5 minute read

1.2.2. Mô hình học tập qua trải nghiệm

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.2.2. Mô hình học tập qua trải nghiệm Nhóm tác giả Tưởng Duy Hải, Đào Ngọc Minh khẳng định: Học tập trải nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực qua các thao tác, hoạt động, hành động của cá nhân, với môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường tự nhiên bằng sự nhận thức và cảm xúc của mình. Hoạt động này dựa trên sự dịch chuyển từ kinh nghiệm sống của bản thân thành các kiến thức của cá nhân [2; tr. 6]. John Dewey cho rằng trẻ em đến trường học với bốn nhu cầu: nhu cầu giao tiếp, nhu cầu xây dựng, nhu cầu tìm tòi và nhu cầu biểu lộ theo những hình thức tinh tế. Đó được xem là những nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu thô mà GV có trách nhiệm hướng HS vào những hoạt động để mang lại kết quả có giá trị. Sự hứng thú trong việc tham gia các hoạt động được ông coi trọng bởi đó là yếu tố quan trọng tác động đến thành quả của HS trong quá trình trải nghiệm. Ông chủ trương cho HS đối mặt với vấn đề trong thực tế, để HS khám phá tri thức thông qua hoạt động tự khám phá của mình. Muốn làm được điều đó, GV phải tạo ra môi trường chứa đựng những tình huống có vấn đề để HS giải quyết. Tại trường học của Jonh Dewey, HS tham gia vào các hoạt động được mô phỏng lại hoặc tương đương với một hoạt động nào đó diễn ra trong đời sống xã hội. Khi tham gia vào các hoạt động này, HS tự tìm cách để giải quyết vấn đề được đặt ra. Chính trong quá trình giải quyết các vấn đề đó, HS nảy sinh nhu cầu học tập và lĩnh hội tri thức liên quan. Trong quá trình hoạt động diễn ra, HS có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề thử nghiệm, trong đó sai sót mà HS gặp phải là một phần quan trọng của quá trình học tập. Chỉ có quá trình học tập như vậy thì trí tuệ mới được giải phóng thực sự. Công việc trong các hoạt động của HS là một loại hình lao động liên hoàn, đòi hỏi sự phối hợp của cả chân tay lẫn trí óc. Jean Piaget nhận định ép buộc là phương pháp giáo dục tồi nhất, học được chân lí mới chỉ là một nửa sự thật; toàn bộ chân lí phải được HS tái chinh phục, tái xây dựng và tái khám phá. Ông khuyến khích trường học tạo điều kiện cho HS thử nghiệm chủ động với mục đích tái tạo lại cho bản thân những điều đã được học. Trẻ em học bằng quá trình tìm kiếm và nhầm lẫn, bằng cách làm việc chủ động và độc lập, tức là không bó buộc và có đầy đủ thời gian. Ông đánh giá cao về khả năng và năng lực hành động của HS và chỉ ra rằng tạo môi trường học tập thực nghiệm cho HS sẽ thu lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 27

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Maria Montessori - nhà tâm lí học người Italia, chủ trương để HS hoạt động độc lập, thực hiện quá trình tự nhận thức: “Không phải những gì GV dạy mà chính là những gì HS tự thực hiện sẽ tác động đến việc hình thành nên tính cách của các em”. Sự phát triển, trưởng thành của người học được thể hiện thông qua các tương tác với môi trường. Ismail Al-qabbani, nhà giáo dục Ai Cập theo chủ nghĩa thực dụng của John Dewey quan niệm mô hình trường học năng động, trong đó tự nhiên và xã hội tác động với nhau chứ không tách rời. HS là trung tâm của quá trình giáo dục, được đáp ứng giáo dục theo nhu cầu, khả năng và sở thích. Quá trình học tập của HS dựa vào trải nghiệm thực tế. Các em được đặt vào các tình huống cụ thể của các vấn đề đời sống, giúp HS nhận thức và giải quyết tốt các vấn đề đó. Nhà trường và GV cải biến toàn bộ môi trường thành một nơi học tập, tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân tích và đánh giá. HS được phát triển tinh thần tự do, khuyến khích dân chủ, tự định hướng, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và thể hiện tinh thần trách nhiệm. David A. Kolb đưa ra mô hình học tập qua trải nghiệm với chu trình 4 bước bao gồm: Thứ nhất là kinh nghiệm rời rạc: Đây là những tri thức, những kinh nghiệm được HS tiếp thu, tích lũy trong quá trình học tập, nghiên cứu, đây là sự khởi đầu, những tiếp thu bước đầu chưa tạo nên một thể thống nhất; Thứ hai là quan sát có tư duy. Ở bước này người học sử dụng các thao tác tư duy: phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng dựa trên những tri thức và kinh nghiệm rời rạc về đối tượng; Thứ ba là khái quát hóa, khái niệm hóa: HS khái niệm hóa những kinh nghiệm đã tổng hợp được qua hai bước trên. Từ đây, tạo ra khái niệm mới chuyển đổi kinh nghiệm thành tri thức; Thứ tư là thử nghiệm: Những tri thức được tổng hợp sẽ được áp dụng vào đời sống thực tiễn để kiểm chứng, cũng như phát triển hay điều chỉnh. Để làm được điều này, HS cần đáp ứng các yêu cầu: Về năng lực: HS cần có các năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; các kĩ năng tư duy, phân tích, khái quát hóa kinh nghiệm từ trải nghiệm; các kĩ năng phán đoán và đưa ra quyết định. Về phẩm chất: HS cần có thái độ tích cực tham gia vào các HĐTN, có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ, chăm chỉ trong suốt quá trình học tập. Khi HS đáp ứng được yêu cầu trên, tính hiệu quả của HĐTN mới được phát huy tối đa. Các bài học, tri thức, kinh nghiệm mà HS thu được mới mang tính chính xác cao.

Advertisement

This article is from: