khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày: - Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,... - Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,... Theo các nghiên cứu giáo dục cho thấy HS chỉ nhớ được 10% những gì đọc, 20% những gì nghe và khoảng 50% những gì chúng thấy khi chúng trực tiếp quan sát các thiết bị, các vật thật, HS cảm thấy dễ học hơn và đặc biệt là khả năng quan sát. Với hình thức trực quan sẽ nâng cao hiệu quả của việc dạy học nhờ những biểu tượng rõ ràng, phát huy được hình tượng tư duy trực quan bằng trí nhớ. GV có thể cho HS quan sát những thiết bị trực quan trong cuộc sống để tăng tính sinh động, đối với những dụng cụ nhỏ dễ kiếm GV cho HS chuẩn bị đem đến lớp. Với những thiết bị lớn, khó tìm kiếm GV cho HS quan sát tại phòng thí nghiệm. Còn với những kiến thức tương đối khó và mang tính trừu tượng GV cần tìm cách gắn những kiến thức đó với các ví dụ hay hiện tượng thực tế. Ví dụ: Khi dạy bài “Truyền tải điện năng đi xa – Máy biến áp”, GV cho HS chuẩn bị đem đến lớp các bộ xạc điện thoại bị hỏng rồi tháo ra để HS quan sát máy biến áp. Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan được sử dụng nhiều nhất trong