62
hơn nhiều và nó được xác định bởi cách nhìn có tính chất cơ đốc giáo đối với những hiện tượng của cuộc sống.[1.Tr.253 - 254] Còn “Hài kịch trở nên buồn vô cùng, và ngày nay người ta không thích thú nó đến nỗi là, nếu như nó không được diễn tả cùng với những cái kỳ, cái lạ - thì không ai còn chịu được sự trình diễn nó nữa”.[1.Tr.257] Chính vì các thể loại cũ không có đủ khả năng để diễn tả hết hiện thực cuộc sống mới, nên Gvarini đã sáng tạo nên một thể loại mới, một thể loại mà theo ông có khả năng truyền tải hết những nội dung của cuộc sống mới một cách chân thực và hữu hiệu nhất, đó là Bi Hài kịch. Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ 20, thực dân Pháp tăng cường cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai trên toàn cõi Đông Dương, xã hội nước ta lúc đó phân hóa sâu sắc, làm xuất hiện một tầng lớp mới, đó là tầng lớp: tư sản mại bản, tiểu tư sản và thị dân. Cùng với luồng gió Âu hóa, cuộc sống của bộ phận dân cư này có nhiều nét mới. Họ không phải là những người nông dân chân lấm, tay bùn, nhưng cũng không phải là giai cấp bóc lột, không phải là những cường hào ác bá, cũng không phải là những ông nghè, ông cống những lúc nho. Họ là những người có học vấn hiện đại, có hiểu biết, được tiếp cận với cuộc sống thành thị, chịu ảnh hưởng của lối sống Âu hóa. Vì vậy, đời sống, tình cảm, tư duy của họ có những điểm khác với người dân Việt Nam xưa. Cuộc sống của họ không chỉ còn quanh quẩn sau lũy tre làng, với tư duy làng tôi, quê tôi, mà đã đi vào đời sống cá nhân với những nhu cầu rất cụ thể, rất cá thể, và có cả những cái tình man mác, cái buồn thoảng qua. Văn học là tấm gương phản ánh xã hội. Để phản ảnh một cách sâu sắc và toàn diện nhất hiện thực đời sống đương đại, lúc này, nhiều thể loại văn học mới ra đời như: Tiểu thuyết hiện đại, Thơ mới, Cải lương, Kịch nói.