đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân nói riêng * Trên thế giới
AL
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung và
CI
Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014) với chuyên khảo Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm đã
OF FI
phân tích một số cơ sở khoa học của đổi mới PPDH, đề xuất một số quy trình đổi mới PPDH, đồng thời giới thiệu một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để thực hiện việc đổi mới PPDH trong các môn học. Tuy nhiên, chuyên khảo chỉ đề cập đến các PPDH mà chưa thực hiện vận dụng các phương pháp đó vào một môn học cụ thể. Tác giả Giselle O. Martin-Kniep với ấn phẩm Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam, trình bày một cách cụ thể các thủ thuật mang
NH ƠN
tính gợi ý cao, để GV vận dụng vào từng lớp học, từng HS để mọi HS dù là có năng khiếu, có khả năng nhận thức nhanh hay yếu kém vẫn đạt được kết quả học tập mong đợi. Việc kết hợp các thủ thuật với hệ thống phương pháp trong các bài học sẽ giúp HS nhanh chóng chiếm lĩnh được tri thức và hình thành các năng lực cần thiết hơn. Điều này hỗ trợ tích cực cho công tác tổ chức các HĐTN của GV. Tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock với Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục Việt Nam, đã giới thiệu các PPDH hiệu quả
Y
được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lí thuyết tổng hợp với
QU
mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy của GV đứng lớp. Các tác giả đã bước đầu quan tâm đến những trải nghiệm học tập của HS khi chú trọng đến các PPDH tích cực cũng như thực hành và vận dụng. Trong cuốn Quản lí hiệu quả lớp học, nhóm tác giả Robert J. Marzano, Jana
KÈ M
S.Marzano & Debra J. Pickering khẳng định “GV là người đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lí lớp học. Chính GV là nhân tố quan trọng duy nhất ảnh hưởng đến thành tích học tập của HS, hay ít nhất đó cũng là nhân tố quan trọng nhất và duy nhất mà chúng ta có thể tác động đến”. GV có thể tìm thấy những phương pháp, những thủ thuật
DẠ Y
được trình bày một cách vừa chi tiết vừa cụ thể nhưng rất gợi mở để vận dụng vào trong từng lớp học, từng tình huống sư phạm cụ thể như đã từng gặp phải trong lớp học của mình. Trong HĐTN, việc quản lý lớp học là điều GV cần quan tâm, bởi khi quản lý tốt lớp học thì các hoạt động mới thực sự phát huy được hiệu quả của nó. 17