12 minute read

CHUYÊN ĐỀ 2

SỰ NỔI LÊN CỦA NHỮNG TUYẾN NHÂN VẬT TỪNG KHÔNG ĐƯỢC CHÚ Ý

Hầu hết các phim đều chọn con đường an toàn nhằm đảm bảo thành công về mặt doanh thu. Trong đó, phương thức thường gặp là xây dựng hình tượng nhân vật chính hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khán giả. Gần đây, các nữ đạo diễn đang khai thác những tuyến nhân vật nữ từng không được công chúng quan tâm làm nhân vật chính, từ đó đưa ra nhiều quan điểm nhìn nhận mới về cuộc sống.

Nam Dong-chul Giám đốc Liên hoan phim Quốc tế Busan Dịch Hoàng Thị Trang

1

© KIRIN PRODUCTIONS

Những năm 1970, sau khi phim “Quê hương của những vì sao” (Heavenly Homecoming to Stars, 1974) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Choi In-ho (Thôi Nhân Hạo) – tác giả lừng danh thời bấy giờ - và phim “Thời kì hoàng kim của Yeong-ja” (Yeong-ja’s Heydays, 1975) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Cho Seon-jak (Triệu Thiện Tác) thu được thành công vang dội từ phòng vé, điện ảnh Hàn Quốc liên tục trình làng các “phim về nữ phục vụ” với nhân vật chính là các cô gái đang làm việc trong ngành nghề kinh doanh giải trí dành cho người lớn. Phim với đề tài phụ nữ nông thôn nghèo đổ xô về thành thị bán thân thể và tiếng cười để nuôi sống bản thân đã trở thành một thể loại điện ảnh thời bấy giờ.

Dù các phim này luôn trên quan điểm phê phán hiện thực nhưng hầu như không có phim nào dẫn dắt nội dung trên quan điểm của phụ nữ. Trong số đó, không phải là không có tác phẩm được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, nhưng suy cho cùng cũng không có gì khác biệt khi chúng đều khắc họa phụ nữ là đối tượng về mặt tính dục. Không chỉ riêng thể loại “nữ phục vụ”, trong đa số các thể loại, nhân vật nữ đều được tái hiện dưới góc nhìn của đạo diễn nam.

Và rồi thay đổi đã đến, rất chậm rãi sau một thời gian dài. Giờ đây, những thay đổi này đang tạo nên một dòng chảy không thể quay lại. Đặc biệt, chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, nhiều tuyến nhân vật nữ chưa từng được đưa vào các tác phẩm trước đó đã xuất hiện trong phim của các nữ đạo diễn, dẫn dắt nội dung với sức hút đáng kể và nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.

Thế giới của các bé gái

Bộ phim “Thế giới của chúng ta” (The World of Us) ra mắt tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin 2016 đã mang đến cho đạo diễn Yoon Ga-eun (Doãn Giai Ân) giải Đạo diễn mới xuất sắc nhất trong nhiều liên hoan phim sau đó. Bên cạnh giá trị nghệ thuật cao, phim còn tạo nên chấn động mới mẻ về nội dung và chất liệu do trước đó rất hiếm phim điện ảnh Hàn Quốc chọn bé gái đang học tiểu học làm nhân vật chính. Định kiến học sinh tiểu học hợp với thể loại phim hoạt hình hơn và tư tưởng chẳng ai dành thời gian lắng nghe câu chuyện của một bé gái vẫn nặng nề. Cha của nhân vật chính – Sun - thường hỏi em rằng: “Lũ trẻ chúng con có gì để lo lắng?”. Mỗi lần như vậy, người lớn đã và đang thờ ơ theo quán tính trước sự thật trẻ con cũng có những nỗi khổ không thể giãi bày và chúng cũng có cuộc sống hằng ngày chẳng khác gì địa ngục.

Sun đang học lớp 4, em luôn bị bắt nạt dù rất muốn thân thiết với các bạn cùng lớp. Và rồi, cô bé cô độc bỗng thấy ánh sáng hi vọng từ người bạn mới chuyển đến có tên Jia. Sun thân thiết với Jia hơn trong kì nghỉ hè, em mơ về ngày tháng đi học vui vẻ hơn trước. Thế nhưng, đến học kì hai, mong ước của Sun bỗng tan thành mây khói. Tất cả là vì Jia đã chọn chơi với nhóm bạn tẩy chay Sun thay vì xem Sun là bạn thân duy nhất.

Giá trị nhân văn của phim nằm ở chỗ không khắc họa hiện tượng bắt nạt tập thể ở trường học bó buộc trong mối quan hệ giữa trẻ bắt nạt và trẻ bị bắt nạt theo cách thường được đưa tin trên các chương trình thời sự. Đồng thời, phim cũng không tiếp cận hiện tượng này như một vấn nạn bạo lực học đường. Các phim về thế giới học đường của nam sinh trung học thường không thiếu cảnh bắt nạt tập thể. Trong “Thế giới của chúng ta”, người xem không bắt gặp một phân cảnh bạo lực nào về mặt thể chất giữa các nhân vật, thay vào đó nỗi sợ hãi, lo lắng của con trẻ được truyền tải một cách chân thực, sinh động. Qua đó, người xem thấu hiểu và gật gù tâm đắc về những hiện tượng có thể xảy ra ở bất cứ một xã hội, một tập thể sẽ trở nên ra sao trong môi trường tiểu học.

1. Trong bộ phim đầu tay của đạo diễn Lim Sun-ae mang tên “Tuổi 69” (2019), Ye Soo-jung vào vai Hyojeong 69 tuổi, người bị tấn công tình dục và đấu tranh để chứng minh vụ án của mình. Đây là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đề cập đến bạo lực tình dục đối với một phụ nữ lớn tuổi. 2. Phim “Thế giới của chúng ta” (2016), do Yoon Ga-eun làm đạo diễn, khám phá các mối quan hệ giữa những đứa trẻ từ góc nhìn của một bé gái. Trong tác phẩm được chiếu năm 2019 mang tên “Ngôi nhà của chúng ta” (The House of Us), đạo diễn Yoon tiếp tục hướng cái nhìn đầy suy tư về thế giới dưới con mắt của những đứa trẻ.

© CJ ENM; ATO Co., Ltd.

2

1

© KOREAN FILM COUNCIL 1. “Thân thể của chúng ta” (Our Body, 2019), do Han Ka-ram làm đạo diễn, kể về một phụ nữ trẻ được một phụ nữ khác truyền cảm hứng chạy bộ và có được sức mạnh để làm lại cuộc đời. 2. Từng đoạt giải tại nhiều liên hoan phim quốc tế, phim “Tiến về phía trước” (Moving On, 2020) của đạo diễn Yoon Dan-bi miêu tả những cảm xúc phức tạp và tinh tế của hai chị em ruột khi trải qua những ngày hè với ông, bố và cô.

Cùng với phương thức truyền tải đa dạng của các đạo diễn nữ, những câu chuyện được quan sát một cách tinh tế bởi các nhân vật vốn không được chú ý trước đây đã và đang góp phần mở rộng chủ đề nữ giới trong điện ảnh Hàn Quốc.

Phụ nữ lớn tuổi

Bộ phim đầu tay của đạo diễn Lim Sun-ae (Lâm Thiện Ái) mang tên “Tuổi 69” (An Old Laday) ra mắt tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2019 nói về vấn đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ lớn tuổi, đề tài vốn chưa bao giờ được đề cập trong điện ảnh Hàn Quốc. Tác phẩm từng được mời tham dự các liên hoan phim quốc tế như Liên hoan phim quốc tế Heartland (Heartland International Film Festival), Liên hoan quốc tế Amiens (Amiens International Film Festival) do đã đề cập vấn đề bạo hành tình dục phụ nữ lớn tuổi vốn chưa được xã hội biết đến trong thời gian qua một cách tinh tế nhưng vẫn vô cùng quyết liệt.

Nhân vật chính, Hyojeong (Hiếu Trinh) bị trợ lý điều dưỡng cưỡng hiếp khi đang điều trị tại bệnh viện. Không một ai trên thế giới này có thể tin và chấp nhận chuyện một bà lão 69 tuổi bị một thanh niên ở độ tuổi 20 làm chuyện như vậy. Người đàn ông tuyên bố đó là mối quan hệ có sự đồng thuận giữa hai bên, lệnh bắt giữ của tòa án liên tục bị bác bỏ. Trước thực tế này, nhân vật chính đã thẳng thừng tuyên bố: “Nếu người tố cáo là một phụ nữ trẻ, liệu thủ phạm có còn nhởn nhơ được hay không?”

Suốt thời gian qua, phụ nữ lớn tuổi không được xem là nhóm người yếu thế trong xã hội. Qua tác phẩm, đạo diễn Lim muốn truyền tải thông điệp hãy suy ngẫm lại những định kiến của chúng ta về nữ giới và tấn công tình dục. Khi vị cảnh sát phụ trách vụ việc khen “mặc đẹp so với lứa tuổi”, bà Hyojeong đã trả lời: “tôi sẽ bị coi thường và quấy rối nếu mặc không đẹp”. Bà hỏi lại vị cảnh sát bằng câu hỏi: “mặc như thế này ra đường, trông tôi có an toàn không?”. Câu hỏi chứa đựng sự thật ngay cả việc ăn mặc, ai đó cũng phải luôn sẵn sàng trong tư thế phòng thủ trước mọi ánh nhìn của người đời. Phim nhấn mạnh ta phải từ bỏ định kiến để tiếp cận với bản chất của vụ việc.

Phim có sự xuất hiện của người đàn ông sống cùng nhà là người gần như duy nhất đứng về phía nữ chính; tuy nhiên, đạo diễn đã không để cuộc chiến này thành cuộc chiến của những người đàn ông. Nữ chính ra khỏi nhà và một mình truy đuổi kẻ cưỡng hiếp mình. Đạo diễn đã lật ngược định kiến rằng phụ nữ phải nhận được sự giúp đỡ của đàn ông mới có thể giải quyết vấn đề của bản thân.

