9 minute read

HS THCS qua môn GDCD

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Qua điều tra cho thấy, đa số GV giảng dạy môn GDCD ở trường THCS (90%) đều có nhận định chung rằng: việc tổ chức HĐTN qua dạy học môn GDCD là phù hợp và rất phù hợp. Qua trao đổi trực tiếp, một số GV đang đứng lớp tại các trường THCS đều khẳng định: Môn GDCD có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các HĐTN bởi tính đặc thù của tri thức môn học. Đó chính là hệ thống tri thức đa dạng: giáo dục đạo đức, pháp luật, kinh tế, xã hội, các kĩ năng sống. Đây là lợi thế mà các môn học khác không có được. Mặt khác, môn GDCD giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển nhân cách HS. HĐTN tạo ra môi trường thuận lợi để các em thể nghiệm bản thân, từ đó hình thành các năng lực vận dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số GV (10%) lựa chọn mức độ bình thường. Điều này xuất phát từ những nhận thức chưa đầy đủ về HĐTN trong dạy học môn GDCD. Biểu đồ 2.2. Nhận thức của GV GDCD về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN cho HS THCS qua môn GDCD 0 12.50% 57.50% 30% Rất không quan trọng Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Qua điều tra 40 GV ở 11 trường THCS trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có 87,5% GV xác định việc tổ chức HĐTN qua dạy học môn học có ý nghĩa quan trọng và rất quan trọng. Điều này xuất phát từ tính hiệu quả trong công tác giáo dục HS. Qua phỏng vấn, cô giáo Lê Thị Hồng V., trường THCS Thuận thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết: “Các HĐTN được tổ chức trong quá trình dạy học thường thu hút được sự tham gia, sự tập trung chú ý của HS, mang lại hiệu quả cao hơn cho giờ học môn học” . Thông qua các HĐTN, những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của HS được “đánh thức”, được khai thác để giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra. Trên cơ sở đó, HS phát hiện, khái quát hóa và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mới. Tiếp theo là các em ứng dụng các kiến 62

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Advertisement

thức, kĩ năng, kinh nghiệm mới đó vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày, từ đó dần hình thành và phát triển các năng lực công dân cần thiết. “Chính vì thế, chúng tôi cho rằng GV nên nghiên cứu và vận dụng các hình thức tổ chức HĐTN vào trong dạy học môn học. Điều này không chỉ riêng đối với môn GDCD mà cả các môn học khác”. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm học, HS thuộc cấp THCS đều có số lượng cao thứ hai trong các cấp học của hệ thống bậc học ở Việt Nam (trung bình mỗi năm > 5,3 triệu HS); ở các vùng nông thôn, trung bình mỗi xã đều có một trường THCS; ở các thành phố, mỗi phường có 1 - 2 trường THCS. Ngoài ra, một số địa phương còn có các trường liên cấp từ bậc mầm non đến hết bậc THPT. Cấp THCS là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển thể chất lẫn tâm hồn HS, là giai đoạn hoàn thiện nhân cách của các em, đồng thời cũng là điểm giao trong quá trình học tập và định hướng nghề nghiệp. Bởi vậy, việc trang bị những tri thức gắn với thực tiễn đời sống là rất cần thiết. Những bài học về giá trị sống, về cách đối nhân xử thế, những giá trị đạo đức, học tập và sống theo đúng những quy định của pháp luật là những điểm mấu chốt mà môn học GDCD cần mang lại. Việc hình thành những hành vi tốt, những suy nghĩ tích cực là hành trang để các em bước vào cuộc sống. Thầy giáo Nguyễn Minh Đ., Hiệu trưởng trường THCS và THPT Bắc Sơn, tỉnh Quảng Bình cho rằng: “Môn GDCD rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách HS, dạy các em cách làm người. Con đường ngắn nhất để các em hiểu hết ý nghĩa của bài học là gắn nội dung bài học ấy với hơi thở cuộc sống, tức là thông qua những HĐTN”. Như vậy, qua điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV và phỏng vấn một số GV, CBQL trường THCS, có thể thấy, GV và CBQL đều đánh giá cao sự cần thiết của việc tổ chức các HĐTN qua dạy học môn GDCD ở trường THCS hiện nay. Về phía HS: Bản thân HS cũng rất hào hứng với học tập qua trải nghiệm. Hầu hết các em khi được hỏi đều có mong muốn tham gia vào các HĐTN thay vì học lí thuyết một chiều. Đặc biệt, phần lớn các em đều thích hình thức học tập thực địa, tức ra khỏi phạm vi lớp học, muốn được tự do khám phá và thể nghiệm. Em Trương Xuân T., HS lớp 8 trường THCS Phạm Văn Đồng, thành phố Huế cho biết: “Em thích các tiết học GDCD có các hoạt động như trò chơi hay đóng kịch. Những tiết học đó làm cho chúng em cảm thấy thoải mái, không áp lực mà lại dễ tiếp thu bài học”.

