Tích hợp về năng lực: HS khi tham gia vào các HĐTN cần phát huy tối đa các
AL
năng lực của bản thân (năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tự điều chỉnh bản
CI
thân...) để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ đặt ra.
Tích hợp về PPDH: Thông thường khi tổ chức các HĐTN, GV vận dụng nhiều
OF FI
phương pháp khác nhau, đan xen nhau một cách hợp lí. Việc lựa chọn PPDH cần phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động, với đặc điểm HS, với năng lực sở trường của GV và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị của nhà trường. Sự lựa chọn PPDH này hoàn toàn chủ động và linh hoạt, phụ thuộc vào ý đồ tổ chức dạy học trải nghiệm của GV, ví dụ như: thuyết trình, đàm thoại, dạy học tình huống, đóng vai, dự án, thực địa... - HĐTN trong dạy học được tổ chức ở những địa điểm đa dạng, lựa chọn phù
NH ƠN
hợp với chủ đề, phương pháp và hình thức hoạt động
HĐTN có thể được GV tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, phụ thuộc vào nội dung các chủ đề, phương pháp, hình thức mà GV thiết kế. Đó có thể trong lớp học, cũng có thể là bên ngoài lớp học trong khuôn viên nhà trường như: thư viện, vườn trường, phòng truyền thống và có thể vượt ra ngoài khuôn viên trường học, tại một điểm học thực địa, ví dụ: Viện Bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa, danh lam thắng cảnh... - HĐTN trong dạy học thường đòi hỏi sự phối hợp tham gia của các lực lượng
Y
giáo dục trong và ngoài nhà trường
QU
Những hoạt động trong phạm vi lớp học thông thường chủ yếu tập trung vào các hoạt động của GV và HS cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Các hoạt động ngoài phạm vi lớp học, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức bên ngoài nhà trường, rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của các GV trong nhà trường, phụ huynh HS và các
KÈ M
lực lượng xã hội khác. Việc dạy học thông qua trải nghiệm sẽ phát huy hiệu quả cao nhờ vào sự phối hợp của nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng phối hợp, hỗ trợ có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình tổ chức hoạt động; có thể ủng hộ về tinh thần, hỗ trợ về chuyên môn hoặc CSVC hay kinh phí... Chính sự phối hợp, hỗ trợ này tạo ra môi trường giao tiếp học tập đa dạng cho HS, tạo cơ hội để các
DẠ Y
em có điều kiện rèn luyện bản thân nhiều hơn. 1.2.5. Vai trò của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học - Tổ chức HĐTN trong dạy học giúp HS giữ vị trí trung tâm, tự mình khám phá
các vấn đề, giải quyết các nhiệm vụ của quá trình dạy học dưới sự hướng dẫn của GV. 31