5 minute read
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Advertisement
Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW của Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [10]. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu và cấp bách của giáo dục nƣớc ta hiện nay. Nghị quyết 29 khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động dạy học tích cực, thích hợp cho mọi môn học, trong đó có môn Toán. Hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học và phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập. Học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động tƣ duy, giải quyết các vấn đề và tạo điều kiện cho sự tƣơng tác giữa học sinh với thầy cô, bạn bè và với môi trƣờng theo các định hƣớng hoạt động có mục đích. Đã có một khảo sát nhỏ ở trƣờng THPT Nguyễn Trung Trực và nhận thấy rằng: “Học sinh THPT đang nằm ở lứa tuổi vui chơi, các em thích khẳng định mình, các game từ Internet thu hút rất nhiều từ học sinh, sau khi hoàn thành một game nào đó các em nhớ rất rõ trình tự các bƣớc, điều này chứng tỏ các em có trí nhớ rất tốt”. Từ đó có thể thấy rằng nếu đặt tri thức toán học vào trò chơi, học sinh sẽ tiếp thu các tri thức đó một cách chủ động hơn và học sinh cũng nỗ lực hết mình “chơi mà học”.
Đã có một số trƣờng phổ thông bắt đầu sử dụng trò chơi trong dạy học nhƣng vẫn còn mang tính hình thức, phần lớn chỉ dừng lại ở việc giải trí, học sinh chƣa
biết cách kết hợp giữa chơi và học. Nguyên nhân là do hạn chế về cơ sở vật chất cũng nhƣ thói quen giảng dạy theo phƣơng pháp cũ, và đặc biệt là giáo viên chƣa thấy đƣợc tác dụng tích cực của trò chơi học tập. Giáo viên biết kết hợp giữa học và chơi sẽ làm giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi do tiết học gây ra và giúp học sinh nhớ bài học nhanh hơn, mạnh dạn trao đổi và có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ của bản thân. Ngoài ra, thông qua trò chơi, giáo viên có thể mở rộng thêm kiến thức bài học giúp các em củng cố nội dung bài học.
Nội dung phƣơng trình lƣợng giác nằm trong chƣơng trình Đại số và giải tích 11, đây là một nội dung khó và trừu tƣợng đối với học sinh THPT và là một dạng thƣờng gặp trong các đề thi đại học. Khi học nội dung này đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ các công thức lƣợng giác, phƣơng trình lƣợng giác cơ bản, phải có kỹ năng biến đổi, kỹ năng giải toán thành thạo và sự sáng tạo nhất định. Do đó cần tìm ra phƣơng pháp dạy học phù hợp đề nâng cao hiệu quả trong chủ đề này. Chính vì lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi trong dạy học phương trình lượng giác” để nêu ra cách thiết kế trò chơi học tập để dạy và học phƣơng trình lƣợng giác hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các trò chơi trong dạy học phƣơng trình lƣợng giác và định hƣớng sử dụng các trò chơi này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề này nói riêng và nâng cao chất lƣợng dạy học môn Toán nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: trò chơi toán học và phƣơng trình lƣợng giác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đại số và giải tích 11 nâng cao.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng đƣợc các trò chơi trong dạy học về chủ đề phƣơng trình lƣợng giác phù hợp với học sinh lớp 11 thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học chủ đề này ở trƣờng phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của trò chơi. 5.2. Thiết kế trò chơi dạy học phƣơng trình lƣợng giác. 5.3. Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm sƣ phạm. 6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu quan sát điều tra.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thức tiễn Chƣơng 2. Thiết kế trò chơi trong dạy học phƣơng trình lƣợng giác Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm