8 minute read

mới phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân nói riêng

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân nói riêng * Trên thế giới Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014) với chuyên khảo Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm đã phân tích một số cơ sở khoa học của đổi mới PPDH, đề xuất một số quy trình đổi mới PPDH, đồng thời giới thiệu một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để thực hiện việc đổi mới PPDH trong các môn học. Tuy nhiên, chuyên khảo chỉ đề cập đến các PPDH mà chưa thực hiện vận dụng các phương pháp đó vào một môn học cụ thể. Tác giả Giselle O. Martin-Kniep với ấn phẩm Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam, trình bày một cách cụ thể các thủ thuật mang tính gợi ý cao, để GV vận dụng vào từng lớp học, từng HS để mọi HS dù là có năng khiếu, có khả năng nhận thức nhanh hay yếu kém vẫn đạt được kết quả học tập mong đợi. Việc kết hợp các thủ thuật với hệ thống phương pháp trong các bài học sẽ giúp HS nhanh chóng chiếm lĩnh được tri thức và hình thành các năng lực cần thiết hơn. Điều này hỗ trợ tích cực cho công tác tổ chức các HĐTN của GV. Tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock với Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục Việt Nam, đã giới thiệu các PPDH hiệu quả được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lí thuyết tổng hợp với mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy của GV đứng lớp. Các tác giả đã bước đầu quan tâm đến những trải nghiệm học tập của HS khi chú trọng đến các PPDH tích cực cũng như thực hành và vận dụng. Trong cuốn Quản lí hiệu quả lớp học, nhóm tác giả Robert J. Marzano, Jana S.Marzano & Debra J. Pickering khẳng định “GV là người đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lí lớp học. Chính GV là nhân tố quan trọng duy nhất ảnh hưởng đến thành tích học tập của HS, hay ít nhất đó cũng là nhân tố quan trọng nhất và duy nhất mà chúng ta có thể tác động đến”. GV có thể tìm thấy những phương pháp, những thủ thuật được trình bày một cách vừa chi tiết vừa cụ thể nhưng rất gợi mở để vận dụng vào trong từng lớp học, từng tình huống sư phạm cụ thể như đã từng gặp phải trong lớp học của mình. Trong HĐTN, việc quản lý lớp học là điều GV cần quan tâm, bởi khi quản lý tốt lớp học thì các hoạt động mới thực sự phát huy được hiệu quả của nó. 17

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL * Ở Việt Nam Nhóm tác giả Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia (1988) với tác phẩm Tâm lý học, tập 2, Nxb Giáo dục đã xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Tác phẩm phân tích sự chuyển biến trong tâm lí lứa tuổi của HS qua các thời kỳ phát triển, trong đó đối với giai đoạn THCS là: Khi lên bậc THCS, các em ngày càng nắm vững hơn những phương pháp hoạt động của nền văn minh, hơn nữa, hiện tượng dậy thì bắt đầu xuất hiện, làm cho tâm lí thiếu niên có sự nhảy vọt sang một chất lượng mới chưa hề có ở tuổi nhi đồng. Các em tập so sánh, phân tích và khái quát hành vi của bạn bè cũng như bản thân. Việc tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác phát triển hơn. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự hoàn thiện về mặt phát triển trí tuệ của trẻ em. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra một số quy luật của việc dạy và học, trong đó có quy luật thống nhất giữa học và hành; quy luật thống nhất giữa tiếp thu và vận dụng. Trong tổ chức các HĐTN, việc nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của HS là cơ sở quan trọng để GV lựa chọn các phương thức tổ chức hoạt động phù hợp, mang lại hiệu quả giáo dục cao. Đây chính là một trong những nền tảng lí luận để luận án tham khảo và tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987) trong Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, đã trình bày những vấn đề chung của giáo dục học cũng như những vấn đề liên quan đến lí luận dạy học như: đối tượng và phương pháp của giáo dục; giáo dục và sự phát triển nhân cách; mục đích giáo dục; nguyên lí giáo dục; quá trình, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, các tác giả phân tích khá kỹ những nét đặc trưng của lứa tuổi HS THCS, xem đây là sự nhảy vọt về sinh lí, liên quan đến dậy thì. Các em bắt đầu có mong muốn khẳng định giá trị, phẩm chất và năng lực bản thân, mong muốn tự lập. Chính điều đó làm tăng tính tích cực hoạt động của các em, phát triển óc sáng tạo, thu hút các em vào đời sống xã hội, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm và nghĩa vụ của các em. Việc nắm bắt đúng tâm sinh lí lứa tuổi chính là cơ sở quan trọng tạo nên hiệu quả trong công tác tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục của GV. Tác giả Vũ Thị Nho trong tác phẩm Tâm lí học phát triển (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) đã tổng hợp, hệ thống, khái quát những vấn đề về sự vận động, biến đổi, phát triển tâm lí của con người theo các giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Trên cơ sở 18

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL đó tìm ra những đặc điểm, những động lực, những quy luật, những con đường hình thành và phát triển đặc thù của sự phát triển tâm lí con người. Đối với giai đoạn lứa tuổi thiếu niên (giai đoạn THCS), tác giả cho rằng, phạm vi học tập ở tuổi thiếu niên mở rộng hơn ở tuổi nhi đồng. Trong lứa tuổi này, việc tiếp thu kiến thức nhiều khi vượt khỏi giới hạn của nhà trường, ngoài chương trình học, mang tính độc lập và có mục đích cao hơn. Các em có xu hướng ổn định với hoạt động trí tuệ và khát vọng muốn nắm vững tri thức, kĩ năng mới. Đặng Thành Hưng trong chuyên khảo Dạy học hiện đại: lí luận, quy trình, kĩ thuật (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002) đã bước đầu xác định được bản chất và xu thế của dạy học hiện đại, đề xuất các quy trình, ứng dụng kĩ thuật trong dạy học hiện đại, nhằm hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ thêm cơ sở Tâm lí học, Giáo dục học của việc đổi mới PPDH ở trường THCS và tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó có HĐTN. Bên cạnh đó, các giáo trình Phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường trung học phổ thông của các tác giả Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga (Đồng chủ biên), (Nxb Đại học Sư phạm năm 2009); giáo trình Lí luận dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường phổ thông của nhóm tác giả Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh, Vũ Văn Thục (Nxb. Chính trị quốc gia, 2012) đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề về lí luận và PPDH môn GDCD trong trường trung học phổ thông. Trong phần Lí luận về phương pháp dạy học Giáo dục Công dân, các tác giả đã chỉ rõ đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn phương pháp dạy GDCD; đặc điểm cơ bản của môn GDCD trong trường phổ thông (bao gồm vị trí, chức năng, nhiệm vụ của môn GDCD; mục tiêu, cấu trúc chương trình môn GDCD; một số yêu cầu khi dạy môn GDCD cho HS; vai trò, nhiệm vụ và những yêu cầu về năng lực của người GV GDCD); các nguyên tắc dạy học môn GDCD (bao gồm nguyên tắc tính khoa học, nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc tính thực tiễn và nguyên tắc tính vừa sức). Trong phần Các phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân, các tác giả đã đề cập tới PPDH các khái niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật trong môn GDCD; phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn GDCD; kĩ thuật sử dụng phương tiện trong dạy học môn GDCD. 19

This article is from: