76
phận dân thành thị học đòi theo lối sống phương Tây nên đã được nhiều nhà viết kịch thời kỳ này lựa chọn cho những sáng tác của mình. Vẫn với bút pháp phê phán hiện thực, sang đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Nam Xương đã gây tiếng vang với các vở Hài kịch: Chàng ngốc (1930), Ông Tây A Nam (1931). Sự lố lăng, rởm đời của những thanh niên thời Tây học, của lối sống tha hóa, sính ngoại, sính tiền đã được khắc họa bằng tiếng cười sâu cay, dí dỏm. Một số nhà nghiên cứu đã nhìn thấy ảnh hưởng của Hài kịch Môlie trong những tác phẩm thời bấy giờ. Một trong những tác phẩm đáng chú ý của khuynh hướng hiện thực thời kỳ này đó là tác phẩm “Không một tiếng vang” của Vũ Trọng Phụng. Yếu tố Bi kịch với những đau khổ, bất hạnh đã được tác giả khai thác trên tất cả các phương diện. Người dân nghèo thành thị bị đẩy đến tận cùng trên tất cả các lát cắt của cuộc sống. Đằng trước không còn chỗ để thở, phía sau cũng không còn chỗ để quay đầu, cựa sang bên trái vướng chính quyền, cựa sang bên phải là cường hào ác bá. Không còn đường sống, cực chẳng đã, họ chỉ biết tìm đến cái chết! Bước sang giai đoạn thứ hai trong tiến trình phát triển Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, tình hình xã hội có nhiều biến động, khuynh hướng lãng mạn xuất hiện và trở thành một trào lưu sáng tác văn học nghệ thuật của các văn nghệ sĩ. Cùng với Tiểu thuyết lãng mạn, Thơ mới, nhiều kịch sĩ đi vào sáng tác những tác phẩm phụng thờ tình yêu, suy tôn nghệ thuật vị nghệ thuật như các tác phẩm của Đoàn Phú Tứ được tập hợp lại trong hai tập kịch ngắn Mơ hoa và Những bức thư tình, hay đắm mình vào dĩ vãng để sống với những cuộc tình duyên kỳ thú như Bóng giai nhân của Yến Lan. Chúng tôi khoan chưa bàn đến giá trị nội dung của những tác phẩm này. Việc đề cập đến khuynh hướng sáng tác lãng mạn cốt là để có được cái nhìn toàn diện về sự phát triển của bút pháp kịch. Điều đó cũng có nghĩa là, thi pháp Kịch nói Việt Nam đã phát triển phong phú và đa dạng hơn về