72
Thêm vào đó, việc biểu diễn kịch Pháp trên đất Việt lúc này đã tạo một cú huých đối với lực lượng sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam. Lòng tự tôn dân tộc cùng với cảm hứng thời đại đã thôi thúc các văn nghệ sĩ sáng tạo nên một thể loại văn học mới – Kịch nói Việt Nam. Với nhiều hoạt động tích cực trước đó, năm 1921, vở Kịch nói đầu tiên của Việt Nam, Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, chính thức ra đời. Cảm hứng sáng tạo nên một thể loại mới, nhằm phản ánh cuộc sống con người mới, Cải lương sân khấu truyền thống đã được ông Nguyễn Huy Hội, hội trưởng hội Bắc Hà Công thương đồng nghiệp trình bày rất rõ trong diễn thuyết tại đêm biểu diễn đầu tiên của vở Chén thuốc độc: Mới rồi tạp chí “Hữu Thanh” chúng tôi vừa xuất bản được ông Vũ Đình Long là giáo học trường Pháp Việt Hà Đông, cũng là hội viên hội “ích hữu thư xã” chúng tôi, lai cảo cho một kịch bản nhan đề là “Chén thuộc độc” tưởng tượng ra một cái gia đình ở trong buổi giao thời này, tả ra những cái nhầm nhỡ gây nên tai vạ khiến cho người xem đọc rõ được nhẽ phải chăng, thật là có ích cho phong hóa nước nhà. Sau khi đã đăng lên tạp chí “Hữu Thanh”, chúng tôi nhờ được tấm lòng nhiệt thành của các nhà có tâm với thế đạo vẫn mong Cải lương hí kịch xưa nay, muốn mượn tư cách nhà diễn thuyết để mình vào những vai Tuồng mà diễn trên sân khấu ngày hôm nay, một là giúp trẻ bồ côi trong bản hội, hai là đem thực hiện cái cảnh gia đình, mà ông Vũ Đình Long đã tưởng tượng đến, ra trước mắt mọi người, nhân đó gọi chút ảnh hưởng đến sự Cải lương hý kịch. [50. Tr.14] Như vậy, cảm hứng trước cuộc sống mới, trước những thế sự mới, trước những cái nhầm nhỡ gây nên tai vạ của cuộc sống đương thời, đã thôi thúc Vũ Đình Long, đã mang đến cho ông niềm say mê sáng tạo ra một thể