2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn Giáo dục Công dân 2.2.2.1. Thực trạng thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn Giáo dục Công dân Để tìm hiểu thực trạng thiết kế HĐTN qua dạy học môn GDCD, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 60 giáo án/kế hoạch dạy học chủ đề GDCD của 20 GV bộ môn. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.3. Thực trạng cấu trúc giáo án tổ chức HĐTN cho HS THCS qua môn GDCD STT Biểu hiện trong giáo án/kế hoạch bài học Có Không Số lượng % Số lượng % 1 Mục tiêu được xác định theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 26 43,3 34 56,7 Các phương tiện, tài liệu phục vụ HĐTN được xác định cụ thể cả về loại hình, số lượng và người chuẩn bị.

21 35 39 65 3

Quy trình dạy học chủ đề GDCD được thiết kế theo các giai đoạn của quy trình học qua trải nghiệm.

6 10 54 90 4 Mỗi giai đoạn gồm một số HĐTN cụ thể. 7 11,7 53 88,3 5 Giáo án chú trọng khâu luyện tập và vận dụng bài học vào trong thực tiễn cuộc sống. 14 23,3 46 76,7 6 Có thể hiện đánh giá kết quả HĐTN và công cụ đánh giá của GV, HS trong giáo án. 6 10 54 90 Nhận xét: qua bảng thống kê về thiết kế giáo án của GV môn GDCD theo cấu trúc giáo án tổ chức HĐTN chúng ta thấy: Một số giáo án (26 - 43,3%) đã bước đầu được GV xây dựng dựa vào việc xác định mục tiêu trên cơ sở phát triển phẩm chất, năng lực người học. Điều này chứng tỏ các GV đã bắt nhịp dần với sự thay đổi trong cách tiếp cận dạy học về cả nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, số lượng này chưa thực sự chiếm ưu thế bởi có hơn 56% giáo án vẫn xác định mục tiêu theo cách truyền thống trước đây. Do không chú trọng mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của người học nên số lượng giáo án lên kế hoạch cho khâu chuẩn bị các HĐTN không nhiều. Qua điều tra cho thấy, chỉ có 21 giáo án (chiếm 35%) tiến hành công tác chuẩn bị trong khi có đến 39 giáo án (chiếm 65%) không tiến hành công tác này.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Vì GV tiếp cận quy trình về tổ chức HĐTN chưa nhiều nên việc thiết kế các hoạt động theo các giai đoạn phần lớn chưa được tiến hành đầy đủ. Chỉ có 6 giáo án (chiếm 10%) được GV tiến hành theo đúng yêu cầu của quy trình, trong khi có đến 90% giáo án được điều tra chưa thiết kế theo đúng yêu cầu. Chính việc chưa xây dựng giáo án theo các giai đoạn của mô hình HĐTN dẫn tới trong việc phân bổ các HĐTN cụ thể qua các giai đoạn chưa đạt yêu cầu. 53 giáo án, chiếm 88,3% chưa thiết kế hoặc thiết kế chưa đầy đủ các HĐTN trong các giai đoạn của quy trình HĐTN. Việc còn giữ thói quen cũ trong xác định mục tiêu dẫn đến tình trạng các khâu luyện tập, vận dụng chưa được GV chú trọng thể hiện trong các giáo án (46 giáo án, chiếm 76,7%). GV còn khá lúng túng trong khâu đánh giá, từ cách thức đến công cụ đánh giá các HĐTN khi chỉ có 6 giáo án, chiếm 10%, có những hiểu biết và tiến hành đánh giá HĐTN. Kết quả phỏng vấn GV dạy môn GDCD cũng cho kết quả tương tự: Cô giáo Nguyễn Thị L., trường THCS Thủy Dương cho rằng: Hiện nay, đa phần GV vẫn đang xây dựng, thiết kế giáo án theo quy trình cũ. Các GV chưa thể hiện rõ yêu cầu mục tiều cần đạt về phẩm chất, năng lực mà vẫn xây dựng trên cách tiếp cận kiến thức, kĩ năng, thái độ. Thầy Lê Bảo H., trường THCS Lộc Bổn (Thừa Thiên Huế) đưa ra ý kiến nhận định: “Việc dạy học theo hướng tiếp cận trải nghiệm đã được tìm hiểu. Tuy nhiên, để thiết kế giáo án thành một quá trình các giai đoạn của mô hình thì đa phần chưa được thực hiện. Phần lớn nằm rải rác ở các giai đoạn riêng rẽ. Cũng chính vì thế mà công tác đánh giá chưa được quan tâm đúng mức” . 2.2.2.2. Thực trạng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn Giáo dục Công dân Bảng 2.4. Thực trạng quy trình thiết kế HĐTN qua môn GDCD TT Các bước trong quy trình thiết kế HĐTN qua môn GDCD ở trường THCS

Mức độ thực hiện

X Thứ bậc 1 Xác định mục tiêu hoạt động 4,00 1 2 Xác định nội dung hoạt động 3,93 2 3 Xác định các phương pháp/kĩ thuật tổ chức hoạt động 3,63 5 4 Xác định phương tiện, thiết bị trong tổ chức hoạt động 3,70 3 5 Xây dựng các nhiệm vụ học tập trong hoạt động 3,25 6 6 Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động 3,35 4 7 Xây dựng nguồn lực cho tổ chức hoạt động 3,20 7

This article is from: