67
lính Tây, các câu lạc bộ của người Pháp. Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý đã tổng kết: Ở ngoài xã hội, thời kỳ này bọn thống trị Pháp đã cho xây dựng ở hai đô thị lớn: Hà Nội, Sài Gòn mỗi nơi một nhà hát thành phố và trong những năm đầu chỉ dành riêng để tổ chức diễn kịch, hòa nhạc hay dạ hội cho người Pháp ở thuộc địa và những tay chân cao cấp của chúng xem… Bên cạnh những hoạt động sân khấu của Pháp ở nhà hát lớn, trong những câu lạc bộ của bọn viên chức Pháp và của binh lính cũng thỉnh thoảng diễn đôi ba vở kịch Pháp. Câu lạc bộ Đồn Thủy ở Hà Nội là nơi chúng hay tổ chức diễn kịch và hòa nhạc lấy tiền. [25. Tr.18-19] Tiếp đến là những trí thức Tây học của Việt Nam cũng có nhu cầu đi xem kịch Pháp. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật này nhanh chóng lan ra các tầng lớp dân chúng và trở thành một trào lưu, trào lưu sáng tạo và thưởng thức Kịch nói. Thế là một số thanh niên học sinh, giáo viên, viên chức thường quan tâm đến kịch trường, ham thích và hiểu biết Tuồng, Chèo, lại được học qua ở nhà trường về kịch cổ điển Pháp đã hăm hở, mạnh dạn sáng tác kịch bản. Biết bao nhiêu chuyện về nhân tình thế thái hằng ngày diễn ra trong cuộc sống quanh họ có thể lấy làm đề tài. Những tấn bị hài kịch của xã hội thành thị đang tiến theo chiều hướng tư sản hóa thật là “đầy đầy, rẫy rẫy”. Trình độ quốc văn đương thời bước đầu đã có khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm tương đối tế nhị. Cơ sở công chúng cũng bắt đầu có. Tất cả những điều kiện ấy đã chấp cánh bay cho những ý muốn tốt đẹp của họ [25. Tr.22] Khi đã có “cơ sở công chúng”, Kịch nói Việt Nam đã được hình thành và phát triển. Từ thú chơi của những trí thức, Kịch nói đã phát triển