5 minute read
1.2.5. Vai trò của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Tích hợp về năng lực: HS khi tham gia vào các HĐTN cần phát huy tối đa các năng lực của bản thân (năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tự điều chỉnh bản thân...) để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ đặt ra. Tích hợp về PPDH: Thông thường khi tổ chức các HĐTN, GV vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, đan xen nhau một cách hợp lí. Việc lựa chọn PPDH cần phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động, với đặc điểm HS, với năng lực sở trường của GV và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị của nhà trường. Sự lựa chọn PPDH này hoàn toàn chủ động và linh hoạt, phụ thuộc vào ý đồ tổ chức dạy học trải nghiệm của GV, ví dụ như: thuyết trình, đàm thoại, dạy học tình huống, đóng vai, dự án, thực địa... - HĐTN trong dạy học được tổ chức ở những địa điểm đa dạng, lựa chọn phù hợp với chủ đề, phương pháp và hình thức hoạt động HĐTN có thể được GV tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, phụ thuộc vào nội dung các chủ đề, phương pháp, hình thức mà GV thiết kế. Đó có thể trong lớp học, cũng có thể là bên ngoài lớp học trong khuôn viên nhà trường như: thư viện, vườn trường, phòng truyền thống và có thể vượt ra ngoài khuôn viên trường học, tại một điểm học thực địa, ví dụ: Viện Bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa, danh lam thắng cảnh... - HĐTN trong dạy học thường đòi hỏi sự phối hợp tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Những hoạt động trong phạm vi lớp học thông thường chủ yếu tập trung vào các hoạt động của GV và HS cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Các hoạt động ngoài phạm vi lớp học, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức bên ngoài nhà trường, rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của các GV trong nhà trường, phụ huynh HS và các lực lượng xã hội khác. Việc dạy học thông qua trải nghiệm sẽ phát huy hiệu quả cao nhờ vào sự phối hợp của nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng phối hợp, hỗ trợ có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình tổ chức hoạt động; có thể ủng hộ về tinh thần, hỗ trợ về chuyên môn hoặc CSVC hay kinh phí... Chính sự phối hợp, hỗ trợ này tạo ra môi trường giao tiếp học tập đa dạng cho HS, tạo cơ hội để các em có điều kiện rèn luyện bản thân nhiều hơn. 1.2.5. Vai trò của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học - Tổ chức HĐTN trong dạy học giúp HS giữ vị trí trung tâm, tự mình khám phá các vấn đề, giải quyết các nhiệm vụ của quá trình dạy học dưới sự hướng dẫn của GV.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL HS được lôi cuốn một cách rất tự nhiên vào các bài học mới. Không phải thầy cô hay sách vở cho các em biết các em học những gì mà chính các em là người tìm ra điều ấy. HS đóng vai vừa là học trò vừa là thầy giáo trong chính vấn đề mà mình tìm hiểu. Thông qua đó, các em không chỉ học tốt kiến thức mà còn học được các kĩ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, phát triển các năng lực bản thân. - Tổ chức HĐTN trong dạy học giúp HS hoàn thiện bản thân, tạo ra sự tự tin cho HS trong học tập, giúp HS từng bước phát triển thói quen lập kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm, thu thập và xử lí thông tin, lập báo cáo, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá... Qua các giờ học đó, các em sẽ cảm thấy yêu thích môn học và hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn. Ngoài ra, học tập trải nghiệm tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau, giúp các em phát huy tính tích cực tự học, sáng tạo, tính tự giác, phát huy tốt các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác… Các bài giảng gắn với thực tiễn đời sống, tăng thời gian thực hành sẽ giúp HS động não, thể nghiệm và giải quyết những vấn đề của cuộc sống linh hoạt, hiệu quả hơn. Từ đó, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội… của các em ngày càng được phát triển tốt hơn. - Tổ chức HĐTN trong dạy học làm tăng tính hấp dẫn trong học tập. Đây là một hình thức giáo dục gắn HS với thực tế, trên các vật thật. Do đó, đây là hoạt động có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp với giáo dục HS ngoài lớp, cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa tri thức và cuộc sống. Các em vận dụng kiến thức học được vào đời sống một cách linh hoạt, tránh nhàm chán, phát triển khả năng sáng tạo, kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. - Tổ chức HĐTN trong dạy học phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho HS. Dạy học trải nghiệm chú trọng vào việc giúp HS khai thác những tiềm năng sẵn có, định hình những thói quen, tính cách tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo trong tương lai. Phương pháp học này không áp đặt lên người học. Trong quá trình HS tiến hành các hoạt động, GV chỉ quan sát và đưa ra các gợi ý, trợ giúp khi cần thiết, khuyến khích tối đa sự sáng tạo của HS. Trong quá trình học tập, HS được sử dụng các phép thử để tìm ra công thức thành công. Việc vận dụng tri thức hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động và linh hoạt của HS. Kết quả của các hoạt động dù thành công hay thất bại đều mang lại cho HS những bài học và kinh nghiệm quý báu. 32
Advertisement