Nhận thức về mong muốn cá nhân

Trong khi đó, nếu chỉ xem nhân vật chính của phim là nữ thì bộ phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Han Ka-ram (Hàn Giai Lam) mang tên “Thân thể của chúng ta” (Our Body, 2019) không có gì mới mẻ; tuy nhiên, phim đặc sắc ở chỗ hai cô gái trẻ đều là nữ chính. Đặc biệt, đạo diễn đã đặt vấn đề theo cách vô cùng táo bạo.

Phim bắt đầu bằng việc nữ chính 31 tuổi có tên Ja-young (Tử Anh) bị bạn trai bỏ khi đang dành tám năm trời ròng rã chuẩn bị thi tuyển công chức hành chính. Một ngày nọ, Ja-young vốn mất đi nghị lực và mục đích sống bỗng bị thu hút bởi Hyun-joo (Huyền Châu) – người chạy bộ mà cô tình cờ gặp. Mong muốn có được cơ thể xinh đẹp và khỏe mạnh giống Hyun-joo, Ja-young liền đăng kí tham gia câu lạc bộ chạy mà Hyun-joo là thành viên và bắt đầu luyện tập. Thoạt

2

nhìn, phim có vẻ gợi lại những định kiến thường gặp về ngoại hình của phụ nữ, nhưng thông điệp thực sự phim muốn gửi gắm đến khán giả chính là cách sống. Nhân vật chính từ chối “mong muốn của người khác áp đặt lên mình” như thành công hay danh vọng, và thức tỉnh bằng cách nhận ra mong muốn thực sự của bản thân.

Mở rộng đề tài phụ nữ

Phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Yoon Dan-bi (Doãn Đan Phi) phát hành năm 2020 mang tên “Tiến về phía trước” (Moving On), được giới thiệu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2019, đã thắng giải trong bốn hạng mục. Tiếp đó, phim liên tiếp giành các giải thưởng như “Phim truyện xuất sắc nhất Osler (Osler Best Feature Film Award) tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto Reel Asian (Toronto Reel Asian International Film Festival) lần thứ 24 và “Phim hay nhất do Liên đoàn Quốc tế các nhà phê bình phim bầu chọn” trong Liên hoan phim quốc tế Torino (Torino Film Festival) lần thứ 38. Các giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Toronto Reel Asian đã chia sẻ lý do phim thắng đề cử như sau: “Chúng tôi vô cùng xúc động trước tài năng khắc họa các mối quan hệ trong gia đình ba thế hệ một cách tinh tế và có gì đó phức tạp của đạo diễn Yoon Dan-bi. “Tiến về phía trước” tái hiện tình yêu gia đình qua những cử chỉ nhỏ, những khoảnh khắc trầm lắng nhưng thấm đẫm niềm vui, những thay đổi và cả nỗi buồn.”

Ngoài các giải thưởng trên, phim cũng giành được giải Phim hay nhất, Đạo diễn mới xuất sắc nhất và Giải đặc biệt từ Ban giám khảo tại nhiều liên hoan phim quốc tế, trong đó có thể kể đến giải Tài năng trẻ (New Talent Award) dành cho các đạo diễn trẻ Châu Á tại Liên hoan phim châu Á Hồng Kông (Hong Kong Asian Film Festival) lần thứ 17.

Nhân vật chính của phim là cô bé tuổi teen có tên Okju (Ngọc Châu), chuyện bắt đầu khi Okju và em trai bất ngờ cùng bố chuyển về nhà ông nội sinh sống. Okju là nhân vật gần với tuyến nhân vật quan sát hơn là nhân vật thể hiện rõ ý chí, sự tức giận hay mong muốn của bản thân trong các tình tiết. Gia đình ba thế hệ với hai chị em sống cùng người bố đang gặp khó khăn về tiền bạc, ông nội không thể đi lại bình thường sống cô đơn trên tầng hai của ngôi nhà, người cô ruột thương xót cho tình cảnh của các cháu. Chủ đề gia đình xây dựng từ các nhân vật anh chị em là chủ đề gần gũi với người xem. Trong “Tiến về phía trước” khoảng thời gian sống cùng gia đình vào mùa hè năm ấy đã mang lại cho các em sợi dây tình cảm đặc biệt. Phim triển khai song song hai mối quan hệ anh chị em của trẻ nhỏ (Okju và em trai) và của người trưởng thành (bố và người cô) như đang thể hiện một phân cảnh duy nhất với khoảng cách thời gian lên đến nhiều thập kỉ.

Không giống các bộ phim trực tiếp đặt vấn đề về quan niệm và định kiến xã hội đã đề cập ở trên, “Tiến về phía trước” cổ vũ sự trưởng thành của các bé gái tuổi teen, dẫn dắt khán giả chìm trong cảm xúc về câu chuyện gia đình rất đỗi bình thường. Cùng với phương thức truyền tải đa dạng của các đạo diễn nữ, những câu chuyện được quan sát một cách tinh tế bởi các nhân vật vốn không được chú ý trước đây đã và đang góp phần mở rộng chủ đề nữ giới trong điện ảnh Hàn Quốc.

© ONU FILM

This article is from: