Ted Chan
CREATIVE DIRECTORS Song Won-seok EDITORS
Lee Ji-hye, Oh Seung-hae
ART DIRECTOR
Seo Hee-jee
DESIGNERS
Kim Ji-yeon, Lee Hyun-jon,
Yeob Lan-kyeong
LAYOUT & DESIGN
Kim’s Communication Associates
Phiên bản Koreana tiếng Việt BAN BIÊN TẬP
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan
(Trưởng ban)
TS. Nguyễn Thị Phương Mai
TS. Trần Anh Tiến
TS. Hoàng Thị Trang
HIỆU ĐÍNH
GS.TS. Phan Thị Thu Hiền
TS. Cho Myeong Sook
THIẾT KẾ
ThS. Trần Phan Hoàng Minh
© The Korea Foundation 2021 Korea Foudation (KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung
KOREAN CULTURE & ARTS Mùa Hè 2021
của Tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban biên tập của Koreana hay của KF. Tạp chí Koreana là tạp chí được phát hành theo quý, dưới sự
“Hoa và phụ
Phát hành hàng Quý bởi QUỸ GIAO LƯU QUỐC TẾ HÀN QUỐC (The Korea Foundation) 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Korea nữ 5” https://www.koreana.or.kr
Moon Sung-sic 2017, Màu Acrylic trên nền vải canvas. 65 x 46 cm. Bộ sưu tập của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Nghệ thuật Trung Quốc Ảnh. Kwon O-yeol Kukje Gallery
cấp phép của Bộ Văn hóa Thể Thao & Du lịch Hàn Quốc (Số đăng ký: No. Ba-1033, tháng 8 năm 1987), còn được xuất bản bằng mười ngôn ngữ khác, bao gồm Tiếng Anh, Tiếng Ả Rập, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Indonesia, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Việt.
Câu chuyện về phụ nữ
Làn sóng mới của điện ảnh Hàn Quốc
04
CHUYÊN ĐỀ 1
Hiểu thế giới bằng quan điểm của phụ nữ Song Hyeong-guk
10
CHUYÊN ĐỀ 2
Sự nổi lên của những tuyến nhân vật từng không được chú ý
14
CHUYÊN ĐỀ 3
Phương thức viết lại thể loại phim Kim So-hui
18
CHUYÊN ĐỀ 4
Nội dung văn hóa đại chúng với xu hướng toàn cầu Jung Duk-hyun
Nam Dong-chul
© Studio Up
01
HÌNH ẢNH HÀN QUỐC
Núi rừng hồi sinh Kim Hwa-young
22
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
Vị bác sĩ Đông Y của người dân tị nạn Triều Tiên Kim Hak-soon
PHỎNG VẤN
Đồng cảm với những nỗi đau Kim Tae-hun
26
38
BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT
42
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
Bước vào thời gian của Seochon Nơi lưu giữ văn hóa nghệ thuật Lee San-ha
Những vì sao cùng tỏa sáng trong đêm
52
32
Cửa hàng tặng món quà ký ức
Choi Ju-hyun
BẢO TỒN DI SẢN
Xe chỉ tâm hồn, thêu nên trời xanh Choi Hye-jung
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
Hwang Kyung-shin
56
GIẢI TRÍ
Sự tương sinh hòa hợp giữa Netflix và nội dung Hàn Quốc Kang Young-woon
60
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
Sự thông dụng của rau cần Jeong Jae-hoon
64
PHONG CÁCH SỐNG
Thế hệ 20-30 đổ xô vào chứng khoán Ra Ye-jin
68
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
Vị thế của nữ diễn viên trong nền điện ảnh Hàn Quốc Chungmuro fanpage
© BAE PICTURES; CJ ENM
4
KOREANA Mùa Hè 2021
CHUYÊN ĐỀ 1 Câu chuyện về phụ nữ - Làn sóng mới của điện ảnh Hàn Quốc
ĐỌC THẾ GIỚI BẰNG QUAN ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ Gần đây, tại Hàn Quốc, ngày càng xuất hiện nhiều bộ phim nhìn bày tỏ quan điểm về các vấn đề xã hội từ góc nhìn của phụ nữ. Những tác phẩm này có được sức mạnh nhờ sự đồng cảm và ủng hộ của khán giả, từ đó mở rộng nhiều góc nhìn đa dạng về cuộc sống.
N
Song Hyeong-guk Nhà phê bình điện ảnh Dịch Nguyễn Thị Phương Mai
ăm 2018 là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nữ quyền Hàn Quốc. Sau khi một nữ công tố viên vạch trần những tổn hại do bạo lực tình dục từ một quan chức cấp cao ngành luật gây ra cho cô vào đầu năm, phong trào “Me Too” (tạm dịch “Tôi cũng vậy”, là phong trào bắt nguồn từ hashtag #Metoo, kêu gọi mọi người lên tiếng tố cáo các hành vi quấy rối và tấn công tình dục, đặc biệt tại nơi làm việc - chú thích của người dịch) đã lan rộng mạnh mẽ ở Hàn Quốc như một vụ cháy rừng. Nỗi đau, sự phẫn nộ kìm nén trong thời gian dài đã bùng phát khắp nơi, và những kẻ gây hại ẩn náu tưởng như đã được bỏ qua nay phải lần lượt lộ diện. Đã ba năm trôi qua, tuy còn cả chặng đường dài để có thể giải quyết một cách triệt để vấn đề bạo lực tình dục và phân biệt giới tính mà phụ nữ phải
làm trung tâm, thì phim ảnh liên tục thử nghiệm các vấn đề của phụ nữ trong xã hội là minh chứng cho thấy trong thời gian qua, truyền thông đã quá lơ là với việc để công chúng cảm nhận và trải nghiệm mô hình xã hội mà ở đó, phụ nữ là trung tâm.
chịu đựng, nhưng khó thể phủ nhận sự thật rằng bánh xe lịch sử từng bị hòn đá tảng chặn đường đã lăn từng bước vững chãi về phía trước. Việc điện ảnh Hàn Quốc tập trung vào những câu chuyện về phụ nữ, đặc biệt là các tác phẩm nhìn nhận vấn đề xã hội qua lăng kính phụ nữ ra mắt hàng loạt vào thời điểm này mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm. Nếu cho rằng phong trào Me Too đang diễn ra trên thực tế là động thái nhằm phơi bày mức độ bạo lực của cách thức vận hành thế giới lấy nam giới
diễn Min Kyu-dong - Mẫn Khuê Đông) kể về cuộc đấu tranh tại tòa án của cụ bà từng là nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2; “Cô Baek” (Miss Baek) (đạo diễn Lee Ji-won - Lý Trí Nguyên) là sự đoàn kết của những người phụ nữ đấu tranh chống lại bạo lực vô hình và hữu hình đè nặng trên vai chỉ bởi lý do rằng họ là phụ nữ; “Youngju” (đạo diễn Cha Sung-duk - Xa Thành Đức) đặt ra câu hỏi về khái niệm người trưởng thành trong xã hội từ góc độ của một cô bé tuổi vị thành niên. Từ đó, những câu chuyện về nữ giới đã trở thành một xu hướng rõ rệt trong điện ảnh Hàn Quốc. Xét về thời điểm những tác phẩm này đã được lên kế hoạch vài năm trước khi công chiếu, có thể thấy rằng đây là kết quả bùng nổ hàng loạt vào cuối thập niên 2010 của sự thức tỉnh về hiện thực rằng hệ thống xã hội mang tính gia
“Cô Baek” của đạo diễn Lee Ji-won, nhiều lần không đảm bảo được kinh phí sản xuất vì nhân vật chính là phụ nữ. Cuối cùng, bộ phim đã hòa vốn nhờ sự ủng hộ hết lòng từ những khán giả nữ.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
Ý nghĩa của “Me Too”
Có thể kể đến một số bộ phim khởi chiếu năm 2018 đề cập đến vấn đề phụ nữ mang tính xã hội như: “Cuộc sống nhỏ bé” (Microhabitat) (đạo diễn Jeon Go-woon - Toàn Cao Vân) đặt ra vấn đề nhà ở và thu nhập của những phụ nữ sống một mình; “Ổ khóa tử thần” (Door Lock) (đạo diễn Lee Kwon - Lý Quyền) kể về nỗi sợ hãi mà phụ nữ sống một mình gặp phải trong cuộc sống hàng ngày; “Chuyện cô ấy” (Her Story) (đạo
5
trưởng và hệ lụy là môi trường bạo lực vẫn không hề đổi thay dù nhận thức xã hội đang đổi thay toàn diện. Cụm từ tạo bởi chỉ hai từ “Me” (tôi) và “Too” (cũng vậy) mang ý nghĩa "Tôi cũng từng bị lạm dụng, sống khổ sở từng ngày mà không thể nói nên lời nhưng giờ đây, tôi sẽ chung tiếng nói với các nạn nhân khác vạch trần sự thật này để sống bằng sức mạnh đoàn kết”. Những tác phẩm với các vấn đề xã hội về nữ giới xuất hiện liên tục 2~3 năm gần đây cũng chung nhận thức này dù không đề cập đến vấn đề bạo lực tình dục.
Đoàn kết và đồng cảm
“Cô Baek” là trường hợp tiêu biểu việc cộng đồng người hâm mộ (fandom) hình thành từ ý thức đoàn kết thăng hoa của khán giả nữ đã tạo ra những phản ứng tích cực. Thời điểm tác phẩm đang công chiếu, người hâm mộ của “Cô Baek” tự gọi mình là “Sseubeakleo” (“Ms.Baek-ler” - những người yêu cô Baek), tìm nhiều cách cổ vũ kể cả việc gửi thư cho đạo diễn. Mục tiêu chung của họ là góp sức để bộ phim vượt điểm hòa vốn. Họ không chỉ đi xem nhiều lần mà còn không ít người mua vé các suất chiếu ít người xem, cùng tham gia phong trào “gửi gắm tấm lòng”. Tác giả bài viết đã gặp một khán giả nữ ở độ tuổi 20 người đã xem phim đến năm lần. Cô cho biết: “Tôi thấy không thể để tác phẩm này vụt tắt khi chưa kịp được nhiều khán giả
biết đến”, đồng thời rưng rưng nước mắt chia sẻ thêm: “hình ảnh những nhân vật là nạn nhân của bạo hành trong phim đã không than thân trách phận, luôn hướng về phía trước thật sự tuyệt vời”. Nhờ cộng đồng người hâm mộ này mà “Cô Baek” đã vượt qua điểm hòa vốn 700.000 lượt người xem. Dư luận ủng hộ nhiệt tình cho tác phẩm đề cập đến tổn hại do bạo lực gây ra được hình thành có lẽ cũng vì khán giả đồng lòng với ý nghĩa “Tôi cũng vậy” của phong trào “Me too” đã được nhắc ở trên. Nhân vật nữ chính của bộ phim này đã không ngoảnh mặt trước những đau đớn do bạo hành mà một bé gái phải chịu đựng và bảo vệ cô bé. Bộ phim nhắc nhở chúng ta về những điều người lớn phải làm mà xã hội này đang bỏ qua. Trong một cuộc phỏng vấn, đạo diễn Lee Ji-won đã cho biết: "Khán giả đồng cảm sâu sắc với cốt truyện hai nhân vật đoàn kết, cứu nhau thoát ra khỏi thế giới giam cầm. Điều này khiến tôi nhận ra rằng họ đã chờ đợi một bộ phim có nữ chính mạnh mẽ trong suốt thời gian dài qua đến dường nào”. Có thể thấy, một điều gì đó tích tụ bấy lâu trong môi trường xã hội bạo lực đã tuôn trào, bất kể đó là nỗi uất hận nghẹn trong lồng ngực hay là nguồn năng lượng dẫn đến sự thay đổi. Nữ chính trong “Cuộc sống nhỏ bé” (Microhabitat) là mẫu nhân vật kiên quyết duy trì đến cùng sở thích của mình dù đang gặp phải khó khăn về nhà ở và việc làm - nỗi lo chung
1
6
KOREANA Mùa Hè 2021
mà hầu hết thanh niên Hàn Quốc đều đang trải qua. Chuyện bắt đầu từ khi cô không thuê phòng trọ để ở nữa mà dành tiền đó cho việc thưởng thức rượu whisky và thuốc lá vốn là niềm an ủi trong cuộc sống hàng ngày của cô. Bộ phim tạo nên sự đồng cảm khi đưa ra một cách thức duy trì lòng tự trọng của cô gái trẻ ở độ tuổi 20 đang gặp khó khăn về sinh kế như một con người độc lập. Các nhân vật trong phim này không thương xót chính mình. Trong lúc tự cứu lấy bản thân, họ vẫn không để mất tình bạn, tình người đối với những người xung quanh dù cuộc đời buộc tất cả phải mạnh ai nấy sống. Mạch truyện trong “Cuộc sống bé nhỏ” và “Cô Baek” khá khác nhau, nhưng hai phim có cùng điểm chung là thái độ của nhân vật đối với cuộc sống. Số liệu thống kê cho thấy số người tự tử và điều trị trầm cảm của phụ nữ ở độ tuổi 20 gần đây ở Hàn Quốc tăng đột biến so với nam giới hay các nhóm tuổi khác. Xét điểm này, có thể nhận thấy tiếng nói của bộ phim này có trọng lượng đáng kể trong xã hội.
Đặt vấn đề
Khi nói đến các tác phẩm tiêu biểu cho đề tài xã hội về phụ nữ năm 2019, có thể kể ngay đến “Kim Ji-young sinh năm 1982” (đạo diễn Kim Do-young - Kim Độ Anh). Tiểu thuyết nguyên tác cùng tên xuất bản năm 2016 đã gây không ít tranh
Trong phim “Kim Jiyoung sinh năm 1982”, nội dung là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng tác phẩm, nhưng giá trị của tác phẩm còn được phát hiện ở chỗ đã làm nổi bật sự khác biệt về nhận thức giữa nữ giới và nam giới trong xã hội Hàn Quốc.
cãi và làm dậy sóng dư luận trong xã hội Hàn Quốc. Đứng trước tác phẩm đề cập đến sự phân biệt đối xử thường ngày mà nhân vật chính là một phụ nữ ở độ tuổi 30 phải chịu đựng và nỗi căm ghét phụ nữ ăn sâu trong xã hội này, một bộ phận nam giới phản ứng cho rằng bộ phim đã “phóng đại quá mức” và ngược lại, đa số phụ nữ lại lên tiếng “so với hiện thực thì không hề phóng đại mà đã giảm nhẹ.” Bên cho rằng bộ phim đã “phóng đại” có khuynh hướng xem các vấn đề tác phẩm nêu lên là chuyện cá nhân và cho rằng chúng là lỗi do thiểu số gây ra mà thôi. Ngược lại, những người nghĩ là bộ phim đã “giảm nhẹ” thì xem đây là vấn đề mang tính cấu trúc bao trùm lên toàn xã hội. Thành công của tiểu thuyết nguyên tác và bộ phim này là đã đặt ra được câu hỏi “Rút cục bên nào là bên giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và giúp xã hội tiến bộ thêm bước nữa?”. So với nguyên tác, bộ phim đã nhận được đánh giá tốt của phần lớn khán giả nam bởi cách đặt vấn đề khéo léo và thể hiện tốt vai trò mở rộng cơ sở nhận thức vấn đề. Năm 2020, phim “Vết loét” (A Bedsore) (đạo diễn Shim Hye-jung) – kể về câu chuyện một lao động nhập cư bất hợp pháp có tên Soo-ok chăm sóc cụ bà nằm liệt giường vì bị xuất huyết não - đã tiếp nối thể loại phim đề cập đến vấn đề xã hội của nữ đạo diễn. Thật trùng hợp khi lúc này là thời điểm lao động thiết yếu của xã hội bao gồm lao động chăm sóc người
2
2
1. Nhân vật chính luôn trong tình trạng thiếu thốn tiền bạc trong "Cuộc sống bé nhỏ", của đạo Jeon Go-woon, đã từ bỏ căn hộ của mình vì không thể từ bỏ sở thích hút thuốc và uống rượu whisky. Bộ phim làm sáng tỏ những giá trị của phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 20 và 30. 2. “Kim Ji-young: sinh năm 1982” của đạo diễn Kim Do-young, đã khuấy động cuộc tranh luận về phân biệt giới tính bằng cách miêu tả một người phụ nữ bị gia đình và xã hội ép buộc phải nghỉ việc và trở thành một bà mẹ nội trợ.
7
CÂU CHUYỆN VỀ NỮ GIỚI CỦA CÁC NAM ĐẠO DIỄN Khi câu chuyện về nữ giới tạo nên một làn sóng “Vết loét” do Shim Hye-jung đạo diễn, khám phá chế độ phụ hệ thông qua nhân vật phụ nữ nhập cư làm công việc chăm sóc người bệnh. Phim khiến khán giả suy nghĩ về việc tại sao người ta lại nghĩ việc phụ nữ phải làm công việc ít ai muốn làm là điều hiển nhiên.
bệnh do COVID-19 đang được đặc biệt quan tâm. Điểm mấu chốt trong câu chuyện này là Soo-ok chỉ được nhận mức lương tối thiểu nhưng phải làm toàn bộ việc nhà từ cơm nước cho cụ ông cho đến dọn vệ sinh cả nhà. Tại sao một số đàn ông thậm chí không thể tự lo cho bữa ăn cho chính mình? Tại sao công việc chăm sóc người bệnh lại là trách nhiệm của phụ nữ? Họ có được trả công thỏa đáng cho công sức đã bỏ ra hay không? Trên thực tế tại Hàn Quốc, không ít đàn ông lớn tuổi không biết cách lo liệu bữa ăn cho bản thân. Khối lượng việc nhà và chăm sóc con cái tăng vọt khi đại dịch COVID 19 hoành hành phần lớn lại về tay phụ nữ. Những ý kiến về công việc chăm sóc người bệnh của lao động nữ và lao động cơ bản của tầng lớp yếu thế trong xã hội bị đẩy lại phía sau cũng là lẽ thường tình bởi chính phủ còn đang dồn sức thiết lập các biện pháp phòng dịch. Thêm vào đó, khi thảm họa ập đến xã hội, những người yếu thế luôn luôn phải chịu thiệt hại đầu tiên, và những người lao động nhập cư trong số đó cũng không ngoại lệ khi phải chịu đựng sự phân biệt đối xử không thể giãi bày trong đại dịch. Được sản xuất vào năm 2019 trước khi COVID -19 bùng phát, “Vết loét” trở thành phim độc lập được công chiếu đúng thời điểm nhất trong năm qua. Bộ phim đã đặt câu hỏi thật đúng lúc về các vấn đề xảy ra trong xã hội Hàn Quốc, bởi trong thời điểm ấy, các vấn nạn này nhiều đến mức người dân trở nên hờ hững với chúng. Điều này thực hiện được là nhờ đã có nhận thức về các vấn đề xã hội từ quan điểm của phụ nữ thường ngày.
8
lớn thì giới tính của đạo diễn giờ đây không còn quan trọng nữa. Các kịch bản với cốt truyện về phụ nữ đang được đầu tư, bất kể đạo diễn là nam hay nữ, và đã tạo ra một bầu không khí mới.
CÔ CÔ BÉ BÉ BÓNG BÓNG CHÀY CHÀY
Bộ phim “Cô bé bóng chày” (Baseball Girl) của đạo diễn Choi Yun-tae (Thôi Doãn Thái) phát hành năm ngoái với vai chính là nữ cầu thủ bóng chày đang nuôi ý định tham gia giải nhà nghề là tác phẩm đặt vấn đề về nhận thức giới tại vị trí “ranh giới”. Là nữ duy nhất trong đội bóng chày của trường trung học phổ thông, nhân vật chính mơ ước được tiếp tục chơi bóng chày trong đội chuyên nghiệp nhưng không có cơ hội bởi cô là nữ. Gia đình và những người xung quanh đều khuyên nhủ từ bỏ bóng chày, nhưng cô bé đáp lại sắc sảo “Làm thế nào để mọi người biết được tương lai của tôi trong khi chính tôi còn chưa biết...?”
KOREANA Mùa Hè 2021
BA BA CHỊ CHỊ EM EM
CHUYỆN CHUYỆN CÔ CÔ ẤY ẤY
Bộ phim “Ba chị em” (Three Sisters) (đạo diễn Lee Seung Won Lý Thừa Nguyên) công chiếu đầu năm là một tác phẩm xuất sắc, có thể xem như một phát hiện mới của điện ảnh Hàn Quốc trong năm nay. Ba nhân vật đều trải qua những chấn thương tâm lý và đều đang kiên trì vượt qua nghịch cảnh của mình, và tình chị em thắm thiết của họ đã lay động trái tim của khán giả. Hơn hết, diễn xuất xuất chúng của ba diễn viên (Kim Sunyoung - Kim Thiện Ánh, Moon So-ri - Văn Tố Lợi, Jang Yoon-ju - Trương Doãn Châu) đã khiến khán giả kinh ngạc. Việc các nhà làm phim nữ phát huy năng lực của mình và được công nhận là điều thật đáng mừng vì nhờ họ mà chúng ta có thể thưởng thức các câu chuyện phong phú về nữ giới.
“Chuyện cô ấy” (2018) dựa trên cuộc chiến tại tòa án ngoài đời thực giữa “những bà lão bị ép làm nô lệ tình dục” cho quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai và chính phủ Nhật Bản. Tòa án lần đầu tiên ra phán quyết yêu cầu chính quyền Tokyo phải bồi thường cho các nạn nhân. Tựa đề phim phản ánh sự suy tư của đạo diễn Min Kyudong đối với sự tự tôn và nỗ lực của chính các nạn nhân. Những người hâm mộ của bộ phim, tự xưng mình là “Herstorians”, đã nỗ lực ủng hộ để phim được trình chiếu trên các rạp.
TRĂNG TRĂNG SÁNG SÁNG MÙA MÙA ĐÔNG ĐÔNG
Ổ Ổ KHÓA KHÓA TỬ TỬ THẦN THẦN
“Trăng sáng mùa đông”, do Lim Dae-hyung đạo diễn, công chiếu lần đầu với tư cách là tác phẩm bế mạc Liên hoan phim quốc tế Busan 2019. Phim đề cập đến chủ đề chưa từng thấy trong điện ảnh Hàn Quốc: chuyện tình lãng mạn giữa những người phụ nữ trung niên. Phim đã nhận được một số giải thưởng dành cho đạo diễn và kịch bản, đồng thời cũng được mời tham dự các liên hoan phim quốc tế, bao gồm cả hạng mục Lăng kính châu Á của Liên hoan phim Đài Bắc 2020.
“Ổ khóa tử thần” của đạo diễn Lee Kwon, miêu tả sự tổn thương của những người phụ nữ sống một mình. Trong phim, một phụ nữ trẻ đi làm về phát hiện ra rằng nắp khóa cửa tự động căn hộ của cô đã bị ai đó nhấc lên. Phim đã giành được Giải thưởng cho thể loại Kinh dị tại Liên hoan phim Quốc tế Brussels 2019.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
9
CHUYÊN ĐỀ 2 Câu chuyện về phụ nữ - Làn sóng mới của điện ảnh Hàn Quốc
SỰ NỔI LÊN CỦA NHỮNG TUYẾN NHÂN VẬT TỪNG KHÔNG ĐƯỢC CHÚ Ý
Nam Dong-chul Giám đốc Liên hoan phim Quốc tế Busan Dịch Hoàng Thị Trang 10
1
KOREANA Mùa Hè 2021
© KIRIN PRODUCTIONS
Hầu hết các phim đều chọn con đường an toàn nhằm đảm bảo thành công về mặt doanh thu. Trong đó, phương thức thường gặp là xây dựng hình tượng nhân vật chính hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khán giả. Gần đây, các nữ đạo diễn đang khai thác những tuyến nhân vật nữ từng không được công chúng quan tâm làm nhân vật chính, từ đó đưa ra nhiều quan điểm nhìn nhận mới về cuộc sống.
N
hững năm 1970, sau khi phim “Quê hương của những vì sao” (Heavenly Homecoming to Stars, 1974) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Choi In-ho (Thôi Nhân Hạo) – tác giả lừng danh thời bấy giờ - và phim “Thời kì hoàng kim của Yeong-ja” (Yeong-ja’s Heydays, 1975) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Cho Seon-jak (Triệu Thiện Tác) thu được thành công vang dội từ phòng vé, điện ảnh Hàn Quốc liên tục trình làng các “phim về nữ phục vụ” với nhân vật chính là các cô gái đang làm việc trong ngành nghề kinh doanh giải trí dành cho người lớn. Phim với đề tài phụ nữ nông thôn nghèo đổ xô về thành thị bán thân thể và tiếng cười để nuôi sống bản thân đã trở thành một thể loại điện ảnh thời bấy giờ. Dù các phim này luôn trên quan điểm phê phán hiện thực nhưng hầu như không có phim nào dẫn dắt nội dung trên quan điểm của phụ nữ. Trong số đó, không phải là không có tác phẩm được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, nhưng suy cho cùng cũng không có gì khác biệt khi chúng đều khắc họa phụ nữ là đối tượng về mặt tính dục. Không chỉ riêng thể loại “nữ phục vụ”, trong đa số các thể loại, nhân vật nữ đều được tái hiện dưới góc nhìn của đạo diễn nam. Và rồi thay đổi đã đến, rất chậm rãi sau một thời gian dài. Giờ đây, những thay đổi này đang tạo nên một dòng chảy không thể quay lại. Đặc biệt, chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, nhiều tuyến nhân vật nữ chưa từng được đưa vào các tác phẩm trước đó đã xuất hiện trong phim của các nữ đạo diễn, dẫn dắt nội dung với sức hút đáng kể và nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.
Thế giớ i của các bé gái
Bộ phim “Thế giới của chúng ta” (The World of Us) ra mắt tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin 2016 đã mang đến cho đạo diễn Yoon Ga-eun (D oãn Giai Ân) giải Đạo diễn mới
1. Trong bộ phim đầu tay của đạo diễn Lim Sun-ae mang tên “Tuổi 69” (2019), Ye Soo-jung vào vai Hyojeong 69 tuổi, người bị tấn công tình dục và đấu tranh để chứng minh vụ án của mình. Đây là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đề cập đến bạo lực tình dục đối với một phụ nữ lớn tuổi.
xuất sắc nhất trong nhiều liên hoan phim sau đó. Bên cạnh giá trị nghệ thuật cao, phim còn tạo nên chấn động mới mẻ về nội dung và chất liệu do trước đó rất hiếm phim điện ảnh Hàn Quốc chọn bé gái đang học tiểu học làm nhân vật chính. Định kiến học sinh tiểu học hợp với thể loại phim hoạt hình hơn và tư tưởng chẳng ai dành thời gian lắng nghe câu chuyện của một bé gái vẫn nặng nề. Cha của nhân vật chính – Sun - thường hỏi em rằng: “Lũ trẻ chúng con có gì để lo lắng?”. Mỗi lần như vậy, người lớn đã và đang thờ ơ theo quán tính trước sự thật trẻ con cũng có những nỗi khổ không thể giãi bày và chúng cũng có cuộc sống hằng ngày chẳng khác gì địa ngục. Sun đang học lớp 4, em luôn bị bắt nạt dù rất muốn thân thiết với các bạn cùng lớp. Và rồi, cô bé cô độc bỗng thấy ánh sáng hi vọng từ người bạn mới chuyển đến có tên Jia. Sun thân thiết với Jia hơn trong kì nghỉ hè, em mơ về ngày tháng đi học vui vẻ hơn trước. Thế nhưng, đến học kì hai, mong ước của Sun bỗng tan thành mây khói. Tất cả là vì Jia đã chọn chơi với nhóm bạn tẩy chay Sun thay vì xem Sun là bạn thân duy nhất. Giá trị nhân văn của phim nằm ở chỗ không khắc họa hiện tượng bắt nạt tập thể ở trường học bó buộc trong mối quan hệ giữa trẻ bắt nạt và trẻ bị bắt nạt theo cách thường được đưa tin trên các chương trình thời sự. Đồng thời, phim cũng không tiếp cận hiện tượng này như một vấn nạn bạo lực học đường. Các phim về thế giới học đường của nam sinh trung học thường không thiếu cảnh bắt nạt tập thể. Trong “Thế giới của chúng ta”, người xem không bắt gặp một phân cảnh bạo lực nào về mặt thể chất giữa các nhân vật, thay vào đó nỗi sợ hãi, lo lắng của con trẻ được truyền tải một cách chân thực, sinh động. Qua đó, người xem thấu hiểu và gật gù tâm đắc về những hiện tượng có thể xảy ra ở bất cứ một xã hội, một tập thể sẽ trở nên ra sao trong môi trường tiểu học.
© CJ ENM; ATO Co., Ltd.
2
2. Phim “Thế giới của chúng ta” (2016), do Yoon Ga-eun làm đạo diễn, khám phá các mối quan hệ giữa những đứa trẻ từ góc nhìn của một bé gái. Trong tác phẩm được chiếu năm 2019 mang tên “Ngôi nhà của chúng ta” (The House of Us), đạo diễn Yoon tiếp tục hướng cái nhìn đầy suy tư về thế giới dưới con mắt của những đứa trẻ.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
11
1. “Thân thể của chúng ta” (Our Body, 2019), do Han Ka-ram làm đạo diễn, kể về một phụ nữ trẻ được một phụ nữ khác truyền cảm hứng chạy bộ và có được sức mạnh để làm lại cuộc đời.
1
2. Từng đoạt giải tại nhiều liên hoan phim quốc tế, phim “Tiến về phía trước” (Moving On, 2020) của đạo diễn Yoon Dan-bi miêu tả những cảm xúc phức tạp và tinh tế của hai chị em ruột khi trải qua những ngày hè với ông, bố và cô.
© KOREAN FILM COUNCIL
Cùng với phương thức truyền tải đa dạng của các đạo diễn nữ, những câu chuyện được quan sát một cách tinh tế bởi các nhân vật vốn không được chú ý trước đây đã và đang góp phần mở rộng chủ đề nữ giới trong điện ảnh Hàn Quốc. Phụ nữ lớ n tuổi
Bộ phim đầu tay của đạo diễn Lim Sun-ae (Lâm Thiện Ái) mang tên “Tuổi 69” (An Old Laday) ra mắt tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2019 nói về vấn đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ lớn tuổi, đề tài vốn chưa bao giờ được đề cập trong điện ảnh Hàn Quốc. Tác phẩm từng được mời tham dự các liên hoan phim quốc tế như Liên hoan phim quốc tế Heartland (Heartland International Film Festival), Liên hoan quốc tế Amiens (Amiens International Film Festival) do đã đề cập vấn đề bạo hành tình dục phụ nữ lớn tuổi vốn chưa được xã hội biết đến trong thời gian qua một cách tinh tế nhưng vẫn vô cùng quyết liệt. Nhân vật chính, Hyojeong (Hiếu Trinh) bị trợ lý điều dưỡng cưỡng hiếp khi đang điều trị tại bệnh viện. Không một ai trên thế giới này có thể tin và chấp nhận chuyện một bà lão 69 tuổi bị một thanh niên ở độ tuổi 20 làm chuyện như vậy. Người đàn ông tuyên bố đó là mối quan hệ có sự đồng thuận giữa hai bên, lệnh bắt giữ của tòa án liên tục bị bác bỏ. Trước thực tế này, nhân vật chính đã thẳng thừng tuyên bố: “Nếu người tố cáo là một phụ nữ trẻ, liệu thủ phạm có còn nhởn nhơ được hay không?” Suốt thời gian qua, phụ nữ lớn tuổi không được xem là nhóm người yếu thế trong xã hội. Qua tác phẩm, đạo diễn Lim muốn truyền tải thông điệp hãy suy ngẫm lại những định kiến của chúng ta về nữ giới và tấn công tình dục. Khi vị cảnh sát phụ trách vụ việc khen “mặc đẹp so với lứa tuổi”, bà Hyojeong đã trả lời: “tôi sẽ bị coi thường và quấy rối nếu mặc không đẹp”. Bà hỏi lại vị cảnh sát bằng câu hỏi: “mặc như
12
thế này ra đường, trông tôi có an toàn không?”. Câu hỏi chứa đựng sự thật ngay cả việc ăn mặc, ai đó cũng phải luôn sẵn sàng trong tư thế phòng thủ trước mọi ánh nhìn của người đời. Phim nhấn mạnh ta phải từ bỏ định kiến để tiếp cận với bản chất của vụ việc. Phim có sự xuất hiện của người đàn ông sống cùng nhà là người gần như duy nhất đứng về phía nữ chính; tuy nhiên, đạo diễn đã không để cuộc chiến này thành cuộc chiến của những người đàn ông. Nữ chính ra khỏi nhà và một mình truy đuổi kẻ cưỡng hiếp mình. Đạo diễn đã lật ngược định kiến rằng phụ nữ phải nhận được sự giúp đỡ của đàn ông mới có thể giải quyết vấn đề của bản thân.
Nhận thức về mong muốn cá nhân
Trong khi đó, nếu chỉ xem nhân vật chính của phim là nữ thì bộ phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Han Ka-ram (Hàn Giai Lam) mang tên “Thân thể của chúng ta” (Our Body, 2019) không có gì mới mẻ; tuy nhiên, phim đặc sắc ở chỗ hai cô gái trẻ đều là nữ chính. Đặc biệt, đạo diễn đã đặt vấn đề theo cách vô cùng táo bạo. Phim bắt đầu bằng việc nữ chính 31 tuổi có tên Ja-young (Tử Anh) bị bạn trai bỏ khi đang dành tám năm trời ròng rã chuẩn bị thi tuyển công chức hành chính. Một ngày nọ, Ja-young vốn mất đi nghị lực và mục đích sống bỗng bị thu hút bởi Hyun-joo (Huyền Châu) – người chạy bộ mà cô tình cờ gặp. Mong muốn có được cơ thể xinh đẹp và khỏe mạnh giống Hyun-joo, Ja-young liền đăng kí tham gia câu lạc bộ chạy mà Hyun-joo là thành viên và bắt đầu luyện tập. Thoạt
KOREANA Mùa Hè 2021
2 © ONU FILM
nhìn, phim có vẻ gợi lại những định kiến thường gặp về ngoại hình của phụ nữ, nhưng thông điệp thực sự phim muốn gửi gắm đến khán giả chính là cách sống. Nhân vật chính từ chối “mong muốn của người khác áp đặt lên mình” như thành công hay danh vọng, và thức tỉnh bằng cách nhận ra mong muốn thực sự của bản thân.
Mở rộng đề tài phụ nữ
Phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Yoon Dan-bi (Doãn Đan Phi) phát hành năm 2020 mang tên “Tiến về phía trước” (Moving On), được giới thiệu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2019, đã thắng giải trong bốn hạng mục. Tiếp đó, phim liên tiếp giành các giải thưởng như “Phim truyện xuất sắc nhất Osler (Osler Best Feature Film Award) tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto Reel Asian (Toronto Reel Asian International Film Festival) lần thứ 24 và “Phim hay nhất do Liên đoàn Quốc tế các nhà phê bình phim bầu chọn” trong Liên hoan phim quốc tế Torino (Torino Film Festival) lần thứ 38. Các giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Toronto Reel Asian đã chia sẻ lý do phim thắng đề cử như sau: “Chúng tôi vô cùng xúc động trước tài năng khắc họa các mối quan hệ trong gia đình ba thế hệ một cách tinh tế và có gì đó phức tạp của đạo diễn Yoon Dan-bi. “Tiến về phía trước” tái hiện tình yêu gia đình qua những cử chỉ nhỏ, những khoảnh khắc trầm lắng nhưng thấm đẫm niềm vui, những thay đổi và cả nỗi buồn.” Ngoài các giải thưởng trên, phim cũng giành được giải Phim hay nhất, Đạo diễn mới xuất sắc nhất và Giải đặc biệt từ Ban giám khảo tại nhiều liên hoan phim quốc tế, trong đó có
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
thể kể đến giải Tài năng trẻ (New Talent Award) dành cho các đạo diễn trẻ Châu Á tại Liên hoan phim châu Á Hồng Kông (Hong Kong Asian Film Festival) lần thứ 17. Nhân vật chính của phim là cô bé tuổi teen có tên Okju (Ngọc Châu), chuyện bắt đầu khi Okju và em trai bất ngờ cùng bố chuyển về nhà ông nội sinh sống. Okju là nhân vật gần với tuyến nhân vật quan sát hơn là nhân vật thể hiện rõ ý chí, sự tức giận hay mong muốn của bản thân trong các tình tiết. Gia đình ba thế hệ với hai chị em sống cùng người bố đang gặp khó khăn về tiền bạc, ông nội không thể đi lại bình thường sống cô đơn trên tầng hai của ngôi nhà, người cô ruột thương xót cho tình cảnh của các cháu. Chủ đề gia đình xây dựng từ các nhân vật anh chị em là chủ đề gần gũi với người xem. Trong “Tiến về phía trước” khoảng thời gian sống cùng gia đình vào mùa hè năm ấy đã mang lại cho các em sợi dây tình cảm đặc biệt. Phim triển khai song song hai mối quan hệ anh chị em của trẻ nhỏ (Okju và em trai) và của người trưởng thành (bố và người cô) như đang thể hiện một phân cảnh duy nhất với khoảng cách thời gian lên đến nhiều thập kỉ. Không giống các bộ phim trực tiếp đặt vấn đề về quan niệm và định kiến xã hội đã đề cập ở trên, “Tiến về phía trước” cổ vũ sự trưởng thành của các bé gái tuổi teen, dẫn dắt khán giả chìm trong cảm xúc về câu chuyện gia đình rất đỗi bình thường. Cùng với phương thức truyền tải đa dạng của các đạo diễn nữ, những câu chuyện được quan sát một cách tinh tế bởi các nhân vật vốn không được chú ý trước đây đã và đang góp phần mở rộng chủ đề nữ giới trong điện ảnh Hàn Quốc.
13
CHUYÊN ĐỀ 3 Câu chuyện về phụ nữ - Làn sóng mới của điện ảnh Hàn Quốc
PHƯƠNG THỨC VIẾT LẠI THỂ LOẠI PHIM Theo suy nghĩ thông thường của nhiều người về phim ảnh, thể loại tội phạm, kinh dị, hành động thường hướng đến người xem nam giới, trong khi thể loại lãng mạn thường dành cho khán giả nữ. Tuy nhiên, định kiến này đã bị phá vỡ vì sự xuất hiện rầm rộ của những fandom nữ (cộng đồng người hâm mộ là nữ giới). Kim So-hui Nhà phê bình điện ảnh Dịch Bùi Phan Anh Thư
1, 2. Đoàn phim “Thanh âm của im lặng” tại trường quay và một cảnh trong phim. Tác phẩm đầu tay của đạo diễn Hong Eui-jeong (ngoài cùng bên phải) được khen ngợi là thể loại phim tội phạm kiểu mới, với sự kết hợp giữa những nhân vật kỳ dị và những tình huống trớ trêu trong một cốt truyện khó đoán.
14
KOREANA Mùa Hè 2021
1
2
B
© ACEMAKER MOVIEWORKS
ộ phim tội phạm “Asura: Thành phố tội ác” (tiêu đề tiếng Anh là Asura: The city of madness) (2016) của đạo diễn Kim Sung-su và bộ phim thể loại Noir “Cuộc chiến ngầm” (tiêu đề tiếng Anh là The Merciless) (2017) của đạo diễn Byun Sunghyun (Biện Thành Hiền) không đạt thành công lớn về doanh thu nhưng lại tạo ra lượng khán giả ủng hộ nhiệt tình. Mỗi phim đều tạo nên cộng đồng người hâm mộ riêng lần lượt được gọi tên bằng “cư dân thành phố Asura (Asurian)” và ‘thành viên băng đảng Bulhan (Bulhandang Members)”. Bên cạnh các hoạt động trực tuyến, các thành viên còn tổ chức nhiều hoạt động họp mặt trực tiếp nhằm ủng hộ phim. Điều nổi bật nhất là những người nắm vai trò chủ đạo trong các hoạt động này phần lớn là khán giả nữ. Khán giả nữ đã phá vỡ định kiến rằng phụ nữ không thích xem phim thể loại này, theo sau đó là hiện tượng nữ diễn viên đảm nhận vai chính hoặc đạo diễn nữ chế tác các thể loại phim vốn không thuộc sở trường của giới nữ. Đặc biệt, kể từ năm 2020, khi những nữ đạo diễn trẻ như Sohn Won-pyung (Tôn Nguyên Bình), Hong Eui-jeong (Hồng Nghĩa Chính), Park Ji-wan (Phác Trí Viên), v.v… ra mắt sản phẩm đầu tay với kịch bản tự viết, trang sử mới của phim thể loại Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu.
Vết nứ t và nỗi sợ
“Kẻ xâm nhập” (tiêu đề tiếng Anh là Intruder) là bộ phim ra mắt của Son Won-pyeong nhà văn được trao Giải thưởng Văn học Thanh thiếu niên với tiểu thuyết đầu tay “Hạnh nhân” (tiêu đề tiếng Anh là Almond). Từ khi khởi quay, phim đã gây xôn xao dư luận do tiểu sử “khác người” của đạo diễn. Phim quan sát phụ nữ dưới góc nhìn của nam giới,
15
điểm đặc biệt chính là sự bất ổn trong cách nhìn của nam chính – nhân vật đóng vai trò là người kể chuyện ngôi thứ nhất. Cảm giác hồi hộp chủ yếu đến từ sự xuất hiện bất ngờ của một cô gái, người xem không thể phân biệt được cô có thật sự là em gái Yoo-jin (Hữu Chân) bị lạc lúc bé của nam chính tên Seo-jin (Thư Chấn) hay không, hay cô chỉ là kẻ lừa đảo giả làm em gái anh. Sự bối rối mà khán giả cảm nhận được không chỉ dừng ở đây. Seo-jin phải điều trị tâm lý sau khi vợ mất vì tai nạn giao thông, mọi diễn biến trong phim khiến khán giả lẫn lộn, không biết anh ta thực sự bị sang chấn tâm lý hay đang cố tỏ vẻ và có thực sự là người đáng tin hay không. Qua sự phân thân của nhân vật chính, đạo diễn cố tình gây cản trở cho khán giả trong quá trình nhập tâm hoàn toàn vào góc nhìn của ngôi thứ nhất. Cách thức khắc họa gia đình trong phim cũng khác thường. Từ trước đến nay, phim về gia đình giả thường tập trung vào quá trình hình thành gia đình. Tuy nhiên, “Kẻ xâm nhập” lại tạo kịch tính từ sự hơn kém giữa gia đình thật và giả đình giả. Bởi vì, khi có sự xuất hiện của cô gái đáng ngờ tự xưng là thành viên của gia đình thật, trong mối quan hệ giữa nhân vật chính và cha mẹ - vốn là gia đình thật sự - sẽ phát sinh rạn nứt. Đạo diễn đặt trọng tâm vào sự biến đổi tâm lý
của nhân vật chính để vẽ nên bức tranh về sự sợ hãi do rạn nứt xuất hiện không dự báo trong cuộc sống thường nhật. Phim “Lạc hồn” (tiêu đề tiếng Anh là Ghost Walk) của Yu Eun-jeong - đạo diễn đã nhận Giải thưởng do công chúng bình chọn trong Liên hoan phim Viễn tưởng Quốc tế Bucheon năm 2018 - cũng có nhân vật chính với tâm lý phân thân như trên. Phim kể về vụ án giết người, nhân vật chính tên Hye-jung chết và biến thành hồn ma, dẫn dắt người xem trở về quá khứ để tìm ra lý do cô gái trẻ lâm vào tình thế nguy hiểm dẫn đến cái chết. Trong quá trình này, từng mối quan hệ mang tính hệ thống giữa các nhân vật dần lộ diện. Trong phim kinh dị, hồn ma thường được khắc họa là mối nguy hiểm gây hại cho các nhân vật, tuy nhiên, trong “Lạc hồn”, hồn ma đóng vai trò giúp con người nhận ra niềm hy vọng vào cuộc sống và biết quan tâm đến người khác.
Phong cách mớ i
“ Thanh âm của im lặng” (tiêu đề tiếng A nh là Voice of Silence) là phim thuộc dòng phim độc lập đầu tay của nữ đạo diễn Hong Eui Jeong, người vừa giành giải Đạo diễn trẻ tại Liên hoan Điện ảnh Rồng Xanh năm nay. Giống “Kẻ xâm nhập”, vai chính trong phim là nam, nhưng điều khác biệt lớn
© Warner Bros. Ent
16
Dòng phim thể loại hiện nay cho thấy một phương thức vừa tuân thủ vừa lệch chuẩn. Phương thức này gây bất ngờ cho khán giả nhờ sự phá cách, đi ngược lối mòn một cách tài tình, đồng thời thổi một làn gió mới vào dòng phim thể loại vốn bị gò bó đến mức khó có thể trông đợi những đột phá mới. KOREANA Mùa Hè 2021
1. “Di nguyện bí ẩn” là phim tội phạm, điều tra sự mất tích của một cô gái, nhưng đặt trọng tâm vào quá trình những nhân vật chạm đến vết thương của nhau và đi tìm nghị lực sống. 2. “Kẻ xâm nhập” của đạo diễn Son Won-pyeong lật đổ tư tưởng truyền thống mà trong đó đàn ông là trụ cột của gia đình. Trong phim này, người anh trai từng là trụ cột gia đình đã bị chối từ và cô lập khỏi gia đình thật sự bởi một người phụ nữ tự xưng là em gái mất tích cách đây 25 năm.
là “Thanh âm của im lặng” không ngừng theo quan sát của nhân vật chính vốn luôn linh động ứng phó mọi tình huống. Được giới phê bình đánh giá là “phim tội phạm với phong cách chưa từng thấy trước đó”, phim khiến người xem cảm được hoài bão và sự dám đương đầu với thử thách của đạo diễn trẻ trong hầu hết các phân cảnh. Chất liệu chính của phim là giết người và lừa lọc, tuy không nhiều cảnh bạo lực nhưng phim vẫn hoàn toàn cuốn hút khán giả bởi diễn biến câu chuyện. Đây là phương thức lệch với chuẩn thủ pháp sáo mòn vốn có của thể loại phim tội phạm. Nhân vật chính Tae In (Thái Nhân) (do nam diễn viên Yoo Ah-in thủ vai), cùng với nhân vật Chang Bok (Xương Phúc) chuyên xử lý xác chết cho một tổ chức tội phạm. Khác với những phim cùng thể loại, phim không giải thích tại sao các thành viên tổ chức này giết người và họ bắt đầu phạm tội từ bao giờ mà chỉ khắc họa các nhân vật làm việc chăm chỉ như những người làm công ăn lương thông thường đồng thời tập trung sự chú ý của khán giả vào sự kết hợp kỳ dị và độc đáo của hai nhân vật. Phạm tội đối với họ chỉ là việc làm công rất đỗi bình thường như ăn ngủ hàng ngày. Bỗng một ngày, cuộc sống thường nhật này biến họ thành tội phạm bắt cóc, rồi số phận họ dần thay đổi khi Tae In được giao giữ một cô bé 11 tuổi bị bắt cóc. Mối quan hệ giữa Tae In và cô bé cũng không diễn ra như dự đoán của khán giả. Đây là tác phẩm đặt trọng tâm vào những tình huống khó hiểu mà nhân vật gặp phải, dù vậy vẫn giữ được cảm giác cân bằng tuyệt diệu, để tô điểm cho nổi bật sự cuốn hút và sức mạnh của mỗi nhân vật.
Đặt vấn đề về thể loại
Phim “Di nguyện bí ẩn” (tiêu đề tiếng Anh là The Day I Died: Unclosed Case) của Park Ji-wan tạo một bước tiến nhờ giữ
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
© ACEMAKER MOVIEWORKS
được sự cân bằng giữa sự lý thú về thể loại và ý nghĩa điện ảnh của phim. Đây là phim kinh dị dẫn dắt người xem dõi theo một vụ án huyền bí xoay quanh sự mất tích của một cô bé được cho là để lại di thư và nhảy từ vách đá xuống tự vẫn. Trước tiên, đạo diễn cho khán giả thấy tình trạng bất ổn của nhân vật chính là nữ cảnh sát Hyun Soo (Hiền Tú) khi cô nhận nhiệm vụ điều tra vụ án này. Từ những dấu tích mà cô bé mất tích để lại, Hyun Soo cảm nhận được sự kiên trì để sống còn mà bản thân cô đã trải qua, đồng thời, bị thu hút vào vụ án như một người bình thường đồng cảm với nạn nhân, chứ không phải với tư cách của một viên cảnh sát điều tra. Nhân vật chính lưỡng lự khá lâu để đắn đo liệu cô nên xử lý vụ án này thành một vụ mất tích hay một vụ tự sát. Sự do dự đó mang lại ý nghĩa sâu sắc cho bộ phim hơn bất cứ điều gì. Thông thường, thể loại phim bí ẩn xem trọng quá trình suy luận vụ án và khẩn trương giải quyết vấn đề, tuy nhiên, phim lại tập trung vào nội tâm của nhân vật hơn là cách phá án. Có thể nói, đây là bộ phim kinh dị rất đáng suy ngẫm về sự tiết chế những cảnh tượng thuộc thể loại, để nhường chỗ cho những cảnh đầy cảm xúc. Dòng phim thể loại hiện nay cho thấy một phương thức vừa tuân thủ vừa lệch chuẩn. Phương thức này gây bất ngờ cho khán giả nhờ sự phá cách, đi ngược lối mòn một cách tài tình, đồng thời thổi một làn gió mới vào dòng phim thể loại vốn bị gò bó đến mức khó có thể trông đợi những đột phá mới. Đặc biệt, phim của những nữ đạo diễn trẻ được công chiếu vào năm ngoái đã đặt vấn đề về thể loại phim. Thoạt nhìn, dòng phim này có vẻ nằm ngoài chức năng thỏa mãn người xem về mặt thể loại, tuy nhiên, các nữ đạo diễn đã tạo ra sự thú vị theo cách khác khi khơi gợi một cách nhìn mới mẻ về phim thể loại.
17
CHUYÊN ĐỀ 4 Câu chuyện về phụ nữ - Làn sóng mới của điện ảnh Hàn Quốc
NỘI DUNG VĂN HÓA VỚI ĐẠI CHÚNG TOÀN CẦU Trong những năm gần đây, chủ đề về phụ nữ được chú ý nhiều đến mức có thể nói rằng chúng đã trở thành nội dung chủ đạo của văn hóa đại chúng Hàn Quốc. Không chỉ trong phim điện ảnh mà cả trong phim truyền hình, các chương trình giải trí hay webtoon, quan điểm và tiếng nói của phụ nữ cũng đang nhận được nhiều sự chú ý. Jung Duk-hyun Nhà bình luận văn hoá đại chúng Dịch Nguyễn Hoàng Kim Ngân
N
hân vật người bà xuất hiện trong tác phẩm “Khát vọng đổi đời” (Minari – 2020) của đạo diễn Lee Issac Chung không phải là người bà biết nướng bánh quy mà thay vào đó là người thích chửi thề, chơi bài hwatu (bài hoa Hàn Quốc – chú thích người dịch) và xem đấu vật. Trong xã hội Hàn Quốc lâu nay, dáng vẻ phục tùng, hy sinh tất cả vì chồng con vốn đã được coi là đức tính cao đẹp của người phụ nữ. Từ góc nhìn đó, người bà này có phần khác xa với hình ảnh người mẹ, người bà kiểu mẫu trong hình dung của người Hàn Quốc. Với vai diễn này, diễn viên Youn Yuh-jung đã giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong lễ trao giải Oscar năm nay. Con đường nghệ thuật của bà không mang tính điển hình. Bà ra mắt công chúng bằng các vai phản diện chứ không phải vai chính diện chìm trong đau khổ trẻ trung sôi nổi như các nữ diễn viên đương thời. Trong phim đầu tay mang tên “Người đàn bà lửa” (Woman of Fire) (1971) được quay bởi đạo diễn Kim Ki-young (1919~1998) - người tiên phong khai thác đề tài kinh dị tâm lý trong điện ảnh Hàn Quốc - bà đóng vai người giúp việc bị suy sụp và phạm tội giết người do những ám ảnh sau khi bị chủ nhà cưỡng hiếp. Tác phẩm này đem đến cho bà giải Nữ chính xuất sắc nhất tại liên hoan phim trong nước. Năm sau đó, bà đóng vai nữ chính trong phim kinh dị
18
mang tên “Người phụ nữ côn trùng” (Insect Woman) (1972). Đây cũng là một tác phẩm của đạo diễn Kim, khắc họa trọn vẹn tình yêu, sự thù hận, ghen tuông và được xem là phần tiếp theo của “Người đàn bà lửa”. Đồng thời, bà cũng tham gia phim truyền hình “Jang Hee-bin” (1971 ~ 1972) của đài MBC với vai diễn tương tự. Có thể nói, các vai diễn đầu tiên trên màn ảnh của bà đều là những nhân vật độc ác hoặc quyết liệt với tham vọng của bản thân. Cuối những năm 1980, sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động để tập trung chăm sóc gia đình, bà chọn trở lại với những vai diễn phá cách, thách thức quan niệm thông thường và định kiến của số đông.
Phim thươ ng mại
Năn 2019, nhân kỷ niệm 100 năm điện ảnh Hàn Quốc, Cục Tư liệu Điện ảnh Hàn Quốc đã tổ chức triển lãm đặc biệt mang tên “100 năm điện ảnh Hàn Quốc qua các nhân vật nữ”, kèm tiêu đề phụ “Người phụ nữ xấu, người phụ nữ kì lạ, người phụ nữ giết người”. Như tên gọi, chủ đề chính của triển lãm là hình ảnh phụ nữ trong những thước phim xưa. Họ đều bị đánh giá là xấu xa, kỳ quặc khi dám nói lên ý kiến hoặc tự do bày tỏ ham muốn của bản thân. Trong phim, họ bị miêu tả méo mó dưới cái nhìn của các nam đạo diễn. Tuy nhiên, từ những năm 1990, khi nhận thức về nhân quyền của nữ giới dần được nâng cao, đạo diễn và nhà sản
KOREANA Mùa Hè 2021
1 © Pioneer Pictures Film
2 © Cine21
3
1. Poster phim kinh dị nội địa “Người đàn bà lửa” (1971) của đạo diễn Kim Kiyoung, bộ phim debut của diễn viên Youn Yuh-jung – người vừa đạt giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Oscar 2021. Trong vai diễn đột phá này, Youn trong vai một cô hầu gái ngây thơ chuyển mình thành một cô gái đầy quyến rũ mê muội. 2. Youn Yuh-jung (trái) và Jeon Do-yeon trong “Cô hầu gái” (The Housemaid), phiên bản làm lại năm 2010 của đạo diễn Im Sang-soo trong bộ phim cùng tên năm 1960 của Kim Ki-young. Youn đã giành được giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại nhiều Liên hoan phim trong nước cho vai diễn người giúp việc nhà kỳ cựu, sắc sảo trong một gia đình giàu có. 3. Một cảnh trong "Quý bà Bacchus” (tiêu đề tiếng Anh là The Bacchus Lady) (2016), do E J-yong đạo diễn, trong đó Youn đóng vai một cô gái điếm lớn tuổi kiếm sống bằng cách phục vụ các cụ già. 4. Trong “Hương vị của đồng tiền” (tiêu đề tiếng Anh là The Taste of Money) (2012), Youn vào vai vợ của một CEO tập đoàn - người luôn phô trương tiền bạc và quyền lực của mình - đồng thời lại ngoại tình với những chàng trai trẻ. Bộ phim là phần tiếp theo của đạo diễn Im Sang-soo cho tác phẩm trước đó của ông “Người hầu gái” (tiêu đề tiếng Anh là The Housemaid). 4
© Cine21
© KOREAN FILM COUNCIL
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
19
xuất nữ lần lượt xuất hiện trong ngành điện ảnh, kéo theo sự gia tăng của những câu chuyện về người phụ nữ được xây dựng từ góc nhìn của nữ giới. Có thể khẳng định xu hướng chọn đề tài phụ nữ gần đây đã trở thành xu hướng chủ đạo trong văn hóa đại chúng Hàn Quốc, thậm chí cả dòng phim thương mại. Tiếp nối các tác phẩm “Tổ của chim ruồi” (House of Hummingbird) (2019) của Đạo diễn Kim Bo-ra vừa thành công về mặt thương mại vừa giành được các giải thưởng tại nhiều liên hoan phim lớn trên thế giới hay “Kim Ji-young 1982” (2019) của đạo diễn Kim Do-young - một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm bán chạy nhất của tác giả Cho Nam-ju, các tác phẩm như “Chan-sil may mắn” (tiêu đề tiếng Anh là Lucky Chan-sil) (2020) của đạo diễn Kim Cho-hee, “Tiến về phía trước” (tiêu đề tiếng Anh là Moving On) (2020) của đạo diễn Yoon Dan-bi, “Thanh âm của im lặng” (tiêu đề tiếng Anh là Voice of Silence) (2020) của đạo diễn Hong Eui-jeong liên tiếp được ra mắt và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán
1. Bộ phim truyền hình dài tập "Không một ai biết” (tiêu đề tiếng Anh là Nobody Knows) kể về câu chuyện của một nữ cảnh sát hình sự ngoan cường, người quyết tâm tìm ra lý do tại sao một cậu bé lại gieo mình tự vẫn từ một tòa nhà. 2. Bộ phim truyền hình dài tập “Linh cẩu” (tiêu đề tiếng Anh là Hyena) nêu bật sự cạnh tranh gay gắt giữa một nam luật sư ưu tú từ một gia đình luật sư giàu có và một nữ luật sư gan góc - người luôn muốn thành công và giàu có. 3. Bộ phim truyền hình dài tập “Tập tành làm mẹ (tiêu đề tiếng Anh là Birthcar Center) đã gây được tiếng vang đối với khán giả nữ qua những phản ánh chân thực về những thay đổi mà phụ nữ phải đối mặt trong cuộc sống của họ sau khi sinh con.
giả và giới phê bình. Nhìn vào dòng phim thương mại có thể thấy những câu chuyện với hình ảnh người phụ nữ làm trọng tâm vô cùng phong phú về chất liệu và chủ đề. Không chỉ có tác phẩm đề cao nữ quyền mà còn có những câu chuyện về nạn nhân bị ép làm nô lệ tình dục vào thời Nhật trị, nữ nhân viên chống lại những điều sai trái mang tính tổ chức trong công ty hay nữ anh hùng chống tội phạm, v.v... Bên cạnh đó, chủ đề về người phụ nữ còn đang được mở rộng ra trong nhiều thể loại khác nhau như hài, tội phạm và tình cảm lãng mạn vượt định kiến về giới tính (Queer Romance) v.v…
Phim truyền hình và Webtoon
Đáng chú ý, trào lưu trên không chỉ xuất hiện trong điện ảnh mà còn đang rầm rộ trong toàn bộ nền văn hóa đại chúng. Những thay đổi trong xu hướng phim truyền hình gần đây từ sinpageuk (loại hình kịch nghệ phổ biến tại Hàn Quốc giai đoạn 1910–1940, kịch mang tính đại chúng lấy phong tục, tình yêu, câu chuyện của thời đại làm nội dung) đến các phim truyền hình về gia đình, phim tình cảm chứa đựng cả quá trình thay đổi của tuyến nhân vật nữ. Trong sinpageuk hay dòng phim gia đình, phụ nữ từng chủ yếu được miêu tả là những người chấp nhận một cách thụ động tư tưởng gia trưởng; còn trong phim tình cảm, chủ yếu là những câu chuyện theo mô típ cô bé Lọ Lem phiên bản hiện đại, gặp một người đàn ông giàu có và thành công trong việc nâng cao địa vị xã hội của mình. Tuy nhiên, trong các phim truyền hình với cốt truyện về nữ giới và những sự việc xảy ra quanh họ được xem là xu hướng chủ đạo, nhân vật nữ từng bị giới hạn trong những câu
1
20
KOREANA Mùa Hè 2021
chuyện hôn nhân, gia đình dần được khắc hoạ với nhiều diện mạo khác nhau. Từ nữ luật sư không quản chông gai để đi đến thành công trong “Linh cẩu” (Hyena) (2020, SBS TV); nữ cảnh sát hình sự điều tra án bằng phương thức quyết đoán khác biệt với các nam đồng nghiệp đầy độc đoán trong “Không một ai biết” (Nobody Knows) (2020, SBS TV); nữ chiến binh độc lập chiến đấu với quái vật dẻo trong “Nữ y tá can trường” (The School Nurse Files) (2020, loạt phim gốc Netflix) là những ví dụ điển hình. Mặt khác, cũng có những phim nhận được nhiều đồng cảm của người xem bằng cách cố ý làm nổi bật sự phân biệt giới tính, vốn thường được đề cập trong các bộ phim gia đình hiện nay. “Tập tành làm mẹ” (tiêu đề tiếng Anh là Birthcare Center) (2020, tvN) là tác phẩm khai thác những mâu thuẫn trong đời sống xã hội của phụ nữ do mang thai và sinh con; “Nhà chồng” (No, thank you) (2020, Kakao TV) lại tinh tế cho thấy những bất hạnh do chế độ phụ hệ của Hàn Quốc gây ra qua sự phân biệt mà người vợ cảm nhận được từ các thành viên trong gia đình nhà chồng sau khi kết hôn. Nguyên tác của phim này là webtoon được yêu thích của tác giả Soo Shin Ji. Tương tự, trong mảng webtoon, những câu chuyện lấy phụ nữ làm chủ đề cũng đang nổi lên mạnh mẽ. “Retirement” 2
3
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
Văn hoá đại chúng Hàn Quốc chứa đựng giá trị quan cũng như tình cảm của công chúng được hình thành và phát triển theo sự thay đổi của xã hội. Và những câu chuyện về phụ nữ cũng được sinh ra trên dòng chảy này. Điều chúng ta cần lưu ý chính là sự thay đổi này không tách biệt với xu hướng toàn cầu. (tạm dịch Về hưu) (2019~2020, Naver Webtoon) có thể được coi là webtoon nói về phụ nữ tiêu biểu nhất gần đây. Lấy bối cảnh những năm 1950, kể về đoàn kịch Nữ quốc mới nổi lúc bấy giờ, tác phẩm đã thoát khỏi những định kiến về phân biệt giới tính và vai trò giới tính.
Cốt truyện tiến bộ
Trong những năm 1970-1980, Hàn Quốc đã mở đường cho tăng trưởng thần tốc thông qua cơ chế “mang tính gia đình, mang tính quốc gia” có gốc rễ từ chế độ phụ hệ. Tuy nhiên, nhiều phong trào dân chủ đã nổ ra như một sự phản ứng đối với các giá trị bị mất đi trong quá trình tăng tưởng thần tốc này. Khát vọng dân chủ mở rộng từ dân chủ hoá chính trị trong những năm 1980 đến dân chủ hoá kinh tế trong những năm 1990 và giờ đây đã phát triển thành “dân chủ hoá cuộc sống”. Đó chính là lời kêu gọi một xã hội bình đẳng giới trên tất cả các phương diện. Văn hoá đại chúng Hàn Quốc chứa đựng giá trị quan cũng như tình cảm của công chúng được hình thành và phát triển theo sự thay đổi của xã hội. Và những câu chuyện về phụ nữ cũng được sinh ra trên dòng chảy này. Điều chúng ta cần lưu ý chính là sự thay đổi này không tách biệt với xu hướng toàn cầu. Như thành công của phim “Bức chân dung bị thiêu cháy” (Portrait of a Lady on Fire) của đạo diễn Céline Sciamma với giải Queer Palm và giải Kịch bản xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 2019 cùng nhiều giải thưởng khác tại các liên hoan phim Mỹ, Anh, Canada… hiện tại đang là thời điểm phim lấy phụ nữ làm chủ đề chính đang thu hút được nhiều quan tâm của công chúng.
21
1
1. Cảnh trong “Cỏ dại”, một tác phẩm của Keum Suk Gendry-Kim, khắc họa “phụ nữ giải khuây”, nạn nhân bị ép làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản vào Thế chiến thứ hai. 2. Gendry-Kim khai thác các sự kiện lịch sử chính đồng thời tập trung vào câu chuyện của những người ngoài lề xã hội trong tác phẩm của mình.
22
2
KOREANA Mùa Hè 2021
PHỎNG VẤN
Đồng cảm với những nỗi đau Nhà văn sáng tác thể loại tiểu thuyết đồ họa Kim Keum Suk (Keum Suk Gendry-Kim / Kim Cẩm Thục) chủ yếu vẽ truyện chủ đề lịch sử hay chuyện của những nhân vật bị xã hội ngoảnh mặt làm ngơ. Tác phẩm của bà được dịch và xuất bản ở nước ngoài có thể kể đến “Jiseul” (2014) tái hiện bi kịch của cuộc kháng chiến Jeju ngày 3 tháng 4, “Cỏ dại” (Grass) (2017) khắc họa nỗi thống khổ của phụ nữ bị ép làm nô lệ tình dục phục vụ cho quân đội Nhật Bản, và “Alexandra Kim, con gái của Siberia” ghi chép lại cuộc đời của nhà cách mạng Bôn-sê-vích đầu tiên của Joseon. Kim Tae-hun Phóng viên Weekly Kyunghyang Ảnh Ha Ji-kwon Dịch Mai Kim Chi
T
háng 10 năm ngoái, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, một tiền lệ chưa từng có đã diễn ra, các tác phẩm đoạt giải thưởng Harvey (Harvey Awards) đã được công bố trong sự kiện “New York Comic Con” tổ chức theo hình thức phóng sóng trực tuyến. Truyện tranh Cỏ dại (Grass) khắc họa cuộc sống của những nân nhân bị ép làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản đã chiến thắng hạng mục “Sách quốc tế hay nhất” (Best International Book). “Cỏ dại” liên tục tạo ra cơn sốt từ khi ra mắt độc giả Hàn Quốc năm 2017 và khi được giới thiệu với độc giả thế giới bản tiếng Anh do nhà xuất bản truyện tranh của Canada, Drawn & Quarterly phát hành năm 2019. Cùng năm đó, Tờ New York
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
Times và The Guardian bình chọn tác phẩm là “Truyện tranh hay nhất năm” và “Tiểu thuyết đồ họa hay nhất năm”. Năm sau đó, tác phẩm giành được 10 giải thưởng, bao gồm Giải viết luận Krause (The Krause Essay Prize) và Giải Xưởng Phim hoạt hình xuất sắc (Cartoonist Studio Prize). Mãi đến tháng 12 năm 2020, hai tháng sau khi được tuyên bố là đạt giải thưởng Harvey, tác giả mới được chạm tay vào chiếc cúp vượt Thái Bình Dương đến với mình. Ngay cả việc đón nhận chiếc cúp thực sự cũng trải qua nhiều sóng gió vì COVID-19. Nhưng ngược lại, các tác phẩm của nhà văn được dịch ra nhiều thứ tiếng và đi khắp thế giới một cách hết sức tự do. Mới đây, “Cỏ dại” được dịch rồi xuất bản bằng tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ả Rập. Bên cạnh đó, “Sự chờ đợi” (The Waiting), một tác phẩm mới ra mắt vào mùa thu năm ngoái cũng được giới thiệu bằng tiếng Pháp, đồng thời đang chờ ra mắt bản tiếng Anh, Bồ Đào Nha, Ả Rập và Ý. Tháng 4 vừa qua, người viết đã có dịp gặp gỡ nhà văn Kim tại một quán cà phê ở Ganghwa-do gần nơi bà sinh sống.
Tôi thắc mắc làm thế nào từ một người chuyên hội họa và nghệ thuật sắp đặt mà bà lại thành danh với tư cách một tác giả tiểu thuyết đồ họa? Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hội họa phương Tây, tôi sang Pháp học nghệ thuật sắp đặt tại trường Đại học Mỹ thuật Strasbourg (École supérieure des Arts décoratifs de Strasbourg). Tôi dịch thêm truyện tranh của các tác giả Hàn Quốc để trang trải sinh hoạt phí. Dần dà, năng lực của tôi cũng được công nhận với hơn 100 tác phẩm được dịch và giới thiệu. Một ngày nọ, có tờ báo của người Hàn tại Pháp đã mời tôi thử vẽ truyện tranh. Đó cũng là lúc tôi phát hiện bản thân có chút năng khiếu trong lĩnh vực này khi làm biên dịch truyện tranh. Chỉ với giấy và bút chì mà có thể tự do thể hiện suy nghĩ của mình quả là điều hấp dẫn. Ban đầu là những truyện lẻ, sau đó là nhiều truyện đăng dài kì. Bắt tay vào vẽ truyện tranh, tôi đã trăn trở và nỗ lực rất nhiều để tìm ra cách diễn đạt tốt nhất các bong bóng thoại và lời thoại.
Bà có chịu ảnh hưởng của tác phẩm nào không?
Về phương diện nội dung, tôi chịu ảnh hưởng nhất định từ các tác giả Hàn Quốc. Thời chúng tôi, có các tác giả như Lee Heejae (Lý Hỷ Tể), Oh Sae-young (Ngô Thế Vinh) nổi tiếng với việc khắc họa hình ảnh người cha qua truyện tranh. Về tranh vẽ, do chủ yếu làm trong mảng trừu tượng, sắp đặt và điêu khắc nên tôi nghĩ mình không thực sự giỏi phần vẽ tranh nhưng nếu nói về phong cách hội họa, tôi nghĩ mình đã tiếp nhận tư tưởng của Edmond Baudoin hay Jose Munoz - người chuyển thể tác phẩm “Người xa lạ” của Albert Camus sang tiểu thuyết đồ họa. Đặc biệt ở điểm nhấn mạnh các nét vẽ đen trắng. Ngoài ra tôi cũng bị ảnh hưởng bởi phong cách của Joe Sacco và Tardi.
23
Được biết, bà có nhiều tác phẩm mang tính tự truyện, trong số những tác phẩm đầu tay đâu là truyện bà muốn giới thiệu nhất đến độc giả?
Tác phẩm của tôi được viết từ những câu chuyện của bản thân, các cảm nghiệm trong cuộc sống hàng ngày và từ câu chuyện của những người tôi gặp gỡ. Tôi cố gắng liên kết những trải nghiệm của chính mình với các chất liệu từ lịch sử, xã hội và tập trung khai thác những khía cạnh giàu cảm xúc, chạm đến con tim. Trong đó, tác phẩm “Khúc hát của cha” (Le Chant De Mon Pere) (2013) lấy bối cảnh Hàn Quốc những năm 1970 ~ 1980, kể về một gia đình nông dân bình thường ở nông thôn, vì hoàn cảnh kinh tế phải lên Seoul lập nghiệp. Khó khăn của gia đình tôi lúc bấy giờ phản ánh rất rõ hiện thực xã hội của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Tôi cũng đã đưa những kí ức tuổi thơ vào tác phẩm của mình. Bố tôi biết hát pansori nên tôi còn nhớ, mỗi khi trong làng có người qua đời, ông đều phụ trách hát đưa tang. Nhưng từ khi chuyển lên Seoul, ông không còn hát nữa vì cũng chẳng quen ai trong khu phố để mà biết có người mất.
Nếu tác phẩm đầu tay nói về bố, thì tác phẩm gần đây lại là một câu chuyện về mẹ.
“Sự chờ đợi” (2020) là tác phẩm lấy ý tưởng từ câu chuyện về mẹ tôi. 20 năm trước, khi tôi đang học ở Paris, mẹ sang và kể cho tôi nghe một câu chuyện rất đáng quý. Chị gái của mẹ, tức bác tôi đang ở Triều Tiên. Mẹ bảo dòng họ bên ngoại đã rời quê hương Goheung, Jeonnam để đến Mãn Châu và dừng chân ở Bình Nhưỡng, rồi khi xảy ra biến cố, mẹ xuống miền Nam còn bác tôi vẫn còn ở đó. Tôi đã không biết mình có một lịch sử gia đình như vậy cho đến khi được mẹ tiết lộ. Mẹ tôi tiếc nuối vì không được xếp vào danh sách ưu tiên khi Chính phủ thực hiện chương trình đoàn tụ gia đình ly tán hai miền Nam Bắc. Phải có người lên tiếng về chuyện này, nên tôi quyết định làm điều đó như một món quà dành tặng mẹ. Vấn đề gia đình ly tán dù là chuyện xảy ra với gia đình tôi, nhưng mặt khác nó còn là vấn đề chung của tất cả những người đang mắc kẹt tại những nơi đang trải qua chiến tranh. Xét cho cùng, điều tôi muốn đề cập đến là vấn đề những người yếu thế trở thành người phải hi sinh, trở thành dân tị nạn, tha phương vì chiến tranh.
“Cỏ dại” đạt giải có lẽ vì đã nhìn nhận nỗi đau của những nạn nhân bị ép làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản là tấn bi kịch chung của cả nhân loại. Thời kì lên ý tưởng cho tác phẩm, đó là đầu những năm 1990,
khi tôi xem bộ phim tài liệu về các nạn nhân bị ép làm nô lệ tình dục vào thời thực dân. Sang Pháp, tôi có dịp thông dịch liên quan đến vấn đề này nên được biết rõ hơn về sự thật khi đọc tài liệu. Vì vậy, tôi gửi một tác phẩm dự thi là truyện ngắn mang tên “Bí mật” để tham gia Liên hoan Truyện tranh Quốc tế Angoulême (Festival International de la Bande Dessinée d'Angoulême) vào năm 2014. Qua đó, tôi muốn thể hiện cuộc sống và nỗi thống khổ của những nạn nhân dưới góc nhìn của một người phụ nữ. Tuy nhiên, là truyện ngắn nên đáng tiếc tác phẩm không thể bao quát hết một chủ đề nặng ký như vậy. Vì vậy, suốt ba năm ròng miệt mài với nhiều suy tư trăn trở, tôi đã chuyển thành tác phẩm truyện dài. Tôi tiếp cận vấn đề trên ở khía cạnh bạo lực mà người yếu thế phải gánh chịu cùng vấn đề liên quan đến chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn giai cấp. Khi gặp và phỏng vấn nhân vật xuất hiện trong tác phẩm - bà Lee Ok-seon (Lý Ngọc Thiện), tôi vẫn thấy đáng tiếc. Tôi muốn nói về tư tưởng xã hội đã khiến nạn nhân không thể nào lên tiếng sau khi chiến tranh kết thúc, dù trước đó bà đã phải nín lặng vì hoàn cảnh chiến tranh không cho phép.
Tác phẩm của bà, đã và đang được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chỉ riêng “Cỏ dại” đã được dịch sang 14 thứ tiếng. Theo bà, động lực nào khiến tác phẩm có sức mạnh lan truyền rộng rãi đến nhiều nền văn hóa như vậy?
Có thể nói tác phẩm của tôi được dịch và xuất bản nhiều nhất ở Pháp. Trường hợp “Cỏ dại” khi phát hành phiên bản tiếng Nhật, điều đáng ngạc nhiên là những người ở đó đã tiên phong giúp việc xuất bản bằng cách huy động nguồn vốn từ cộng đồng. Và trên hết, tôi xin cảm ơn các dịch giả. Bởi vì truyện của tôi có nét riêng và kể câu chuyện về nỗi đau của con người, điều đó không dễ để truyền tải đến các nền văn hóa khác. Dịch giả Mary Lou dịch sang tiếng Ý, dịch giả người Mỹ gốc Hàn Janet Hong chuyển ngữ sang tiếng Anh, và Sumie Suzuki với bản dịch tiếng Nhật - họ đã giúp truyền tải thật tốt ý nghĩa câu chuyện đến độc giả các nước.
Hiện tại bà đã lên kế hoạch cho tác phẩm tiếp theo chưa? Tôi thường dắt những chú cún cưng đi dạo mỗi ngày. Đó không phải là lý do duy nhất, nhưng tôi đang dự định viết một tác phẩm về mối quan hệ giữa loài chó và con người, tranh phác thảo cũng đã hoàn tất sơ bộ. Tác phẩm dự định sẽ được xuất bản vào mùa hè năm nay, với tựa đề là “Khuyển”.
“Tôi tiếp cận vấn đề nô lệ tình dục ở khía cạnh bạo lực mà người yếu thế phải gánh chịu cùng vấn đề chủ nghĩa đế quốc và vấn đề giai cấp.” 24
KOREANA Mùa Hè 2021
1
1. Tác phẩm mới nhất của Gendry-Kim, mô tả mối quan hệ giữa chó và người. Dự kiến xuất bản bởi Maumsup Press ở Seoul cuối năm nay và Futuropolis ở Pháp đầu năm 2022. 2. Tiểu thuyết đồ họa của Gendry-Kim (từ trái sang theo chiều kim đồng hồ): ấn phẩm tiếng Anh của “Cỏ dại”, xuất bản bởi NXB Canada Drawn & Quarterly năm 2019; “Chờ đợi” xuất bản tại Hàn Quốc vào năm ngoái bởi Ttalgibooks; ấn phẩm tiếng Pháp của “Chờ đợi”, phát hành tháng 5 năm nay tại Pháp bởi Futuropolis; bản tiếng Anh của “Chờ đợi”, sắp phát hành tháng 9 này bởi Drawn & Quarterly; “Alexandra Kim, con gái của Siberia” do NXB Hàn Quốc Seohaemunjip xuất bản năm ngoái; bản tiếng Hàn năm 2017 của “Cỏ dại” được xuất bản bởi NXB Bori; bản tiếng Nhật của "Cỏ dại” từ Korocolor Publishers; và bản tiếng Bồ Đào Nha của “Cỏ dại” từ nhà xuất bản Brazil Pipoca & Nanquim. 2
© Futuropolis
© Drawn & Quarterly
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
© Pipoca & Nanquim
© Korocolor
© Drawn & Quarterly
25
BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT
Những vì sao cùng tỏa sáng trong đêm “Khi Nghệ thuật gặp gỡ Văn chương” là triển lãm đầu tiên trong năm của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) tại Deoksugung (Cung Đức Thọ) nhằm vinh danh các nghệ sĩ hoạt động năng nổ trong giai đoạn 1930–1950. Đặc biệt, triển lãm này tập trung vào những thành tựu nghệ thuật của sự giao lưu giữa các họa sĩ, nhà văn trong thời kỳ Nhật trị và chiến tranh Triều Tiên. Choi Ju-hyun Hye-jung Biên tập viên kiêm Artinsight Dịch Lê Hoàng Bảo Trâm
T
hập niên 1930 là thời kỳ tăm tối trong lịch sử Hàn Quốc, khi mà sự thống trị của thực dân Nhật trở nên hà khắc hơn bao giờ hết. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn diễn ra quá trình cận đại hoá xã hội Hàn Quốc. Đặc biệt, Gyeongseong (Kinh Thành, tên gọi của Seoul thời Nhật trị) du nhập văn hóa mới sớm hơn các vùng khác và có nhiều biến chuyển. Xe điện và ô tô lăn bánh trên những con đường rải nhựa, các trung tâm thương mại sang trọng mọc lên, đường phố tràn ngập những người trẻ tiếp nhận xu hướng mới với những cô gái tân thời đi giày cao gót và những chàng trai tân thời mặc âu phục.
cùng nhau san sẻ nỗi đau thời đại và tìm kiếm con đường để cùng tồn tại. Triển lãm “Khi Nghệ thuật gặp gỡ Văn chương” của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) tại Deoksugung tái hiện thời kỳ “Ngược dòng Lãng mạn” đã thu hút rất nhiều khách tham quan suốt nhiều ngày. Như tên gọi, triển lãm giới thiệu hơn 50 nghệ sĩ tiêu biểu trong thời kỳ cận đại, đưa người xem quay về giai đoạn các họa sĩ và nhà thơ, nhà văn đã nỗ lực thoát ra khỏi ranh giới của các thể loại nghệ thuật để giao lưu, tương tác và thể hiện lý tưởng nghệ thuật.
Gyeongseong - nơi xen lẫn sự tuyệt vọng về thực tại và sự lãng mạn thời cận đại - là thành phố của những nghệ sĩ. Tất cả các nghệ sĩ của Gyeongseong thời bấy giờ đều đổ xô đến quán cà phê. Những quán cà phê san sát khắp mọi ngõ hẻm khu trung tâm không đơn thuần là nơi bán cà phê. Các nghệ sĩ vừa lắng nghe ca khúc của Enrico Caruso trong làn hương cà phê lan tỏa với không gian bài trí theo phong cách nước ngoài vừa bàn luận về nghệ thuật Tiên phong (Avant-garde).
Triển lãm được chia thành bốn chủ đề. Với chủ đề “Tiên phong và hợp nhất”, phòng trưng bày số 1 xoay quanh quán cà phê có tên “Jebi” (Chim én) do nhà thơ, nhà văn kiêm nhà tùy bút Yi Sang (Lý Tương, 1910-1937) làm chủ và mối quan hệ giữa những nghệ sĩ đã từng yêu mến nơi đây. Yi Sang học chuyên ngành kiến trúc; sau khi tốt nghiệp, ông làm kiến trúc sư tại Phủ Thống đốc Triều Tiên của Nhật Bản một thời gian, nhưng ông đã nghỉ việc vì bệnh lao và mở quán cà phê. Nổi tiếng với những tác phẩm thấm nhuần Chủ nghĩa siêu thực như truyện ngắn “Đôi cánh” (tựa đề tiếng Anh là “The Wings”) và bài thơ mang hơi hướng Chủ nghĩa thực chứng (positivism) “Crow's Eye View” (tạm dịch “Tầm mắt của chim khách”), Yi Sang được xem là nhà văn tiêu biểu tiên phong cho nền văn học theo chủ nghĩa hiện đại giai đoạn 1930 của Hàn Quốc.
Caruso và Nghệ thuật Tiên phong
Sự nghèo đói và tuyệt vọng của người dân dưới ách thống trị của thực dân đã không thể phá vỡ linh hồn nghệ thuật. Đằng sau niềm đam mê sáng tác nở rộ trong gian khó là tình bạn và sự hợp tác của các nghệ sĩ, những con người
26
KOREANA Mùa Hè 2021
1. “Still Life with a Doll” (tạm dịch “Tĩnh vật với búp bê”) của Gu Bonwoong (1906–1953). 1937. Tranh sơn dầu. 71,4 x 89,4 cm. Bảo tàng Nghệ thuật Leeum, Samsung. Khi giới học thuật tập trung vào Chủ nghĩa ấn tượng đang thịnh hành, Gu Bon-woong say mê với chủ nghĩa trừu tượng. Theo đề nghị của tạp chí Nghệ thuật Pháp “Cahiers d’Art” trong bức tranh này, Gu Bon-woong và những người bạn của ông có xu hướng tán dương nghệ thuật đương đại của các nước phương Tây.
1
3
4
2
© Adanmungo Foundation © Modern Bibliography Research Institute
2. “Chân dung tự họa” của Hwang Sul-jo (1904-1939). 1939. Tranh sơn dầu. 31,5 x 23 cm. Bộ sưu tập cá nhân. Hwang Sul-jo, người thuộc nhóm nghệ sĩ với Gu Bon-woong, đã hoàn thiện phong cách hội họa độc đáo, điêu luyện với các thể loại khác nhau bao gồm tranh tĩnh vật, phong cảnh và chân dung. Bức chân dung tự họa được hoàn thành vào năm ông qua đời ở tuổi 35. 3, 4. Tạp chí “Cheongsaekji” (Tạm dịch “Thanh sắc”), Số 5 phát hành tháng 5 năm 1939 (trái) và số 8 phát hành tháng 2 năm 1940. “Cheongsaekji,” được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1938 và kết thúc với số 8 phát hành tháng 2 năm 1940, là một tạp chí nghệ thuật tổng hợp do Gu Bon-woong biên tập và xuất bản. Tạp chí gồm nhiều bài báo chất lượng do các ngòi bút nổi tiếng sáng tác trong các lĩnh vực như văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc và mỹ thuật.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
27
Trên bức tường ngả màu của quán Jebi chỉ treo một bức chân dung của Yi Sang và một số bức tranh về người bạn thiếu thời của ông là Gu Bon-woong (Cụ Bổn Hùng, 19061953). Tuy chỉ là một không gian đơn sơ, không cầu kỳ bài trí nội thất nhưng nơi này được dùng làm nơi tiếp đón các nghệ sĩ nghèo. Cùng với Gu Bon-woong, những người có mối thâm giao với Yi Sang là tiểu thuyết gia Park Tae-won (Phác Thái Viên, 1910-1986), nhà thơ kiêm nhà phê bình văn học Kim Ki-rim (Kim Khởi Lâm, 1908-?) cũng thường lui tới nơi này. Họ tụ hội để lấy cảm hứng sáng tác và chia sẻ các xu hướng, tác phẩm mới nhất của nhiều thể loại không chỉ văn học, mỹ thuật mà còn phim ảnh, âm nhạc.... Đối với họ, Jebi không chỉ đơn thuần là không gian giao lưu mà còn là cái nôi của sự sáng tạo, tiếp nhận xu hướng tân thời và tinh hoa nghệ thuật. Đặc biệt, mối quan tâm lớn của họ là những bài thơ của Jean Cocteau và những bộ phim tiên phong của René Clair. Yi Sang treo những câu danh ngôn của Jean Cocteau ở quán và Park Tae-Won viết tác phẩm “Câu chuyện trong phim: Tỷ phú cuối cùng” phỏng theo phim hài châm biếm chủ nghĩa phát xít “Le Dernier milliardaire” (tựa đề tiếng Anh là “The Last Billionaire”) của đạo diễn René Claire (1934); tác phẩm lột tả dí dỏm hiện thực của thuộc địa. Những dấu tích của sự giao lưu và mối thâm giao xuất hiện trong các tác phẩm của họ thật sự rất thú vị. Trong bức họa mang tên “Chân dung một người bạn” (1935) của Gu
Bon-woong, nhân vật chính với dáng người nghiêng ngả là Yi Sang. Tuy cách nhau bốn tuổi nhưng hai người rất tâm đầu ý hợp và luôn bên nhau từ những ngày còn đi học. Kim Ki-rim chính là người đi đầu tán dương phong cách hội họa theo trường phái Dã thú (Fauvism) phá cách của Gu Bonwoong. Đồng thời, ông tiếc thương cho bạn khi Yi Sang qua đời ở tuổi 27. Ông tập hợp các tác phẩm của bạn và xuất bản thành “Tuyển tập Lee Sang” (1949), đây là tuyển tập các tác phẩm đầu tiên của Yi Sang. Yi Sang cũng đảm nhận vai trò trang trí bìa cho tập thơ đầu tay của Kim Ki-rim “Khí tượng đồ” (1936). Đồng thời, Yi Sang cũng đã vẽ tranh minh họa cho tiểu thuyết "Nhật ký của tiểu thuyết gia Gubo" (1934) của Park Tae-won khi tiểu thuyết được chọn đăng nhiều kỳ trên Nhật báo Trung ương Chosun. Văn phong độc lạ của Park Tae-won và tranh minh họa siêu thực của Yi Sang đã góp phần tạo nên các trang báo độc đáo, sáng tạo và thu hút sự chú ý.
Sự gặp gỡ giữa Thi và Họa
Trong một giai đoạn nào đó, việc thêm hình ảnh minh họa vào tiểu thuyết đã tạo nên một khoản thu nhập nhất định cho các nghệ sĩ. Đồng thời, hình thức này góp phần nâng cao nhận thức rằng báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng nhưng cũng mang đến cảm xúc nghệ thuật. Phòng trưng bày số 2 khiến người xem liên tưởng đến
1
28
KOREANA Mùa Hè 2021
1. Phòng triển lãm số 2 trưng bày các ấn phẩm giai đoạn 1920-1940. Các ấn phẩm giới thiệu đến người xem đều là những quyển sách có bìa trang trí đẹp mắt và các tạp chí có tranh minh họa của các họa sĩ, hầu hết được xuất bản bởi các tòa soạn báo thời bấy giờ. 2. “Natasha, Chú lừa trắng và Tôi” của Baek Seok (1912– 1996) và Jeong Hyeon-ung (1911–1976). Adanmungo. Bài thơ có ảnh minh họa này được đăng trên tạp chí “Phụ nữ” do Nhật báo Chosun phát hành vào tháng 3 năm 1938. Sự phối hợp của nhà thơ Baek Seok và nghệ sĩ Jeong Hyeon-ung thể hiện sự giao lưu thường xuyên giữa các nhà văn và họa sĩ theo thể loại Họa Văn mới (“văn minh họa”).
2
một thư viện gọn gàng; nơi đây tập hợp thành tựu các ấn phẩm truyền thông chính gồm báo, tạp chí, xuất bản giai đoạn 1920-1940. Với chủ đề “Bảo tàng mỹ thuật trên giấy”, triển lãm tạo cảm giác mới lạ khi người xem có thể trực tiếp lật từng trang tiểu thuyết được đăng nhiều kỳ trên các báo kèm theo tác phẩm của 12 họa sĩ vẽ tranh minh họa tiêu biểu, đứng đầu là Ahn Seok-Ju (1901–1950).
3. “Gia đình nhà thơ Gu Sang” của Lee Jung-seop (19161956). Năm 1955. Tranh sơn mài. 32 x 49,5 cm. Bộ sưu tập cá nhân. Lee Jung-seop – ở nhờ nhà của nhà thơ Gu Sang trong chiến tranh Triều Tiên, đã vẽ ảnh gia đình hạnh phúc của Gu Sang, khi nhớ vợ và hai con trai đang ở Nhật Bản.
Các tòa soạn báo thời đó cũng đã xuất bản tạp chí; theo đó, thể loại “Hwamoon” (Họa Văn) – thêm tranh vào thơ - chính thức ra đời. Điển hình là bài thơ ra mắt năm 1938 của Baek Seok (Bạch Thạch, 1912– 1996) mang tên “Natasha, Chú lừa trắng và Tôi” (tựa đề tiếng Anh là “Natasha, the White Donkey, and Me”) bắt đầu với câu “Đêm nay tuyết rơi mãi/Vì kẻ nghèo tôi/Yêu Natasha xinh đẹp” do họa sĩ Jeong Hyeon-
3
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
29
Sự nghèo đói và tuyệt vọng của người dân dưới ách thống trị của thực dân đã không thể phá vỡ linh hồn nghệ thuật. Đằng sau niềm đam mê sáng tác nở rộ trong gian khó là tình bạn và sự hợp tác của các nghệ sĩ, những con người cùng nhau san sẻ nỗi đau thời đại và tìm kiếm con đường để cùng tồn tại.
1
ung (Trịnh Huyền Hùng, 1911-1976) vẽ tranh. Giống với lời thơ của Baek Seok, bức tranh gây ấn tượng bởi những đường nét màu cam xen trên nền trắng tạo cảm giác trống vắng đến lạ kỳ trong tình cảm mơ hồ. Tác phẩm được đăng trên Tạp chí nghệ thuật “Phụ nữ” do hai người cùng sáng lập và được Nhật báo Chosun phát hành. Baek Seok là nhà thơ nổi tiếng với những thi phẩm trữ tình đậm màu sắc quê hương nhờ tài năng ngôn ngữ tinh tế còn Jeong Hyeon-ung là họa sĩ thành danh với tư cách là họa sĩ vẽ tranh minh họa. Hai ông nổi tiếng với một tình bạn đặc biệt tuy ban đầu chỉ là đồng nghiệp ở một tòa soạn. Jeong Hyeon-ung luôn hâm mộ Baek Seok, người ngồi làm cạnh mình. Ông đã vẽ Baek Seok đang chăm chỉ làm việc, đăng bài viết ngắn với tựa đề “Mr. Baek Seok” (1939) ngợi ca người bạn tận tâm, mẫn cán với khuôn mặt “đẹp như tạc tượng” trên tạp chí “Munjang” (tạm dịch “Văn chương”). Tình bạn này vẫn duy trì ngay cả sau khi hai ông nghỉ việc ở tòa soạn. Baek Seok rời đến Mãn Châu xa xôi vào năm 1940 và gửi bài thơ do ông sáng tác với tựa đề “Gửi Jeong Hyeon-ung từ phương Bắc”. Sau khi hai miền Nam – Bắc bị chia cắt, Jeong Hyeon-ung gặp lại Baek Seok tại Triều Tiên; ông đã tổng hợp và in tập thơ của Baek Seok. Bìa sau của tập thơ vẽ hình ảnh Baek Seok oai nghiêm hơn so với “Mr. Baek Seok”.
Tranh và lờ i bình của họa sĩ
Phòng trưng bày thứ 3 với chủ đề “Nhị nhân hành cước” (tạm dịch “Hai người du phương”) mở rộng bối
30
KOREANA Mùa Hè 2021
2 © Omar Luis Olguín / Courtesy of kurimanzutto
1. Bìa của tạp chí “Văn học hiện đại” được giới thiệu tháng 1 năm 1955. Bìa tạp chí được minh họa bởi các nghệ sĩ nổi tiếng như Kim Whan-ki (1913-1974), Jang Wook-jin (1918-1990) và Chun Kyung-ja (1924-2015) và những tác giả khác. 2. “18 × 11 × 72 # 221” của Kim Whan-ki. 1972. Tranh sơn dầu. 48 x 145,5 cm. Bộ sưu tập cá nhân. Kim Whan-ki, tinh thông văn học và gần gũi với nhiều nhà thơ, viết bài với tranh minh họa trên nhiều tạp chí khác nhau. Những bức họa điểm sắc trừu tượng trữ tình đánh dấu giai đoạn cuối trong sự nghiệp của Kim Whan-ki bắt đầu từ giữa những năm 1960, khi ông ở New York. Độc giả có thể bắt gặp những bức họa điểm sắc trong các bức thư ông gửi cho nhà thơ Kim Gwang-seop (1906-1977).
cảnh thời đại sang giai đoạn 1930 – 1950 và tập trung sâu hơn vào mối quan hệ cá nhân của các nghệ sĩ. Kim Ki-rim là nhân vật trung tâm của mối quan hệ với các nhà văn, họa sĩ cùng thế hệ cũng như với các nghệ sĩ đời sau. Với cương vị phóng viên, ông tiên phong trong việc phát hiện nhiều nghệ sĩ và giới thiệu những tác phẩm xuất sắc qua các bài phê bình văn học. Có thể kể đến người kế nhiệm vai trò này là Kim Gwang-gyun
tâm tư này rất rõ trong các sáng tác của mình. Những bức thư do người vợ Nhật Bản gửi đến thăm hỏi tình hình của Gu Sang được bày liền kề giúp người xem ngược dòng câu chuyện về một họa sĩ thiên tài sớm rời xa cuộc đời trong bệnh tật và nghèo khổ vì chiến tranh. Phòng cuối cùng trưng bày chủ đề “Tranh và lời bình của họa sĩ”. Người xem có thể gặp gỡ sáu họa sĩ nổi tiếng đồng
(Kim Quang Vận, 1914-1993). Ông vừa là nhà thơ vừa là doanh nhân đã hỗ trợ kinh tế cho các nghệ sĩ xuất sắc. Do vậy, không có gì ngạc nhiên với việc một vài tác phẩm trong phòng trưng bày này thuộc sở hữu của ông. Tại đây, bức tranh khiến nhiều người xem phải dừng chân chắc hẳn là bức “Gia đình nhà thơ Gu Sang” (1955) của họa sĩ Lee Jung-seob (Lý Trọng Tiếp, 1916-1956). Trong tranh, Lee Jung-seob nhìn gia đình Gu Sang (Cụ Thường, 19192004) với vẻ thèm muốn pha chút ghen tị. Do cuộc sống khó khăn, ông phải sống xa gia đình nhỏ của mình khi vợ con quay về nhà ngoại ở Nhật Bản. Lee Jung-seob bán tranh để kiếm tiền với mong ước có thể gặp lại gia đình. Tuy nhiên, cuộc triển lãm gian nan lắm mới thực hiện được cũng không thể kiếm đủ tiền như kế hoạch, ông tuyệt vọng và thể hiện
thời cũng nổi danh trong giới cầm bút. Tiêu biểu có họa sĩ Jang Wook-jin (Trương Húc Chấn, 1918-1990) luôn ngưỡng mộ vẻ đẹp của những điều giản dị, thuần khiết, họa sĩ Park Ko-suk (Phác Cổ Thạch, 1917-2002) cả đời yêu núi non, họa sĩ Chun Kyung-ja (Thiên Cảnh Tử, 1924-2015) với phong cách hội họa độc đáo và ngòi bút chân thực. Điều thu hút người xem ở cuối phòng trưng bày là bốn tác phẩm Hội họa điểm sắc (Dot painting: Hội họa điểm sắc là hình thức vẽ tranh bằng những dấu chấm) của Kim Whan-ki (Kim Hoán Cơ, 1913-1974). Càng đến gần và nhìn vào vũ trụ thu nhỏ với hằng hà những dấu chấm sẽ gợi cho người xem nhớ lại tên của từng nhà văn, họa sĩ với các tác phẩm vừa thưởng lãm. Đây dường như là nơi hội tụ của những con người tỏa sáng tựa các vì sao trong thời đại tăm tối.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
31
© Seo Heun-kang
32
KOREANA Mùa Hè 2021
BẢO TỒN DI SẢN
Xe chỉ tâm hồn, thêu nên trời xanh
Nghiên cứu sâu bản sắc nghề thêu
Nghệ nhân thêu tay Choi Yoo-hyeon đã sống và làm việc không ngừng với những đường kim mũi chỉ trong hơn 70 năm qua. Bà được công nhận là người đã nâng tầm nghệ thuật thêu của Hàn Quốc với kỹ thuật độc đáo và những tuyệt tác trên nền tranh Phật giáo. Choi Hye-jung Ký giả tự do Ảnh Ahn Hong-beom Dịch Nguyễn Trung Hiệp
K
hi chiêm ngưỡng tác phẩm thêu đẹp và t in h x ảo, k hông a i g i ấu nổi sự thán phục. Tuy nhiên, ngồi trước khung thêu và tạo ra bức tranh với từng đường kim, mũi chỉ là công việc kỳ công và khá tẻ nhạt, không phải ai cũng làm được. Đặc biệt, so với tranh thêu hiện đại, tranh thêu truyền thống có các công đoạn chế tác phức tạp, kĩ thuật đa dạng và phải thổi được cái hồn vào từng tác phẩm nên không hề dễ dàng. “Giả như thêu thùa chỉ là công việc vất vả và tẻ nhạt, thì làm sao tôi có thể theo đuổi cả đời? Đối với tôi thêu thùa rất vui và thú vị. Tôi cũng mong muốn khôi phục lại nghề thêu truyền thống đang dần mai một bằng chính đôi tay mình.” Nghệ nhân thêu tay Choi Yoo-hyeon đã trả lời như vậy trước câu hỏi liệu nghề thêu có khó nhọc với bà hay không.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
“Phật Thích Ca Mâu Ni”, một phần của tranh thêu “Tam thế Phật đồ”. 257 × 128 cm. Tơ trên lụa. Nghệ nhân thêu Choi Yoo-hyeon bắt đầu thử sức với tranh thêu Phật giáo từ giữa những năm 1970. “Tam thế Phật đồ” – gồm ba vị Phật quá khứ (Phật A Di Đà), Phật hiện tại (Phật Thích Ca Mâu Ni) và Phật tương lai (Phật Di Lặc) – mất hơn 10 năm để hoàn thành - là một trong những kiệt tác của bà.
“Bây giờ tôi đã hơn 80 tuổi. Khi còn bé, may vá là việc thường nhật. Mỗi gia đình tự may quần áo, tự thêu tay chuẩn bị đồ cưới hỏi. Tôi là con út trong gia đình có bảy anh chị em, mẹ tôi luôn thêu thùa nên tôi bắt chước mẹ một cách tự nhiên. Cơ duyên khiến tôi hứng thú với thêu thùa là khi được khen tác phẩm thêu làm bài tập ở trường lúc 10 tuổi. Có thời điểm tôi thêu hơn 20 tiếng một ngày mà không rời khỏi khung. Tôi tiết kiệm thời gian ăn uống và thậm chí cả thời gian rửa mặt để tập thêu.” Năm 17 tuổi, bà được gặp bậc thầy nghề thêu thời bấy giờ là nghệ nhân Kwon Su-san, nhờ đó được học kĩ thuật thêu một cách bài bản. Thời điểm bà chính thức bắt đầu vào nghề, nghệ thuật thêu truyền thống Hàn Quốc bước vào giai đoạn thoái trào. Hầu hết các cá nhân tiên phong trong việc phổ biến nghề thêu thời bấy giờ là phụ nữ từng du học Nhật Bản giai đoạn đế quốc Nhật đô hộ. Sau khi về nước, họ dạy thêu kiểu Nhật và tập trung thêu các đồ dùng thường ngày tại Khoa Gia đình của các trường Đại học nữ hay các trường dạy may. Xu hướng này được tiếp tục trong một thời gian dài. Đầu những năm 1960, nghệ nhân Choi mở trường dạy thêu, bắt đầu nghiên cứu sâu bản sắc nghề thêu truyền thống và nỗ lực khôi phục lại nghề này. Ban đầu bà chỉ dừng ở kĩ thuật thêu hoa văn truyền thống trên các vật dụng hàng ngày như áo gối, đệm ngồi, nhưng dần dà mở rộng sang tranh truyền thống. Đó cũng là khoảng thời gian bà bắt đầu xây dựng thế giới sáng tác của riêng mình bằng cách diễn giải lại những tác phẩm nghệ thuật cổ có giá trị nổi bật. “Trong nghề thêu, kỹ năng xử lý đường kim và khả năng cảm nhận màu sắc thiên phú là quan trọng, nhưng thiết kế quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Bạn không thể tạo ra phong cách của riêng mình chỉ bằng cách bắt chước tác phẩm của người khác. Đó là lý do tại sao tôi lấy gốm truyền thống, tranh sơn thủy, tranh dân gian Hàn Quốc làm cảm hứng cho các mẫu thêu của mình.”
33
© Seo Heun-kang
Thử thách và thành tựu
Trong bối cảnh văn hóa đặc trưng Hàn Quốc bị xem nhẹ, những nỗ lực của nghệ nhân Choi đã thổi một luồng gió mới, ngày càng nhiều người say mê nghề thêu truyền thống. Những tác phẩm của bà được du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích. Tuy nhiên, đặt sự phát triển của nghề thêu lên trên lợi ích kinh tế trước mắt, từ giữa những năm 1970, bà tập trung vào các hoạt động nghiên cứu và triển lãm tác phẩm hơn là bán chúng, đồng thời bắt đầu thử sức với tranh thêu Phật giáo mà bà cho đó chính là sự tổng hòa của các nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc. Trong số đó, “Bát tướng đồ” – thể hiện súc tích tám cảnh trong cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni – và “Tam thế Phật đồ” – gồm ba vị Phật quá khứ (Phật A Di Đà), Phật hiện tại (Phật Thích Ca Mâu Ni) và Phật tương lai (Phật Di Lặc) – xứng đáng được gọi là những kiệt tác tiêu biểu cho sự nghiệp thêu thùa hơn bảy thập kỷ của bà. Hai tác phẩm này có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật truyền thống và sáng tạo, đồng thời sử dụng các chất liệu đa dạng như tơ lụa, bông, len, tơ nhân tạo,... mỗi bức mất hơn 10 năm để hoàn thành.
34
“Liên hoa tàng thế giới đồ”. 270 x 300 cm. Tơ trên lụa. Tác phẩm thêu tay tranh mạn-đà-la có tên “Liên hoa tàng thế giới đồ” của chùa Yongmun ở Yecheon, tỉnh Gyeongsangbuk, mang lại Giải thưởng Tổng thống tại Triển lãm nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống Hàn Quốc lần thứ 13 năm 1988 cho nghệ nhân Choi.
“Tôi thêu từ ng mũi với tâm thế thiền định, giống như các nhà sư tận tụy với việc tu hành và tinh tấn. Đặc biệt, khi nhìn thấy bức tranh “Bát tướng đồ” tại chùa Tongdo, tôi đã cầu nguyện suốt 10 năm: “Xin giúp con tái hiện tác phẩm này thành tranh thêu của riêng mình”. Khó khăn lắm mới được nhà chùa đồng ý và bắt đầu thực hiện, nhưng vì thêu tám cảnh, mỗi cảnh cao hơn hai mét nên tôi mất 12 năm để hoàn thành. May mà tôi làm cùng với học trò, nếu một mình chắc sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn nữa.” Niềm đam mê khác thường và sự kiên trì của bà đã được đền đáp bằng một giải thưởng danh giá. Đó là Giải thưởng Tổng thống tại Triển lãm nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống Hàn Quốc lần thứ 13 năm 1988 với tác phẩm thêu tay tranh mạn-đà-la (một vòng tròn với nhiều hình vẽ phức tạp thể hiện vũ trụ dưới cái nhìn giác ngộ) có tên “Liên hoa tàng thế giới đồ” của chùa Yongmun ở Yecheon. Năm 1996, bà được vinh danh là Nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật thêu tay trong hạng mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia số 80. Đây là sự công nhận chính thức rằng bà đã đạt đến trình độ chuyên môn cao nhất.
KOREANA Mùa Hè 2021
“Tuyệt nhiên không thể nào gây ấn tượng cho người xem nếu chỉ bắt chước tương tự kỹ năng của người khác. Mô hình phải vừa tinh xảo, vừa đẹp.”
"Song lâm niết bàn tướng” tái hiện một trong tám cảnh cuộc đời Đức Phật trong tranh “Bát tướng đồ”. 236 x 152 cm. Tơ trên lụa. Đây là tác phẩm dựa trên bức “Bát tướng đồ” của chùa Tongdo ở Yangsan, tỉnh Gyeongsangnam, đường thêu rất tinh tế và chân thực. “Bát tướng đồ” thể hiện tám sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật, mỗi cảnh thể hiện một số câu chuyện với sự xuất hiện của nhiều nhân vật.
© Seo Heun-kang
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
35
Triết lý nghệ thuật của nghệ nhân Choi có thể được tóm gọn trong bốn chữ: “tâm tuyến thần châm”. Cụm từ này cũng là tên một cuộc triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Seoul vào năm 2016, có nghĩa là “thêu nên bầu trời bằng sợi chỉ tâm hồn”. “Mỗi tác phẩm đều được tạo ra vô cùng tỉ mỉ, từng điểm, từng điểm một. Quá trình lựa chọn một tác phẩm có đủ giá trị lịch sử và nghệ thuật, đồng thời có thể vẽ lại thành tranh, sau đó tạo mẫu thêu không hề đơn giản. Tôi phải vừa tiến hành công việc, vừa hình dung toàn bộ bức tranh trong đầu nên dùng vải và chỉ có chất liệu và màu sắc nào, phối màu như thế nào, sử dụng kỹ thuật thêu nào,... Vì phải điều chỉnh độ dày sợi chỉ theo
© Seo Heun-kang
Bảo tồn và kế thừa
Lịch sử nghề thêu truyền thống Hàn Quốc bắt nguồn từ trước thời Tam Quốc. Đông Di truyện thuộc quyển “Ngụy thư” thứ 30 trong bộ sách “Tam Quốc chí” của Trung Quốc ghi chép lâu đời nhất về văn hóa Hàn còn tồn tại - chép rằng người Buyeo (Phù Dư) và Goguryeo (Cao Câu Ly) cổ đại mặc quần áo thêu sặc sỡ. Trong triều đại Joseon, tú phòng (buồng thêu) được lập nên trong cung điện để thêu y phục và đồ trang trí của hoàng thất. Trong dân gian, mỗi gia môn đều có phong cách thêu riêng, lưu truyền qua nhiều thế hệ.
36
“Liêm tử đồ”, một phần của bình phong tám tấm “Hiếu đễ trung tín đồ”. 128 x 51 cm. Tơ trên lụa. Vào những năm 1960, nghệ nhân Choi bị cuốn hút bởi bản sắc của nghệ thuật thêu truyền thống Hàn Quốc nên bắt đầu tập trung diễn giải lại các bức tranh dân gian, bao gồm cả các bức văn tự đồ.
bố cục và vị trí nên tôi phải trực tiếp xe chỉ, sau đó vô số lần lặp lại quá trình thêu rồi tháo chỉ ra cho đến khi làm được kỹ thuật và màu sắc ưng ý.” Dẫu vất vả là thế, bà không bao giờ làm qua loa một việc gì. Bà nhấn mạnh những điều căn bản và luôn làm theo cách truyền thống truyền lại cho thế hệ mai sau. Đây cũng là lý do vì sao bà nhận lời giảng dạy với tư cách giáo sư thỉnh giảng tại Viện Văn hóa trang phục Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Pusan và dành hết tâm huyết bồi dưỡng lớp sinh viên hậu bối. “Nhiều người cảm nhận được vẻ đẹp và sự ưu việt của nghệ thuật thêu truyền thống. Nhưng rất ít người sẵn sàng thử theo nghề này. Vô số người bỏ cuộc giữa chừng. Ngay cả khi được đào tạo bài bản, bạn chỉ có thể trở thành một nghệ nhân sau khi trải qua quá trình rèn luyện lâu dài với sự kiên nhẫn bền bỉ. Đó là một con đường đầy chông gai mà hầu hết mọi người không muốn đương đầu.” Nghệ nhân Choi sắp xuất bản tự truyện “Lịch sử nghề thêu của Choi Yoo-hyeon”, kể lại cuộc đời làm nghề thêu của mình. Sách ghi lại từng giai đoạn của hành trình thay đổi chất liệu sáng tác của bà từ các đồ dùng gia dụng sang tranh dân gian, sau đó là tranh Phật giáo. Bà cũng đang biên soạn tài liệu giảng dạy. Vốn đã phát hành một số tuyển tập có chú giải về hơn 100 tác phẩm, hiện bà có kế hoạch xuất bản một quyển sách trong đó đặt tên và giải thích chi tiết các kỹ thuật
KOREANA Mùa Hè 2021
“Giả như thêu thùa chỉ là công việc vất vả và tẻ nhạt, thì làm sao tôi có thể theo đuổi cả đời? Đối với tôi thêu thùa rất vui và thú vị. Tôi cũng mong muốn khôi phục lại nghề thêu truyền thống đang dần mai một bằng chính đôi tay mình. ” 1. Nghệ nhân Choi sử dụng chỉ có màu sắc và chất liệu đa dạng như tơ lụa, bông, len, tơ nhân tạo,... mang lại cảm giác sống động; đồng thời vận dụng các kỹ thuật truyền thống và sáng tạo khi thêu nhằm tạo ra những tác phẩm có độ hoàn hảo cao trên phương diện nghệ thuật. 1
2. Trong ba năm qua, bà đang thực hiện tác phẩm “Quan Âm Bồ Tát đồ”, dựa trên hình mẫu bức bích họa trong điện Daegwang tại chùa Sinheung ở thành phố Yangsan, tỉnh Gyeongsangnam. Tác phẩm này được thêu trên lụa tím với chỉ vàng, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy mà thanh lịch.
do bản thân sáng tạo ra. Mặt khác, tác phẩm được mong đợi là kiệt tác cuối cùng trong các kiệt tác - “Quan Âm Bồ Tát đồ” - dựa trên hình mẫu bức bích họa trong điện Daegwang tại chùa Sinheung ở thành phố Yangsan, dự kiến sắp hoàn thành. Tác phẩm này được thêu trên lụa tím với chỉ vàng, nhận được đánh giá đã đạt đến đỉnh cao của sự lộng lẫy, tinh tế. Đây là kiệt tác bà đã dày công tạo ra trong suốt 3 năm qua. “Có lẽ sẽ rất khó cho tôi thực hiện thêm t ác phẩm quy mô lớn thế này nữa trong tương lai. Mắt tôi thâm quầng, thể lực khác xưa nên làm việc 2-3 tiếng là đã thấy quá sức. Bây giờ, tôi cần tập trung vào việc đào tạo học viên hơn là tạo ra các tác phẩm. Nhiệm vụ còn lại của tôi là dành hết tâm sức vào việc giảng dạy và truyền đạt cho học trò nhiều nhất có thể.” Các tác phẩm của nghệ nhân Choi trong gần nửa thế kỷ qua, cùng hàng trăm tác phẩm thêu truyền thống và hiện đại được bà sưu tầm từ khắp nơi trên đất nước đang được lưu trữ trong kho lưu trữ của Trung tâm Di sản phi vật thể quốc gia ở thành phố Jeonju dưới sự hỗ trợ của Cục Di sản văn hóa Hàn Quốc. Mong ước của bà là một bảo tàng chuyên về tranh thêu sẽ được thành lập vào một ngày không xa, mở đường cho việc bảo quản và trưng bày lâu dài các tác phẩm này.
2
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
37
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
Vị bác sĩ Đông Y của người dân tị nạn Triều Tiên Phòng khám Đông y “Bách Niên Yeongdeungpo” của Giám đốc Seok Yeong-hwan – người tị nạn Triều Tiên đầu tiên trở thành bác sĩ Đông y ở Hàn Quốc – được nhiều người biết đến với phương pháp điều trị châm cứu cổ truyền của Triều Tiên. Nhiều dân tị nạn Triều Tiên và Hoa kiều Trung Quốc đang được điều trị theo phương pháp này của ông. Kim Hak-soon Nhà báo, giảng viên thỉnh giảng Khoa Truyền thông, Đại học Korea Ảnh Han Sang-mooh Dịch Trần Công Danh 38
KOREANA Mùa Hè 2021
P
hòng khám Bách Niên Yeongdeungpo có không gian nội thất giống với những phòng khám Đông y thông thường. Tuy nhiên, ở đây sử dụng loại kim châm cứu có kích thước rất to, đến mức có thể khiến những người trước giờ chỉ nhìn thấy kim châm mỏng và mảnh cảm thấy lo sợ. Phương pháp chữa bệnh ở đây nổi tiếng và độc đáo với hai kiểu châm cứu truyền thống của Triều Tiên là “daechim” và “bulchim”. Ngoài ra còn có loại kim châm bằng vàng với đường kính khoảng 0.5cm. Người ta nói đây là cách chữa trị thường được dùng cho những quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng. Seok Yeong-hwan (55 tuổi) – giám đốc của phòng khám Đông y tọa lạc tại Mullae-dong, Seoul này – là người đầu tiên có giấy phép hành nghề bác sĩ Đông y ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc. Nhìn vào những quyển sách về y học của Triều Tiên được đặt trên trong phòng khám, có thể thấy cách trị bệnh của Giám đốc Seok tuân theo “y học Cao Ly”, tức là phương pháp Đông y của nước này. Phần lớn bệnh nhân là người Seoul nhưng lượng người dân tị nạn từ Triều Tiên và kiều bào Trung Quốc tìm đến sau khi nghe những lời truyền miệng cũng nhiều không kém. Theo lời kể của các kiều bào Trung Quốc, thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ có nhiều điểm tương đồng với người Triều Tiên nên các loại thuốc và phương pháp điều trị ở phòng khám này phù hợp. Thời điểm phòng khám của ông còn ở gần khu vực Gwanghwamun, đã có nhiều quan chức cấp cao của chính phủ thường xuyên tìm đến. Tuy nhiên, vì không thể chịu nổi giá thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ, năm 2017, “Phòng khám Đông y Bách Niên Gwanghwamun” đã dời đến Mulledong và đổi tên thành “Phòng khám Đông y Bách Niên Yeongdeungpo”. Quy mô nội thất tăng gấp hai lần so với lúc trước, lên đến 661m2 (tương đương 200 pyeong).
Một thách thức khác
Quê của Giám đốc Seok là huyện Kapsan, tỉnh Ryanggang. Tháng 10 năm 1998, ông đã cùng người yêu (đồng thời là người vợ hiện tại), vượt giới tuyến phi quân sự để đến Hàn Quốc. Sau đó, hai người đã kết hôn và có với nhau ba người con: con trai cả đang học đại học ngành khoa học máy tính, con trai thứ là học sinh cấp 3 và con gái út là học sinh cấp 2. Mọi nguồn tin về gia đình của ông ở Triều Tiên gồm có bố mẹ và ba anh em đã bị cắt đứt từ lâu. Ông chỉ
Giám đốc Seok Yeong-hwan mở phòng khám ở Seoul sau 4 năm rời khỏi Triều Tiên. Ông chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của Hàn Quốc lẫn Triều Tiên, đồng thời luôn rộng lượng, hào phóng giúp đỡ những người không có khả năng chi trả chi phí chữa bệnh.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
cho biết vắn tắt "Nghe nói gia đình tôi đã biệt tích, bốc hơi không để lại tiếng động và tin đồn gì." Thời điểm thoát ly, Giám đốc Seok là bác sĩ quân y tại ngũ giữ chức trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện 88 của quân đội Triều Tiên, tương đương với cấp bậc đại úy ở Hàn Quốc. Tốt nghiệp khoa Đông y, trường Y Bình Nhưỡng thuộc Đại học Kim Nhật Thành, ông lấy chứng chỉ “bác sĩ Cao Ly” và trở thành nghiên cứu viên làm việc tại Viện Nghiên cứu Y học Lâm sàng Triều Tiên, thường được gọi với cái tên Viện Nghiên cứu Vạn thọ Vô cương. Có thể nói đây là những quyền lợi ông được nhận vì bố ông là sĩ quan cấp cao tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Triều Tiên (tương đương phòng Cảnh vệ của Nhà Xanh). Sau khi Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) qua đời vào năm 1994, trong chuyến công tác tại một bệnh viện quân đoàn ở địa phương, ông đã cảm thấy tuyệt vọng trước tình hình thực tế của Triều Tiên khi chứng kiến những người lính khổ sở vì suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, khi nghe câu chuyện được kể lại bởi những bác sĩ đồng nghiệp đã kết thúc nhiệm vụ phái cử và trở về từ nước ngoài, ông đã không thể gạt bỏ ý định “Nam tiến”. Cùng lúc đó, ông gặp được người vợ hiện tại và hai người cùng quyết tâm rời khỏi Triều Tiên. Sở dĩ ông chọn giới tuyến phi quân sự là con đường đào tẩu thay vì đi qua nước thứ ba là để tận dụng tư cách sĩ quan quân đội của mình. Tuy nhiên, đây là mạo hiểm rất lớn vì không phải chỉ có một mình ông trốn chạy. Nếu đi tàu lửa thì chắc chắn sẽ bị kiểm tra nên vợ chồng ông đã sử dụng mọi cách có thể, như đi nhờ xe tải trên đường, để di chuyển từ Bình Nhưỡng đến Seoul, ròng rã hết 3 ngày 2 đêm. Chỉ sau 3 năm định cư tại Hàn Quốc, ông đã vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực bác sĩ Đông y quốc gia và được nhận giấy phép hành nghề bác sĩ. Thật không dễ dàng để lập nên kỷ lục là người đầu tiên được cấp chứng chỉ bác sĩ Đông y ở cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên. Đến thời điểm đó, vẫn chưa có tiêu chuẩn để công nhân trình độ bác sĩ đối với những người tị nạn Triều Tiên. Năm 1999, sau khi trải qua kỳ thi và quá trình tiếp thu các ý kiến của chuyên gia thuộc Hiệp hội Y học Cổ truyền Hàn Quốc, ông đã đủ điều kiện tham gia kỳ thi cấp quốc gia của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế và Phúc lợi. Sau khi được các giáo sư mà ông gặp tại nhà thờ giới thiệu một số giáo trình đại học, ông đã mua sách luyện thi cho kỳ thi đánh giá năng lực bác sĩ Đông y quốc gia và bắt đầu thức đêm ôn tập tại thư viện gần nhà. Rất vất vả để ông có thể đọc được những quyển giáo trình về Đông y của Hàn Quốc đầy ắp Hán tự khó hiểu. Lý do là vì ở Triều Tiên, ông chỉ được học Hán tự ở mức độ căn bản. Trải qua một tháng toát mồ hôi vì tra từ điển tại thư viện, ông đã dần dần quen với chữ Hán. Sau khi đạt được chứng chỉ bác sĩ Đông y, ông tiếp tục học lên và nhận bằng thạc sĩ
39
3
4
1 © News1 © Lee Ji-hy
2 © hanananum.com
ngành Đông y tại Đại học Kyunghee. Năm 2002, ông mở “Phòng khám Đông y Bách Niên Gwanghwamun” và ổn định cuộc sống mới. Suốt 19 năm sau đó, ông từ chối nhận chi phí điều trị của những bệnh nhân là người tị nạn Triều Tiên có hoàn cảnh khó khăn. “Họ kể rằng dù đã nói ra triệu chứng bệnh nhưng do khác biệt phương ngữ nên nhiều bệnh viện không hiểu được ý của họ. Ít ra chỉ cần một người, là tôi hoặc ai đó, có thể hiểu được thì họ đã cảm thấy bớt khó chịu và có thể trải lòng mình. Lý do là vì tôi đã đến Seoul trước họ và đã từng đối mặt với những vấn đề tương tự. Hơn ai hết, tôi hiểu được tâm trạng của họ nên không thể nào vờ như không biết.” Phòng khám Đông y Bách Niên thường được những người tị nạn từ Triều Tiên gọi là “bệnh viện của người tị nạn Triều Tiên”. Lý do là vì người bệnh đến đây sẽ được chữa trị mà không phải lo lắng về chi phí, cũng như được nghe lời khuyên từ Giám đốc Seok khi gặp khó khăn. “Điểm khác biệt lớn nhất giữa phòng khám Đông y của Hàn Quốc và Triều Tiên là thuật châm cứu. Cụ thể là kim châm cứu của Triều Tiên rất to. Dù vậy, cảm giác sảng khoái sau khi được châm cứu khiến phương pháp trị bệnh này trở thành
40
Phòng khám Bách niên thường được gọi là “bệnh viện cho người dân tị nạn Triều Tiên” bởi khi đến đây, họ sẽ được điều trị mà không phải lo lắng về chi phí và luôn được nghe lời khuyên của bác sĩ Giám đốc khi gặp khó khăn”. một trong những thứ mà người tị nạn Triều Tiên thường nhớ đến.”
Ni ề m t ự hào về n ề n y h ọ c c ổ t ru yề n Triều Tiên
Với kinh nghiệm làm nghiên cứu viên về tim mạch và hệ tuần hoàn máu tại Viện Nghiên cứu Y học Lâm sàng Bình Nhưỡng, Giám đốc Seok cũng đang trực tiếp điều chế “Nhu tâm hoàn” và “Thái cổ hoàn”, hai vị thuốc được biết là từng được cha con Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và Kim Jongil (Kim Chính Nhật) sử dụng. Cả hai đều có hiệu quả chống căng thẳng và chống lão hóa. Ông vô cùng tự hào về nền y học Cao Ly. “Bác sĩ Cao Ly được học cả Đông y lẫn Tây y. Họ tiếp thu kiến thức từ ngoại khoa cho đến phẫu thuật. Ở Triều Tiên, việc chẩn đoán thường được thực hiện theo kiểu phối hợp Đông – Tây y. Sau khi có được thông tin từ việc bắt mạch và những xét nghiệm Tây y, các bác sĩ tiến hành chẩn đoán và chữa trị chủ yếu theo Đông y. Lúc tốt nghiệp khoa Đông y, khóa của tôi có 30 người nhưng chỉ có 1-2 người trong số đó trở thành bác sĩ làm việc tại bệnh viện Tây y. Thời gian đào tạo là 6 năm 6 tháng, trong đó 6 tháng là thời gian thực tập
KOREANA Mùa Hè 2021
lâm sàng. Nếu so với Hàn Quốc thì có thể gọi đó là chương trình thực tập.” Nghĩa là, giống như Hàn Quốc, họ cũng không tách biệt rạch ròi giữa Đông y và Tây y. Giám đốc Seok cũng quan tâm đến điểm khác biệt khác giữa y học Triều Tiên và Hàn Quốc. “Ở Triều Tiên, chúng tôi học y học Cao Ly bằng tiếng Hàn. Ở Hàn Quốc, phần lớn giáo trình Đông y đều viết bằng chữ Hán nên việc học rất khó khăn. Bên cạnh đó, Triều Tiên không có hình thức thi trắc nghiệm, tất cả đề thi đều là tự luận và sau khi đã viết đáp án ra, chúng tôi còn phải giải thích lại bằng lời nói.” Tuy nhiên, Đông y của Hàn Quốc và Triều Tiên giống nhau ở chỗ cả hai đều được xây dựng từ nền tảng là sách “Đông Y Bảo Giám” (1610) của Heo Jun (Hứa Tuấn, 1539-1615), một danh y ở triều đại Joseon, chỉ có cách thức phát triển là khác nhau kể từ khi bán đảo Hàn bị chia cắt. Ở Triều Tiên, y học trị liệu rất phát triển. Một bác sĩ Đông y vào cuối triều đại Joseon là Lee Je-ma (Lý Tế Mã, 1837-1900) đã dựa vào y học Sasang (y học tứ tượng) để phân loại thể chất cơ thể con người và theo đó tiến hành chữa bệnh. Các bệnh mãn tính được coi là đối tượng điều trị của Đông y. Lý do là vì con người cần phải nâng cao thể chất thì mới có khả năng miễn dịch để chiến đấu với bệnh tật. “Ở Triều Tiên, các bác sĩ Đông y chữa bệnh thường kê toa. Các đơn thuốc chữa bệnh được phân chia kỹ lưỡng, cụ thể theo thể chất người bệnh. Qua thí nghiệm lâm sàng, các toa thuốc theo thể chất đã được khách quan hóa và chuẩn hóa, từ đó mang lại hiệu quả chữa bệnh khá cao. Bên cạnh đó, thuật châm cứu cũng rất ưu việt. Hàn Quốc sử dụng loại kim châm mỏng và nhỏ để giảm sự kích thích nhưng kim châm của Triều Tiên lại rất to và dày. Loại kim này tưởng chừng sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau hơn nhưng thực tế lại không như vậy.” Ông cũng cho biết: “Điều quan trọng nhất trong chữa trị chính là sức khỏe tinh thần của người bệnh, sau đó thì tùy thuộc vào loại thuốc và phương pháp điều trị mà bác sĩ kê đơn.” Theo Giám đốc Seok, vì Đông y của Hàn Quốc và Triều Tiên có chung nguồn gốc và ở Triều Tiên có nhiều loại dược liệu hiệu quả
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
1. Giám đốc Seok tổ chức hoạt động chăm sóc y tế tình nguyện đều đặn mỗi tuần. Ông xem đây là cách đền đáp người dân Hàn Quốc vì đã giúp đỡ ông tái định cư và trở thành người duy nhất có chứng chỉ hành nghề bác sĩ Đông y ở cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên. 2. Số thành viên đến từ Hàn Quốc và Triều Tiên của Hiệp hội Hana Nanum – tổ chức do Giám đốc Seok thành lập và hiện đang lãnh đạo – đã tăng lên đến khoảng 40 người. Họ là những bác sĩ và y tá y học cổ truyền. 3. Giám đốc Seok là tác giả của nhiều cuốn sách giới thiệu về y học cổ truyền Triều Tiên. Một trong số đó là quyển “Cách sống trường thọ của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành)”, mô tả những liệu pháp tự nhiên mà nhà lãnh đạo quá cố của Triều Tiên từng sử dụng. 4. “Những phương thuốc dân gian cứu người của Triều Tiên”, quyển sách do Giám đốc Seok viết về các “bài thuốc Cao Ly”, y học cổ truyền Triều Tiên.
tốt nên cá nhân ông mong đợi sự hợp tác nghiên cứu giữa hai quốc gia, nhưng đáng tiếc là tình hình hiện tại không khả quan.
Báo đáp bằng hoạt động tình nguyện
Thời gian qua, Giám đốc Seok đã phát hành bốn quyển sách mang tên “Những phương thuốc dân gian cứu người của Triều Tiên” (2003), “Đào sâm trên đường leo núi” (2003), “C ách sống tr ường t họ của K im Il-sung (Kim Nhật Thành)” (2004), “Hiện trạng y tế của Triều Tiên” (2006). Riêng quyển “Cách sống trường thọ của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành)” đã được dịch và xuất bản tại Nhật Bản. Dù đã khá muộn nhưng ông vẫn có dự định học lên tiến sĩ. Mới đó mà đã 17 năm kể từ khi ông bắt đầu công việc tình nguyện y tế. Năm 2004, hai năm sau khi mở phòng khám, ông cùng với một người bác sĩ Đông y khác cũng xuất thân là người tị nạn Triều Tiên đã bắt đầu khám chữa bệnh miễn phí cho ng ười cao tuổi. “Trong quá trình định cư lập nghiệp, tôi đã nhận hỗ trợ từ tiền thuế của công dân Hàn Quốc và rất nhiều sự quan tâm từ xã hội Hàn Quốc. Vì thế, báo đáp là chuyện đương nhiên tôi phải làm. Không những thế, công việc tình nguyện đem đến sự an ủi cho chính bản thân tôi. Tâm trạng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.” Một tổ chức t ìn h ng uyện có tên gọi ban đầu là “Liên đoàn bác sĩ Đông Y Thoát ly Triều Tiên” đã được cải tổ, mở rộng vào năm 2015 thành “Hiệp hội Hana Nanum”, vị trí chủ tịch hội vẫn do chính Giám đốc Seok đảm nhiệm. Thời gian qua, số bác sĩ tị nạn từ Triều Tiên tăng lên và thu hút được sự tham gia của những người đồng cảm với sứ mệnh của hội, số lượng tình nguyện viên và nhà tài trợ cũng gia tăng. Hiện tại Hiệp hội có tất cả 130 hội viên đang tham gia các hoạt động tình nguyện, trong đó có hơn 30 bác sĩ Đông y và bác sĩ vật lý trị liệu,. Dù là bất cứ công việc gì, sức ép đè nặng trên vai của người đi đầu luôn có sự khác biệt. Giám đốc Seok dường như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc suốt đời mang trên vai trọng trách của bác sĩ Đông y đầu tiên ở Hàn Quốc và Triều Tiên.
41
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
1
64 42
KOREANA SUMMER 2021 KOREANA Mùa Hè 2021
Bước vào thời gian của Seochon, nơi lưu giữ văn hóa nghệ thuật Tôi đến Seochon, nơi nhà vua đi dạo trong những bức tranh sơn thủy ngày xưa, nơi một nhà thơ gầy guộc ngồi co ro viết những bài thơ kháng chiến trong những ngày đen tối của chế độ thuộc địa và hiện là nơi những ngôi nhà Hanok hài hòa tuyệt đẹp giữa rừng tòa nhà cao tầng của thành phố Seoul. Lee San-ha Nhà thơ
Ảnh Ahn Hong-beom
Dịch Nguyễn Thị Ly
Đỉnh núi Inwang cho tầm nhìn bao quát Seochon và Seoul cũ. Seochon đề cập đến từ khu vực chân núi phía đông đến bức tường phía tây của Cung điện Gyeongbok, nơi các quan lại cấp thấp trong cung điện sinh sống suốt triều đại Joseon. Ngày nay, khu vực này là nơi không thể bỏ qua, nơi kết hợp giữa nghệ thuật, văn hóa, ẩm thực, lịch sử, hoài cổ và phong cảnh thiên nhiên.
KOREAN & ARTS VĂN HÓACULTURE NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
65 43
S
eochon là tên gọi củ a k hu v ực ph í a t ây Cu ng Gyeongbok, dưới chân núi Inwangsan vốn là ranh giới tự nhiên của Seoul xưa. Từ núi Inwangsan, đưa mắt một chút về phía tây bắc sẽ thấy cung điện Gyeongbok và Nhà Xanh được xây dựng dưới núi Bugaksan. Seochon là nơi mà quá khứ và hiện tại cùng tồn tại một cách kỳ thú với những tòa nhà nhỏ mang phong cách riêng và hài hòa với không gian yên tĩnh. Tại đây, nhà truyền thống Hanok được thiết kế lại làm quán cà phê với phong cách mới lạ như thể bức tranh thủy mặc của triều đại Joseon (1392~1910) đang trải dài trên nền vải canvas của các họa sĩ thế kỉ 21. Những con hẻm nhỏ đầy bước chân du khách từ chợ D ongin và chợ Chaebun đến thung lũng Suseong ấm cúng như con hẻm số 22 Golden Bull ở Cộng hòa Séc nơi có phòng sáng tác của nhà văn theo chủ nghĩa hiện sinh Franz Kafka (1883~1924). Thỉnh thoảng nó cũng làm du khách có cảm giác như đang đi qua những con hẻm sau ngọn đồi Montmartre Paris ở Pháp. Gần đây, sau Bukchon, Seochon đang nổi lên như một địa điểm du lịch nổi tiếng của Seoul. Du khách có thể trải nghiệm những con hẻm xinh xắn với vô số quán cà phê độc đáo, những nhà hàng ngon hấp dẫn và trên hết là được đắm mình vào không gian văn hóa nghệ thuật. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số người cảm thấy thích thú khi leo núi một mình, họ tìm đến núi Inwangsan và hòa mình vào khung cảnh Seoul hiện ra trước mắt.
Dấu tích của những ngườ i xưa
Nằm gần kề cung Gyeongbok - cung điện chính của triều đại Joseon, Seochon là nơi sinh ra và lớn lên của nhiều hoàng tử trong đó có Chungnyeongdaegun (Trung Ninh Đại Quân),
44
1
1. Thung lũng Suseong ở Ogin-dong, thiên đường đẹp như tranh vẽ nổi tiếng với những hàng cây rợp bóng và tiếng nước chảy róc rách, từ lâu là địa điểm yêu thích của nhiều nghệ sĩ. 2. Bức tường thành Seoul được xây dựng vào thế kỷ 24 ngay sau khi triều đại Joseon được lập nên. Hàng rào bảo vệ cao trung bình khoảng 5- 8 mét và dài khoảng 18,6 ki lô mét. Phần phía tây nằm dưới núi Inwang với Seochon nép mình bên dưới. 2
con trai thứ 3 của Vua Taejong (Thái Tông), sau này là vua Sejong (Thế Tông Đại vương, 1397~1450). Có thể nói đây là “khu làng hoàng tộc” sinh ra nhiều giai thoại lịch sử. Bức tranh sơn thủy mang tên “Mongyoodowondo” (Mộng du đào nguyên đồ, 1447) lấy Seochon làm bối cảnh là tác phẩm được Anhpyeongdaegun (An Bình Đại Quân, 1418~1453) con trai thứ 3 của Vua Sejong giải thích về khung cảnh thần tiên ông dạo chơi trong giấc mơ và nhờ họa sĩ Ahn Kyun (An Kiến) vẽ lại. Thung lũng Sooseong ở Okindong trong bức tranh này không chỉ là nơi Ahnpyeongdaegun mà cả anh trai thứ hai của Vua Sejong là Hoonlyeongdaegun (Hiếu Lĩnh Đại Quân,
KOREANA Mùa Hè 2021
1. Chùa Seonunsa được ôm trọn bởi những rặng sơn trà lớn nhất Hàn Quốc. Hoa sơn trà ở đây nở từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4, tô điểm cho khuôn viên chùa bằng những đóa hoa đỏ rực rỡ và những chiếc lá xanh tươi. 2. Manseru (Vạn Tuế Lâu) tại chùa Seonunsa được xây dựng làm nơi dạy học vào năm 1620. Sau một vụ hỏa hoạn, nó bị phá hủy và được xây dựng lại vào năm 1752 và đổi tên từ Daeyangnu thành Manseru. Dầm và xà nhà bên trong được làm bằng gỗ tự nhiên chưa qua xử lý.
Courtesy of Gochang County
1 2
1396~1486) sinh sống. Ông là người nổi bật về học vấn và đức độ, sau khi em trai là Sejong lên ngôi, ông không màng cạnh tranh quyền lực, thay vào đó đã trở thành nhân vật được tôn kính vì đã góp phần chấn hưng Phật giáo. Ngo à i r a , Je on g s on G e u mj ae ( K h i êm T r a i C h í n h Sơn, 1676~1759) cũng sống tại nơi này và vẽ nên kiệt tác Inwang jaesekdo (Nhân vương tế sắc đồ, 1751) của thời đại Jingyeong (Chân Cảnh), thời kỳ đỉnh cao văn hóa triều đại Joseon. Bức tranh nổi tiếng này vốn là quốc bảo số 216 thuộc sở hữu của Cố Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Keun Hee (Lý Kiện Hy, 1942~2020), gần đây đã được tặng lại cho nhà nước và
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng. Từ giữa triều đại Joseon, Seochon chủ yếu là nơi sinh sống của tầng lớp trung lưu vốn là tầng lớp giữa quý tộc và thường dân. Các quan thông ngôn, ngự y và thái giám trong cung cũng chọn làm nhà tại đây. Nói cách khác, khu vực này gồm Sajikdong, Okindong, Hyojadong hiện tại từng là nơi ở của các nhân vật quan trọng phục vụ cho các hoạt động của triều đình, không giống như Bukchon được biết đến là khu nhà của tầng lớp thượng lưu, quý tộc. Vì vậy, nhà truyền thống Hanok ở Bukchon tương đối lớn và hoàng tráng còn ở Seochon lại nhỏ gọn và đơn giản. Đó là lý do tại sao ở Seochon lại có nhiều
45
1
2
46
KOREANA Mùa Hè 2021
1. Bảo tàng cùng tên với nghệ sĩ Pak No-soo được mở cửa vào năm 2013. Nghệ sĩ Pak đã sống ở ngôi nhà này khoảng 40 năm và đã tặng khoảng 1,000 tác phẩm nghệ thuật để bảo tồn và trưng bày. 2. Vào năm 1941, Yun Dong-ju, một sinh viên trường Cao đẳng Yonhee (tiền thân của Đại học Yonsei), sống tại ngôi nhà của tiểu thuyết gia Kim Song (1909- 1988) và sáng tác một số bài thơ chính của ông, trong đó có "Đêm đếm sao". Ngôi nhà đã được đánh dấu bằng bảng hiệu phía trước. 3. Kim Mi-gyeong mang bút vẽ của mình nên những nóc nhà và những nơi cao để vẽ khung cảnh đường phố của Seochon. Sau 20 năm làm nhà báo, bà đã rời đến New York vào năm 2005, quay về vào năm 2012 và sinh sống ở Seochon, nơi mà bà được biết đến như một ‘Nghệ sĩ mái nhà’.
3
con hẻm nhỏ lan tỏa như những mạch máu nhỏ. Sau sự sụp đổ của triều đại Joseon, vào thời kì Nhật Bản chiếm đóng (1910~1945), các nghệ sĩ trẻ thường tập trung tại Seochon. Các nhân vật tiêu biểu có thể kể đến như nhà thơ Yun Dong-ju (Doãn Đông Trụ, 1917~1945), Yi Sang (Lý Sương, 1910~1937), Noh Cheon-myeong (Lư Thiên Mệnh, 1911~1957) và tiểu thuyết gia Yeom Sang-seop (Liêm Tưởng Thiệp, 1897~1963). Ngoài ra, họa sĩ Gu Bon-ung (Cụ Bổn Hùng, 1906~1953), Lee Jung-seop (Lý Trọng Tiếp, 1916~1956), Chun Kyung-ja (Thiên Cảnh Tử, 1924~2015) cũng sống tại đây. Cùng thời điểm này, trớ trêu thay, Seochon cũng là nơi có những dinh thự sang trọng mang hơi hướng phương tây của phái thân Nhật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội như Lee Wan-yong (Lý Hoàn D ụng, 1858~1926) và Yoon Duk-yeong (Doãn Đức Vinh, 1873~1940). Văn hóa nghệ thuật tạo nên sự đồng cảm vượt thời đại và được thưởng thức cũng như chú chim mổ vỏ chui ra từ bóng tối và tạo ra một thế giới. Đó là hình ảnh ví von các nghệ sĩ đang cố gắng thoát khỏi thời kì nghèo đói và tuyệt vọng bằng hoạt động sáng tác mãnh liệt. Tìm ra dấu tích họ để lại cũng là phần mở đầu bí mật của câu chuyện trong chuyến đi tới Seochon lần này.
Lần theo mùi hươ ng
Đầu tiên, tôi hướng về phía “Đồi thơ” nơi có “ Thư viện văn học Cheongun” và “Bảo tàng văn học Yun Dong-ju” ở Cheongundong. Phía bên kia ngọn đồi, trung tâm Seoul xưa trải dài như chiếc quạt, thấy được tháp Namsan ở phía xa và tháp Lotte phía bên kia sông Hàn. So với Thư viện Văn học Cheongun được trang trí tinh tế với ngôi nhà Hanok được
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
trùng tu lại trên sườn núi, bảo tàng văn học Yun Dong-ju là tòa nhà bê tông với cổng sắt gợi nhớ đến một nhà tù lạnh lẽo. Tòa nhà này có khu vườn cà phê ngoài trời và những chiếc ghế dài nằm trong top “Kiến trúc đương đại tuyệt vời nhất Hàn Quốc” do Nhật báo Dong-a và tạp chí kiến trúc SPACE đồng thực hiện năm 2013. Trên bức tường bê tông ở phòng hình ảnh của Bảo tàng Văn học Yun Dong-ju, tiểu sử của một nhà thơ sống ở Seochon trong thời kì thuộc địa và viết thơ kháng chiến, tham gia phong trào chống Nhật khi đang du học ở Nhật Bản, bị bắt và chết trong nhà tù ở Fukuoka được mở ra. Tôi thấy xót xa khi nhớ đến quyển nhật ký ông viết: “thật xấu hổ vì không thể cầm vũ khí đấu tranh mà chỉ biết trốn trong căn phòng nhỏ làm thơ, và càng xấu hổ hơn khi viết ra những dòng thơ ấy.” Tiếp đó, tôi rời con hẻm như mê cung, hướng về “Ngôi nhà của Yi Sang”. Yi Sang là nhà thơ thiên tài của thơ cận đại Hàn Quốc, ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Đây là nơi thường được du khách chọn làm điểm xuất phát của hành trình tham quan văn hóa nghệ thuật Seochon. Ngôi nhà của Yi Sang hiện tại đã được xây mới sau khi ông qua đời, còn ngôi nhà ban đầu vốn là nơi ông sống suốt 20 năm kể từ khi được nhận nuôi lúc ba tuổi chỉ còn lại một ít dấu tích. Tại đây chủ yếu trưng bày các bản thảo sáng tác được viết bằng tay của ông. Tại nơi này, đi theo phía thung lũng Suseongdong sẽ thấy “Bảo tàng Nghệ thuật Park No-soo” nơi trưng bày các tác phẩm của họa sĩ Park No-soo (Phác Lữ Thọ, 1927~2013) nổi tiếng với tranh thủy mặc tao nhã. Đi xa hơn một chút sẽ thấy nhà trọ nơi mà nhà thơ Yun Dong-ju đã sống khi còn là sinh viên đại học.
47
1
2
1. Triển lãm ‘Ghi lại những con đường’, được tổ chức bởi Quỹ Môi trường Y tế An toàn Hàn Quốc từ ngày 30 tháng 04 đến ngày 16 tháng 05 năm 2021, tại Boan 1942, một địa điểm văn hóa đa năng. Buổi triển lãm đưa ra khoảng 80 bức ảnh cho thấy đại dịch Covid đã thay đổi xã hội như thế nào. 2. Quán trọ Bo-an, được xây dựng vào năm 1940, là nơi lưu trú ưa thích của nhiều nghệ sĩ và nhà văn. Được khai thác làm nhà trọ đến năm 2004, gần đây ngôi nhà được chuyển thành "Bo-an 1942" - nơi tổ chức những cuộc triển lãm, biểu diễn và các sự kiện khác.
70 48
KOREANA Mùa Hè 2021
Cuối cùng, tôi cũng đến thung lũng Suseongdong có thể xem là điểm cuối của Seochon. Tại đây có một nữ họa sĩ nữ đeo khẩu trang và vẽ tranh một mình. Đó là họa sĩ Kim Mi-gyeong được biết đến với biệt danh “Họa sĩ mái nhà Seochon” từ vài năm nay. Xuất thân là một phóng viên báo chí với 20 năm trong nghề, tám năm trước bà nghỉ việc và bắt đầu vẽ phong cảnh mái nhà của Seochon. Bà lên đỉnh núi Inwangsan và nóc nhà Hanok, những ngôi nhà và biệt thự kiểu Nhật Bản để vẽ tranh về Seochon vốn còn lưu giữ trọn vẹn lịch sử của Seoul xưa. Ban đầu, người dân nơi đây không biết bà là họa sĩ nên đã trình báo cảnh sát với tội “gián điệp vẽ bản đồ”, tuy nhiên, giờ đây tranh của bà đã được treo trong nhiều cửa hàng tại Seochon. Bất chợt, tôi tò mò hình ảnh tương lai của Seochon sẽ được họa sĩ vẽ như thế nào.
Nhìn lại đằng sau mê cung
Cuối cùng, tôi ghé qua “Quán trọ Bo-an” ở Tonguidong vốn là nơi họa sĩ Lee Jung-seop và nhà thơ Seo Jeong-ju (Từ Đình Trụ, 1915~2000) từng sống. Nơi này vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu lúc mới xây dựng năm 1942 và đang được sử dụng làm bảo tàng nghệ thuật. Năm 1936, tạp chí mang tên “Thi nhân bộ lạc” do nhà thơ Seo Jeong-ju cùng các nhà thơ khác lên ý tưởng đã ra đời tại đây. Bước vào ngôi nhà cổ,
Chợ Tongin ban đầu được thành lập vào năm 1941 như một khu chợ công cộng cho người Nhật Bản sống ở các khu vực gần đó. Khu chợ được phát triển đến hiện tại từ sau Chiến tranh Triều Tiên khi dân số của Seochon tăng lên nhanh chóng. Núi Bugak
Các địa chiểm tham quan ở Seochon
1
2
Công viên Cheongun
Núi Inwang
1 Bảo tàng văn học Yun Dong-ju
Thung lũng Suseong Bảo tàng Nghệ thuật Pak No-soo
3
Ngôi nhà Yun Dong-ju từng sống
4
Nhà sách Daeo Nhà của Yi Sang 2
Chợ Tongin
4 Cung điện Gyeongbok
Quán trọ Bo-an (Boan 1942) Gwanghwamun
Công viên Sajik 3 © Gian
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
Nhà ga cung điện Gyeongbok
49
1
72 50
KOREANA Mùa Hè 2021
2
Qua biết bao thăng trầm lịch sử, đã có rất nhiều người, rất nhiều tầng lớp sống tại Seochon, duy nhất cái hồn văn hóa nghệ thuật vẫn vẹn nguyên như ngày đầu. Tại nơi này, văn hóa nghệ thuật của quá khứ, hiện tại và tương lai đang hội tụ với đa dạng hình thù, màu sắc phủ đầy những con hẻm nhỏ như mê cung. 1. Kwon Oh-nam đã điều hành Nhà sách Daeo từ khi bà cùng người chồng quá cố mở cửa nhà sách vào năm 1951. Họ quyết định sử dụng một phần ngôi nhà mang hơi hướng truyền thống của mình làm cửa hàng sách. Bây giờ nó là hiệu sách cũ lâu đời nhất ở Seoul. Nơi này cũng được sử dụng như một quán cà phê sách. 2. Chebu-dong, khu ẩm thực nổi tiếng, thu hút mọi người ở mọi lứa tuổi, những người tìm kiếm đồ ăn ngon cả ngày lẫn đêm. Những quán ăn nhỏ chen chúc nhau tạo thành một bức tường ẩm thực trong mê cung ngõ hẻm.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
ta có thể cảm nhận được dấu vết lịch sử được lưu giữ khắp mọi nơi. Thật tuyệt vời khi nhìn thấy những cầu thang gỗ và phòng triển lãm tuy chật chội nhưng vẫn giữ nguyên được hình dáng xưa cũ. Ông Choi Seong Woo – giám đốc “Quán trọ Bo-an” – mang ước mơ trở thành họa sĩ sang Pháp du học, sau đó theo học ngành quản lý nghệ thuật và quay về biến nơi đây thành một trung tâm văn hóa phức hợp tiêu biểu của Seochon. Hiện tại, cạnh “Quán trọ Bo-an”, ông cho xây tòa nhà bốn tầng để mở rộng hơn hoạt động kinh doanh văn hóa, thử nghiệm triển lãm các tác phẩm của các nghệ sĩ trẻ trong nước và tích cực xúc tiến các dự án ra nước ngoài. Trong tương lai, ông cũng dự định mời các nghệ sĩ nước ngoài đến tham gia triển lãm thường niên. Tầng ba và tầng bốn của tòa nhà là nhà khách và không gian làm việc của các nghệ sĩ lưu trú. Qua biết bao thăng trầm lịch sử, đã có rất nhiều người, rất nhiều tầng lớp sống tại Seochon, duy nhất cái hồn văn hóa nghệ thuật vẫn vẹn nguyên như ngày đầu. Tại nơi này, văn hóa nghệ thuật của quá khứ, hiện tại và tương lai đang hội tụ với đa dạng hình thù, màu sắc phủ đầy những con hẻm nhỏ như mê cung. Ưu điểm của việc du lịch qua những con hẻm thế này là ta được mở rộng tầm mắt trước những con đường mới lạ. Đôi khi sẽ gặp những con hẻm cụt, ta vừa quay lại vừa có thể nhìn lại bước chân của chính mình. Trong chuyến đi này, tôi đã khám phá ra được nhiều điều mới mẻ.
51
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
Cửa hàng tặng món quà ký ức Khuynh hướng hoài cổ Retro thịnh hành hiện nay gợi lại kí ức cho thế hệ trung niên và cao tuổi, đồng thời đem lại sự mới lạ cho giới trẻ. Tôi đã tìm ra một cửa hàng bán đĩa hát đang thổi lên làn sóng Retro ở khu phố cổ Jong-no của Seoul. Hwang Kyung-shin Nhà văn Ảnh Ha Ji-kwon Dịch Mai Như Nguyệt
“L
ạ hóa (D efamiliarization)” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu bởi nhà lý luận văn học kiêm nhà văn người Nga Victor Shklovsky (1893-1982). Kết cấu truyện quen thuộc khiến người đọc dễ hiểu và có cảm giác thân thuộc nhưng đồng thời cũng có thể gây nhàm chán. Ngược lại, kết cấu truyện với hình thức phức tạp, khó hiểu sẽ kéo dài thời gian cần thiết để hiểu và khơi dậy sự hứng thú, hồi hộp của độc giả. Dường như thế giới chúng ta đang sống luôn hướng đến những điều dễ dàng, thuận tiện và ngắn gọn nhưng tâm lý của con người lại không đơn giản như vậy. Họ mơ về nơi thân thuộc ở một nơi xa lạ và mong mỏi những thứ lạ lẫm trong những điều quen thuộc. Trong khi đó, “Retrospect” còn được gọi tắt là Retro mang nghĩa hồi tưởng, kí ức nhưng cũng là thuật ngữ được sử dụng với nghĩa “nhớ về những truyền thống hay kí ức trong quá khứ và có khuynh hướng mô phỏng lại chúng”. Những điều mới
52
KOREANA Mùa Hè 2021
mẻ sẽ trở thành cũ kĩ và những điều cũ kĩ sẽ trở thành những thứ mới lạ trong thời đại mới. Người lớn tuổi nhớ về tuổi trẻ và người trẻ đam mê những thứ mà người già từng thưởng thức. Quả thật, con người chúng ta vô cùng phức tạp.
Đĩa than LP đang nhận được sự chú ý mới
Nằm ở khu Jongno 3-ga thuộc quận Jongno, Seoul, cửa hàng đĩa “Seoul Record” có không gian vừa lạ lẫm vừa quen thuộc, vừa cũ vừa mới. Mở cửa lần đầu năm 1976, cửa hàng đang được người chủ thứ tư anh Hwang Seung-soo quản lí. Đĩa than LP và băng cát sét bị đĩa CD thay thế, đĩa DVD đạt được thời kỳ hoàng kim trong chớp nhoáng rồi nhanh chóng biến mất, tiếp đó các dịch vụ streaming bắt đầu khiến tương lai ngành băng đĩa như đi vào ngõ cụt. Trong bối cảnh đó, một cửa hàng rộng hơn 40 pyeong (khoảng hơn 130m2) tồn tại vững chắc suốt 45 năm qua lại quý hiếm hơn bất cứ cửa hàng
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
1. Khoảnh khắc chiếc kim gõ trên đĩa than, cửa hàng Seoul Record bước sang một kỷ nguyên khác. Âm thanh vẫn còn lẫn tạp âm, nhưng những vết trầy xước trên đĩa giúp sống dậy cảm xúc hoài cổ vang vọng không thôi. 2. Chủ cửa hàng anh Hwang Seung-soo luôn cung cấp nhiều loại nhạc, bao gồm nhạc cổ điển, jazz, gugak quốc nhạc truyền thống của Hàn Quốc, nhạc rock, nhạc phim và nhạc K-pop cho khách hàng nhiều độ tuổi khác nhau.
băng đĩa nào. “Người chủ đầu kinh doanh đến năm 2000 thì nhạc mp3 xuất hiện, không cạnh tranh giá thành được nên đành tạm đóng cửa. Thị trường chủ yếu nghiêng về nghe nhạc hơn là sở hữu băng đĩa nên khách mua album không nhiều. Khi đó, một người từng làm nhân viên nhận lại cửa hàng và trở thành chủ đời thứ hai. Theo lời kể, ban đầu buôn bán rất khó khăn nhưng
53
1
Khách hàng đến đây có lẽ không vì tìm đĩa hát mà tìm chính kí ức của riêng mình. Họ tìm những thứ quen thuộc trong một thế giới xa lạ, tìm những thứ mới lạ trong một thế giới thân thuộc. làn sóng Hallyu bắt đầu, khách nước ngoài tìm đến mua đĩa rất nhiều. Cứ thế, cửa hàng hoạt động một thời gian rồi chuyển cho người chủ thứ ba. Đó là quản lý cửa hàng làm việc dưới thời người chủ thứ hai. Khi đó, tôi vào đây làm nhân viên. Tôi làm việc được ba năm thì người chủ thứ ba nói sẽ thanh lý cửa hàng. Thế là tôi nhận lại cửa hàng đến giờ.” Anh Hwang bắt đầu cửa hàng năm 2015, khi vừa tầm bốn mươi tuổi. Ước mơ trở thành tác giả truyện tranh nhưng lập gia đình khiến anh phải suy nghĩ đến việc kiếm tiền. Làm việc này việc kia, cuối cùng anh phải chọn làm công việc bản thân biết rõ hơn là công việc mơ ước. “Anh trai tôi làm việc trong một công ty phân phối video. Mạng lưới phân phối video, CD, DVD đều có liên hệ với nhau. Khi còn bé, bố tôi mang về một máy quay đĩa, tôi được tiếp xúc với âm nhạc một cách rất tự nhiên. Đồng thời, thời thiếu niên, tôi có theo anh trai đến công ty băng đĩa. Cứ như thế, tôi có kiến thức nhất định về lĩnh vực này.” Thời anh còn làm nhân viên, khách hàng đa phần là người lớn tuổi. Sau lưng cửa hàng là tòa nhà Sewoon Plaza (tòa nhà phức hợp đầu tiên ở Hàn Quốc được hoàn công vào năm 1968), phía đối diện đường là Jongmyo (Tông miếu - đền thờ bài vị của các đời vua và hoàng hậu thời Joseon được khởi công năm 1394). Bên cạnh là công viên Tapgol (công viên trong trung tâm thành phố đầu tiên của Hàn Quốc, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh J.M. Brown năm 1897). Do có những địa
54
danh cổ kính như trên nên ít khi thấy người trẻ tìm đến khu vực này. Những người tìm mua đĩa than trạc tuổi 40, 50 được xem là nhóm khách hàng trẻ còn khách hàng chính mua băng cát sét là những ông già, bà lão. Thế rồi không khí cũng thay đổi. Ngày càng nhiều khách nước ngoài và giới trẻ tìm đến khu Euljiro có tên gọi khác là Hipjiro mang ý nghĩa 'sành điệu, thời thượng' của từ 'Hip' và khu làng truyền thống Hanok - điểm nóng du lịch mới nổi. Đĩa than LP tưởng chừng đã hoàn toàn biến mất trong ngành công nghiệp băng đĩa lại bắt đầu được xem như một món đồ mới lạ thu hút sự chú ý của người mua. Cùng với đó, độ tuổi của khách hàng cũng trẻ dần.
Chia sẻ kí ức
“Thời chúng tôi, phải tìm mua mới nghe được những bản nhạc yêu thích. Thời nay, có điện thoại thông minh và dịch vụ streaming nên ở đâu cũng có thể dễ dàng nghe được nhạc. Ngành công nghiệp băng đĩa được dự đoán sẽ lụi tàn nhưng hiện nay lại xuất hiện những người muốn sở hữu đĩa nhạc hơn là muốn nghe nhạc từ đĩa. Họ không cảm thấy thỏa mãn với một chiếc bìa đĩa xuất hiện trên màn hình điện thoại. Họ tìm đến mua đĩa than LP. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy những vị khách trẻ tuổi đến cửa hàng và thích thú nghe âm thanh của chiếc kim kéo lạo xạo trên đĩa nhạc than LP. Chính vì để nghe được âm thanh trong trẻo hơn và không có tạp âm mà đĩa CD đã xuất hiện. Thì ra cuộc đời
KOREANA Mùa Hè 2021
nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không được đi học và phải dán áp phích quảng cáo phim kiếm sống. Vì quá thích phim nên đã nhịn ăn cơm để tiền xem phim.” Lắng nghe những câu chuyện riêng tư dài và phức tạp của người khác rồi đồng cảm không phải là việc dễ dàng. Đó là việc đòi hỏi sự quan tâm, yêu thương và lòng tin yêu con người. Những khách hàng có dịp chia sẻ kí ức với anh, ra về với sự ấm áp trong lòng. Sau đó, họ tìm lại như những người bạn thân tình với kẹo, quýt hay chai nước ngọt trên tay làm quà.
Những quan tâm đẹp đẽ
2
3 © Gian
cũng có lúc thế này và thế kia như thế.” Giờ đây, cửa hàng của anh không phải là nơi tìm đến của khách hàng ở một độ tuổi nhất định nữa mà là của nhiều đối tượng khác nhau. Các cô con gái cũng dẫn bố đến và bố mẹ cũng dẫn con đến, mỗi người nghe nhạc mà bản thân mình ưa thích rồi chọn lựa. “Có những vị khách tìm đến hỏi tôi về bài hát. Họ bảo nghe được lúc trẻ, rất thích nhưng chỉ biết qua lời, nhớ một chút giai điệu mà lại quên mất tựa đề. Họ là những người lớn tuổi nên không biết dùng máy tính lại sống một mình. Khi tôi tìm mọi cách suy luận và tìm ra được, họ rất cảm động. Thấy thế tôi cũng rất vui.” Cũng có khách hàng hỏi thăm có ca khúc của nhóm nhạc nổi tiếng những năm 1960 không. Anh tìm được, bật lên và thật bất ngờ, giọng hát của ca sĩ trong đĩa nhạc lại giống hệt giọng hát của vị khách. Khi anh hỏi có phải chính vị khách hát không thì nhận được câu trả lời là 'Đúng'. Ông ấy nói rằng đã rất muốn nghe bài hát đó nhưng không thể nghe được vì đi tìm mãi mà không tìm ra đĩa nhạc. “Cũng có vị khách kể là đã sống ở khu này từ khi còn bé
1. Bắt kịp thời kỳ bùng nổ xu hướng retro, cửa hàng Seoul Record luôn đông nghẹt khách. Một số khách đến để gợi nhớ kí ức, cũng có những người đến đắm mình trong sự mê hoặc của các cung bậc cảm xúc. 2. Hiện tại các đĩa than được săn đón như một món đồ sưu tầm sau khi bị đĩa CD, sau đó là nhạc MP3 và dịch vụ streaming gạt sang một bên trong nhiều thập kỷ. 3. Sau khi tân trang lại nội thất, cửa hàng Seoul Record có một diện mạo mới hiện đại ngay giữa khu trung tâm cũ kỹ của thành phố Seoul. Tên những bài hát được yêu cầu được bỏ vào thùng thư màu đỏ và sẽ được phát vào buổi tối sau khi cửa hàng đóng cửa.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
Từ thứ hai đến thứ bảy, khoảng chín rưỡi mười giờ sáng cửa cuốn của cửa hàng Seoul Record được kéo lên để chào đón khách. Vợ mở cửa còn anh Hwang sẽ đến thay ca vào tầm 12 giờ đến một giờ trưa. Tiệm đóng cửa lúc bảy giờ rưỡi tối nhưng hôm nào buôn bán ế ẩm thì có khi mở đến tối muộn. Sau bảy rưỡi tối, một việc thú vị xảy ra phía trước cửa cuốn đã hạ, báo hiệu hết giờ mở cửa hàng. Đó chính là thời gian của “Bài hát theo yêu cầu”. “Trước cửa tiệm có một thùng thư màu đỏ. Khách hàng gửi vào thùng thư những bài hát họ yêu cầu, hôm sau tôi sẽ bật lên.” D ựa vào những bài hát được khách hàng gửi yêu cầu trong suốt một ngày, anh Hwang thêm vào danh sách các bài hát có cảm xúc tương tự rồi làm thành file. Sau khi đóng cửa, anh sẽ cho phát nhạc. Nhạc sẽ liên tục được phát ra đến mười hai giờ đêm. Nhiều người tình cờ ngang qua, họ dừng và hát theo, đôi khi còn nhún nhảy theo điệu nhạc. Cứ thế cuộc sống cứ nhẹ nhàng trôi, như màn đêm đang dần xâm lấn con đường trước mặt. “Tôi tìm thấy niềm vui ở đây. Cả tuần chỉ nghỉ một ngày chủ nhật nhưng ngày đó tôi cũng nghe nhạc, mân mê máy phát và xem phim. Nói cách khác, tất cả sở thích của tôi gói gọn tại nơi này. Vợ tôi còn bảo: “Anh mở cửa hàng để thỏa mãn sở thích của mình phải không?” Người làm thêm đứng bên nói xen vào: “Giám đốc đang muốn chia sẻ sân chơi của ông ấy cho mọi người.” “Ngay từ đầu, tôi mở cửa hàng không phải vì mục tiêu kiếm nhiều tiền. Cứ tiếp tục duy trì cửa hàng và được nghe những bản nhạc mà mình yêu thích, tôi thấy cuộc sống như vậy cũng không đến nỗi tệ. Tôi tận hưởng thú vui tại chính cửa hàng của mình còn khách hàng đến đây để tìm những bài hát, bản nhạc mà họ đang muốn nghe.” Khách hàng đến đây có lẽ không vì tìm đĩa hát mà tìm chính kí ức của riêng mình. Họ tìm những thứ quen thuộc trong một thế giới xa lạ, tìm những thứ mới lạ trong một thế giới thân thuộc. Giống như lời của anh Hwang, cuộc đời này cứ trôi đi theo thế này hay thế khác và trong dòng chảy đó, nếu có những bài hát, bản nhạc đẹp đẽ, đầy tình yêu thương thì chẳng phải đã là mãn nguyện rồi sao?
55
GIẢI TRÍ
Sau 5 năm thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, Netflix đã góp phần nâng cao tiêu chuẩn nội dung Hàn Quốc và đóng góp mạnh mẽ cho sự gia tăng vị thế của Nội dung Hàn Quốc trên thị trường thế giới trong suốt thời gian đó. Đằng sau quá trình thuận lợi này là sự đầu tư liên tục, những thử thách táo bạo và sự hợp lực của những nhà sản xuất ưu tú. Kang Yung-woon Phóng viên báo kinh tế Maeil Dịch Nguyễn Hồng Phương Thảo
SỰ TƯƠNG SINH HÒA HỢP GIỮA NETFLIX VÀ NỘI DUNG HÀN QUỐC
K
ể từ khi gia nhập thị trường Hàn Quốc vào năm 2016, Netf lix, kẻ mạnh nhất trong dịch vụ OTT (Over The Top, tạm dịch dịch vụ phát trực tuyến đa phương tiện) đã mang đến những thay đổi đáng kể. Các nội dung về cả chất
1
lượng và số lượng từ nước ngoài tràn vào thị trường Hàn Quốc, đồng thời các nội dung xuất sắc của Hàn Quốc cũng được lan rộng đến khán giả nước ngoài. Nhờ Netflix, các nhà sản xuất nội dung Hàn Quốc được thế giới công nhận tiềm năng, và nhờ Hàn Quốc, Netflix tăng số lượng người đăng ký trên thị trường toàn cầu. Netflix vừa đóng vai trò là cầu nối trao đổi nội dung một cách trọn vẹn vừa thiết lập mối quan hệ Win-Win đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, thị trường nội dung Hàn Quốc đã đón nhận sự biến động chưa từng có. TVING của CJ ENM, Seezn của KT và Wavee của SKT đang cạnh tranh để thống trị thị trường. Các dịch vụ OTT lớn ở nước ngoài như Disney + cũng có khả năng cao
80 56
KOREANA SUMMER 2021 KOREANA Mùa Hè 2021
1. Trong bộ phim “Siêu lợn Okja”, nhiệm vụ của nhóm môi trường ALF (Mặt trận giải phóng động vật) là tiết lộ sự thật về tập đoàn Mirando, đơn vị đã tìm cách tạo ra một siêu lợn thông qua việc sửa đổi gen. 2. Nhân vật chính Mija (bên phải) đến mỹ để giải cứu người bạn động vật khổng lồ Okja và chạm trán Nancy Mirando, CEO Tập đoàn Mirando.
sẽ thâm nhập thị trường Hàn Quốc. Sau đại dịch COVID -19, sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt.
Khở i đầu đột phá
Ngay từ thời điểm Netf lix thông báo thâm nhập Hàn Quốc đã là một sự đột phá. Đó là vì bộ phim bom tấn “Siêu lợn Okja” (Okja, 2017) của đạo diễn Bong Joon-ho được sản xuất với kinh phí đầu tư khủng lên tới 74 tỷ won đã được treo biển hiệu Netflix Hàn Quốc. Mặc cho nhiều cụm rạp chiếu trong nước tuyên bố tẩy chay, cho rằng “Việc chiếu đồng thời OTT và rạp là không thể chấp nhận được”, nhưng đạo diễn Bong đã ghi dấu ấn tại Hollywood với tác phẩm này. Ở một khía cạnh nào đó, sự hợp tác với Netf lix có thể được xem là nút thắt đầu tiên để phim Ký sinh trùng (Parasite; 2019) thu hoạch được 4 giải thưởng Viện Hàn lâm Hoa Kỳ. Kể từ đó, Netflix tiếp tục mở rộng đội hình với những phim như “Thế giới ma quái” (tiêu đề tiếng Anh là Sweet Home; 2020), “Nữ y tá can trường” (tiêu đề tiếng Anh là The School Nurse Files; 2020) và “Đêm nơi thiên đường”
1 2
KOREAN CULTURE & ARTS
(Night in Paradise; 2021). Trong đó, phim “Thế giới ma quái” đạt 22 triệu lượt xem trong vòng một tháng sau khi phát hành vào ngày 18 tháng 12 năm ngoái. Đây là thứ hạng cao nhất trong tất cả các nội dung của Netflix, và nhờ thành công liên tiếp của các nội dung Hàn Quốc, số lượng người đăng ký trên toàn thế giới đã vượt quá 200 triệu vào năm ngoái.
Lý do đáng chú ý
Netflix đã không đơn thuần xem Hàn Quốc là một thị trường tiêu dùng vì đất nước 50 triệu dân không phải là một thị trường hấp dẫn. Chỉ có bốn quốc gia mà Netflix đặt văn phòng hoặc trụ sở tại châu Á là Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, Ấn Độ có một thị trường khổng lồ với 1,2 tỷ dân, Singapore cần thiết như bàn đạp kết nối phương Đông và phương Tây, Nhật Bản được thiết lập để sản xuất phim hoạt hình. Lý do Netflix nhảy vào Hàn Quốc, nơi cả vị trí địa lý, dân số cũng như lợi nhuận đều không được đảm bảo là do khả năng sản xuất nội dung vượt trội. Các nhà sản xuất phim điện ảnh và phim truyền hình giỏi nơi này biết cách đáp ứng “khẩu vị” của khán giả, đây là tiền đồn cần thiết để sản xuất nội dung. Sự lựa chọn của Netf lix đã hoàn toàn đúng. Phim “Vương triều xác sống” (tiêu đề tiếng Anh là Kingdom; Phần 1 năm 2019, Phần 2 năm 2020) được đón nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới. Câu chuyện về thây ma diễn ra trong bối cảnh triều đại Joseon (1392-1910) ở Hàn Quốc đã thu hút nhiều sự chú ý bởi nội dung pha trộn giữa lịch sử và văn hóa Đông Tây. Kỹ năng viết của biên kịch Kim Eun-hee cũng đóng góp không nhỏ cho sức hút của bộ phim. Tại Mỹ, thậm chí còn có hiện tượng mua mũ “gat” của các nhà quý tộc thời Joseon. Netflix cũng đóng vai trò như một cánh cửa dẫn đến làn sóng Hàn lưu trong bối cảnh tình hình không có nhiều nền tảng mà người hâm mộ ở nước ngoài có thể thưởng thức nội dung Hàn. Hàn lưu đang tạo nên những phản ứng tích cục ở những quốc gia phát triển về văn hóa đại chúng như Anh, Mỹ chứ không chỉ ở những khu vực châu Á vốn là thị trường thế mạnh truyền thống của mình. Có nhiều lý do
81 57
2
1
khác nhau khiến người hâm mộ nước ngoài cuồng nhiệt với phim Hàn Quốc do Netflix cung cấp. Sophie Abdoul, 23 tuổi, người Anh - đã xem K-pop, phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc đều đặn từ năm 14 tuổi. Cô có thể dễ dàng thưởng thức âm nhạc thần tượng Hàn Quốc trên Youtube, nhưng lại gặp rào cản cao đối với phim truyền hình. Tuy nhiên, vì Netflix gần đây đã lần lượt phát hành phim Hàn nên dễ dàng xem được hơn trước đây. Theo cô, “Nhờ Netf lix, khả năng tiếp cận phim Hàn Quốc đã được cải thiện rất nhiều” và “Mỗi khi buồn chán, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc khiến tâm trạng tôi tốt lên”. Nhờ đó, gần đây cô đang tích cực giới thiệu Hàn Quốc cho bạn bè và gia đình như là một nhà truyền bá văn hóa Hàn. Chelsea Anosik, 18 tuổi, người Mỹ - là fan
dạng hơn thế. Sự hợp tác giữa nội dung Hàn Quốc và Netflix tại châu Á cũng đang nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Marié Olivia Garcia người Philippines cho biết “trên Netflix, phim Hàn Quốc cung cấp nhiều lựa chọn hơn các chương trình truyền hình hiện có” và cô cho rằng đây là “việc rất đáng cảm kích đối với các fan hâm mộ Hàn lưu”. Shravika Wanjari, một người Ấn Độ yêu thích phim Hàn Quốc qua bộ phim Chuyến tàu sinh tử (tiêu đề tiếng Anh là Train to Busan; 2016), cũng dự đoán rằng “Những bộ phim và bộ phim truyền hình Hàn Quốc xuất sắc về thây ma và kinh dị sẽ thống trị nền tảng Netflix.”
hâm mộ của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Trước khi Netflix có dịch vụ phim Hàn, anh ấy đã yêu thích phim Hàn Quốc và dạo này anh cũng đang tìm xem nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc hơn nữa. Anh xem đa dạng nhiều thể loại: từ “Bẫy tình yêu” (tiêu đề tiếng Anh là Cheese in the Trap; 2016) đến “Thế giới ma quái” (tiêu đề tiếng Anh là Sweet Home) đến “Điên thì có sao?” (tiêu đề tiếng Anh là Psycho but okay). Theo anh, “Phim truyền hình Hàn Quốc có rất nhiều yếu tố hấp dẫn” và “sự xuất sắc trong việc khơi gợi cảm xúc cũng là một yếu tố lôi cuốn của phim Hàn”. Do đó, “thật vui khi Netflix đang đốc thúc các biên kịch, đạo diễn và diễn viên Hàn Quốc thực hiện nhiều thử thách đa dạng mà họ không thể làm trên TV truyền thống” và “phần đông mọi người nghĩ rằng Hàn Quốc chỉ có phim tình cảm lãng mạn, tôi muốn nói cho họ biết rằng phim Hàn có nhiều nội dung đa
trường toàn cầu. Netflix có kế hoạch chiếm vị trí cao hơn thông qua nhiều hoạt động đầu tư vào các dịch vụ OTT, vốn đang trở nên gay gắt hơn sau đại dịch COVID-19. Việc công bố khoản đầu tư 500 triệu đô la trong năm nay vào sản xuất nội dung Hàn Quốc là một mắc xích của kế hoạch. Khoản đầu tư trong 5 năm qua tính ra lên đến 700 triệu đô la, đây quả thực là mức cao nhất từ trước đến nay. Thậm chí, Netflix còn chuẩn bị hai studio quy mô lớn ở Yeoncheon và Paju, tỉnh Gyeonggi-do để có một môi trường sản xuất ổn định. Hai studio mà Netf lix đã ký hợp đồng thuê là “YCDSMC Studio 139” và “Samsung Studio”, trong đó YCDSMC Studio 139 có sáu trường quay nhỏ, tổng diện tích 9000 mét vuông và Samsung Studio có ba trường quay nhỏ với tổng diện tích là 7000 mét vuông. Với sự hỗ trợ đầy đủ như vậy, loạt phim
58
Đầu tư quy mô lớ n
Netflix đang mở rộng hợp tác với Hàn Quốc dựa trên những thành tựu đạt được trên thị
3
1. “Nữ y tá can trường” (tiêu đề tiếng Anh là The School Nurse Files, một bộ phim siêu anh hùng giả tưởng dài sáu tập, xuất hiện trên Netflix vào tháng 09/2020. Phim dựa trên tiểu thuyết “Y tá học đường Ahn Eun-young” (School Nurse Ahn Eunyoung) từng đoạt giải thưởng năm 2015 của Chung Serang. 2. “Vương triều xác sống” (tiêu đề tiếng Anh Kingdom), một loạt phim có cảnh những thây ma đe dọa triều đại Joseon, là một trong những chương trình kinh dị nổi tiếng nhất Netflix. Phần thứ ba đang được mong đợi sau tập đặc biệt kể về nữ hoàng hải tặc Ashin, người dường như có năng lực điều khiển thây ma. 3. Trong một cuộc phiêu lưu khác của Netflix vào đề tài thây ma, phim “Tất cả chúng ta đều chết” (All of Us Are Dead) nói về những người bị mắc kẹt trong một trường trung học và quá trình cố gắng giải cứu họ. Đây là bản chuyển thể từ webtoon cùng tên của Joo Dong-geun, dự kiến phát hành vào năm 2021. 4. “D.P” là một chuyển thể khác từ webtoon “D.P. Dod Days” của Kim Bo-tong. Là phim với nội dung về một quân đội tư nhân được chỉ định theo dõi những người đào ngũ, qua đó giúp người xem khám phá những cuộc đấu tranh cảm xúc của những người đào ngũ.
KOREANA Mùa Hè 2021
4
5
6 © Netflix
Netflix đang mở rộng hợp tác với Hàn Quốc dựa trên những thành tựu đạt được trên thị trường toàn cầu. Netflix có kế hoạch chiếm vị trí cao hơn thông qua nhiều hoạt động đầu tư vào các dịch vụ OTT, vốn đang trở nên gay gắt hơn sau đại dịch COVID-19.
5. “Đêm nơi thiên đàng” (Night in Paradise) đã đạt được điểm tuyệt vời cho cả cách kể chuyện lẫn kỹ xảo điện ảnh khi giới thiệu một nhân vật nữ chính hiếm hoi trong thể loại phim đen (noir) Hàn Quốc. 6. Mùa thứ hai của “Vương triều xác sống” (tiêu đề tiếng Anh là Kingdom) thu hút lượng khán giả lớn hơn mùa đầu tiên. Đạo diễn Kim Sung-hoon coi tập phim độc lập sắp tới “Vương triều xác sống-Ashin phương Bắc” (Kingdom: Ashin of the North) sẽ là bước đệm cho mùa thứ ba.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
của Hàn Quốc năm nay thật sôi nổi. Tiền truyện của phim “Vương Triều Xác Sống” (tiêu đề tiếng Anh là Kingdom) là phim “Vương Triều Xác Sống - Ashin Phương Bắc” (tiêu đề tiếng Anh là Kingdom: Ashin of the North) đã xác nhận vai diễn của diễn viên Jun Ji-hyun và dự kiến phát sóng trong năm nay. Bộ phim “Hướng tới thiên đường” (tiêu đề tiếng Anh là Move to Heaven: I'm a Keeper) kể về những câu chuyện của người chết qua quan điểm của một nhân viên dọn dẹp di vật - cũng đang thu hút được nhiều sự chú ý. Lee Je-hoon đóng vai chính thu hút được sự quan tâm từ người hâm Hàn lưu. Bộ phim “D.P” (tiêu đề tiếng Anh là D.P
lây lan, đã được đăng tải gần đây, hình dáng của những thây ma đẫm máu trong sân vận động đang làm dấy lên sự kỳ vọng của người hâm mộ. Bộ phim “Sự im lặng của biển” (The Silent Sea), với sự tham gia của các ngôi sao Hàn lưu như Gong Yoo, Bae Doo-na và Lee Joon đã được chiếu trên Netflix. Với bối cảnh trái đất trở nên khan hiếm nước và lương thực do quá trình sa mạc hóa toàn cầu, phim kể về câu chuyện của các thành viên phi hành đoàn tinh nhuệ tại một trại nghiên cứu bị bỏ rơi trên mặt trăng. Đây được xem là một trong những tác phẩm khoa học viễn tưởng được mong đợi của điện ảnh Hàn Quốc.
Dog Day) với sự tham gia của Jung Hae-in, Koo Kyo-hwan và Kim Sung-kyun cũng đang được mong đợi. Phim kể về câu chuyện của một nhóm truy đuổi những kẻ đào ngũ. Đây là tác phẩm chuyển thể từ webtoon cùng tên của tác giả Kim Bo-tong, không loại bỏ hoàn toàn các yếu tố vô lý và khắc nghiệt trong quân đội được, thu hút rất nhiều sự chú ý. Loạt phim thây ma của Hàn Quốc vẫn tiếp tục trong năm nay. Một cảnh trong phim “Trường học của chúng ta bây giờ” (tiêu đề tiếng Anh là Now at Our School: All of Us Are Dead) kể về câu chuyện của những người cố gắng cứu một trường trung học - nơi virus
Cạnh tranh giữa các nền tảng dịch vụ OTT trong nước sau khi được kích thích bởi khoản đầu tư quy mô lớn của Netf lix cũng bùng phát. KT thông báo sẽ đầu tư hơn 400 tỷ won cho đến năm 2023 để sản xuất 100 bộ phim truyền hình bom tấn. Wavee, được tạo ra bởi ba đài truyền hình lớn (KBS, SBS, MBC) và SK Telecom sẽ rót 300 tỷ won vào việc sản xuất phim trong ba năm. TVING, một liên minh của CJ và JTBC, cũng công bố khoản đầu tư 400 tỷ won trong ba năm. Cuộc chiến của những con khủng long nền tảng OTT này khiến cho không chỉ Hàn Quốc mà các fan Hàn lưu trên toàn thế giới đều vui mừng.
59
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
Sự thông dụng của
RAU CẦN
1
Rau cần (tiếng Hàn gọi là “Minari”) là nguyên liệu chế biến món ăn với hương vị độc đáo và cảm giác giòn khi nhai. Gần đây, bộ phim mang tính tự truyện của đạo diễn người Mỹ gốc Hàn Lee Issac Chung mang tên “Minari” (tựa đề tiếng Việt là “Khát vọng đổi đời”) đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Bộ phim cho thấy rau cần không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi cao của người Hàn Quốc. Jeong Jae-hoon Dược sĩ, nhà phê bình ẩm thực Vẽ Shin Hye-woo Dịch Phùng Thanh Xuân
60
KOREANA Mùa Hè 2021
H
ầu hết các thực vật mọc trên đồng ruộng đều chứa độc tố, có loại có vị đắng khi nhai. Trẻ em thường từ chối những món ăn có vị đắng cũng là bản năng tự bảo vệ bản thân khỏi những thực vật chứa độc tố này. Văn hóa ẩm thực của nhân loại phát triển đến nay là dựa trên nền tảng kiến thức phân biệt giữa thực vật có thể ăn được và thực vật không thể ăn được. Nhìn thoáng qua, “rau cần” và “cần chứa độc tố” có hình dạng khá giống nhau. Cả hai đều thân rỗng, mép lá hình răng cưa, sắc nhọn. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, lá của “rau cần” có hình dạng giống như những quả trứng được cắt theo chiều dọc, trong khi lá của “cần chứa độc tố” có hình lưỡi giáo dài và nhọn. Cả hai là thực vật cùng họ, nhưng “rau cần” ăn được, “cần chứa độc tố” lại không ăn được. Rau cần có thể ăn sống hoặc ăn chín, và là nguyên liệu nấu ăn nổi tiếng ở Hàn Quốc từ thời xưa bởi hương vị độc đáo của nó. Trên thực tế, rau cần thông dụng đến mức giá bán trên thị trường của nó đã được đăng báo từ những năm 1920. Lý do rau cần được yêu thích là vì so với các loại rau khác, hương cần tuy nồng nhưng vị lại rất thanh. Tuy nhiên, vì là rau thân rỗng như rau muống nên nếu chần sơ qua và cho vào miệng, người ăn sẽ cảm nhận được vị thơm và cảm giác nhai giòn vô cùng sảng khoái.
Cảm giác thưở ng thức đặc biệt
Hãy cùng tìm hiểu cách chế biến món cần cuốn được giới thiệu trong sách “Thị Nghị toàn thư” (Bách khoa toàn thư về ẩm thực), biên soạn vào triều đại Joseon cuối thế kỷ 19. Trước tiên, chuẩn bị rau cần bằng cách bỏ gốc và lá, rửa sạch và chần qua nước sôi. Sau đó, thái mỏng
3
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
2
1. Rau cần, một nguyên liệu mùa hè thanh nhiệt, tính mát có vị cay nhẹ, giàu vitamin, các khoáng chất và chất xơ. Theo cẩm nang Đông Y (cuốn sách Y học phương Đông) vào triều đại Joseon thế kỷ 17, rau cần có công dụng làm dịu cơn khát, thanh lọc đầu óc, hiệu quả trong điều trị đau đầu và buồn nôn. 2. Lá rau cần có hình răng cưa, sắc nhọn. Lá có hình dạng giống như một quả trứng được cắt theo chiều dọc. 3. Thân rau cần ẩm ướt, đàn hồi có cơ chất kết cấu giòn. Rau cần chia làm hai loại phổ biến: rau cần nước, sinh trưởng trong môi trường nước, thân rỗng, trong khi rau cần ruộng sinh trưởng trên ruộng cạn thân tương đối rắn chắc.
trứng tráng, mộc nhĩ, ớt đỏ, thịt ức bò; cho hạt thông vào giữa và cuộn lại bằng cuống cần đã chuẩn bị. Cuối cùng, bày ra đĩa cho đẹp mắt và ăn kèm với tương ớt pha giấm. Điểm nhấn của món ăn này chính là rau cần xanh giòn quấn vòng các nguyên liệu. Tại sao chúng ta lại thích thưởng thức các món ăn giòn? Nhà nhân học văn hóa thần kinh học John S. Allen đã đưa ra ba lý do để trả lời cho câu hỏi trên trong quyển sách mang tên “Sự chi phối của vị giác” (The Omnivorous Mind, 2012). Con người từ xa xưa là loài linh trưởng thích ăn côn trùng là lý do đầu tiên. Lý do thứ hai là việc chế biến bằng nhiệt độ giúp cho các nguyên liệu thực phẩm trở thành món ăn có vị giòn hơn vốn có, từ đó làm tăng mức độ yêu thích đối với vị giòn. Lý do cuối cùng là các loại rau tươi mang lại cảm giác giòn khi nhai. Các loại rau tươi với các màng tế bào căng, mọng nước khi được nhai sẽ vỡ ra cùng với âm thanh “rau ráu” và tiết ra nước. Ngược lại, nếu bảo quản trong thời gian dài, rau sẽ bị mất nước, trở nên héo và dai. Rau cần thường mọng nước nên dù chần sơ hay xào vẫn giữ được độ giòn. Ngay cả khi làm kim chi hay dưa muối thì độ giòn này vẫn được giữ nguyên. Đó là bởi thành phần axit hữu cơ trong vị chua làm săn chắc các màng tế bào của rau cần. Tuy nhiên, cách trải nghiệm thú vị hơn hết để thưởng thức độ giòn của rau cần là đến trực tiếp nơi trồng và ăn thử ngay lúc vừa thu hoạch xong. Rau cần Hanjae ở làng Hanjae, thị trấn Cheongdo, quận Cheongdo, tỉnh Gyeongsangbuk nổi tiếng khắp Hàn Quốc. Các khu vực được gọi là Hanjae gồm các vùng Cho hyeon-ri, Eum ji-ri, Pyeong yang-ri, và một phần Sang-ri. Các vùng trên có thổ nhưỡng thích hợp trồng rau cần nhờ đặc tính thoát nước tốt của đất núi lửa. Rau cần thường được chia làm hai loại là rau cần ruộng nước và rau cần ruộng cạn. Rau cần ruộng nước sinh trưởng hoàn toàn trong môi
61
trường nước, thân rỗng như đã giải thích ở trên. Ngược lại, rau cần ruộng cạn thì thân tương đối rắn chắc. Rau cần Hanjae được trồng bằng cách kết hợp cả hai hình thức nên thân rau phần lớn khá rắn chắc. Rau cần Hanjae vừa giòn tươi lại vừa thơm. Rau cần thu hoạch vào mùa xuân thường được cuốn ăn kèm với thịt ba chỉ nướng. Lấy một nhánh rau cần thay cho xà lách, đặt lên đó thịt ba chỉ nướng, tỏi, tương đậu; mùi hương thanh mát của rau cần giúp chế ngự cảm giác béo ngấy của thịt. Sau khi nướng thịt trên chảo xong, bỏ rau cần lên chảo đảo cho chín tới và ăn kèm với thịt ba chỉ.
Hươ ng thơ m quyến rũ 1 © Institute of Korean Royal Cuisine
mang đến cảm giác như ta đang ở trong khu r ừ ng cây lá kim bạt ngàn thông, lãnh sam, tuyết tùng, chính là vì hợp chất Terpene như chất Pinene, chất Myrcene đang lan tỏa trong khoang miệng. Trong thành phần hương thơm cũng tạo ra cảm giác như có chứa gừng, cam quýt, vỏ chanh, riềng ở bên trong. Do vậy, nếu cho rau cần vào, sẽ làm giảm được vị tanh của món ăn. Đó cũng là lý do khoa học giải thích cho việc sử dụng rau cần khi chế biến nhiều món cá như món lẩu cá cay. Mùi hương thơm mát của rau cần cũng rất hợp với tương đậu nành, vốn có vị hấp dẫn thơm ngon. Trước đó, có nhiều người cho rau cần vào canh tương đậu nành ăn, nhưng Nhật báo Chosun số ra ngày 2 tháng 4 năm 1939, đã giới thiệu cách muối rau cần với tương đậu nành như sau: “Rửa sạch rau cần, sau đó ngâm trong nước ấm khoảng một giờ, cho tương đậu nành vào bát to và trải một lớp mỏng rau cần lên trên. Tiếp tục cho tương đậu nành vào, trải lớp rau cần lên và đậy nắp lại. Sau hai ngày, lấy ra ăn, vị sẽ khác biệt. Tương đậu nành càng ngon thì món ăn càng ngon”. Những chất tạo mùi hương có trong thực vật về cơ bản là thành phần để chống lại những tác nhân gây hại bên ngoài như vi khuẩn hay côn trùng. Do đó, rau cần ruộng cạn sẽ có mùi hương nồng hơn rau cần nuộng nước. Rau cần mọc trên núi hoặc trên vùng bán sơn địa sẽ
62
Mùi hương của rau cần là hợp chất dễ bay hơi có tên gọi Terpene. Rau cần khi nhai sống sẽ
Thoạt nhìn, rau cần được cho là loài thực vật có sức sống mãnh liệt, dễ dàng sinh trưởng ở bất kì đâu. Nhưng kỳ thực, rau cần đã phải đối diện với những mối nguy hiểm xung quanh, vật lộn đấu tranh để sinh tồn.
© Institute of Korean Royal Cuisine
2
© Yu Eun-young
KOREANA Mùa Hè 2021
4
3 © 2bob.co.kr © Vivian
được thêm tiếp đầu ngữ “돌” (dol) với ý nghĩa mọc dại vào trước từ “미나리” (minari - rau cần), tạo thành tên gọi dolminari có nghĩa là rau cần dại. Mùi hương của rau cần dại nồng hơn so với rau cần ruộng cạn và rau cần ruộng nước. Đó © 2bob.co.kr là vì tạo ra nhiều hợp chất mùi hương có tính kháng thể là cách để chúng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Ngoài các chất tạo mùi thơm, trong rau cần còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa đa dạng, do đó loại rau này đang được nghiên cứu rộng rãi về tính năng chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ gan. Việc sử dụng rau cần vào các món ăn được chế biến từ cá nóc được cho là có tác dụng giải độc, nhằm đề phòng trường hợp chất độc của cá nóc còn sót lại. Nhưng trên thực tế, thêm rau cần vào món ăn không thể giải độc tố của cá nóc. Hiểu đúng hơn thì rau cần có công dụng làm mùi vị món ăn thơm ngon hơn.
Sức sống mãnh liệt
“Rau cần sinh trưởng tốt ở bất cứ đâu”. Đây là lời nói của người bà với cậu cháu trai trong bộ phim “Minari” (Khát vọng đổi đời, 2020) của đạo diễn Lee Issac Chung. Việc định cư chẳng phải là điều dễ dàng đối với gia đình Hàn Quốc mới đặt chân đến một vùng đất xa lạ tại Arkansas. Cuộc sống của người nhập cư đan xen những hi vọng và bất an liệu có thể bám rễ ở vùng đất mới hay không rất giống với rau cần. Thoạt nhìn, rau
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
1. Món rau cần cuộn được làm với trứng tráng thái mỏng, thịt ức bò và mộc nhĩ, cuộn tất cả lại bằng cuống cần đã chần qua nước sôi, ăn kèm với tương ớt pha giấm. Món ăn này được phục vụ trong Ngự Thiện (bàn ăn của vua) hay các bữa tiệc thiết đãi của triều đình thời kỳ Joseon. 2. Rau cần rất hợp với món thịt ba chỉ nướng, rau ăn sống hay xào cùng với thịt đều được. 3. Rau cần có mùi hương nồng và được biết với các tên gọi khác trong tiếng Anh như waster parsley (cần nước), water dropwort (hồ cần) hay Asian parsley (cần nước châu Á). Ngày nay, rau cần là một nguyên liệu thông dụng trong món Pasta (mỳ Ý). 4. Nước sốt Pesto làm với rau cần cắt nhỏ không những được dùng trong món Pasta (mỳ Ý), mà còn rất ngon khi quét lên bánh mỳ ăn kèm giống như nước sốt lá húng tây hay nước sốt rau bina.
Dakyung Lee
cần được cho là loài thực vật có sức sống mãnh liệt, dễ dàng sinh trưởng ở bất kì đâu. Nhưng kỳ thực, rau cần đã phải đối diện với những mối nguy hiểm xung quanh, vật lộn đấu tranh để sinh tồn. Đối với những ai chưa từng thưởng thức, sẽ © Vivian yung và Lee những người ăn món thấy lạ lẫm với rauDak cần rau này. Nhưng khi hiểu rõ về rau cần rồi, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy đây là loại rau vô cùng thân thuộc. Cần tây và cà rốt là họ hàng của rau cần. Hai loại nguyên liệu này được sử dụng trong hai loại nước sốt Mirepoix (hỗn hợp rau củ thái hạt lựu gồm cà rốt, hành tây, cần tây) và Sofrito (hỗn hợp của các loại rau chủ yếu là hành tây và tỏi cùng các gia vị). Nếu bạn là người thích cảm giác giòn tươi của rau cần tây, hẳn bạn sẽ nhanh chóng quen thuộc với rau cần. Hương vị cũng rất hòa hợp khi làm món sốt Pesto với rau cần thay cho lá húng tây, hay món cần xào cùng dầu oliu dùng kèm món Pasta (mỳ Ý). Vậy nên, nếu thử so sánh văn hóa ẩm thực của nhiều nơi trên thế giới thì bạn sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt. Khi nhìn thấy cuộc sống của gia đình nhập cư trong bộ phim “Minari”, ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy đồng cảm, đó là vì nó chạm đến những vấn đề tương đồng mà mỗi chúng ta đều gặp phải và cần được sẻ chia.
63
PHONG CÁCH SỐNG
Thế hệ 20-30 đổ xô vào chứng khoán Khoảng thời gian đáng quan ngại và hỗn độn do COVID-19 gây ra đã hình thành một làn sóng đầu tư tài chính mạnh mẽ. Vào thời điểm thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong những ngày đầu của đại dịch, ngay cả những người thường ngày thờ ơ với chứng khoán cũng đã nhảy vào đầu tư trên quy mô lớn. Trung tâm của làn sóng đầu tư có “thế hệ 20-30”.
I
Ra Ye-jin Nhà báo chuyên mục Kinh tế, Nhật báo JoongAng S
m Su-bin (Lâm Tú Tân), 29 tuổi, sắp tốt nghiệp đại học, gần đây đã bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu với 300.000 won - khoản tiền kiếm được từ một công việc bán thời gian. Trong khi kiếm tiền tiêu vặt từ làm thêm, cô Im cũng không ngừng tìm kiếm việc làm toàn thời gian. Tuy nhiên, cô ấy chỉ có thể tìm được một vị trí thực tập mà thôi. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, lần đầu tiên cô Im chuyển hướng quan tâm đến cổ phiếu với ý nghĩ sẽ kiếm được tiền dù chỉ là một số tiền nhỏ. Kim A-ram (Kim Nga Lãm), dịch giả tự do 33 tuổi đã hoãn đám cưới dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm ngoái sang tháng 9 năm nay, cũng tham gia thị trường chứng khoán cách đây không lâu. Số lượng khách mời bị giới hạn dưới 50 người do lệnh giãn cách xã hội, vì vậy cô không còn cách nào khác phải hoãn đám do mong muốn có đầy đủ gia đình và bạn bè đến chung vui. Đồng thời, khi vừa quyết định xong, cô đã mang số tiền dành dụm cho tuần trăng mật đi đầu tư chứng khoán dù chỉ trong thời gian ngắn. “Thị trường chứng khoán đang bùng nổ, có thể kiếm được một khoản tiền dù chỉ vài trăm nghìn won để phụ thêm cho cuộc sống mới cưới của mình” - cô kỳ vọng. Khi số người ở độ tuổi 20 và 30 bắt đầu bước chân vào con đường đầu tư cổ phiếu tăng lên một cách đột biến, các từ mới gọi tên hiện tượng này lần lượt xuất hiện. Tiêu biểu nhất là tên gọi “Phong trào kiến Donghak” ví như “Phong trào nông dân Donghak” - phong trào chống lại các thế lực chính trị hà khắc diễn ra vào năm 1894 - đề cập đến tình trạng các nhà đầu tư cá nhân trẻ tuổi mua
64
Dịch Phan Như Quỳnh
rất nhiều cổ phiếu đã giảm mạnh trong nước, trước các nhà đầu tư là tổ chức hay người nước ngoài. Ở đây, “kiến” dùng để chỉ nhân viên văn phòng trẻ tuổi làm công ăn lương. Ngoài ra, “jurin” cũng là một từ mới xuất hiện gần đây. Đây là từ ghép bởi “ju-sik” (cổ phiếu) và “eo-rin-i” (trẻ em), chỉ một người mới bước vào lĩnh vực chứng khoán, chưa biết nhiều về cổ phiếu và mới bắt đầu giao dịch. Hiện tượng này cũng thể hiện rõ qua các con số. Theo kết quả phân tích “Tình trạng chủ sở hữu của các công ty niêm yết quyết toán tháng 12” do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Hàn Quốc (Korea Securities Depository) công bố ngày 1 tháng 4, tổng lượng cổ phiếu các cá nhân nắm giữ vào cuối năm 2020 là 662 nghìn tỷ won, tăng 243 nghìn tỷ won so với con số 419 nghìn tỷ won cuối năm 2019. Tỷ trọng của các cá nhân trong tổng vốn hóa thị trường là 28%, tăng 3,6% so với năm trước. Khoảng 3 triệu cá nhân bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, chiếm 32,8% trên tổng số 9,14 triệu nhà đầu tư cá nhân. Đặc biệt, năm ngoái, trong số 3 triệu người lần đầu đầu tư cổ phiếu có đến 1,6 triệu người ở độ tuổi dưới 30, chiếm 53,5%. Theo giới tính, nam giới nắm 489 nghìn tỷ won, cao hơn so với nữ giới chỉ nắm 173 nghìn tỷ won. Tuy nhiên, về tốc độ gia tăng, tỷ lệ nắm giữ của phụ nữ tăng 77% (từ 97 nghìn tỷ won lên 173 nghìn tỷ won) so với năm trước, cao hơn tỷ lệ tăng của nam giới là 52% (từ 321 nghìn tỷ won lên 489 nghìn tỷ won). Có thể thấy, phụ nữ trẻ gần đây đã quan tâm hơn vào việc đầu tư chứng khoán.
KOREANA Mùa Hè 2021
© freepik
Một loạt các ứng dụng trực tuyến tạo điều kiện cho các giao dịch chứng khoán. Các công ty môi giới đưa ra các biện pháp khuyến khích để thu hút sự gia tăng nhanh chóng các nhà đầu tư mới ở độ tuổi 20 và 30, nhiều người trong số họ được gọi là “kiến”, những người hy vọng biến mức lương khiêm tốn thành lợi nhuận béo bở.
Những nhà đầu tư cá nhân trẻ tuổi
Tháng 9 năm ngoái, tạp chí kinh tế Mỹ có tên Bloomberg đã đăng bài với tựa đề “Đầu tư ngắn hạn của thế hệ thiên niên kỷ Hàn Quốc (Broke Millennials Turn to Day Trading to Strike It Rich in Korea)”, phân tích sâu hiện tượng đầu tư mạo hiểm của giới trẻ Hàn Quốc. Nói cách khác, giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân tăng 48% so với năm trước, chiếm 65% giá trị vốn hóa thị trường của KOSPI. Hầu hết trong số họ là các nhà đầu tư trẻ ở độ tuổi 20 và 30, trong đó có nhiều người đang vay tiền để đầu tư vào cổ phiếu. Tại sao thế hệ 20-30 ở Hàn Quốc lại đắm chìm vào thị trường chứng khoán? Đầu tiên là vì tâm lý gấp gáp đầu tư, họ hi vọng thị trường chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do COVID-19 kéo dài. Khi lãi suất ngân hàng đóng khung ở mức thấp, nguồn tiền của các nhà đầu tư trẻ không tìm được đích đến trong một thời gian dài. Tuy nhiên, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán vốn yên ắng vì COVID-19 làm giá cổ phiếu tăng vọt. Từ đó, những người trẻ tuổi đang trăn trở về kênh đầu tư bắt đầu đổ xô vào thị trường chứng khoán. Thực tế, ngày 2 tháng 1 năm 2020, chỉ số KOSPI ghi
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
nhận 2175,17 điểm, sau đó theo đà sụt giảm đến hết tháng 3. Khi chính phủ các nước tung ra các gói hỗ trợ cứu nạn khẩn cấp và tin tức về phát triển vắc-xin liên tục được công bố, kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế tăng cao và thị trường chứng khoán đã hồi sinh đáng kể. Ngày 4 tháng 1 năm nay, chỉ số KOSPI đã vượt mốc 3,000 điểm và liên tục tăng cao. Đồng thời, tâm lý “thuận nước đẩy thuyền” đang trở thành động lực thúc đẩy sự đầu tư của lớp người trẻ. Yếu tố chính đứng sau hiện tượng này là tỷ lệ có việc làm của thanh niên Hàn Quốc ngày càng giảm. Thị trường việc làm tại Hàn Quốc năm 2020 bị đóng băng hơn do COVID -19, đặc biệt khắc nghiệt đối với những người trẻ tuổi. Theo số liệu về xu hướng việc làm của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, số người có việc làm ở độ tuổi 20 tính đến tháng 12 năm 2020 là 3,51 triệu, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù nhìn chung tỷ lệ có việc làm của mọi độ tuổi đều giảm do sự bùng phát COVID-19, tỷ lệ giảm ở độ tuổi 20 là lớn nhất so với mức giảm 1,5% ở thanh thiếu niên, 1,9% ở độ tuổi 30, 1,6% ở độ tuổi 40 và 0,1% ở độ tuổi trên 60. Tỷ lệ có việc làm giảm đồng nghĩa tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tháng 12 năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người độ tuổi 20 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
65
1. Theo Interpark, một nền tảng sách trực tuyến, số lượng bán ra và doanh thu từ sách về chứng khoán, quỹ đầu tư và quỹ tương hỗ đã cao hơn gấp 5 lần trong quý đầu tiên của năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. 2, 3. “Tháng 3 của đàn kiến”, một chương trình tạp kỹ của KakaoTV cung cấp các mẹo đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư mới bắt đầu, đã được làm mới lại cho mùa thứ tư.
© Gian
Những nỗ lực tuyệt vọng
Điều khiến thế hệ trẻ - những người bị rơi vào khủng hoảng việc làm - tuyệt vọng hơn là giá nhà đất tăng vọt. Bất chấp các biện pháp của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, giá căn hộ ở Seoul - nơi gần một nửa dân số Hàn Quốc sinh sống - đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Ước mơ sở hữu nhà riêng của lớp người trẻ ngày càng xa vời dẫn đến việc họ trì hoãn việc lập gia đình. Trên thực tế, số lượng các cuộc hôn nhân trên toàn quốc vào năm 2020 là thấp nhất kể từ năm 1970 dựa trên các thống kê liên quan. Theo “Thống kê tình hình kết hôn và ly hôn năm 2020” của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, số lượng các đăng kí kết hôn năm ngoái là 214.000 cuộc, giảm 10,7% so với năm 2019.
Làn sóng của những cơ n sốt
Các chương trình giải trí truyền hình chủ đề chứng khoán gần đây nổi lên như một hiện tượng. Nếu trước đây, các chương trình về chứng khoán chủ yếu được phát trên các kênh kinh tế thì hiện nay, người ta có thể dễ dàng bắt gặp các phân cảnh đề cập đến chứng khoán trên các chương trình giải trí. Tiêu biểu, tháng 9 năm ngoái Kakao TV đã ra mắt chương trình “Ngày hôm nay kiến cũng đàn đàn”. Được tổ
66
chức bởi các nghệ sĩ nổi tiếng Noh Hong-chul (Lô Hoằng Triết) và DinDin, chương trình cho thấy quá trình người tham gia nhận cát-xê vào tài khoản chứng khoán mà họ đã mở và đầu tư trên thực tế. Phản ứng của khán giả đối với chương trình rất tích cực. Đặc biệt, nhờ mở rộng nền tảng phát sóng, chương trình đã được chiếu qua Netflix và chiếm được nhiều cảm tình của giới trẻ - những người mới bắt đầu đầu tư chứng khoán – với gần 2 triệu lượt xem mỗi tập. Đài Truyền hình MBC cũng đã phát sóng chương trình trò chuyện tạp kỹ về chứng khoán mang tên “Giấc mơ của kiến” dưới dạng thử nghiệm vào tháng 3 vừa qua. Chương trình gồm hai phần có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế và các nghệ sĩ trong làng giải trí đã giải thích chi tiết những điều cơ bản về đầu tư chứng khoán. Tháng 2 năm nay, chương trình giải trí nổi tiếng lâu năm của đài SBS mang tên “Running Man” cũng đã tổ chức quay số đặc biệt là cuộc thi đầu tư chứng khoán mô phỏng. Trong một chương trình giải trí khác được tổ chức vào tháng 3 có tên gọi là “Bạn làm gì để chơi?” người dẫn chương trình nổi tiếng Yoo Jae-suk cũng đã gặp gỡ và trò chuyện với ba nhà đầu tư chứng khoán thuộc thế hệ 20-30. Các chuyên gia phân tích rằng cơn sốt chứng khoán
KOREANA Mùa Hè 2021
“Trong tình trạng không thể đi du lịch nước ngoài, họ chuyển sang đầu tư cổ phiếu. Và để đối phó với cơn khát đó, việc tìm kiếm một kênh đầu tư không trực tiếp có thể dễ dàng thực hiện bằng một chiếc điện thoại thông minh được xem là xu hướng tự nhiên.”
© LG Uplus
© Kakao Entertainment
của thế hệ trẻ sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian. Park Sung-hee (Phác Tính Hy), nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Xu hướng Hàn Quốc, cho biết “Thế hệ 20-30 hiện tại khác biệt hoàn toàn với thế hệ 20-30 trước đây – những người vốn chỉ muốn tiết kiệm tiền lương hàng tháng để mua ô tô và sở hữu nhà ở. Đối với thế hệ 20-30 ngày nay, xe ô tô chỉ cần đi thuê, còn bất động sản giá tăng chóng mặt đã trở thành một câu chuyện quá xa xôi. Ông Park cũng cho biết: “Rất khó để tìm được việc làm, những công việc trước đây được xem là nghề nghiệp ổn định cả đời đang dần biến mất nên người trẻ có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ những hình thức đầu tư với số vốn nhỏ lẻ thay vì tiết kiệm cho tương lai. Xu hướng này càng trở nên rõ rệt khi COVID-19 bùng phát”. Ông tiếp tục phân tích: “Trong tình trạng không thể đi du lịch nước ngoài, họ chuyển sang đầu tư cổ phiếu. Và để đối phó với cơn khát đó, việc tìm kiếm một kênh đầu tư không trực tiếp vốn dễ dàng thực hiện bằng một chiếc điện thoại thông minh được xem là xu hướng tự nhiên”.
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
© The Dongguk Post Gye
u ongj
Một cuộc khảo sát bởi dịch vụ cổng thông tin việc làm trực tuyến JobKorea cho thấy cứ 10 sinh viên đại học ở nước này thì có 3 người đang đầu tư vào chứng khoán. Khoảng một nửa trong số họ đã nhảy vào thị trường chứng khoán cách đây chưa đầy một năm khi đại dịch COVID làm xấu đi triển vọng việc làm vốn đã mong manh của họ.
67
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
Vị thế của nữ diễn viên trong nền điện ảnh Hàn Quốc Chungmuro fanpage
T
rong những năm gần đây, những tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc có nhân vật chính là nữ ngày càng được đánh giá cao về mặt chất lượng, đạt nhiều giải thưởng danh giá cũng như tham gia tranh tài tại nhiều Liên hoan phim lớn nhỏ và tạo nên luồng gió mới cho điện ảnh Hàn Quốc.
# Tỏ a s á n g g i ữ a n h ữ n g k h ó k h ă n v ề kinh phí sản xuất phim
Ở Hàn Quốc, những nữ diễn viên thường chỉ tìm được cơ hội đóng phim “nữ chủ” (phim lấy nhân vật nữ làm trung tâm) ở dòng phim kinh phí thấp - trung bình hoặc dòng phim nghệ thuật có kinh phí sản xuất không cao. Vượt lên mọi khó khăn từ kinh phí sản xuất phim eo hẹp, rất nhiều nữ diễn viên đã tỏa sáng từ những tác phẩm như vậy. Sân khấu của Giải thưởng điện ảnh Rồng Xanh chính là vũ đài chứng kiến những chiến thắng khiến khán giả nghẹn ngào xúc động. Năm 2014, điện ảnh Hàn Quốc có một “Han Gong Ju” của Chun Woo Hee, nội dung phim xoay quanh số phận bi thương và cuộc đời bế tắc của một cô nữ sinh trung học bị 41 nam sinh cưỡng hiếp tập thể (phim dựa trên một vụ án có thật). Năm 2015, điện ảnh Hàn Quốc có một “Alice in Earnestland” của Lee Jung Hyun, tác phẩm nói về một người phụ nữ khác thường có những hành động cực đoan khi cố gắng thoát khỏi cuộc sống nợ nần chồng chất. Năm 2018, điện ảnh Hàn Quốc có một “Miss Baek” của Han Ji Min, tác phẩm nói về một người phụ nữ mang quá khứ bị bạo hành gia đình, trỗi dậy bản năng làm mẹ khi gặp gỡ một đứa trẻ có hoàn cảnh giống mình năm xưa. Họ đã làm bừng sáng những nhân vật nữ chính đầy góc cạnh trong tác phẩm của mình và mang về giải thưởng diễn xuất danh giá nhất. Những chiến thắng ấy không chỉ mang ý nghĩa công nhận về mặt diễn xuất, mà nó còn góp phần vào sự khẳng định vị thế của dòng phim “không mang tính thương mại” trong vòng xoáy “kim tiền” của nền điện ảnh Hàn Quốc.
68
#Có những điều kì diệu đã từng xảy ra ở phòng vé Hàn Quốc
Năm 2006, phim điện ảnh “200 Pounds Beauty” của nữ diễn viên Kim Ah Joong xuất sắc mang về thành tích 6,6 triệu vé nhờ câu chuyện cảm động và hài hước về cô gái lột xác nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Năm 2011, tác phẩm điện ảnh “Sunny” gây sốt màn ảnh bởi câu chuyện về một nhóm những cô gái thân thiết với nhau từ thời trung học, trải bao năm tháng, họ tìm gặp và đoàn tụ bên nhau đã mang về thành công thương mại với 7,3 triệu vé. Hay như “Miss Granny” năm 2013 - câu chuyện về một bà lão 70 tuổi bỗng trở về thời son trẻ đôi mươi sau khi bước vào tiệm chụp ảnh Thanh xuân đã xuất sắc cán mốc 8,6 triệu vé và lấy đi nước mắt của biết bao khán giả về hình tượng người phụ nữ vì gia đình mà hy sinh ước mơ và niềm vui của bản thân. Những tác phẩm ấy đã phá vỡ định kiến về việc những tác phẩm lấy phụ nữ làm nhân vật trung tâm khó có thể thành công vang dội về mặt thương mại.
#Nữ giớ i vẫn có thể trở thành “bảo chứng phòng vé”
Điện ảnh Hàn Quốc thực sự là cuộc chơi của những đấng mày râu khi mà dẫn đầu thứ hạng phòng vé đều là những tên tuổi nam diễn viên. Tuy nhiên, hai nữ diễn viên Kim Hye Soo và Son Ye Jin vẫn mạnh mẽ cạnh tranh lấy những thứ hạng cao trong bảng xếp hạng về “sức mạnh phòng vé” của diễn viên. Phim của họ luôn có một lượng khán giả ổn định xuyên suốt nhiều năm. Doanh thu phòng vé đến từ các tác phẩm có sự góp mặt của Kim Hye Soo đã vượt mốc 50 triệu vé (trung bình 1,45 triệu vé trên một đầu phim), còn Son Ye Jin là 44 triệu vé (trung bình 2,1 triệu vé trên một đầu phim). Kim Hye Soo còn là một trong hai diễn viên hiếm hoi của điện ảnh Hàn Quốc từng ba lần chiến thắng giải thưởng diễn xuất cao quý nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Rồng Xanh. Những năm gần đây, phim “nữ chủ” cũng dần có được vị thế thương mại tại phòng vé, có thể điểm qua một số cái tên như “The Handmaiden” (phim đề cập tới vấn đề tình yêu
KOREANA Mùa Hè 2021
1
đồng tính nữ và khát khao tự do, hạnh phúc của nữ giới), “Kim Ji Young Born 1982” (phim về đề tài nữ quyền), “The Last Princess” (phim lịch sử về vị công chúa cuối cùng của triều đại Joseon), “The Witch” (phim “siêu anh hùng” về cô gái có sức mạnh dị biệt), “Honest Candidate” (phim hài châm biếm về nữ chính trị gia chuyên nói dối)… Những nữ diễn viên Hàn Quốc tự tin đóng vai trò trung tâm trong các tác phẩm điện ảnh ở mọi thể loại: chính kịch, lịch sử, kinh dị, hài, tình cảm, tâm lý xã hội, giả tưởng,… thậm chí cả thể loại khó nhằn tưởng chừng chỉ dành cho những đấng mày râu như phim hành động (đả nữ Kim Ok Bin với vai diễn ác nữ báo thù trong “The Villainess” hay hình ảnh bà trùm phố Tàu Kim Hye Soo trong “Coin Locker Girl”).
2 3
4
5
1. Poster phim "Miss Baek" của Han Ji Min (nguồn ảnh: CJ EMN) 2. Poster phim "Miss Miss Granny" của Shim Eun Kyung (nguồn ảnh: CJ EMN) 3. Diễn viên Son Ye Jin (nguồn ảnh: Lotte Entertainment) 4. Diễn viên Kim Hye Soo (nguồn ảnh: Showbox) 5. Poster phim "Secret Sunshine" của Jeon Do Yeon (nguồn ảnh: CJ EMN)
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
#Diễn viên nữ khẳng định vị trí của điện ảnh Hàn Quốc trên trườ ng quốc tế
Không chỉ ở trong nước, nhiều tên tuổi nữ diễn viên đã góp phần đưa điện ảnh Hàn Quốc vươn tầm quốc tế. Tiêu biểu là Kang Soo Yeon với giải thưởng diễn xuất đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc với vai diễn bi thương về số phận người phụ nữ mang thai hộ thời xã hội phong kiến trong tác phẩm “The Surrogate Woman” tại Liên hoan phim Venice năm 1987. 20 năm sau, Jeon Do Yeon viết tiếp kì tích tại Liên hoan phim Cannes với tác phẩm “Secret Sunshine” (2007) khi trở thành diễn viên châu Á thứ hai sau Trương Mạn Ngọc được vinh danh ở hạng mục diễn xuất danh giá nhất tại Cannes. Tiếp theo là Kim Min Hee tại Liên hoan phim Berlin năm 2017 với vai diễn trong “On the Beach at Night Alone” - một người phụ nữ trăn trở giữa lằn ranh của mối tình ngang trái. Gần đây nhất là giải “Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất” của Youn Yuhjung, giải thưởng Oscar đầu tiên về diễn xuất mà một diễn viên Hàn Quốc đạt được với vai người bà trong phim “Minari” năm 2021. Ngoài ra, các nữ diễn viên khác như Moon So Ri (Oasis, A Good Lawyer's Wife), Jo Min Soo (Pietà), Han Ye Ri (Minari), Bae Doo Na (A Girl at My Door), Kim Ok Bin (The Villainess)… cũng đã nhận được sự công nhận từ giới phê bình và truyền thông quốc tế; nữ diễn viên trẻ Jeon Jong Seo sẽ “Hollywood tiến” với phim điện ảnh “Mona Lisa and the Blood Moon” của đạo diễn Ana Lily Amirpour (phim vừa lọt vào hạng mục tranh giải chính thức tại Liên hoan phim Venice năm 2021) sau khi nhận giải thưởng “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” chỉ với phim dài thứ hai trong sự nghiệp “The Call” tại Giải thưởng Nghệ thuật Baeksang năm 2021. Khi mà điện ảnh thế giới còn đang mắc kẹt trong câu hỏi làm thế nào để thực hiện “bình đẳng giới” một cách thực sự thay vì bình đẳng theo hạn ngạch thì tại Hàn Quốc, những người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, dám cống hiến, dám hy sinh đang dùng tài hoa và bộ óc sáng tạo của mình để tự khẳng định và định vị vị trí của nữ giới trong ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc.
69
Come Explore a New World with Us Korean Literature Now
70
www.koreanliteraturenow.com
@KoreanLitNow
KOREANA Mùa Hè 2021 fb.com/KoreanLitNow