động phù hợp. Hứng thú biểu hiện mối quan hệ tới tính lựa chọn đối với môi trường và kích thích con người quan tâm tưới những đối tượng, những tình huống hành động quan trọng có ý nghĩa đối với mình [9]. - Nguyễn Quang Uẩn: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động [24]. - Từ điển bách khoa Việt Nam: Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng trong đời sống hiện thực. Hứng thú phản ánh thái độ quan tâm đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng do tính hấp dẫn hoặc ý thức được tầm quan trọng. Hứng thú được tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp cận và đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm giác tích cực, nâng cao sức tập trung chú ý ...[14]. Theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại có các loại hứng thú sau: - Hứng thú tích cực: Là loại hứng thú khi con người không chỉ quan sát đối tượng mà còn hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Hứng thú tích cực là nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, năng lực và tính cách, là nguồn gốc của sự sáng tạo [25]. - Hứng thú thú thụ động: Là loại hứng thú mà con người chỉ dừng lại ở sự thích thú ngắm nhìn đối tượng nhưng không thể hiện tính tích cực để nhận thức đối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực đó [25]. - Hứng thú nhận thức: là một hiện tượng tâm lí diễn ra trong quá trình con người tiến hành hoạt động nhận thức. Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được một hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội dung và quá trình hoạt động của nó. Trong quá trình này cá nhân không chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng mà còn xu thế đi sâu vào cái bản chất bên trong của sự vật hiện tượng muốn nhận thức. Hứng thú nhận thức của người học thực ra đã hoàn thành sẵn ở họ