4 minute read

phản bác các ý kiến, quan điểm, hiện tượng thực tế

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Chuẩn bị: + GV chuẩn bị: sân khấu, âm thanh, biểu điểm đánh giá. + HS chuẩn bị: kịch bản, tập luyện, trình diễn, các đạo cụ trình diễn. Bước 2. GV tiến hành tổ chức cho HS thực hiện hoạt động đóng vai HS dựa trên nội dung, chủ đề GV giao để tiến hành thảo luận, lên kế hoạch xây dựng kịch bản, phân vai và tập luyện. Ví dụ: GV xây dựng kịch bản Cậu bé đánh giày (Phụ lục 5.2) Các nhóm diễn kịch bản mà nhóm đã chuẩn bị trước lớp. Bước 3. GV tiến hành tổng kết, đánh giá hoạt động đóng vai của HS Các nhóm quan sát mỗi nhóm đóng vai, thảo luận, góp ý cho các kịch bản của nhóm bạn, rút ra những bài học của nhóm. GV tiến hành đánh giá các phần trình bày của mỗi nhóm, từ nội dung đóng vai của mỗi nhóm, GV khái quát thành nội dung bài học. 3.3.3. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua hoạt động tranh biện: bảo vệ và phản bác các ý kiến, quan điểm, hiện tượng thực tế * Bản chất Tranh biện trong dạy học là một dạng phương pháp thảo luận. Trong đó, GV đưa ra các ý kiến, quan điểm, hiện tượng thực tế, HS trong lớp sẽ được chia thành hai nhóm: ủng hộ hoặc phản đối các ý kiến, quan điểm, hiện tượng thực tế đó. Các thành viên trong các nhóm cùng phân tích, đánh giá đưa ra các lập luận để bảo vệ cho quan điểm ủng hộ hay phản đối của mình. Thông qua tranh biện, HS được rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện, phân tích, đánh giá, quản lí cảm xúc, khả năng trình bày vấn đề logic, lập luận có luận cứ, luận điểm… chặt chẽ. Chính việc để HS thoải mái trong việc trình bày quan điểm sẽ giúp các em phát huy tốt các tiềm năng của bản thân, đặc biệt khả năng tư duy sáng tạo. Cũng chính như thế, giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn HS hơn. * Quy trình thực hiện Bước 1. GV thiết kế hoạt động tranh luận GV dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng HS đưa ra vấn đề, các quan điểm, hiện tượng thực tế cần tranh luận. Bước 2. GV tiến hành tổ chức cho HS thực hiện tranh luận - GV nêu vấn đề cho HS tìm hiểu, chia HS thành các nhóm có các quan điểm

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khác nhau: đồng tình - phản đối . - HS thảo luận trong nhóm và đưa ra lí do, lập luận cho việc đồng tình - phản đối của nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày quan điểm và tranh luận. GV có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm soát quá trình tranh luận, kiềm chế những phản ứng tiêu cực có thể xảy ra giữa các HS và nhóm HS. Bước 3. GV tiến hành đánh giá, tổng kết hoạt động GV phân tích nội dung, cách trình bày, nhận xét về cách lập luận của các nhóm, giúp HS rút ra các bài học cho phần tranh luận. * Lưu ý - GV cần chú ý xác định chủ đề phù hợp nội dung và đối tượng dạy học. - GV cần có bản lĩnh và trình độ chuyên môn vững vàng khi điều khiển cuộc tranh luận và đánh giá tổng kết hoạt động. - HS tranh luận ở đây không phải là hành động cãi vã hay chê bai ý kiến người khác mà chỉ đưa ra góc nhìn, cách đánh giá của bản thân, những luận cứ, lí lẽ để bảo vệ quan điểm và phản biện quan điểm của bạn hay nhóm bạn. Ví dụ: Với chủ đề “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí” (GDCD lớp 9) Bước 1. GV thiết kế hoạt động GV thiết kế một vấn đề về hành vi vi phạm pháp luật gần với đời sống của HS. - Mục tiêu + HS nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; + HS hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. + HS phân tích được, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể. + Hình thành ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. + Điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với các chuẩn mực mà pháp luật quy định. - Nội dung tình huống Năm 1975, vào một buổi chiều, ông Kỷ đi thăm ruộng tình cờ nhặt được ba chỉ vàng. Dù biết chủ nhân của số vàng đó là ông Hường nhưng ông Kỷ vẫn không trả lại

Advertisement

This article is from: