1.2.2. Mô hình học tập qua trải nghiệm
AL
Nhóm tác giả Tưởng Duy Hải, Đào Ngọc Minh khẳng định: Học tập trải
nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc xây dựng kiến thức, hình thành kĩ
CI
năng, năng lực qua các thao tác, hoạt động, hành động của cá nhân, với môi trường
xã hội, môi trường sống, môi trường tự nhiên bằng sự nhận thức và cảm xúc của mình.
OF FI
Hoạt động này dựa trên sự dịch chuyển từ kinh nghiệm sống của bản thân thành các kiến thức của cá nhân [2; tr. 6].
John Dewey cho rằng trẻ em đến trường học với bốn nhu cầu: nhu cầu giao tiếp, nhu cầu xây dựng, nhu cầu tìm tòi và nhu cầu biểu lộ theo những hình thức tinh tế. Đó được xem là những nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu thô mà GV có trách nhiệm hướng HS vào những hoạt động để mang lại kết quả có giá trị. Sự hứng thú trong việc tham gia các hoạt
NH ƠN
động được ông coi trọng bởi đó là yếu tố quan trọng tác động đến thành quả của HS trong quá trình trải nghiệm. Ông chủ trương cho HS đối mặt với vấn đề trong thực tế, để HS khám phá tri thức thông qua hoạt động tự khám phá của mình. Muốn làm được điều đó, GV phải tạo ra môi trường chứa đựng những tình huống có vấn đề để HS giải quyết. Tại trường học của Jonh Dewey, HS tham gia vào các hoạt động được mô phỏng lại hoặc tương đương với một hoạt động nào đó diễn ra trong đời sống xã hội. Khi tham gia vào các hoạt động này, HS tự tìm cách để giải quyết vấn đề được đặt ra.
Y
Chính trong quá trình giải quyết các vấn đề đó, HS nảy sinh nhu cầu học tập và lĩnh
QU
hội tri thức liên quan. Trong quá trình hoạt động diễn ra, HS có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề thử nghiệm, trong đó sai sót mà HS gặp phải là một phần quan trọng của quá trình học tập. Chỉ có quá trình học tập như vậy thì trí tuệ mới được giải phóng thực sự. Công việc trong các hoạt động của HS là một loại hình lao động liên
KÈ M
hoàn, đòi hỏi sự phối hợp của cả chân tay lẫn trí óc. Jean Piaget nhận định ép buộc là phương pháp giáo dục tồi nhất, học được chân
lí mới chỉ là một nửa sự thật; toàn bộ chân lí phải được HS tái chinh phục, tái xây dựng và tái khám phá. Ông khuyến khích trường học tạo điều kiện cho HS thử nghiệm chủ động với mục đích tái tạo lại cho bản thân những điều đã được học. Trẻ em học
DẠ Y
bằng quá trình tìm kiếm và nhầm lẫn, bằng cách làm việc chủ động và độc lập, tức là không bó buộc và có đầy đủ thời gian. Ông đánh giá cao về khả năng và năng lực hành động của HS và chỉ ra rằng tạo môi trường học tập thực nghiệm cho HS sẽ thu lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 27