Qua điều tra cho thấy, đa số GV giảng dạy môn GDCD ở trường THCS (90%)
AL
đều có nhận định chung rằng: việc tổ chức HĐTN qua dạy học môn GDCD là phù hợp và rất phù hợp. Qua trao đổi trực tiếp, một số GV đang đứng lớp tại các trường
CI
THCS đều khẳng định: Môn GDCD có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các HĐTN bởi tính đặc thù của tri thức môn học. Đó chính là hệ thống tri thức đa dạng:
OF FI
giáo dục đạo đức, pháp luật, kinh tế, xã hội, các kĩ năng sống. Đây là lợi thế mà các môn học khác không có được. Mặt khác, môn GDCD giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển nhân cách HS. HĐTN tạo ra môi trường thuận lợi để các em thể nghiệm bản thân, từ đó hình thành các năng lực vận dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số GV (10%) lựa chọn mức độ bình thường. Điều này xuất phát từ những nhận thức chưa đầy đủ về HĐTN trong dạy học môn GDCD.
NH ƠN
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của GV GDCD về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN cho HS THCS qua môn GDCD 0 12.50%
30%
QU
Y
57.50%
Rất không quan trọng
Không quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Ít quan trọng
KÈ M
Qua điều tra 40 GV ở 11 trường THCS trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có 87,5% GV xác định việc tổ chức HĐTN qua dạy học môn học có ý nghĩa quan trọng và rất quan trọng. Điều này xuất phát từ tính hiệu quả trong công tác giáo dục HS. Qua phỏng vấn, cô giáo Lê Thị Hồng V., trường THCS Thuận thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết: “Các HĐTN được
DẠ Y
tổ chức trong quá trình dạy học thường thu hút được sự tham gia, sự tập trung chú ý của HS, mang lại hiệu quả cao hơn cho giờ học môn học”. Thông qua các HĐTN, những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của HS được “đánh thức”, được khai thác để giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra. Trên cơ sở đó, HS phát hiện, khái quát hóa và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mới. Tiếp theo là các em ứng dụng các kiến 62